081 giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của sự biến động giá đến việc mở rộng thị trường các đầu sách của công ty cổ phần truyền thông nhã nam

35 542 0
081 giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của sự biến động giá đến việc mở rộng thị trường các đầu sách của công ty cổ phần truyền thông nhã nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

luận văn giải pháp quản lý, luận văn khách sạn du lịch, luận văn chất lượng dịch vụ, chuyên đề dịch vụ ăn uống, đề án marketing thị trường, phát triển dịch vụ bổ sung

Khoa kinh tế chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT TỚI VIỆC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CÁC ĐẦU SÁCH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG NHÃ NAM 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh và sâu sắc. Đó là xu thế tất yếu khách quan và là một quy luật mà mọi quốc gia trong khu vực và trên thế giới đều tuân theo. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại cho chúng ta những hội phát triển, nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, cấu kinh tế cũng dần thay đổi, linh hoạt, hoàn thiện hơn để phù hợp với nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên cùng với những hội mà hội nhập mang lại cũng không ít khó khăn, thách thức. Biến động kinh tế thế giới trong thời gian qua cũng đã ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế nước ta, sự biến động giá cả một số nguyên liệu đầu vào chính như xăng dầu, lương thực, vật liệu xây dựng…cùng với ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, một số điều chỉnh trong điều hành chính sách của chính phủ làm cho giá cả trong nước biến động mạnh theo chiều hướng gia tăng và lạm phát là một hệ lụy không tránh khỏi. Năm 2006 chỉ số giá tiêu dùng là 6,6%/năm thì năm 2007 con số này là 12,6%/năm, năm 2008 là 22,97%/năm và 2009 là 6,88%/năm, năm 2010 là 16,4%/năm. Như vậy năm 2010 CPI đã cao hơn gần 10% so với năm trước. Diễn biến giá cả nhiều biến động đã ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế quốc dân, làm thay đổi cấu đầu tư, thay đổi đời sống xã hội, ảnh hưởng tới thu nhập và mức sống của người dân. Giá cả hàng hóa tăng cũng là biểu hiện của lạm phát, sự biến động giá làm cho lạm phát cũng thay đổi không lường. Lạm phát là một vấn đề phức tạp không chỉ đơn thuần là sự biến động giá cả nói chung mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh tế vĩ mô. Hạn chế ảnh hưởng của lạm phát không chỉ là nhiệm vụ của chính phủ mà còn là của các doanh nghiệp và của mọi người dân. Lạm phát ảnh hưởng rất lớn tới các chủ thể trong nền kinh tế, mà chịu ảnh hưởng nhiều nhất là các doanh nghiệp. Lạm phát ảnh hưởng nhiều đến các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, khi chi phí đầu vào tăng làm lợi nhuận của các doanh nghiệp bị giảm đi đáng kể. Lạm phát cao làm cho thu nhâp thực tế của người dân giảm, nhu cầu tiêu dung giảm kéo theo cầu về hàng hóa dịch vụ tiêu dung trên thị trường cũng giảm theo 1 Nguyễn thị Ngần- lớp 43F1 Khoa kinh tế chuyên đề tốt nghiệp Trong tình hình chung của nền kinh tế khi sự biến động giá cả và lạm phát xảy ra, Công ty cổ phần truyền thông Nhã Nam cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng. Nhã Nam là một doanh nghiệp thương mại hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ văn hóa, đây là lĩnh vực chịu tác động không nhiều và trực tiếp của biến động giá một số nguyên liệu đầu vào chính của nền kinh tế trong thời gian qua như xăng dầu, vật liệu xây dựng,điện nước…nhưng do tác động lan tỏa nên doanh nghiệp cũng đã chịu tác động không nhỏ. Lạm phát đã ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh thương mại của doanh nghiệp làm tăng chi phí kinh doanh và khi đó việc tiêu dùng mua sắm của người dân cũng trở nên thận trọng hơn, các sản phẩm sách lại không phải là sản phẩm được ưu tiên như các nhu cầu dành cho sinh hoạt cá nhân( ăn uống, đi lại…) do đó khi giá cả tăng cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động thương mại của doanh nghiệp, dẫn tới giảm doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong quá trình thực tập và tìm hiểu về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Nhã Nam, em nhận thấy trong giai đoạn 2007-2010 khi mà tình hình lạm phát trong nước cũng như trên thế giới nhiều biến động cũng đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động thương mại của Công ty. Từ tình hình thực tiễn đó em quyết định nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của sự biến động giá đến việc mở rộng thị trường các đầu sách của công ty cổ phần truyền thông Nhã Nam.” Việc nghiên cứu đề tài giúp cho công ty hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực của lạm phát tới hoạt động kinh doanh của mình và tận dụng được những hội do nó mang lại. 1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài. Do đặc thù của lĩnh vực kinh doanh dịch vụ văn hóa, do đó sự biến động của các nguyên liệu đầu vào chính như xăng dầu, vật liệu xây dựng, các nguyên phụ liệu dùng trong sản xuất…ít tác động trực tiếp tới hoạt động của doanh nghiệp thương mại. Nhưng xét tổng thể nền kinh tế, khi giá cả biến động và dẫn tới lạm phát gia tăng lĩnh vực kinh doanh dịch vụ văn hóa cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ và suy cho cùng lạm phát tác động tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì thế thực chất của đề tài là nghiên cứu theo khía cạnh tác động của lạm phát tới hoạt động mở rộng thị trường các đầu sách nhằm xem xét vấn đề một cách bao quát hơn là chỉ nghiên cứu tác động của nhân tố giá cả. 2 Nguyễn thị Ngần- lớp 43F1 Khoa kinh tế chuyên đề tốt nghiệp Qua đề tài này, em muốn tìm hiểu rõ hơn về tình hình lạm phát ở Việt Nam trong thời gian gần đây, đồng thời xem xét ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động kinh doanh thương mại của doanh nghiệp. Tìm hiểu sự ảnh hưởng của lạm phát ảnh hưởng tới các hoạt động mở rộng thị trường của doanh nghiệp như thế nào. Việc nghiên cứu đề tài sẽ tập trung giải quyết các vấn đề như sau: Tìm hiểu nguyên nhân và các hưởng giải quyết lạm phát. Lạm phát ảnh hưởng thế nào tới hoạt động mở rộng thị trường của doanh nghiệp. Qua đó em đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động mở rộng thị trường của doanh nghiệp trong thời gian tới. 1.3 Các mục tiêu nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài này là tìm hiểu sâu hơn về lạm phát và những tác động của lạm phát đến hoạt động kinh doanh thương mại của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ văn hóa. Đồng thời tìm hiểu các phương hướng, giải pháp để kiềm chế lạm phát và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nó tới nền kinh tế. 1.4 Phạm vi nghiên cứu * Giới hạn về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về ảnh hưởng của lạm phát tới nền kinh tế nói chung và xem xét tác động của nó tới hoạt động mở rộng thị trường các đầu sách, từ đó đưa ra kết luận và đề ra các phương hướng nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của lạm phát và biến động giá. * Giới hạn về không gian: Đề tài xem xét ảnh hưởng của lạm phát tới nền kinh tế nói chung và tìm hiểu ảnh hưởng của nó tới hoạt động mở rộng thị trường của Công ty cổ phần truyền thông Nhã Nam chủ yếu ở địa bàn Hà Nội. * Giới hạn về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của lạm phát tác động tới mở rộng thị trường của doanh nghiệp từ 2007 tới 2010. 1.5 Một số khái niệm và nội dung vấn đề ảnh hưởng của lạm phát đến việc mở rộng thị trường 1.5.1 Một số khái niệm bản  Các quan niệm về lạm phát Lạm phát là 1 vấn nạn của rất nhiều nền kinh tế, gần như ở bất kỳ quốc gia nào cũng từng trải qua thời kỳ lạm phát mặc dù mức độ ảnh hưởng là không giống nhau. Đã rất nhiều nghiên cứu về lạm phát và cũng rất nhiều quan điểm về vấn đề này, cho tới nay 3 Nguyễn thị Ngần- lớp 43F1 Khoa kinh tế chuyên đề tốt nghiệp vẫn còn nhiều điểm chưa thống nhất. Tuy nhiên cũng thể xem xét một số quan điểm về lạm phát như sau. Trong kinh tế học, lạm phát là hiện tượng giảm sức mua của đồng tiền. Điều này nghĩa là “ giá cả leo thang” chính là biểu hiện của lạm phát, giá cả hàng hóa tăng cao khiến cho cùng với một lượng tiền người tiêu dùng mua được ít hàng hóa hơn hoặc phải trả một mức giá cao hơn để được hưởng cùng một dịch vụ. Theo Mankiw: “Lạm phát là sự tăng lên của mức giá cả chung theo thời gian”. Định nghĩa này cũng hàm ý rằng lạm phát không phải là hiện tượng giá của một vài hàng hóa hay nhóm hàng hóa nào đó tăng lên. Và nó cũng không phải là hiện tượng giá cả chung tăng lên “một lần”. Nếu sự tăng lên một lần của giá cả thì hiện tượng này chỉ dừng lại một cú sốc về giá chứ chưa phải lạm phát. Lạm phát là sự tăng giá “liên tục”. Theo J.M.Keynes và trường phái tiền tệ ở Đức và Mỹ thì quan niệm: Lạm phát là sự vi phạm quá trình tái sản xuất nằm trong lĩnh vực lưu thông tiền tệ, là sự phát hành tiền quá mức tạo ra cầu dư thừa thường xuyên. Cùng quan điểm trên Miton Fiedman cũng cho rằng: “lạm phát bao giờ và ở đâu cũng là một hiện tượng tiền tệ”. Thông thường thì lạm phát liên quan đến tiền tệ nhưng không nhất thiết là mọi cuộc lạm phát đều bắt nguồn từ nguyên nhân tiền tệ. Mà thể là do các cú sốc về phía cung hoặc cầu cũng góp phần gây nên tình trạng lạm phát. Như vậy không nên nhìn nhận lạm phát theo một khía cạnh là vấn đề tiền tệ mà ta thể sử dụng một khái niệm chung như sau: “Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên theo thời gian”  Khái niệm thị trường rất nhiều quan niệm khc nhau về thị trường nhưng theo quan điểm chung định nghĩa như sau: “ Thị trường bao gồm tất cả các hoạt động trao đổi hàng hóa được diễn râ trong sự thống nhất hữu với các mối quan hệ do chúng phát sinh và gắn liền với một không gian nhất định”.  Khái niệm mở rộng thị trường 4 Nguyễn thị Ngần- lớp 43F1 Khoa kinh tế chuyên đề tốt nghiệp Đứng trên góc độ doanh nghiệp mở rộng thị trường là tổng hợp các cách thức, biện pháp của doanh nghiệp để đưa ngày càng nhiều khối lượng sản phẩm ra tiêu thụ. Mở rộng thi trường của doanh nghiệp không chỉ là việc phát triển thêm những thị trường mới mà còn làm thế để tăng thị phần của sản phẩm tại các thị trường đã sẵn. 1.5.2 Phân định nội dung nghiên cứu của đề tà 1.5.3 Ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế nói chung  Tác động tích cực Không phải bao giờ lạm phát cũng gây ra tác hại. Với tốc độ lạm phát vừa phải (khoảng 2% đến 5% ở các nước phát triển và dưới 10% ở các nước kém phát triển) và các kỹ thuật thích hợp để chỉ số hóa lạm phát, chúng ta thể thấy một số tác động của lạm phat như sau: Lạm phát như dầu mỡ bôi trơn nền kinh tế. Trong điều kiện nào đó, thể thông qua lạm phát từ 2% đến 4% năm để bỏ ngỏ khẳ năng lãi xuất thực âm, tác dụng kích thích tiêu dùng, vay nợ và đầu tư do đó giảm bớt thất nghiệp xã hội, kích thích tăng trưởng. Lạm phát thấp cho phép chính phủ thêm khẳ năng lựa chọn các công cụ kích thích đầu tư vào những lĩnh vực kém ưu tiên thông qua mở rộng tín dụng và tài trợ lạm phát, giúp phân phối lại thu nhập và các nguồn lực xã hội theo các hướng mục tiêu và khoảng thời gian nhất định chọn lọc.  Tác động tiêu cực của lạm phát. Tác hại của lạm phát tỉ lệ thuận với tỉ lệ lạm phát, với sự tiến triển quá nhanh của lạm phát khiến chính phủ không thể kiển soát. Lạm phat phi mã và siêu lạm phát là những tai họa khủng khiếp cho đời sống kinh tế, xã hội của mọi quốc gia. Một số tác động tiêu cực của lạm phát như sau: Lạm phát làm rối loạn chức năng thước đo giá trị của tiền tệ nên lạm phát xuyên tạc, bóp méo, làm biến dạng các yếu tố và tín hiệu thị trường là cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế hoạt động một cách không bình thường. Lạm phát làm biến dạng hành vi kinh doanh, đặc biệt là hành vi đầu tư, do làm mất khả năng tính toán hợp lý về lợi nhuận. Lạm phát kìm hãm các đầu tư dài hạn, nhất là trong lĩnh vực sản xuất, kích thích đầu tư ngắn hạn thường là các tài sản mang lại vốn tính đầu cao như: bất động sản, kim loại quý… gây ra tình trạng khan hiếm hàng hóa không bình thường và lãng phí. 5 Nguyễn thị Ngần- lớp 43F1 Khoa kinh tế chuyên đề tốt nghiệp Lạm phát làm suy yếu, thậm chí phá vỡ thị trường vốn và tín dụng, làm suy giảm lòng tin, gây khó khăn cho sự lựa chọn các quyết định của cả người gửi tiền lẫn của các thể chế tài chính tín dụng. Lạm phát thường tạo ra tình huống lãi suất thực tế âm, khiến tiết kiện giảm sút và chuyển hướng ra khỏi đầu tư sản xuất. Bởi vậy lạm phát thường đi đôi với suy thoái kinh tế.Lạm phát gây ra việc phân phối khồn đồng đều. Một số người nắm giữ hàng hóa giá cả tăng đột biến sẽ trở lên giàu nhanh chóng và ngược lại. Phúc lợi xã hội bị giảm đi thậm chí đổ vỡ không còn tác dụng. Lạm phát gây ra sự mất ổn định của giá cả và tiền tệ, làm môi trường kinh doanh xấu đi, khiến dòng đầu tư nước ngoài bị chậm, giảm sút. Lạm phát kéo théo giá cả hàng nhập khẩu trở lên đắt đỏ, hạn chế nhập những hàng hóa vật tư cần thiết. Lạm phát cao thường gắn liền với thâm hụt tài chính và thâm hụt đó trở lên nặng nề hơn, nhất là thâm hụt ngân sách. 1.5.2.2 Tác động của lạm phát đến lĩnh vực kinh doanh dịch vụ văn hóa và xuất bản phẩm. Các xuất bản phẩm được chia làm hai mảng : Sách giáo khoa và sách thuộc lĩnh vực giải trí, văn hóa, xã hội. Sách giáo khoa là những xuất bản phẩm được trợ giá của nhà nước do đó tác động của lạm phát đến loại này là không đáng kể. Ở đây chỉ xét đến tác động của lạm phát đối với các xuất bản phẩm thuộc mảng giải trí – văn hóa – xã hội - So với các ngành hàng khác lĩnh vực kinh doanh dịch vụ văn hóa ít chịu tác động của biến động giá cả:Trước tình hình lạm phát diễn biến thất thường trong những năm qua lĩnh vực kinh doanh này vẫn đạt được những thành tựu đáng kể. Trong giai đoạn 2007- 2010 tốc độ tăng trưởng bình quân của thị trường bán sách Việt Nam đạt khoảng 15- 20%/năm. Lĩnh vực kinh doanh dịch vụ văn hóa và xuất bản phẩm không chịu ảnh hưởng mạnh mẽ, rõ nét như một số ngành sự phụ thuộc lớn vào các nguyên liệu đầu vào sự biến động giá lớn như kinh doanh vận tải, may mặc, xây dựng…tuy nhiên cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng của lạm phát, xét trên một số khía cạnh lạm phát cũng tác động không nhỏ tới hoạt động kinh doanh cũng như phương hướng phát mở rộng thị trường của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất bản phẩm - Tác động làm giảm nhu cầu tiêu dùng và tăng chi phí kinh doanh: Lạm phát tăng cao đẩy mặt bằng giá tăng lên, đặc biệt trong những năm qua những mặt hàng nhu yếu phẩm như lương thực, thực phẩm tốc độ tăng giá rất cao buộc người tiêu dùng phải thay đổi cấu tiêu dùng của mình, chi tiêu cho những nhu cầu khác trong đó các sản phẩm 6 Nguyễn thị Ngần- lớp 43F1 Khoa kinh tế chuyên đề tốt nghiệp sách giảm đi đáng kể. Giá cả gia tăng làm cho chi phí kinh doanh của các doanh nghiệp tăng lên, ngoài các chi phí như xăng dầu, điện nước, chi phí văn phòng, nhà xưởng… đồng loạt tăng giá thì chi phí sử dụng vốn cũng tăng đáng kể đặc biệt trong giai đoạn lạm phát cao trong năm 2008 các ngân hàng đồng loạt tăng lãi xuất tiền vay gây khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ văn hóa và xuất bản phẩm . - Sức ép cạnh tranh dẫn tới giảm giá bán đi ngược với xu hướng chung trong thời kỳ lạm phát: Trong giai đoạn lạm phát tăng cao cũng là khi cạnh tranh trên thị trường sách trở nên gay gắt trong vòng 3 năm qua hàng loạt các doanh nghiệp phát hành, in ấn và xuất bản mới tham gia vào thị trường tạo ra sức ép giảm giá bán để giữ vững thị phần dẫn đến làm giảm đáng kể lợi nhuận của các doanh nghiệp trong khi chi phí kinh doanh lại xu hướng tăng lên. Nói tóm lại, lạm phát đã những tác động đáng kể tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh văn hóa và xuất bản phẩm, tuy nhiên giá cả trong lĩnh vực này lại không biến động lớn lắm. Điều này được thể hiện ở hình 1.1 Hình 1.1: Chỉ số giá các xuất bản phẩm Nguồn: Tổng cục thống thể thấy xu hướng biến động giá của nhóm hàng này cũng tương tự với mức độ tăng của chỉ số giá cả chung, tuy nhiên biến động thấp hơn nhiều( < 10%/năm). Điều này cho thấy các mặt hàng được phát hành, in ấn và xuất bản không sự biến động lớn về giá trong thời kỳ lạm phát tăng cao trong những năm qua. 1.5.2.3 Tác động của lạm phát tới hoạt động mở rộng thị trường các xuất bản phẩm. Lạm phát xảy ra ảnh hưởng tới hầu hết các hoạt động kinh tế trong đó hoạt động mở rộng thị trường của các doanh nghiệp. Tác động này trên phạm vi nhỏ hơn và tùy vào cấu cũng như loại hình kinh doanh của các doanh nghiệp khác nhau mà tầm ảnh hưởng 7 Nguyễn thị Ngần- lớp 43F1 Khoa kinh tế chuyên đề tốt nghiệp của lạm phát cũng khác nhau. Lạm phát tác động tới phát triển thương mại được biểu hiện ở sự thay đổi về quy mô, số lượng, cấu, hiệu quả kinh doanh và khả năng đáp ứng các nhu cầu của xã hội. Cụ thể với doanh nghiệp kinh doanh thương mại thì các chỉ tiêu phát triển quan trọng thể kể đến như các chỉ tiêu về quy mô, cấu, hiệu quả kinh doanh(doanh thu, lợi nhuận, chi phí…) hay khả năng thích ứng với nhu cầu của người tiêu dùng. Ta thể xem xét dưới các khía cạnh như sau:  Quy Lạm phát thông thường tác động tiêu cực tới việc mở rộng quy kinh doanh của các doanh nghiệp. Tùy theo mức độ ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khác nhau thì mức độ ảnh hưởng tới việc mở rộng hay thu hẹp quy cũng khác nhau. Những doanh nghiệp nào ảnh hưởng lớn bởi lạm phát thì việc mở rộng quy doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng nhiều và ngược lại những doanh nghiệp ít chịu ảnh hưởng thì quy kinh doanh của doanh nghiệp cũng ít chịu tác động bởi lạm phát và biến động giá. Mặt khác việc mở rộng quy còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác như nhu cầu thị trường, nguồn lực của doanh nghiệp hay các định hướng phát triển…Trong thời kỳ lạm phát xảy ra xu hướng chung của người tiêu dùng là thắt chặt chi tiêu với một số lĩnh vực kinh doanh điều này gây khó khăn để mở rộng quy hoạt động. - Tác động tiêu cực: Với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ văn hóa và xuất bản phẩm, do ảnh hưởng chung của tình hình kinh tế, xu hướng tiết kiệm chi tiêu của người dân, các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong các hoạt động kinh doanh. Lạm phát còn làm giảm hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng các nguồn lực để mở rộng quy mô. - Tác động tích cực:Tuy nhiên tác động của lạm phát và biến động giá cả không ảnh hưởng lớn tới lĩnh vực kinh doanh dịch vụ văn hóa và xuất bản phẩm, do đó lĩnh vực này vẫn mức độ tăng trưởng khá cao đánh dấu bằng việc mở rộng quy của các doanh nghiệp trong vài năm trở lại đây, bên cạnh những lĩnh vực mức tăng giá liên tục thì lĩnh vực kinh doanh các xuất bản phẩm giá bán khá ổn định, do đó đã kích thích tiêu dùng trong bối cảnh giá cả leo thang.  cấu Trong khi tình hình kinh tế nhiều biến động các doanh nghiệp luôn phải ở trong trạng thái chủ động thay đổi đễ thích nghi với môi trường kinh doanh cũng như với thích ứng với thị hiếu tiêu dùng. 8 Nguyễn thị Ngần- lớp 43F1 Khoa kinh tế chuyên đề tốt nghiệp Sự nhạy bén trong kinh doanh cũng là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp trụ vững trong thời kỳ kinh tế biến động. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ văn hóa và xuất bản phẩm là lĩnh vực mà thị hiếu tiêu dùng cũng thường xuyên thay đổi đặc biệt trong thời kỳ lạm phát khi mà các lựa chọn tiêu dùng trở nên thận trọng hơn cũng đòi hỏi các doanh nghiệp phải thích ứng nhanh hơn với các nhu cầu đó của người dân. cấu sản phẩm cũng phải đa dạng nhằm đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của người dân. Bên cạnh đó do tác động của biến động giá cả và lạm phát buộc các doanh nghiệp cấu lại hoạt động kinh doanh của mình cho phù hợp với bối cảnh chung của nền kinh tế đồng thời cấu lại bộ máy doanh nghiệp nhằm hạn chế những chi phí không cần thiết giảm gánh nặng tăng chi phí cho doanh nghiệp trong bối cảnh giá cả leo thang.  Hiệu quả kinh doanh * Doanh thu: - Tác động đến giá bán sản phẩm: Khi nền kinh tế tỷ lệ lạm phát cao, giá cả biến động theo chiều hướng gia tăng, doanh nghiệp nào kinh doanh mặt hàng mức giá tăng mạnh điều này thể dẫn tới tăng doanh thu cho doanh nghiệp, và ngược lại nếu doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mặt hàng mức giá tăng chậm hơn so với các mặt hàng khác thì doanh thu lại xu hướng giảm xuống( do tiền mất giá nhanh hơn với mức tăng doanh thu). Giá cả gia tăng một phần sẽ làm tăng doanh thu của doanh nghiệp tuy nhiên mặt khác khi giá tăng nhu cầu tiêu dùng giảm sút thể tác động ngược trở lại làm giảm doanh thu. - Các xuất bản phẩm giảm doanh thu do giảm cầu tiêu dùng: Các xuất bản phẩm trong thời kỳ lạm phát xảy ra thì giá cả không sự biến động lớn. Tuy nhiên khi các mặt hàng thiết yếu khác như lương thực, thực phẩm đồng loạt tăng giá thì người tiêu dùng lại phải dành thêm thu nhập cho các hàng hóa đó vì thế các ưu tiên cho các sản phẩm này sẽ bị giảm sút từ đó thể dẫn tới làm giảm doanh thu của doanh nghiệp. - Doanh thu của lĩnh vực kinh doanh dịch vụ văn hóa và xuất bản phẩm tăng cao do tốc độ tăng giá thấp hơn các hàng hóa khác: Bên cạnh xu hướng thắt chặt chi tiêu trong bối cảnh giá cả leo thang, các sản phẩm xuất bản phẩm mức độ tăng giá rất thấp so với các hàng hóa khác thậm chí nhiều mặt hàng còn mức giá được giữ nguyên. Điều này trở thành nhân tố kích cầu tiêu dùng của dân chúng và kết quả là doanh thu của lĩnh vực này liên tục tăng. 9 Nguyễn thị Ngần- lớp 43F1 Khoa kinh tế chuyên đề tốt nghiệp * Chi phí: - Lạm phát làm tăng nhiều loại chi phí: Bao gồm các chi phí phục vụ cho hoạt động kinh doanh như + Chi phí đầu vào: khi mức giá chung tăng lên chi phí đầu vào cũng tăng lên nhanh chóng, đặc biệt với các doanh nghiệp sử dụng đầu vào giá biến động lớn như xăng dầu, vật liệu xây dựng…thì ảnh hưởng của biến động giá tới tăng chi phí càng thể hiện rõ rệt. Đối với doanh nghiệp thương mại thì giá cả mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp biến động mạnh là yếu tố gây khó khăn nhiều nhất. + Chi phí sử dụng vốn: Khi lạm phát tăng cao các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc huy động vốn, các chi phí để sử dụng vốn cũng từ đó tăng lên. + Chi phí sử dụng lao động: Các chi phí như tiền lương nhân viên cũng gia tăng đáng kể trong thời kỳ lạm phát tăng cao, một phần để đảm bảo mức sống cho người lao động, mặt khác do các chính sách về tiền lương, các chính sách đãi ngộ công nhân viên do Nhà nước quy định…dẫn tới tăng chi phí của doanh nghiệp. Như vậy lạm phát và tăng giá làm tăng và phát sinh thêm chi phí cho doanh nghiệp từ đó mà ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ văn hóa và xuất bản phẩm lạm phát cũng tác động làm tăng chi phí của doanh nghiệp như giá vốn, chi phí thuê mặt bằng, tiền lương cho nhân viên, chi phí bán hàng và chi phí quảng cáo từ đó gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh. *Lợi nhuận: Từ suy giảm doanh thu tới tăng các chi phí kinh doanh, lạm phát còn ảnh hưởng tới nhiều hoạt động khác của doanh nghiệp làm giảm hiệu quả sử dụng các nguồn lực( vốn, nhân lực, công nghệ…). từ đó làm giảm hiệu quả kinh doanh suy cho cùng lợi nhuận của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. 10 Nguyễn thị Ngần- lớp 43F1 . Giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của sự biến động giá đến việc mở rộng thị trường các đầu sách của công ty cổ phần truyền thông Nhã Nam. ” Việc nghiên cứu. QUAN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT TỚI VIỆC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CÁC ĐẦU SÁCH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG NHÃ NAM 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Quá

Ngày đăng: 12/12/2013, 15:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan