Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng trong quá trình nhận thức hệ mặt trời qua các thời kỳ

16 1.9K 3
Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng trong quá trình nhận thức hệ mặt trời qua các thời kỳ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng trong quá trình nhận thức hệ mặt trời qua các thời kỳ.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC HUẾTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠMKHOA HOÁ HỌCHÀ THỊ HẢI YẾNVẬN DỤNG QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG TRONG QUÁTRÌNH NHẬN THỨC HỆ MẶT TRỜI QUA CÁC THỜI KỲChuyên ngành: Hoá Vô CơKhoá học 2008 - 2010TIỂU LUẬN TRIẾT HỌCNgười hướng dẫn khoa học:PGS. TS. Nguyễn Tiến DũngHuế, tháng 12 năm 2008 iMục lụcMục lục iChương 1. Mở đầu 11.1. Lý do chọn đề tài. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11.2. Phương pháp nghiên cứu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31.3. Mục đích của đề tài. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31.4. Giới hạn của đề tài. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3Chương 2. Nội dung 42.1. Những sự phát triển ban đầu của thiên văn học. . . . . . . . . . . . . . . . 42.2. Thiên văn học theo quan niệm của người Hi Lạp cổ đại. . . . . . . . . . . . 52.3. Hai mô hình trái ngược nhau để giải thích Hệ mặt trời trong lịch sử nhânloại. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 62.3.1. Mô hình Địa tâm ( The Geocentric Model) . . . . . . . . . . . . . . 62.3.2. Mô hình Vũ trụ của Copernicus (The Copernican model of theUniverse) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 72.4. Các định luật chuyển động của các hành tinh. . . . . . . . . . . . . . . . . 92.5. Phương pháp thực nghiệm điểm mấu chốt quan trọng để chứng tỏ sự đúngđắn của Hệ nhật tâm. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10Chương 3. Kết luận 13Tài liệu tham khảo 14 1Chương 1.MỞ ĐẦU1.1. Lý do chọn đề tài.Con người đã đến được Mặt Trăng, đã đưa các dụng cụ nghiên cứu đến các thiênhà xa xôi, đã đặt được các trạm nghiên cứu ngoài không gian, đã dương được tầm mắtcủa mình vào vũ trụ bao la. Thế nhưng, quá trình nhận thức cho đúng đắn về Hệ mặttrời cũng như toàn vũ trụ đó là một quảng thời gian dài, đầy cam go và thử thách.Lúc đầu, con người nhìn nhận vũ trụ từ các phỏng đoán sơ khai, rồi đúc rút thànhcác kinh nghiệm truyền lại cho đời sau. Các thế hệ đi sau tiếp thu, bổ sung để hoàn chỉnhlại thậm chí phủ định các phát kiến của những người đi trước nếu các phát kiến đó làtrái với khoa học. Trải qua thời gian dài hình thành và phát triển. Đó là quảng thời giandài đấu tranh giữa các tư tưởng trái ngược nhau mà nổi bật nhất là cuộc đấu tranh giữatư tưởng ủng hộ Hệ địa tâm và ủng hộ Hệ nhật tâm, cuối cùng thì Hệ nhật tâm củaCopernicus đưa ra đã đủ sức thuyết phục, đã đủ bằng chứng khoa học để đánh đổ tưtưởng ủng hộ Hệ địa tâm, tư tưởng mà được giáo hội và nhà thờ áp đặt một cách độcđoán, phủ nhận tính đúng đắn khách quan của khoa học tự nhiên.Với các phát kiến khoa học vĩ đại ở cuối thế kĩ XX về mọi lĩnh vực. Trong ngànhthiên văn chúng ta cần phải kể đến, năm 1957 Liên Xô (cũ) lần đầu tiên trong lịch sửphóng thành công vệ tinh nhân tạo Sputnik, đánh dấu cho bước tiến mới trong khoa họctruyền thông tin, khoa học vũ trụ, khoa học thiên văn.Ngày 24 tháng 12 năm 1968, một tàu vũ trụ Apollo đã ở trên quỹ đạo xung quanhMặt Trăng (không định đổ bộ). Nhà du hành vũ trụ Lovell gửi bức thông điệp vô tuyếnsau đây về trái đất, tới cử toa gồm nhiều triệu người: ”sự hiu quạnh mênh mông . củamặt trăng .làm cho bạn nhận thức những gì bạn có ở trên mặt đất” (vast loneliness .ofthe moon . makes you realize just what you have back there on the Earth). Nhà du hành 2vũ trụ Anders bổ sung thêm một lời mô tả trái đất: ”màn độc nhất trong vũ trụ . rấtmỏng manh . nó làm tôi nhớ đến sự trang trí của cây thông Nô-en” (the only color inthe universe . very fragile .it reminded me of a Christmas tree ornament). Lần đầu tiêntrong lịch sử, nhờ bức thông điệp vô tuyến này và một bức ảnh trái đất được truyền vềtừ mặt trăng, con người trên trái đất có được một hiểu biết về kích cở nhỏ bé của tráiđất.Năm 1969, Amstrong là người đầu tiên đổ bộ xuống Mặt trăng và đến cuối năm1972 có thêm năm cuộc đổ bộ nửa xuống Mặt trăng. Rồi đến các con tàu vũ trụ thămdò khác. Hai con tàu vũ trụ mang tên Voyager của Mỹ được phóng đến miền khônggian bên ngoài của Hệ mặt trời vào năm 1977. Mỗi con tàu có khối lượng 103 kg. Cả haitàu thám hiểu Mộc Tinh năm 1979, thám hiểu Thổ Tinh vào năm 1980 và 1981. Sau đó,Voyager II đi qua Thiên Vương Tinh vào năm 1986, đi qua Hải Vương Tinh vào năm1989 và tiếp tục đến các vùng xa xôi hơn. Tàu Voyager I chu du vào vùng không gianbên ngoài của Hệ mặt trời nhưng không đi gần bất cứ hành tinh nào. Voyager là vật thểnhân tạo ở xa chúng ta nhất.Ngày nay, trên thế giới có cácquan chuyên nghiên cứu về thiên văn học và rút racho chúng ta các kết luận chính xác nhất về Hệ mặt trời cũng như toàn vũ trụ. Với các lído nêu trên, tôi chọn đề tài: ”Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng trong Quátrình nhận thức Hệ mặt trời qua các thời kỳ”. Để làm đề tài Tiểu luận Triếthọc của mình với mong muốn giúp cho mọi người có cái nhìn đúng đắn nhất về Hệ mặttrời, nơi mà có Trái đất, hành tinh xanh của chúng ta.Công việc tìm hiểu đề tài và nghiên cứu khoa học là một công việc vô cùng quantrọng và thường xuyên cho mọi người, mọi đối tượng nhất là các học viên Cao học. Đểthực hiện nguyên lý của Đảng về vấn đề giáo dục "học đi đôi với hành, giáo dục kết hợpvới lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội" làm cho kiến thức mọi người ngàymột nâng cao và khắc sâu gắn liền với thực tế xã hội. Đó là một trong những nguyênnhân để tôi lựa chọn đề tài này. 31.2. Phương pháp nghiên cứu.Để nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã thu thập tài liệu, sách báo từ đó tập hợp lạithành đề tài hoàn chỉnh.1.3. Mục đích của đề tài.Đi tìm hiểu sự phát triển của thiên văn học nói chung và đi sâu tìm hiểu sự pháttriển của thiên văn học nhưng trong giới hạn Hệ mặt trời thông qua quan điểm của cácnhà thiên văn trong lịch sử.Vận dụng các quy luật của Triết học Mác-Lê Nin để soi vào vào.1.4. Giới hạn của đề tài.Do thời gian nghiên cứu còn khiêm tốn và trong khuôn khổ của một tiểu luận mônhọc. Chúng tôi chỉ tập trung đề cập đến sự phát triển của thiên văn học thông qua cácnhà thiên văn nổi tiếng, chúng tôi chỉ dẫn chứng qua các quan điểm nói về Hệ mặt trờimà thôi. 4Chương 2.NỘI DUNG2.1. Những sự phát triển ban đầu của thiên văn học.Các nền văn minh cổ đã thu được những kinh nghiệm về sự thay đổi khí hậu và thờitiết qua các quảng thời gian dài.Khoảng 3000 ngàn năm về trước, các nền văn minh ở các lưu vực sông Nin (AiCập), sông Tigơrơ (Babilon), sông Hằng (Ấn Độ) và sông Hoàng Hà (Trung Quốc)đã biết cách xác định thời gian của các mùa cũng như sự dâng nước của các con sôngtương ứng với việc gieo trồng và thu hoạch mùa màng. Người Trung Quốc, Hi Lạp và AiCập bên cạnh suy đoán về nguồn gốc của Vũ trụ còn xây dựng được các lịch dựa trênsự chuyển động của Mặt Trăng và sự thay đổi của các mùa. Ngày nay, chúng ta sử dụngdương lịch, là lịch được tạo ra muộn hơn rất nhiều so với lịch của người Trung Quốc, HiLạp và Ai Cập. Những tri thức thiên văn sơ khai ban đầu này đã có ảnh hưởng lớn tớisự phát triển nông nghiệp trong các nền văn minh cổ và một số nơi như thung lũng sôngNin, mùa màng phụ thuộc hoàn toàn vào việc dự đoán sự dâng nước của sông Nin. Nhưvậy, chúng ta nhận thấy rằng, những nổ lực nhằm giải thích các hiện tượng thiên văn đãđược thúc đẩy bởi việc xem xét thực tế. Vì thời kì cổ đại tri thức con người còn bị hạnchế nên Thiên văn học đã liên quan một cách tự nhiên với các quan điểm tôn giáo. NgườiAi Cập xem các ngôi sao, các chòm sao sáng là các vị thần đã sáng tạo ra vũ trụ. Họ thờcác vị thần Mặt trời, Mặt trăng . Ở Trung Quốc, triết lí sống trung thành với hoàng đếđược mô tả một cách sinh động như các thần dân bao quanh thượng đế, giống như cácngôi sao quay quanh sao Bắc cực. Người Babilon tin rằng các vị thần có thể dẫn dắt đờisống con người. Như vậy, cùng với sự xuất hiện của tri thức, các quan điểm tôn giáo cũngsớm được xuất hiện. 52.2. Thiên văn học theo quan niệm của người Hi Lạpcổ đại.Các nước Trung Đông, đặc biệt là người Hi Lạp, có thể được xem là cái nôi củaThiên văn học cổ đại. Vào khoảng thế kỉ thứ V I trước công nguyên (TCN), Hi Lạp làmột đất nước phồn vinh. Một số nhà triết học bắt đầu từ bỏ quan điểm mê tín và cố gắngđưa ra những câu trả lời có lí trí đối với các câu hỏi liên quan đến thế giới xung quanh.Anaxagoras (499 − 429 TCN), một thành viên của trường phái Pythagore, cho rằngtrái đất hình cầu, như được quan sát thấy trong các hiện tượng nguyệt thực, khi mặttrăng đi vào bóng tối cuả trái đất. Democritus (460 − 370 TCN) cho rằng dải Ngân hàđược tạo bởi các sao ở xa. Heracldes (388 − 325 TCN) cho rằng nhật động của các thiênthể là kết quả của sự quay của Trái đât.Aristotle (384 − 322 TCN), một học trò của Platon, được xem là một trong sốnhững nhà triết học vĩ đại nhất thời bấy giờ. Ông tin rằng Vũ trụ được tạo ra bởi 4 yếutố: Đất, nước, không khí và lửu. Mọi sự chuyển động và biến đổi có thể được giải thíchdựa vào sự vận động của 4 yếu tố này. Mỗi yếu tố có vị trí tự nhiên riêng của nó. Vị trícủa đất là Trái đất, trung tâm bất động của Vũ trụ. Chuyển động của các thiên thể làchuyển động tròn, với vận tốc không đổi. Theo Aristotle, nhật động của các thiên thể chỉlà chuyển động biểu kiến và có thể giải thích theo mô hình địa tâm hoặc theo quan điểmđịa tâm. Vì Trái đất đứng yên và mọi vật đều rơi xuống trái đất nên Ông kết luận rằngTrái đất là trung tâm của Vũ trụ.Một người khác trong thời giai đoạn này lại có ý kiến trái ngược với Aristotle đó làHipparchus (194 − 120 TCN) cho rằng Mặt trời là trung tâm của Vũ trụ và mỗi ngôisao chẳng qua là một mặt trời khác mà thôi. Ông đã sáng tạo ra kĩ thuật quan sát mớimẻ và đã thiết lập một danh mục các ngôi sao được phân loại theo cấp sao của chúng.Ông cũng phát hiện ra sự thay đổi tuần hoàn đường kính góc của Mặt trời. Từ đó Ôngkết luận rằng khoảng cách từ Trái đất tới Mặt trời thay đổi trong năm. Đây là một quanđiểm chống lại Aristotle, chống lại Giáo hội nhưng nó lại góp phần cho khoa học pháttriển. 62.3. Hai mô hình trái ngược nhau để giải thích Hệmặt trời trong lịch sử nhân loại.2.3.1. Mô hình Địa tâm ( The Geocentric Model)Từ thế kỉ thứ II sau công nguyên(SCN), người ta đã biết vị trí và đặc điểm chuyểnđộng của các hành tinh với độ chính xác đáng kể. Claudius Plolemy (100 − 170 SCN),một nhà toán học và thiên văn học Hi Lạp đã phác thảo ra mô hình địa tâm về Vũ trụtrong luận thuyết ”Almagest” vào năm 125 SCN. Một số đặc điểm chuyển động của cácthiên thể được rút ra trên cơ sở các quan sát vào thời bấy giờ và có thể được tóm tắt nhưsau:• Bầu trời quay quanh trái đất với chu kì 24 giờ (nhật động).• Mặt trời, mặt trăng bên cạnh nhật động còn chuyển động đối với các ngôi sao, theochiều ngược chiều nhật động, với chu kì tưng ứng là 365 ngày và 27 ngày.• Các hành tinh cũng chuyển động với các sao theo chiều ngược với chiều nhật độngnhưng cũng có những thờichúng dịch chuyển theo chiều ngược lại nên chuyểnđộng của chúng có dạng nút so với phông tạo bởi các sao cố định.• Hai hành tinh Thuỷ tinh và Kim tinh dao động xung quanh Mặt trời với li giáctưng ứng là 28 độ và 48 độ.Để giải thích vấn đề trên của các thiên thể, Ptolemy đã phác thảo một mô hình vũ trụđịa tâm như sau:• Trái đất nằm ở trung tâm vũ trụ.• Vũ trụ bị giới hạn bởi một mặt cầu chứa các ngôi sao cố định. Mặt cầu này quayxung quanh nột trục đi qua tâm Trái đất.• Mặt trờimặt trăng chuyển động trên các quỹ đạo tròn với vận tốc không đổi,nhưng với chu kì lớn hơn chu kì nhật động. 7• Các hành tinh chuyển động với tốc độ không đổi trên những vòng tròn nhỏ (vòngngoại luân), tâm của ngoại luân chuyển động trên các quỹ đạo tròn xung quanh mặttrời.• Các thiên thể quay xung quanh Trái đất, theo thứ tự xa dần Trái đất: Mặt trăng,Thuỷ tinh, Kim tinh, Mặt trời, Hoả tinh, Mộc tinh và Thổ tinh.Mặc dù mô hình địa tâm (hệ địa tâm) không mô tả một cách đúng đắn bản chất của Vũtrụ nhưng nó được dễ dành chấp nhận bởi nó phù hợp với thuyết ”sáng thế” của Giáo hộiLa Mã. ngoài ra mô hình địa tâm có thể giải thích các quan sát thiên văn trong phạm vichính xác đạt được ở thời đó.2.3.2. Mô hình Vũ trụ của Copernicus (The Copernican modelof the Universe)Những thành tựu của người Hi Lạp và Ai Cập cổ đại là rất quan trọng nhưng vẫnhạn chế và còn quá khiêm tốn ở thiên văn quan sát. Một câu hỏi đặt ra là khoa học phảichăng dậm chân tại chỗ, phải chăng trái đất là trung tâm vũ trụ. Đó là điều mà Giáo hộidựa vào đó để thể hiện uy quyền của mình.Từ thế thế kỉ XV , một số quốc gia ở Châu Âu đã thu được những thành tựu to lớntrong nghệ thuật, khoa học và kinh tế. Christopher Columbus phát hiện ra Châu Mĩtrong khi đi tìm con đường mới tới Ấn Độ. Magellan lần đầu tiên đi vòng quanh trái đất.Trong khoa học, uy lực của Giáo hội và cách giảng dạy độc đoán của Giáo hội bị lunglay. Các vùng đất mới này không có trong kinh thánh, buộc chúng ta phải vẽ lại bản đồthế giới, đó là điều mà giáo hội không bao giờ mong muốn.Mô hình nhật tâm (The heliocentric model) đã được đề xuất bởi một số nhà thiênvăn Hi Lạp. Tuy nhiên, nó bị lãng quên bởi hàng ngày con người chứng kiến chuyển độngnhật động và quan điểm duy trì bởi Giáo hội đều chống lại mô hình nhật tâm. Nhà thiênvăn học Ba Lan tên là Nicolaus Copernicus (19/02/1473 − 19/02/1543) là người đầutiên có đủ can đảm để từ bỏ quan điểm được đông đảo mọi người thừa nhận ấy. Vào năm1543, năm cuối đời của Copernicus, Ông đã xuất bản cuốn sách ”Về sự quay của thiêncầu” (On the Revolutions of Celestial Orbs) trong đó có mô hình vũ trụ nhật tâm: 8• Mặt trời nằm yên ở trung tâm vũ trụ.• Các hành tinh chuyển động xung quanh mặt trời trên các quỹ đạo tròn và cùngchiều.• Trái đất quay xung quanh trục của nó trong khi chuyển động quanh mặt trời.• Mặt trăng chuyển động trên quỹ đạo tròn xung trái đất.• Các hành tinh kể theo thứ tự khoảng cách tăng dần từ mặt trời là: thuỷ tinh, kimtinh, trái đất, hoả tinh, mộc tinh và thổ tinh.• Các sao ở rất xa và cố định trên thiên cầu.Sự thay đổi chủ yếu trong hệ nhật tâm Copernicus là Mặt trời ở trung tâm Vũ trụ vàxem Trái đất chỉ là một hành tinh bình thường trong Hệ mặt trời.Về cơ bản chúng ta nhận thấy rằng, hệ nhật tâm mô tả Hệ mặt trời một cách đúngđắn. Sử dụng mô hình này, người ta có thể giải thích các đặc điểm chuyển động nhìn thấycủa các thiên thể một cách dễ dàng. Ví dụ: sở dĩ có nhật động là do chúng ta quan sát cácthiên thể từ trái đât đang quay; chuyển động dao động của thuỷ tinh và kim tinh xungquanh mặt trời là do hai hành tinh này có quỹ đạo chuyển động gần Mặt trời hơn quỹđạo của Trái đất. Ngoài ra, mô hình nhật tâm cho phép xác định dù chỉ gần đúng chu kỳchuyển động của các hành tinh và khoảng cách từ chúng tới Mặt trời. Hệ nhật tâm củaCopernicus đã đánh bước ngoặc trong nhận thức của con người về Vũ trụ và mở đườngcho sự tiến triển của Thiên văn nói riêng và khoa học nói chung. Rõ rang mô hình nhậttâm mâu thuẫn với giáo lí của nhà thờ nên nó bị chống đối và hoài nghi. Các tác phẩmcủa các nhà khoa học đưng thời khác như Jacdano Bruno, Kepler, Galieo đã làm cho môhình hệ nhật tâm được chấp nhận.Tuy nhiên, để được chấp nhận nó, cái giá phải trả của các nhà khoa học là rất lớn.Jacdano Bruno là nhà văn, nhà hùng biện, giáo sư Đại học người Italia và là một ngườiủng hộ hệ Copernicus. Ông tin rằng mỗi ngôi sao là một Mặt trời khác, chung quanh cácngôi sao cũng có các hành tinh và sự sống không đơn độc trong vũ trụ bao la. Ông đã bịtoà án dị giáo kết án tà đạo và bị thiêu sống ở quảng trường Roma vào năm 1600. [...]... tinh quay quanh sao Beta Pictoris (cách chúng ta 40 năm ánh sáng) và sao Pegasus (cách chúng ta 51 năm ánh sáng) Rỏ ràng, vũ trụ nói chúngHệ mặt trời nói riêng đã được nhận thức đúng đắn trên quan điểm duy vật biện chứng cho dù có những lúc nào đó, những thời điểm nào đó người ta đã nhận thức chưa đúng, chưa rõ ràng, áp đặt mọi người nghe theo, nhưng dù sao thì cuối cùng nó cũng được nhận thức. .. nhân của lực hướng tâm giữ cho các hành tinh chuyển động xung quanh Mặt trời Chúng ta càng tin tưởng hơn nữa sự đúng đắn của Hệ nhật tâm, các nhà khoa học sau tìm cách bổ sung cho các nhà khoa học trước Cũng có thể là phủ nhận hoàn toàn các quan điểm chưa đúng, chưa chính xác của các nhà khoa học trước, quá trình nhận thức này không phải ngày một ngày hai mà nó trải qua hàng thế kỉ, với bao khó khăn... đã mở rộng quan sát ra ngoài dải quang học, tới bước sóng hồng ngoại và vô tuyến Các thiết bị trên các con tàu vũ trụ cho phép các nhà thiên văn quan sát các bức xạ hồng ngoại xa, cực tím Các bức xạ này được truyền về qua các kính thiên văn trên mặt đất Với sự hổ trợ của các thiết bị như trên ngày nay người ta đã phát hiện được hơn 60 hành tinh ở ngoài Hệ mặt trời chúng ta (trong vũ trụ) Trong đó có... sát các thiên thể Các kết quả Ông thu được là rất ngạc nhiên và có ý nghĩa khoa học rất to lớn: • Có các dãy núi và các miệng núi lửa do va chạm trên mặt trăng • Mộc tinh có 4 vệ tinh xung quanh • Mặt trờicác vết đen Ông dùng các vết đen đó để xác định chu kì quay của mặt trời • Kim tinh có các pha giống như Mặt trăng Theo Galilei, đây là bằng chứng chứng tỏ một cách rỏ ràng rằng Kim tinh quay... quỹ đạo của chúng Ba định luật của Kepler mô tả một cách khá đầy đủ các đặc điểm chuyển động của các hành tinh chuyển động quanh mặt trời( quỹ đạo, vận tốc, quỹ đạo, khong cách từ nó tới mặt trời) Kepler là nhà khoa học đầu tiên áp dụng các phương pháp toán học vào nghiên cứu khoa học và biểu diễn các quy luật tự nhiên ờăng các biểu thức toán học một cách rõ ràng, dễ hiểu Phi nói rằng, với sự đống góp... nhiệt độ của các thiên thể Giả thuyết cho rằng một mặt trời là một ngôi sao khác được chấp nhận Các hành tinh là các thiên thể lạnh nhận và phản xạ ánh sáng mặt trời Các thiên thể đều tạo bởi các nguyên tố hoá học như nhau Trong thế kỉ XX, người ta đã chế tạo được các kính thiên văn quang học lớn, kính thiên văn vô tuyến và các giao thoa kế vô tuyến, các camera hồng ngoại và đặc biệt là các kính thiên... để biết chúng một cách đầy đủ hơn 13 Chương 3 KẾT LUẬN Để nhận thức đúng đắn một vấn đề gì đó quả là không dễ dàng Huống chi đây là nhận thức về vũ trụ bao la Nhưng với quá trình nhận thức lâu dài, qua các thế hệ nối tiếp nhau, các luận điểmcác nhà thiên văn đi trước là tiền đề cho các nhà thiên văn sau khám phá Đặc biệt với sự ra đời của Phương pháp thực nghiệm nó đã giúp cho các nhà khoa học... quát cho vật lý học Sự phát triển của vật lý học, toán học và quang học đòi hỏi một cơ sở tổng quát và vững chắc Newton là nhà khoa học có nhiều phát minh quan trọng trong lĩnh vực này Newton sinh năm 1643 trong một gia đình nghèo ở Anh Hoàn cảnh trên đã ảnh hưởng đến quan điểm của Ông và công việc nhìn nhận khoa học của Ông Trong cơ học Ông là người có nhiều đống góp quan trọng Ông đã đưa ra ba định luật... niệm quán tính và đi tới một kết luận quan trọng rằng chuyển động của các vật thể trên Trái đất và chuyển động của các thiên thể về cơ bản là giống nhau Sau khi sinh ra phương pháp thực nghiệm của Galilie, các nhà khoa học đã phát minh ra nhiều định luật vật lý mới trong một số ngành của vật lý học cũng như các nhành khoa học tự nhiên khác nhưng các định luật này chưa cung cấp một cơ sở tổng quát cho vật. .. minh chứng hùng hồn cho sự thành công tuyệt vời của định luật vạn vật hấp dẫn Đó chính là sự đúng đắn của hệ nhật tâm Ngày nay, chúng ta dựa vào đặc điểm các thiên thể liên tục phát ra năng lượng dưới dạng sóng điện từ, mang theo thông tin về tính chất các thiên thể Từ nửa sau thế kỉ XIX, sự phát triển của vật lý học, đặc biệt là nhiệt động lực học, quang phổ học và các thiết bị quang phổ đã cho phép các . SƯ PHẠMKHOA HOÁ HỌCHÀ THỊ HẢI YẾNVẬN DỤNG QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG TRONG QUÁTRÌNH NHẬN THỨC HỆ MẶT TRỜI QUA CÁC THỜI KỲChuyên ngành: Hoá Vô CơKhoá học. các kết luận chính xác nhất về Hệ mặt trời cũng như toàn vũ trụ. Với các lído nêu trên, tôi chọn đề tài: Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng trong Quátrình

Ngày đăng: 12/11/2012, 11:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan