Tài liệu Nhạc Nghệ thuật là gì? pptx

4 768 2
Tài liệu Nhạc Nghệ thuật là gì? pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nhạc Nghệ thuật gì? Orlando Jacinto Garcia - Vũ Ngọc Thăng dịch Thế giới âm nhạc [hiện nay] dường như hơi bị lẫn lộn. Hai mươi lăm năm trước, kinh điển của nhạc Nghệ thuật phương Tây được xem gồm nhạc thời Cổ Ðại hoặc Phục Hưng, qua Barốc, Cổ Ðiển, Lãng Mạn, và đi vào thế kỉ 20. Và loại nhạc mà nhiều người trong công chúng gọi “cổ điển” thì tương đối đã được xác định rõ trong phạm vi tác giả và tác phẩm của họ. Hôm nay, danh mục âm nhạc này không còn được cho duy nhất thích đáng. Ðặc biệt, ở thời hậu hiện đại, khi các phạm trù đang được xác định lại, thì rất dễ để nhiều người khẳng định rằng, một khúc tango, một điệu rock, và một giao hưởng Beethoven, đều như nhau, ngoại trừ có lẽ với các thông số xác định phong cách riêng ấy. Ðiều này có thể tạo ra những phân nhánh tích cực cũng như tiêu cực. Tích cực có thể ở chỗ: mọi kiểu thức âm nhạc đều được nhận thức quan trọng như nhau; và tiêu cực: mọi sự đều bị xem như nhau qua nhiều phương thức. Thế thì, trong xu thế hậu hiện đại hiện hành, làm thế nào một người có thể xác định và/hoặc lĩnh hội các hình thái biểu hiện khác nhau trong âm nhạc? Liệu chỉ cần trả lời các vấn đề liên quan đến phong cách cũng đủ để mô tả các kiểu thức âm nhạc khác nhau? Theo tôi, khi tìm cách lĩnh hội âm nhạc đang khai mào thế kỉ 21, bên cạnh việc khảo sát các thông số về phong cách, cần phải khảo sát nhiều thứ khác. Vậy thì, các quan tâm ấy gì? Tôi tin rằng, nói chung, người ta có thể lĩnh hội và bàn luận về các chức năng và các sự trải nghiệm khác nhau gợi sinh bởi các loại âm nhạc khác nhau. Vì khuôn khổ giới hạn, các khái niệm chung sau đây không có tính cách hoàn thành hoặc toàn diện, mà chỉ một số khái niệm có thể trợ giúp việc làm sáng rõ hiện trạng. Ðể bắt đầu, nhạc phổ cập, nhạc dân tộc, nhạc thương mại v.v., nói chung, có thể được nhận thức nhạc-chức-năng (nghĩa chúng mang chức năng xã hội khá rõ ràng và trực tiếp); và trong truyền thống nhạc Nghệ thuật phương Tây, có một dòng nhạc không mang tính chức năng (chủ yếu tồn tại cho cứu cánh của nó). Về phương diện lịch sử, có thể nói, nhạc- chức-năng được sáng tác để truyền đạt với một lượng công chúng lớn, trong lúc nhạc-phi- chức-năng được viết dành cho một lượng công chúng nhỏ hơn, thường sành về ngữ nhạc ở mức độ nào đó. Những ví dụ về nhạc-chức-năng bao gồm: 1) những bài hát kể lại các sự kiện lịch sử, chính trị, và xã hội/văn hóa; 2) âm nhạc nghi lễ và ăn mừng, có hoặc không kèm theo vũ điệu; 3) âm nhạc viết với mục đích công khai để thu về một món tiền lớn. Ðối với loại nhạc này, thông thường, đối tượng được nhắm đến đã và vẫn một công chúng rộng rãi. Các khái niệm và khác biệt nói trên, tuy quan trọng, nhưng chỉ có tính cách giản lược, cần và sẽ được nêu rõ hơn. Phần lớn nhạc-phi-chức-năng bắt nguồn như nhạc-chức-năng. Một ví dụ thích hợp Thánh nhạc phương Tây, loại nhạc có nhiệm vụ tạo hứng khởi cho người thờ phụng khi tiếp cận các đấng thánh thần của họ. Sau đó thì mục đích chính của nhiều nhạc sĩ soạn loại nhạc này trở thành việc mang lại niềm vui cho giới hoàng tộc đặt hàng viết nhạc (một số họ cũng nhạc sĩ). Ðôi lúc, trị giá của bản nhạc được tăng thêm, tùy theo khả năng của nhà soạn nhạc trong việc gợi sinh các trải nghiệm trừu tượng và phức hợp hơn cho người bảo trợ và cung đình. Trong quá khứ, các nhạc sĩ soạn nhạc-phi-chức-năng cũng thường sáng tác nhạc-chức-năng để phụ thêm nguồn thu nhập. Ở thế kỉ 20, hiếm khi thấy hiện tượng này. Nói chung, do hệ thống bảo trợ hầu như đã chấm dứt, các loại nhạc trừu tượng nhất - được xếp nhạc tuyệt đối - không mang một chức năng nào ngoài sự tồn tại cho cứu cánh của nó. Vì không nhắm viết cho đại số đông và không được họ hiểu, nên loại nhạc này, phần lớn ít lợi lộc về mặt kinh tế. Ở thế kỉ 20, các cơ chế như chính phủ và đại học trở thành các đơn vị hỗ trợ loại tác phẩm này. Ðây loại nhạc, ít người nghe hơn, đã và thường được kính nể vì tiềm năng kích gợi các phản ứng mạnh mẽ ở người nghe, cả thuận lẫn chống. Cũng có thể tìm ra những ví dụ tương tự ở các hình nghệ thuật khác. Những giải thích đơn giản và giới hạn nói trên, liên quan đến quá khứ của nhạc-chức-năng và nhạc-phi-chức-năng, khá hiển nhiên, nhưng thường không được các nhà bàn luận về âm nhạc ở thời hậu hiện đại để ý. Tuy ở một mức độ nào đó được khái quát hóa và giản lược hóa, nhưng tôi tin rằng những giải thích ấy đề xuất vài khái niệm quan trọng, có thể giúp cho việc nhận thức một số tính cách khác biệt giữa một khúc tango, một điệu rock, và một giao hưởng của Stravinsky. Cùng lúc, cũng cần phải nói rằng, các ý niệm ấy, dù quan trọng, nhưng tự chúng không đủ để hình thành việc phân loại và/hoặc nhận thức đầy đủ âm nhạc hiện hữu hôm nay. Bên cạnh những khác biệt về chức năng của âm nhạc trong lịch sử, có thể có một yếu tố quan trọng hơn: khái niệm về sự trải nghiệm gợi sinh bởi các kiểu thức âm nhạc khác nhau. Những khác biệt giữa các phản ứng được gợi sinh đó có thể được nhận thức rất rõ qua việc khảo sát các tác phẩm thuộc các hình nghệ thuật khác, cũng như việc khảo sát các phản ứng gợi sinh từ các tác phẩm ấy. Chẳng hạn, sự trải nghiệm của một người khi đọc một tác phẩm của Michael Crichton hoặc của Mickey Spillane thì không giống sự trải nghiệm của một người khi đọc James Joyce hoặc Borges. Các nhà văn trước không hơn các nhà văn sau, nhưng dứt khoát, các tác phẩm của họ gợi sinh những phản ứng khác nhau. Các tiểu thuyết của hai nhà văn trước thường bao gồm lối kể chuyện hấp dẫn và có thể hết sức thú vị. Các tác phẩm của hai nhà văn sau trừu tượng hơn và gợi sinh một sự trải nghiệm rất khác về mặt trí thức và cảm xúc (thú vị cho số người này, nhưng không thú vị cho số người kia). Thường thì phải đọc lại vài lần các tác phẩm của các nhà văn sau, thì người ta mới có thể lĩnh hội các chi tiết, cũng như lĩnh hội một số khái niệm được thể hiện hết sức trừu tượng. Có thể nêu lên một trường hợp tương đồng khi khảo sát nghệ thuật thị giác. Sự trải nghiệm của một người khi ngắm một bức tranh màu nước của Carolyn Blish tả cảnh bờ biển, thì không giống sự trải nghiệm của một người khi ngắm bức Guernica của Picasso. Bức màu nước có thể gợi thú vị cho mắt nhìn và thậm chí có thể một sự góp mặt tuyệt vời cho không gian sống của một người. Còn bức Picasso, do tính cách miêu tả siêu thực và tưởng tượng trừu tượng về các biến cố khủng khiếp, có thể lại tạo sự bất an. Xem lại nhiều lần việc cần thiết để lĩnh hội tác phẩm này và việc bao gồm nó trong không gian sống của một người có thể mang hoặc không mang lại sự thú vị. Giống như ví dụ trước, các trải nghiệm ấy không hơn hoặc kém; nhưng đích thị chúng khác nhau. Cũng có thể nêu lên một ví dụ tương tự trong âm nhạc. Sự trải nghiệm khi nghe một bản nhạc của Michael Jackson, của Julio Iglesias, của Madonna hoặc một bản tango của Gardel, thì không giống sự trải nghiệm khi nghe Symphony of Psalms của Stravinsky, Symphonie Fantastique của Berlioz, hoặc Cantata para America Magica của Ginastera. Các tác phẩm của nhóm trước có thể gợi hứng cho một người nhún nhảy, hát theo, hoặc trò chuyện cùng một người bạn trong quán nước; trong lúc các tác phẩm của nhóm sau thường thì không. Với các tác phẩm của Stravinsky, Berlioz, và Ginastera, có thể cần nghe lại nhiều lần mới có thể hội nhận và có những phản ứng, trong khi điều này có thể không phải trường hợp của các ví dụ trước. Xin nhắc lại, nhóm này không hơn nhóm kia; đúng hơn, phản ứng về tác phẩm và sự trải nghiệm mà một người có, rất khác nhau. Thế thì, một cách tổng quát, các sự trải nghiệm ấy có điểm gì chung? Mỗi trường hợp của các ví dụ sau hẳn trừu tượng hơn so với mỗi trường hợp của các ví dụ trước (nghĩa là, dời xa các kinh nghiệm về thực tại cụ thể và cuộc sống hằng ngày hơn). Liệu điều này nhất thiết khiến sự trải nghiệm của người này hơn sự trải nghiệm của người kia? Hẳn không, vì rằng một sự trải nghiệm trừu tượng, có thể đối với một số người có thực chất, nhưng cho số khác, thường lại tạo nhiều khó chịu. Một phản ứng khó chịu có thể lí do khiến một cá nhân đóng lại sự trải nghiệm mà tác phẩm ấy đang khơi gợi (phản ứng thông thường của những người chưa quen [với loại nhạc ấy]). Cùng lúc, việc đạt được sự tán thưởng lớn nhất trong công chúng, không nhất thiết hàm nghĩa tác phẩm này mang giá trị cao. Trái lại, nhiều trường hợp, sự tán thưởng đại chúng lại ngụ ý, cái đang được tán thưởng sáo rỗng và không mang nhiều giá trị. Thế thì hàm ý của quan điểm này gì? Thứ nhất, phong cách không phải nhân tố quyết định để xác định cái mà nhạc Nghệ thuật hoặc không là. Ðúng hơn, trong một phạm vi nhất định, chức năng của âm nhạc, và quan trọng hơn, các kinh nghiệm được âm nhạc gợi sinh, mới nhân tố quyết định. Một số người có thể đặt câu hỏi, thế còn nhạc jazz thì sao? Câu trả lời của tôi bạn muốn nói đến ai? – một John Coltrane gần đây hay bất cứ thứ gì của Kenny G – và nhạc của họ gợi sinh trong bạn những trải nghiệm gì? Cũng thế, đối với một số nhạc sĩ pop và rock? Bạn muốn nói Michael Jackson hay Brian Eno? Còn các bản nhạc-chức-năng mà Mozart, Haydn, và các nhạc sĩ khác sáng tác thì sao? Liệu mọi sự đều trắng hay đen? Ðương nhiên không, và có rất nhiều vấn đề cần tiếp tục bàn luận. Một số thể loại và tác phẩm thì rất khó giải thích, nhưng đây chính điều làm cho việc bàn luận âm nhạc trở nên hết sức thú vị. Cuối cùng, một lời vắn gọn về nhãn hiệu nhạc Nghệ thuật. Một số người nhạy cảm cho rằng, khi ngụ ý loại nhạc này nghệ thuật, loại nhạc kia thì không, tức đã hạ nghĩa loại kia. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng, thuật ngữ nhạc Nghệ thuật bắt nguồn từ thuật ngữ Art Song/Ca khúc Nghệ thuật, áp dụng cho một số ca khúc ở thế kỉ 19, để phân biệt với các loại ca khúc khác cùng thời. Thuật ngữ còn được sử dụng như một phương cách để phân biệt Ca khúc Nghệ thuật với khái niệm “Nghệ thuật âm nhạc /Art of Music”. Ðiều này không có nghĩa nhạc Nghệ thuật ưu việt hơn các loại nhạc khác mà chỉ giản dị để nói rằng, nhạc Nghệ thuật bắt nguồn từ truyền thống Ca khúc Nghệ thuật (tương tự với nghệ thuật thị giác cùng thời). Nếu như tôi cảm thấy việc sử dụng thuật ngữ nhạc nghiêm túc [bác học] hoặc nhạc cổ điển cho nhạc Nghệ thuật không thích hợp, thì việc chọn thuật ngữ này, cái vốn nảy sinh từ ý niệm Ca khúc Nghệ thuật, lại không tạo cho tôi vấn đề gì. Hơn nữa, chính cái nhu cầu tiếp thị đại chúng đã biến thuật ngữ “nhạc cổ điển” thành một thuật ngữ tiện dùng trong công chúng, dù khi họ nói về Bach hay Stravinsky. Ðiều tôi đề xuất trong bài viết ngắn này không mang nghĩa một khảo nghiệm cứng nhắc để phân loại âm nhạc, nhưng đúng hơn, một nỗ lực nhằm xử lí một hiện tượng, mà theo ý tôi, rõ ràng hiện hữu. Ðây cũng mong ước của tôi khi nêu lên một số khái niệm triết học để các nhạc sĩ xem xét khi bàn về các kiểu thức âm nhạc khác nhau. Hồi trẻ tôi có may mắn lớn được học triết. Nếu có điều gì tôi học được từ bộ môn này, thì đó sự thể, nếu như người ta không bao giờ có thể biết được chân lí, thì người ta có thể cố gắng tiếp cận nó. Ðây cũng điều tôi rán thực hiện khi đề xuất một số khái niệm trong bài viết ngắn này. . biệt Ca khúc Nghệ thuật với khái niệm Nghệ thuật âm nhạc /Art of Music”. Ðiều này không có nghĩa là nhạc Nghệ thuật ưu việt hơn các loại nhạc khác mà. nhạc trở nên hết sức thú vị. Cuối cùng, một lời vắn gọn về nhãn hiệu nhạc Nghệ thuật. Một số người nhạy cảm cho rằng, khi ngụ ý loại nhạc này là nghệ thuật,

Ngày đăng: 11/12/2013, 19:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan