072 hoàn thiên quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu và thành phẩm dược từ thị trường trung quốc tại công ty cố phần hỗ trợ phát triển công nghệ DETECH

31 545 0
072 hoàn thiên quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu và thành phẩm dược từ thị trường trung quốc tại công ty cố phần hỗ trợ phát triển công nghệ DETECH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

luận văn giải pháp quản lý, luận văn khách sạn du lịch, luận văn chất lượng dịch vụ, chuyên đề dịch vụ ăn uống, đề án marketing thị trường, phát triển dịch vụ bổ sung

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Thương mại Quốc tế Chương I : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay hoạt động thương mại quốc tế là một hoạt động đóng vai trò mũi nhọn đối với sự phát triển của nền kinh tế nước ta. Thông qua các hoạt động xuất nhập khẩu mà chúng ta thể tận dụng được những lợi thế so sánh của đất nước, tận dụng được các tiềm lực về vốn, khoa học kỹ thuật, kỹ năng quản lý tiên tiến từ nước ngoài từ đó mới thể thực hiện quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Nhưng trong các hoạt động buôn bán với nước ngoài do sự thiếu kinh nghiệm, thiếu hiểu biết về thị trường về luật pháp mà chúng ta thường gặp thua thiệt khi xảy ra tranh chấp. Hiện nay khi đời sống của người dân đang không ngừng được cải thiện nâng cao thì các nhu cầu trong cuộc sống cũng đòi hỏi cao hơn, vấn đề về sức khỏe càng được người dân quan tâm hơn, không chỉ dừng lại ở việc bệnh mới tìm cách chữa trị mà giờ đây mọi người quan tâm chú ý hơn tới việc phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng cho thể. Để đáp ứng nhu cầu này của người dân thì các loại thực phẩm chức năng, các loại thuốc bổ để nâng cao sức khỏe cũng nhiều loại rất đa dạng về chủng loại, nguồn gốc xuất xứ vv…nhưng hiện nay chúng ta thường không thể tự sản xuất mà chủ yếu phải nhập các nguyên liệu đầu vào dạng thành phẩm. Vì vậy việc đảm bảo thực hiện đúng các hợp đồng nhập khẩu kiểm tra chất lượng của các hợp đồng này là vô cùng quan trọng. Vì những lý do trên thông qua một thời gian được thực tập tìm hiểu thực tế ở công ty Cổ Phần Hỗ Trợ Phát Triển Công Nghệ DETECH nên em lự chọn đề tài nghiên cứu là: “Hoàn thiên quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu thành phẩm dược từ thị trường Trung Quốc tại công ty Cố Phần Hỗ Trợ Phát Triển Công Nghệ DETECH”. 1.2 Xác lập tuyên bố vấn đề nghiên cứu Sau khi một quá trình tích lũy các kiến thức đã học đượctrường tìm hiểu thực tế ở Công ty, em nhận thấy rằng việc thực hiện các hợp đồng nhập khẩu của Phạm Thị Phương Dung – K43E6 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Thương mại Quốc tế Công ty diễn ra khá tốt tuy nhiên thì trong quá trình thực hiện vẫn những sai sót cần phải khắc phục, vì vậy đề tài của em hướng đến giúp Công ty cái nhìn bao quát về quy trình nhập khẩu của mình, từ đó sẽ phát hiện ra những thành côngCông ty đã đạt được cũng như những vấn đề hạn chế trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩuCông ty cần phải giải quyết trong thời gian tới. Đề tài của em sẽ tập trung vào nghiên cứu những hoạt động trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu thành phẩm dược từ thị trường Trung Quốc tại công ty. 1.3 Các mục tiêu nghiên cứu Đưa ra những lý luận bản về hợp đồng TMQT, hợp đồng nhập khẩu, quy trình thực hiện hợp đồng NK. Giới thiệu các phương pháp nghiên cứu kết quả phân tích thông qua tình hình kinh doanh, những nét chung về thị trường Trung Quốc, tình hình nhập khẩu mặt hàng nguyên liệu thành phẩm dược tại thị trường này, thực trạng các hoạt động trong quy trình nhập khẩu của công ty, các yếu tố tác động đến việc thực hiện các hoạt động này. Đưa ra các giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng NK của Công ty. 1.4 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: tại công ty Cổ Phần Hỗ Trợ Phát Triển Công Nghệ DETECH - Phạm vi về thời gian: nguồn số liệu thứ cấp thu thập được từ năm 2008-2010 - Đối tượng nghiên cứu: • Các hoạt động trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu • Mặt hàng: Nguyên liệu dược để sản xuất thực phẩm chức năng thuốc thành phẩmThị trường Trung Quốc. 1.5 Một số khái niệm phân định nội dung nghiên cứu về quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu 1.5.1 Một số vấn đề lý luận bản quy trình thực hiện HĐNK Phạm Thị Phương Dung – K43E6 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Thương mại Quốc tế 1.5.1.1 Khái niệm về hợp đồng TMQT HĐNK Khái niệm: Hợp đồng thương mại quốc tế (TMQT) là sự thỏa thuận giữa các đương sự trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau, theo đó một bên được gọi là bên bán nghĩa vụ giao hàng hóa, dịch vụ cho bên mua, bên mua phải trả tiền cho bên bán một đối giá cân xứng với giá trị hàng hóa dịch vụ đã được giao. Bản chất của hợp đồng thương mại quốc tế là các hợp đồng mua bán hàng hóa dịch vụ, là sự thảo thuận của các bên ký kết hợp đồng. Khái niệm: Hợp đồng nhập khẩuhợp đồng mua hàng của thương nhân nước ngoài, thực hiện quá trình nhận quyền sở hữu hàng hóa thanh toán tiền hàng. Quy trình thực hiện HĐNK: Thực hiện HĐNK bao gồm các nội dung sau: Thuê phương tiện vận tải, mua bảo hiểm cho hàng hóa, làm thủ tục hải quan, nhận hàng từ phương tiện vận tải, kiểm tra hàng nhập khẩu, làm thủ tục thanh toán, khiếu nại giải quyết khiếu nại. 1.5.2 Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu 1.5.2.1 Mở L/C (nếu thanh toán bằng phương thức thư tín dụng chứng từ) Khi hợp đồng quy định thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ, thì việc đầu tiên rất quan trọng đối với người nhập khẩu để thực hiện hợp đồng mà hai bên đã thỏa thuận là tiến hành mở L/C. Để tiến hành mở L/C người nhập khẩu phải đến ngân hàng làm đơn xin mở L/C (đơn theo mẫu của từng ngân hàng) nộp tiền ký quỹ. Đơn xin mở L/C là sở pháp lý để giải quyết tranh chấp (nếu có) giữa ngân hàng mở L/C với người xin mở L/C, đồng thời là sở để ngân hàng mở L/C cho bên xuất khẩu. Trong trường hợp phát hiện thấy nội dung của L/C không phù hợp hoặc gây khó khăn cho một trong hai bên thì thể tu chỉnh lại L/C nhưng phải dựa trên những nguyên tắc sau: Tu chỉnh trong thời gian hiệu lực của L/C, nội dung tu chỉnh phải được hai bên thống nhất, phải sự thông báo cho các bên cho ngân hàng, nội dung tu chỉnh phải được xác nhận của ngân hàng mở L/C phải phủ định nội dung trước. Sau khi L/C hiệu lực, người xuất khẩu sẽ tiến hành giao hàng, đồng thời giử bộ chứng từ đến cho người nhập khẩu. Người nhập khẩu nhiệm vụ kiểm tra bộ Phạm Thị Phương Dung – K43E6 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Thương mại Quốc tế chứng từ, nếu bộ chứng từ phù hợp thì người nhập khẩu nhận chứng từ để lấy hàng thanh toán tiền, nếu bộ chứng từ không phù hợp thì từ chối nhận chứng từ. 1.5.2.2 Thuê phương tiện vận tải Thuê phương tiện vận tải phục vụ cho chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu ý nghĩa quan trọng đối với việc thực hiện hợp đồng. Nó trực tiếp ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng, đến sự an toàn của hàng hóa liên quan đến nội dung của hợp đồng. Những căn cứ để thuê phương tiện vận tải: • Căn cứ vào hợp đồng TMQT như điều kiện sở giao hàng, những quy định về đặc điểm của phương tiện vận tải, quy định về mức bốc dỡ, thưởng phạt bốc dỡ… • Căn cứ vào khối lượng đặc điểm của hàng hóa. • Căn cứ vào điều kiện vận tải: Đó là hàng rời hay hàng đóng container, là hàng hóa thông dụng hay hàng hóa đặc biệt. Vận chuyển trên tuyến đường bình thường hay tuyến đường đặc biệt… 1.5.2.3 Mua bảo hiểm cho hàng hóa Trong kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa thường phải vận chuyển đi xa, trong những điều kiện phức tạp, do đó hàng hóa dễ bị hư hỏng, mất mát, tổn thất trong quá trình vận chuyển. Chính vì vậy những người kinh doanh xuất nhập khẩu thường mua bảo hiểm cho hàng hóa để giảm bớt các rủi ro thể xảy ra. Các căn cứ để mua bảo hiểm cho hàng hóa là: • Căn cứ vào điều kiện cở sở giao hàng trong hợp đồng TMQT, nếu giao hàng theo điều kiện CIF hoặc CIP thì người bán nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hóa ở phạm vi tối thiểu. • Căn cứ vào hàng hóa vận chuyển, nếu hàng hóa giá trị lớn, dễ chịu tác động trong quá trình bốc xếp vận chuyển thì phải mua bảo hiểm ở điều kiện A, ngược lại nếu hàng hóa khó bị hư hỏng thì chọn mua bảo hiểm ở điều kiện thấp hơn hoặc không cần mua. Phạm Thị Phương Dung – K43E6 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Thương mại Quốc tế • Căn cứ vào điều kiện vận chuyển như: Loại phương tiện vận chuyển, chất lượng của phương tiện, đặc điểm của hành trình vận chuyển… Tổ chức mua bảo hiểm cho hàng hóa, tiến hành theo các bước sau: • Xác định nhu cầu bảo hiểm: Giá trị bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm • Xác định loại bảo hiểm: Bảo hiểm chuyến hoặc bảo hiểm bao • Lựa chọn công ty bảo hiểm • Đàm phán ký kết hợp đồng bảo hiểm, thanh toán phí bảo hiểm, nhận đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm. 1.5.2.4 Làm thủ tục hải quan Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, hàng hóa khi đi qua cửa khẩu Việt Nam (XK hoặc NK) đều phải làm thủ tục hải quan. Quy trình làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu theo luật hải quan Việt Nam bao gồm các bước sau: - Khai nộp tờ khai hải quan: Khai hải quan được thực hiện theo mẫu tờ khai hải quan do Tổng cục hải quan quy định. hai hình thức khai là khai thủ công khai điện tử. Khi khai hải quan nộp hồ sơ hải quan, doanh nghiệp cần chú ý: • Khai chính xác số lượng hàng hóa, khai đúng chủng loại áp đúng mã để tính thuế xuất nhập khẩu (nếu hàng hóa phải nộp thuế xuất nhập khẩu). • Chuẩn bị đầy đủ các chứng từ theo quy định của hồ sơ hải quan. • Nộp thuế xuất nhập khẩu đầy đủ đúng hạn. - Xuất trình hàng hóa: Đối với hồ sơ thuộc luồng đỏ doanh nghiệp phải xuất trình hàng hóa để quan kiểm tra thực tế hàng hóa. Khi xuất trình hàng hóa doanh nghiệp phải đưa hàng hóa đến đúng địa điểm thời gian quy định. Trong quá trình kiểm tra hàng hóa nếu doanh nghiệp không nhất trí với các kết luận của quan hải quan, thì thể yêu cầu trưng cầu giám định dựa vào kết quả giám định để xác định đúng mã số chất lượng hàng hóa. - Nộp thuế thực hiện các quyết định của hải quan: Sauk hi kiểm ttra hồ sơ hải quan đối với hồ sơ luồng xanh, luồng vàng kiểm tra thực tế hàng hóa, hải quan sẽ những quyết định sau: Phạm Thị Phương Dung – K43E6 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Thương mại Quốc tế • Cho hàng qua biên giới • Cho hàng qua biên giới nhưng điều kiện như phải sửa chữa khắc phục lại, phải nộp bổ sung thuế xuất nhập khẩu. • Không được phép xuất nhập khẩu. Hồ sơ hải quan gồm có: Tờ khai hải quan, hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các giấy tờ giá trị pháp lý tương đương hợp đồng, packing list, Invoice, B/L, C/O các chứng từ khác liên quan theo quy định của pháp luật. 1.5.2.5 Nhận hàng nhập khẩu Các quan vận tải trách nhiệm tiếp nhận hàng hóa nhập khẩu trên các phương tiện vận tải từ nước ngoài vào, bảo quản hàng hóa trong quá trình lưu kho bãi giao cho các đơn vị kinh doanh nhập khẩu phải trực tiếp hoặc thông qua một đơn vị nhận ủy thác giao nhận tiến hành các bước sau đây. - Ký HĐ ủy thác cho quan vận tải (ga,cảng) về việc giao nhận hàng từ tàu ở nước ngoài về. - Xác nhận với quan vận tải kế hoạch tiếp nhận hàng hóa như (vận đơn, lệnh giao hàng) nếu tàu biển không giao những tài liệu đó cho quan vận tải. - Thông báo cho các đơn vị trong nước đặt mua hàng nhập khẩu về dự kiến ngày hàng về, ngày thực tế tàu chở hàng… - Thanh toán cho quan vận tải các phí tổn về giao nhận, bốc xếp, bảo quản vận chuyển hàng nhập khẩu. - Theo dõi việc giao nhận, đôn đốc quan vận tải lập những biên bản (nếu cần) về hàng hóa giải quyết trong phạm vi của mình về những vấn đề xảy ra trong giao nhận. Nếu hàng nhập khẩu được xếp trong container thì: - Nếu đủ container, cảng giao container cho chủ hàng nhận về sở của mình hải quan sẽ kiểm tra tại sở. - Nếu không đủ một container, cảng giao container cho chủ hàng nhiều hàng nhất mang về sở để dỡ hàng, phân chia với sự giám sát của hải quan. 1.5.2.6 Kiểm tra vận chuyển hàng về kho Phạm Thị Phương Dung – K43E6 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Thương mại Quốc tế Hàng nhập khẩu khi về đến của khẩu cần phải kiểm tra kỹ càng. Mỗi quan, tùy theo chức năng của mình phải tiến hành công việc kiểm tra đó. Mục đích của quá trình kiểm tra để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người mua sở để khiếu nại sau này nếu có. Nội dung cần kiểm tra là: - Kiểm tra về số lượng: Số lượng hàng thiếu, số lượng hàng đổ vỡ nguyên nhân. - Kiểm tra về chất lượng: Số lượng hàng hóa sai về chủng loại, kích thước, nhãn hiệu, quy cách, màu sắc, số lượng hàng hóa suy giảm chất lượng nguyên nhân - Kiểm tra về bao bì: Sự phù hợp của bao bì so với yêu cầu trong hợp đồng. - Kiểm dịch thực vật, động vật nếu hàng hóa là thực vật, động vật. Sau khi kiểm tra đầy đủ công ty hoặc trực tiếp hoặc thuê các phương tiện chuyên chở để chuyển hàng về kho. 1.5.2.7 Thanh toán tiền hàng nhập khẩu Thanh toán lầ nội dung rất quan trọng trong tổ chức thực hiện hợp đồng XNK. Mục đích của quá trình thanh toán đối với nhà XK là khi giao hàng sẽ đảm bảo chắc chắn thanh toán được tiền hàng, còn đối với nhà nhập khẩu là khi thanh toán tiền hàng sẽ đảm bảo chắc chắn nhận được hàng theo đúng yêu cầu trong HĐ đã thỏa thuận. nhiều phương thức thanh toán trong TMQT, sau đây là một số phương thức hay được doanh nghiệp Việt Nam áp dụng. - Phương thức tín dụng chứng từ: Khi bên XK giử bộ chứng từ đến ngân hàng thì doanh nghiêp NK sẽ tiến hành kiểm tra bộ chứng từ. Nếu hợp lệ thì người NK nhận chứng từ để nhận hàng trả tiền, nếu bộ chứng từ không hợp lệ thì từ chối nhận chứng từ. -Phương thức chuyển tiền: Người NK khi nhận được bộ chứng rừ do người XK chuyển đến, tiến hành kiểm tra, nếu thấy phù hợp thì viết lệnh chuyển tiền đến Phạm Thị Phương Dung – K43E6 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Thương mại Quốc tế ngân hàng chuyển tiền (bằng T/T hoặc M/T) để trả tiền cho người XK, nếu bộ chứng từ không hợp lệ thì từ chối nhận chứng từ. - Thanh toán bằng phương thức nhờ thu: Khi nhận chứng từ ở ngân hàng doanh nghiệp NK phải tiến hành kiểm tra chứng từ. Nếu chứng từ phù hợp theo HĐ hai bên đã ký kết thì chấp nhận trả tiền (D/A) hoặc (D/P) để nhận chứng từ nhận hàng. Nếu chứng từ không phù hợp theo quy định của HĐ thì người NK thể từ chối thanh toán. Việc vi phạm HĐ của người XK sẽ được hai bên trực tiếp giải quyết. 1.5.2.8 Khiếu nại giải quyết khiếu nại Khiếu nại là phương pháp giải quyết các phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng, bằng cách các bên trực tiếp thương lượng nhằm đưa ra các gải pháp mang tính pháp lý thỏa mãn hay không thỏa mãn các yêu cầu của bên khiếu nại. Trong quá trình thực hiện HĐ rất dễ xảy ra các tranh chấp, khiếu nại sẽ giúp các bên hiểu rõ về tranh chấp, dễ dàng giải quyết nhằm thỏa mãn nhu cầu của nhau. Đồng thời thông qua khiếu nại các tranh chấp được giải quyết, đảm bảo quyền lợi của các bên mà không làm mất uy tín của nhau cũng như chi phí của mỗi bên. Trong thực hiện HĐ thường các trường hợp khiếu nại như sau: Người mua khiếu nại người bán hoặc người bán khiếu nại người mua, người bán hoặc người mua khiếu nại người chuyên chở bảo hiểm. Chương II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ PHÂN TÍCH QUY TRÌNH NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU THÀNH PHẨM DƯỢC TỪ THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ DETECH Phạm Thị Phương Dung – K43E6 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Thương mại Quốc tế 2.1 Phương pháp nghiên cứu 2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu a) Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp Phiếu điều tra: Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua việc phát phiếu điều tra tới các nhân viên phòng xuất nhập khẩu của Công ty. Nhằm để biết về quy tình thực hiện hợp đồng nhập khẩu trong thực tế diễn ra như thế nào những vấn đề nổi cộm cần quan tâm giải quyết trong quá trình thực thi. Phiếu điều tra gồm tập hợp các câu hỏi liên quan đến quy trình nghiệp vụ để thực hiện nhập khẩu nguyên liệu dược thành phẩm dược. b) Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Từ nguồn dữ liệu nội bộ: Trực tiếp thu tập tài liệu liên quan đến quá trình nhập khẩu từ các phòng ban liên quan bao gồm: các báo cáo về kết quả kinh doanh của công ty trong các năm 2008 đến 2010, kết quả của hoạt động nhập khẩu, các thông tin về thị trường vv…từ đó thể kết luận về tình hình kinh doanh của công ty, kim ngạch nhập khẩu trong ba năm gần đây đạt kết quả như thế nào. Từ Internet, sách báo, tạp chí: thông qua phương pháp tìm kiếm này giúp em thêm những thông tin về môi trường vĩ mô, môi trường kinh tế, tình hình cạnh tranh trong ngành lấy đó làm sở phân tích từ đó giúp đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình nhập khẩu của Công ty. 2.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu Thông qua các dữ liệu đã thu thập được từ nguồn dữ liệu thứ cấp sơ cấp, em sẽ thống kê thành các bảng biểu để thuận tiện trong việc so sánh đối chiếu, từ đó sở để xem xét đánh giá quy trình thực hiện HĐNK của Công ty tìm ra những thành công những vấn đề còn tồn tại cần phải khắc phục. 2.2 Đánh giá tổng quan tình hình sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu thành phẩm dược từ thị trường Trung Quốc 2.2.1 Giới thiệu về công ty Cổ Phần Hỗ Trợ Phát Triển Công Nghệ DETECH 2.2.1.1 Quá trình hình thành phát triển Phạm Thị Phương Dung – K43E6 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: Thương mại Quốc tế Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ DETECH Tên giao dịch: DETECH TECHNOLOGY DEVELOPMENT SUPPORTING JOINT STOCK Tên viết tắt: DETECH.,JSC Địa chỉ: Tòa nhà Detech, số 8 đường Tôn Thất Thuyết, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, TP.Hà Nội Điện thoại:844 37689230 Fax: 844 37686736 Email: info@detech.com.vn Mã số thuế: 0101314443 Tài khoản: 0021.000001132 tại Ngân Hàng Ngoại Thương Hà Nội (VND) 0021.370021751 tại Ngân Hàng Ngoại Thương Hà Nội (USD) Công ty hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước, hạch toán độc lập, cách pháp nhân, tự chủ về tài chính con dấu riêng. 11/02/1991 Công ty Hỗ trợ phát triển công nghệ được thành lập theo Quyết định số 177/VKH-QĐ của Viện trưởng Viện khoa học Việt Nam (nay là Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam) Công ty Hỗ trợ phát triển công nghệ cổ phần hoá chuyển thành Công ty Cổ phần Hỗ trợ phát triển Công nghệ theo QĐ số 1459/2002/QĐ-KHCNQG ngày 22/10/2002. Công ty Cổ phần Hỗ trợ phát triển Công nghệ đổi tên thành Công ty Cổ phần Hỗ trợ phát triển công nghệ Detech theo QĐ số 06/QQĐ-HĐQT ngày 06/05/2008 2.2.1.2 Ngành nghề kinh doanh Các lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là: thực hiện các dịch vụ sở hữu trí tuệ, bất động sản, cung cấp hệ thống xử lý nước môi trường, kinh doanh dược phẩm thực phẩm chức năng, cụ thể là: Phạm Thị Phương Dung – K43E6 . Hoàn thiên quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu và thành phẩm dược từ thị trường Trung Quốc tại công ty Cố Phần Hỗ Trợ Phát Triển Công Nghệ. tổng hợp phân tích đánh giá thực trạng quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu dược và thành phẩm của công ty Cổ Phần Hỗ Trợ Phát Triển Công Nghệ

Ngày đăng: 12/12/2013, 15:00

Hình ảnh liên quan

Nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong ba năm chúng ta thấy rằng mặc dù phải chịu những biến động không nhỏ từ nền kinh tế thế giới song lợi nhuận của Công ty đạt được không ngừng tăng qua các năm, đặc biệt lợi nhuận năm 2010 đạt đượ - 072 hoàn thiên quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu và thành phẩm dược từ thị trường trung quốc tại công ty cố phần hỗ trợ phát triển công nghệ DETECH

h.

ìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong ba năm chúng ta thấy rằng mặc dù phải chịu những biến động không nhỏ từ nền kinh tế thế giới song lợi nhuận của Công ty đạt được không ngừng tăng qua các năm, đặc biệt lợi nhuận năm 2010 đạt đượ Xem tại trang 12 của tài liệu.
Qua bảng số liệu về kết quả nhập khẩu ta thấy giá trị nhập khẩu các nguyên liệu dược không ngừng tăng qua các năm, cụ thể nhập khẩu giá trị nhập khẩu Tảo của năm 2010 tăng 1743 USD so với năm 2008 và tăng 1326 USD so với năm 2009, tương tự lượng nhập khẩu - 072 hoàn thiên quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu và thành phẩm dược từ thị trường trung quốc tại công ty cố phần hỗ trợ phát triển công nghệ DETECH

ua.

bảng số liệu về kết quả nhập khẩu ta thấy giá trị nhập khẩu các nguyên liệu dược không ngừng tăng qua các năm, cụ thể nhập khẩu giá trị nhập khẩu Tảo của năm 2010 tăng 1743 USD so với năm 2008 và tăng 1326 USD so với năm 2009, tương tự lượng nhập khẩu Xem tại trang 17 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan