Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại ngân hàng BIDV chi nhánh TT huế

76 1.6K 23
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại ngân hàng BIDV chi nhánh TT  huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khoá luận tốt nghiệp PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Lý do chọn đề tài Trong thực tế tiến trình phát triển nền kinh tế ở Việt Nam đến nay việc huy động lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư là biện pháp hữu hiệu để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho nền kinh tế Trước áp lực gia tăng của nhiều kênh đầu tư thì tiền gửi tiết kiệm vẫn được nhiều người lựa chọn, nhất là trong bối cảnh các kênh đầu tư khác đang gặp khó khăn Tuy nhiên, đáng chú ý là lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm hiện chưa được hấp dẫn đối với tiền nhàn rỗi, nhất là đối với các nhà đầu tư Bên cạnh đó, sự cạnh tranh trên thị trường giữa các NH Hiện dòng tiền nhàn rỗi đang băn khoăn chọn kênh bỏ vốn, với kỳ vọng vừa có khả năng sinh lời, vừa mang tính an toàn cao Vì vậy, tình hình huy đông tiền gửi tiết kiệm của các NH vẫn gặp nhiều khó khăn Nguồn vốn huy động có ý nghĩa quyết định, là cơ sở để NH tiến hành các hoạt động cho vay, đầu tư, dự trữ… mang lại lợi nhuận cho NH Để có được nguồn vốn này, NH cần phải tiến hành các hoạt động huy động vốn, trong đó huy động tiền gửi tiết kiệm chiếm một vai trò đặc biệt quan trọng trọng hoạt động này Tuy nhiên việc huy động tiền gửi tiết kiệm của ngân hiện nay gặp rất nhiều khó khăn như: chịu nhiều cạnh tranh từ các chủ thể khác trong nền kinh tế cũng tiến hành hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm: các ngân hàng khác, các công ty bảo hiểm, bưu điện… Nắm bắt được điều đó ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) nhiều năm nay đã không ngừng đẩy mạnh và phát huy thế mạnh của mình để dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực kinh doanh tiền tệ đồng thời thực hiện tốt các chiến lược kinh doanh của mình Là một NH được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là một trong những thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam, BIDV đã và đang tìm kiếm và giữ chân khách hàng bằng các chính sách chăm sóc khách hàng, tăng cường huy động các kênh vốn nhàn rỗi trong nhân dân; nhất là kênh tiết kiệm cá nhân Tuy nhiên cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nhiều hình thức gửi tiền tiết kiệm hiện nay thì việc tranh giành thị phần không chỉ diễn ra giữa các ngân hàng trong nước mà còn với các ngân hàng nước ngoài lớn mạnh và tin cậy SVTH: Võ Thị Huế - K42 QTKD Thương Mại 1 Khoá luận tốt nghiệp Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi đã chọn đề tài "Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại ngân hàng BIDV chi nhánh TT Huế "để nghiên cứu và hi vọng đề tài này sẽ giúp tìm ra những nhân tố và xu hướng tác động đến khách hàng sử dụng các gói sản phẩm gửi tiền tiết kiệm, thông qua đó đề xuất một số giải pháp để giúp NH BIDV có những biện pháp hợp lý để khai thác tối đa lợi nhuận từ lĩnh vực này và đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng 2 Câu hỏi nghiên cứu  Quá trình ban đầu trước khi đưa ra lựa chọn quyết định gửi tiền vào ngân hàng BIDV chi nhánh TT Huế  Các nhân tố đưa ra có thực sự ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân hay không?  Mức độ ảnh hưởng như thế nào?  Các biện pháp cần thiết nào để ngân hàng BIDV hướng đến để nâng cao hiệu quả từ việc thu hút khách hàng gửi tiền tiết kiệm? 3 Mục tiêu nghiên cứu  Tìm hiểu và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến quyết định gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng BIDV _ chi nhánh TP Huế của khách hàng cá nhân  Đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút khách hàng đến gửi tiền đồng thời tối đa hoá lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh thông qua cung cấp các dịch vụ gửi tiền tiết kiệm cho khách hàng 4 Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này nhóm chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp thu thập dữ liệu:  Dữ liệu thứ cấp: thu thập một số tài liệu cũng như thông tin chung về ngân hàng BIDV trên website, tạp chí liên quan về: lịch sử hình thành và phát triển, tổng mức đầu tư, lao động, cơ sở hạ tầng, quy mô thị trường, đối thủ cạnh tranh…  Dữ liệu sơ cấp: điều tra phỏng vấn khách hàng cá nhân trực tiếp thông qua các nhân tố như: các yếu tố tác động đến quyết định gửi tiền tiết kiệm, chất lượng dịch vụ, quyết định trong tương lai SVTH: Võ Thị Huế - K42 QTKD Thương Mại 2 Khoá luận tốt nghiệp Thống kê mô tả chung về đối tượng điều tra: Giới tính, tuổi, thu nhập, nghề nghiệp… Phương pháp chọn mẫu: Có 2 cách chọn mẫu: Cách 1: Kích cỡ mẫu được chọn dựa trên cơ sở lựa chọn độ tin cậy là 95%, sai số mẫu cho phép được chọn là 10% Đối với nghiên cứu này, chúng tôi chọn e = 9% Áp dụng công thức xác định kích cỡ mẫu theo tỉ lệ, ta có mẫu nghiên cứu N: Z 2 * p * (1  p) 1.962 * 0.5 * (1  0.5) = 118.5 = e2 0.092 Theo công thức trên nhóm chúng tôi tính ra được 120 mẫu để tiến hành điều tra Cách 2: Vì trong bài sử dụng phân tích nhân tố EFA nên số mẫu cần điều tra là N= 5 *( số biến quan sát ) = 5 * 30 = 150 mẫu Với 2 cách chọn mẫu trên ta sẽ chọn cách chọn mẫu cho số lượng mẫu nhiều hơn để đảm bảo độ tin cậy Vì vậy số mẫu cần điều tra là 150 và để tránh sai sót trong quá trình điều tra thì tôi tiến hành phát ra 160 bảng hỏi Phương pháp điều tra: Đối với việc nghiên cứu tại ngân hàng BIDV chi nhánh TP Huế, ở đây danh sách các khách hàng cá nhân được bảo mật do đó để xác định được cách chọn mẫu, nhóm chúng tôi sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống trên thực địa Theo cách này chúng tôi đến trực tiếp điều tra tại ngân hàng và đứng tại cổng ra vào của phòng giao dịch Với số K tính được là 10 theo công thức bên dưới thì cứ cách 10 người thì tôi điều tra một người Cách xác định K Theo công thức : K=N/n Với: + N: Số lượng khách hàng giao dịch các tại ngân hàng trong một ngày tại chi nhánh Theo quan sát và ước lượng thì mỗi ngày có từ 180 - 200 khách gia dịch nên tôi chọn số trung bình chung là 190 khách + n: số lượng mẫu sẽ điều tra trong 1 ngày SVTH: Võ Thị Huế - K42 QTKD Thương Mại 3 Khoá luận tốt nghiệp Với 160 mẫu chúng tôi tiến hành điều tra trong 8 ngày thì mỗi ngày điều tra 20 người Khi đó: K= 190/20  10 Các phương pháp phân tích số liệu:  Dùng phân tích thống kê mô tả để mô tả chung đối tượng nghiên cứu về giới tính, độ tuổi, thu nhập, nghề nghiệp…  Phân tích Cronbach's alpha: Phương pháp này cho phép loại bỏ các biến không phù hợp, hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo thong qua hệ số Cronbach's anlpha  Đối với kiểm định One-sample T-test Giả thiết H0: giá trị trung bình của tổng thể bằng giá trị kiểm định  0 Đối thiết H1: giá trị trung bình của tổng thể khác giá trị kiểm định  1 Nguyên tắc bác bỏ giả thiết: Sig < 0,05: bác bỏ giả thiết H0 Sig > 0,05: chưa có cơ sở bác bỏ giả thiết H0  Phân tích nhân tố khám phá EFA: Là kĩ thuật được sử dụng nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu Phương pháp này rất có ích trong việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề cần nghiên cứu và được sử dụng để tìm mối liên hệ giữa các biến với nhau Trong phân tích nhân tố khám phá, trị số KMO (Kaiser - Meyer - Olkin) là chỉ số để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố Trị số KMO phải có giá trị trong khoảng 0.5 - 1 thì phân tích này mới phù hợp, còn nếu trị số này nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu  Phân tích phương sai một yếu tố Các giả định đối với phân tích phương sai một yếu tố (One-Way Anova): + Các nhóm so sánh phải độc lập và được chọn một cách ngẫu nhiên + Các nhóm so sánh phải có phân phối chuẩn: sử dụng kiểm định Kolmogorov-Smirnov + Phương sai của các nhóm phải đồng nhất: sử dụng kiểm định Levene test để xem xét sự bằng nhau về phương sai Levene test được tiến hành với giả thiết H0 rằng phương sai của các nhóm so sánh bằng nhau, nếu kết quả kiểm định cho mức ý nghĩa quan sát nhỏ hơn 0.05 thì bác bỏ giả thiết H0 SVTH: Võ Thị Huế - K42 QTKD Thương Mại 4 Khoá luận tốt nghiệp Nếu một trong những giả định trên không đáp ứng được thì kiểm định phi tham số Kruskal-Wallis sẽ được sử dụng thay thế cho ANOVA Giả thiết: H0 cần kiểm định là trung bình tổng thể của các nhóm so sánh bằng nhau: H0: không có sự khác biệt giữa các trung bình của các nhóm được phân loại theo biến định tính Nếu: Sig (2-tailed) ≤ 0.05 thì bác bỏ giả thiết H0 Sig (2-tailed) > 0.05: chưa có cơ sở bác bỏ giả thiết H0  Phân tích hồi quy bội: Mô hình hồi quy bội là mối liên hệ giữa một biến phụ thuộc với ít nhất 2 biến độc lập là một hàm tuyến tính Mô hình hồi quy bội:     Yi =  0  1 * X 1i +  2* X 2i +…+  p X pi +  i Trong đó:  Yi : Biến phụ thuộc 0 : Hệ số chặn (hằng số) 1,  2 ,  p : Các hệ số hồi quy tổng thể  X 1i , X 2i , X pi : Các biến độc lập  i : Sai số ngẫu nhiên 5 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: - Không gian nghiên cứu: Tại ngân hàng BIDV chi nhánh TT Huế - Thời gian nghiên cứu: + Số liệu sơ cấp được lấy từ phòng Kế hoạch - Tổng hợp tại NH BIDV chi nhánh TP Huế + Bảng hỏi được thu thập thông qua việc phỏng vấn khách hàng trong tháng 03/2012 Đối tượng nghiên cứu: Người dân thành phố Huế đã và đang sử dụng dịch vụ gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng BIDV chi nhánh TP Huế SVTH: Võ Thị Huế - K42 QTKD Thương Mại 5 Khoá luận tốt nghiệp PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Tổ chức tín dụng và tiền gửi tiết kiệm 1.1.1.1 Tổ chức tín dụng TCTD là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán TCTD bao gồm hai loại ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác 1.1.1.2 Tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi 1.1.2 Hành vi người tiêu dùng 1.1.2.1 Khái niệm  Có rất nhiều định nghĩa về hành vi tiêu dùng, sau đây là một số định nghĩa tiêu biểu: Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, “Hành vi tiêu dùng chính là sự tác động qua lại giữa các yếu tố kích thích của môi trường với nhận thức và hành vi của con người mà qua sự tương tác đó, con người thay đổi cuộc sống của họ” Hay nói cách khác, hành vi tiêu dùng bao gồm những suy nghĩ và cảm nhận mà con người có được và những hành động mà họ thực hiện trong quá trình tiêu dùng Những yếu tố như ý kiến từ những người tiêu dùng khác, quảng cáo, thông tin về giá cả, bao bì, bề ngoài sản phẩm… đều có thể tác động đến cảm nhận, suy nghĩ và hành vi của khách hàng SVTH: Võ Thị Huế - K42 QTKD Thương Mại 6 Khoá luận tốt nghiệp Theo Philip Kotler, “Hành vi tiêu dùng là những hành vi cụ thể của một cá nhân khi thực hiện các quyết định mua sắm, sử dụng và vứt bỏ sản phẩm hay dịch vụ” “Hành vi tiêu dùng là một tiến trình cho phép một cá nhân hay một nhóm người lựa chọn, mua sắm, sử dụng hoặc loại bỏ một sản phẩm/ dịch vụ, những suy nghĩ đã có, kinh nghiệm hay tích lũy, nhằm thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn của họ” (Solomon Micheal- Consumer Behavior, 1992) “Hành vi tiêu dùng là toàn bộ những hoạt động liên quan trực tiếp tới quá trình tìm kiếm, thu thập, mua sắm, sở hữu, sử dụng, loại bỏ sản phẩm/ dịch vụ Nó bao gồm cả những quá trình ra quyết định diễn ra trước, trong và sau các hành động đó” (James F.Engel, Roger D Blackwell, Paul W.Miniard - Consumer Behavior, 1993) 1.1.2.2 Mô hình hành vi người tiêu dùng Nghiên cứu hành vi tiêu dùng là nghiên cứu quá trình ra quyết định của người tiêu dùng dưới sự ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài Mô hình dưới đây đưa ra cái nhìn tổng quan về hành vi tiêu dùng: Các yếu tố văn hóa Nhận biết nhu Những yếu tố cá nhân Nền văn hóa cầu Tuổi tác Nhánh văn hóa Tìm kiếm Nghề nghiệp Các yếu tố xã hội thông tin Lối sống Địa vị xã hội Đánh giá và lựa chọn giải pháp Những yếu tố tâm lý Nhóm tham khảo Chọn lựa cửa hàng và mua sắm Động cơ Gia đình Nhận thức Quá trình mua sắm Sự hiểu biết Niềm tin và thái độ Hình 1: Mô hình về hành vi tiêu dùng ( Nguồn: Consumer Behavior: Concepts and Applications/ David L Loudon, Albert J.Della Bitta, McGraw - Hill, inc, 1993) Quá trình ra quyết định của người tiêu dùng bao gồm 5 bước Dưới đây nêu ra những nét sơ lược về những bước này Nội dung chi tiết sẽ được đề cập đến trong những phần tiếp theo  Nhận biết nhu cầu: Nhận biết nhu cầu diễn ra khi người tiêu dùng cảm thấy có sự khác biệt giữa hiện trạng và mong muốn, mà sự khác biệt này đủ để gợi nên và kích SVTH: Võ Thị Huế - K42 QTKD Thương Mại 7 Khoá luận tốt nghiệp hoạt quá trình quyết định mua sắm của họ  Tìm kiếm thông tin: Khi nhận ra nhu cầu, người tiêu dùng sẽ thực hiện việc tìm kiếm thông tin Thông thường ban đầu người tiêu dùng sẽ sử dụng những thông tin liên quan từ trí nhớ - thông tin này được gọi là thông tin bên trong Nếu không có được những thông tin bên trong thì người tiêu dùng sẽ tìm kiếm những thông tin bên ngoài để giải quyết vấn đề  Đánh giá và lựa chọn giải pháp: Sau khi người tiêu dùng nhận biết nhu cầu bản thân và tìm kiếm các nguồn thông tin khác nhau có liên quan, bước tiếp theo là họ đánh giá và lựa chọn cho mình một giải pháp phù hợp nhằm thỏa mãn nhu cầu  Chọn lựa cửa hàng và mua sắm: Sau khi lựa chọn được giải pháp hợp lý, người tiêu dùng sẽ chọn lựa cửa hàng và mua sắm Đây là một bước quan trọng trong quá trình quyết định mua hàng của người tiêu dùng  Quá trình sau mua sắm: Quá trình này đề cập đến vấn đề sau khi mua sắm người tiêu dùng cảm nhận thế nào, họ hài lòng ra sao và sử dụng sản phẩm như thế nào 1.1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng Quá trình ra quyết định của người tiêu dùng chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố được minh hoạ như sau: Văn hóa Xã hội Cá nhân Tâm lý Người tiêu - Nền văn hóa - Nhóm tham - Tuổi và khoảng đời - Động cơ dùng - Nhánh văn hóa khảo - Nghề nghiệp - Nhận thức - Tầng lớp xã hội - Gia đình - Hoàn cảnh kinh tế - Hiểu biết - Vị trí,địa vị - Lối sống - Thái độ - Nhân cách và ý thức Hình 2: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua của người tiêu dùng (Nguồn: Lê Thế Giới - Nguyễn Xuân Lãn (2008), Quản trị Marketing)  Nhóm các yếu tố văn hóa Các yếu tố văn hóa có ảnh hưởng sâu rộng nhất đến hành vi của người tiêu dùng SVTH: Võ Thị Huế - K42 QTKD Thương Mại 8 Khoá luận tốt nghiệp Ta sẽ xem xét vai trò của nền văn hóa, nhánh văn hóa và tầng lớp xã hội của người mua - Nền văn hóa (culture): là yếu tố quyết định cơ bản nhất những mong muốn và hành vi của một người Mỗi người ở một nền văn hóa khác nhau sẽ có những cảm nhận về giá trị của hàng hóa, về cách ăn mặc… khác nhau Do đó những người sống trong môi trường văn hóa khác nhau sẽ có hành vi tiêu dùng khác nhau - Nhánh văn hóa (sub-culture): chính là bộ phận cấu thành nhỏ hơn của một nền văn hóa Nhánh văn hóa tạo nên những đặc điểm đặc thù hơn cho những thành viên của nó Người ta có thể phân chia nhánh tôn giáo theo các tiêu thức như địa lí, dân tộc, tôn giáo Các nhánh văn hóa khác nhau có lối sống riêng, phong cách tiêu dùng riêng và tạo nên những khúc thị trường quan trọng  Nhóm các yếu tố xã hội Hành vi của người tiêu dùng cũng chịu ảnh hưởng của những yếu tố xã hội như các nhóm tham khảo, gia đình và vai trò của địa vị xã hội - Địa vị xã hội Lối tiêu dùng của một người phụ thuộc khá nhiều vào địa vị xã hội của người đó, đặc biệt là các mặt hàng có tính thể hiện cao như quần áo, giày dép, xe cộ… Những người thuộc cùng một tầng lớp xã hội có khuynh hướng hành động giống nhau hơn so với những người thuộc hai tầng lớp xã hội khác nhau Những người có địa vị xã hội như thế nào thường tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tương ứng như thế Những người có địa vị cao trong xã hội chi tiêu nhiều hơn vào hàng hóa xa xỉ, cao cấp như dùng đồ hiệu, chơi golf,… - Nhóm tham khảo Nhóm tham khảo của một người là những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến thái độ hay hành vi của người đó Những nhóm này có thể là gia đình, bạn bè, hàng xóm láng giềng, và đồng nghiệp, mà người đó có quan hệ giao tiếp thường xuyên Các nhóm này gọi là nhóm sơ cấp, có tác động chính thức đến thái độ hành vi người đó thông qua việc giao tiếp thân mật thường xuyên Ngoài ra còn một số nhóm có ảnh hưởng ít hưởng hơn như công đoàn, tổ chức đoàn thể - Gia đình Các thành viên trong gia đình là nhóm tham khảo có ảnh hưởng lớn nhất đến SVTH: Võ Thị Huế - K42 QTKD Thương Mại 9 Khoá luận tốt nghiệp hành vi người tiêu dùng Thứ nhất là gia đình định hướng gồm bố mẹ của người đó Tại gia đình này người đó sẽ được định hướng bởi các giá trị văn hóa, chính trị, hệ tư tưởng…Khi trưởng thành và kết hôn, mức ảnh hưởng của người vợ hoặc người chồng trong việc quyết định loại hàng hóa sẽ mua là rất quan trọng  Nhóm các yếu tố cá nhân - Giới tính (sex): Giới tính là yếu tố cá nhân đầu tiên có ảnh hưởng tiên quyết đến hành vi tiêu dùng Do những đặc điểm tự nhiên, phụ nữ và đàn ông có nhu cầu tiêu dùng khác nhau và cách lựa chọn hàng hóa cũng khác nhau Các nghiên cứu đã cho thấy, nếu quyết định lựa chọn hàng hóa của phụ nữ căn cứ chủ yếu vào giá cả, hình thức, mẫu mã của hàng hóa thì đàn ông lại chú trọng đến công nghệ, uy tín của hàng hóa này - Tuổi tác và giai đoạn của chu kỳ sống (age and lifecycle) Ngay cả khi phục vụ những nhu cầu giống nhau trong suốt cuộc đời, người ta vẫn mua những hàng hóa và dịch vụ khác nhau Cùng là nhu cầu ăn uống nhưng khi còn trẻ họ sẽ ăn đa dạng loại thức ăn hơn, trong khi về già họ thường có xu hướng kiêng một số loại thực phẩm Thị hiếu của người ta về quần áo, đồ gỗ và cách giải trí cũng tuỳ theo tuổi tác Chính vì vậy tuổi tác quan hệ chặt chẽ đến việc lựa chọn các hàng hóa như thức ăn, quần áo, những dụng cụ phục vụ cho sinh hoạt và các loại hình giải trí… - Nghề nghiệp và thu nhập (profession and income) Nghề nghiệp và hoàn cảnh kinh tế là một trong những điều kiện tiên quyết ảnh hưởng đến cách thức tiêu dùng của một người Nghề nghiệp ảnh hưởng đến tính chất của hàng hóa và dịch vụ được lựa chọn Người công nhân sẽ mua quần áo, giày đi làm, và sử dụng các dịch vụ trò chơi giải trí khác với người là chủ tịch hay giám đốc của một công ty Hoàn cảnh kinh tế có tác động lớn đến việc lựa chọn sản phẩm tiêu dùng Khi hoàn cảnh kinh tế khá giả, người ta có xu hướng chi tiêu vào những hàng hóa đắt đỏ nhiều hơn - Lối sống (lifestyle) Những người cùng xuất thân từ một nhánh văn hóa, tầng lớp xã hội và cùng nghề nghiệp có thể có những lối sống hoàn toàn khác nhau và cách thức họ tiêu dùng khác nhau Cách sống “thủ cựu” được thể hiện trong cách ăn mặc bảo thủ, dành nhiều thời SVTH: Võ Thị Huế - K42 QTKD Thương Mại 10 ... hiểu đánh giá mức độ ảnh hưởng nhân tố tác động đến định gửi tiền tiết kiệm ngân hàng BIDV _ chi nhánh TP Huế khách hàng cá nhân  Đề xuất số giải pháp nhằm thu hút khách hàng đến gửi tiền. .. Thị Huế - K42 QTKD Thương Mại 15 Khoá luận tốt nghiệp Chương CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀN TIẾT KIỆM CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG BIDV CHI NHÁNH... tiền vừa phải muốn sinh lãi mà chịu rủi ro gửi tiết kiệm ngân hàng lựa chọn số 1.2.2 Ý nghĩa nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến định gửi tiền tiết kiệm khách hàng cá nhân ngân hàng BIDV- chi nhánh

Ngày đăng: 12/12/2013, 12:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan