Đề tài sử dụng hình ảnh trong giảng dạy chữ hiragana

40 732 2
Đề tài sử dụng hình ảnh trong giảng dạy chữ hiragana

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Như chúng ta đã biết, tiếng Nhật được xếp vào loại hình ngôn ngữ chắp dính, khác hẳn với loại hình đơn lập của tiếng Việt. Tiếng Nhật có một hệ thống chữ viết khá phức tạp. Trong ngôn ngữ này có sự hiện diện của cả 4 loại chữ viết. Mỗi một loại chữ viết lại giữ một vai trò khác biệt trong câu. Chữ Romaji dùng để ghi trên các nhãn hiệu hàng hóa, hay trên các b ảng hiệu với mục đích cho người nước ngoài nhận biết. Chữ Katakana dùng để phiên âm các từ mượn của nước ngoài, từ ngữ khoa học kỹ thuật. Chữ Kanji giữ vai trò cơ bản trong việc thể hiện các ý chính trong câu. Phối hợp với Kanji là Hiragana, đây là những kí hiệu âm tiết ghi các từ ngữ phụ trợ, các phầm mềm biến thể của các động từ, tính từ. Trong câu văn tiếng Nhật có th ể vắng mặt Romaji và Katakana, nhưng không thể vắng mặt Kanji và Katakana. Nếu là những câu đơn giản, đối tượng đọc là người bắt đầu học tiếng Nhật, hoặc người viết là trẻ em thì có thể chỉ có sự hiện diện của chữ Hiragana mà không cần sự có mặt của chữ Kanji. Từ đó chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của chữ Hiragana trong tiếng Nhật. Tuy nhiên chữ Hiragana không ph ải là dễ học. Thật vậy, bất kỳ ai khi bắt đầu học tiếng Nhật đều phải bắt đầu bằng chữ Hiragana. Bảng chữ Hiragana không chỉ có 29 chữ cái như tiếng Việt, hay 26 chữ cái như trong tiếng Anh, mà nó có đến 46 âm trong và 25 âm đục, tổng cộng có 71 âm. Do đó để nhớ được bảng chữ Hiragana không phải là đơn giản. Theo kết quả khảo sát, có đến 82% số người học trả lời là Hiragana rất khó học. Vấn đề đặt ra cho những người đang đứng lớp, trực tiếp giảng dạy bảng chữ này như chúng tôi là phải làm cách nào giúp học viên của mình có thể nhớ bảng chữ trong thời gian nhanh nhất để họ có thể bắt đầu vào bài học trong sách giáo khoa, đặc biệt là làm sao để người học phát âm chuẩn ngay từ những chữ cái đầu tiên,vì thế trong quá trình giảng dạy, chúng tôi không ngừng nghiên cứu, tìm ra nh ững phương pháp mới phục vụ cho việc dạy. Đề tài“Sử dụng hình ảnh trong giảng dạy chữ Hiragana ” sẽ thể hiện được kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Sử dụng hình ảnh để dạy chữ Hiragana mà chúng tôi đề ra, không phải là phương pháp dạy cách viết, mà là phương pháp giúp người học nhớ cách đọc, phát âm chính xác và 2 thuộc chữ, khi đã nhận diện được chữ thì việc viết chữ không phải là vấn đề. Có thể áp dụng phương pháp này kết hợp với những phương pháp đang áp dụng hiện nay để giờ học hiệu quả hơn. 2. Ý nghĩa khoa học của đề tài: Đề tài có thể cung cấp một lượng kiến thức liên quan đến một loại chữ viết của người Nhật, chữ Hiragana. Hơn thế nữa, đề tài còn cung cấp cho giáo viên một bộ sưu tập hình ảnh để giảng dạy loại chữ này, nhằm giúp người học tiếng Nhật nói chung và những sinh viên năm nhất ngành Nhật Bản của Đại học Lạc Hồng nói riêng có thể nắm bắt, ghi nhớ âm đọc, phát âm chính xác, nhận diện được bảng chữ trong thời gian nhanh nhất, từ đó làm cho người học cảm thấy hứng thú trong việc học, tạo một khởi đầu tốt đẹp trong “hành trình” học tiếng Nhật của mình. Đồng thời, với tham vọng của mình, tôi hy vọng có thể vận dụng phương pháp dạy này để biên soạn một quyển tập viết dễ học, dễ nhớ dành cho nh ững người bắt đầu học chữ cái tiếng Nhật. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Hiện tại trên các trang Web tiếng Nhật, Việt, Anh có rất nhiều các bài viết liên quan đến chữ Hiragana, trong số đó bài viết về lịch sử hình thành và phát triển của loại chữ này chiếm con số rất ít, phần lớn là các bài giới thiệu bảng chữ, dạy cách viết chữ, các trò chơi để nhận diện chữ, cũng như cách đọc của từng chữ. Tuy nhiên cách dạy viết chữ trên các trang Web này rất đơn đi ệu, thể hiện thứ tự các nét viết bằng các con số và mũi tên, nét nào trước được đánh số 1 và mũi tên chỉ hướng viết. Bảng chữ chỉ đơn thuần thể hiện tất cả các chữ cái và cách đọc của từng chữ… Ngoài các trang Web, hiện trên thị trường cũng có rất nhiều sách liên quan đến chữ Hiragana, nhưng chủ yếu cũng là những sách giới thiệu về bảng chữ , về cách viết chữ như: じっせんにほんご、かなワークブック Của hội nghiên cứu tiếng Nhật. Nội dung quyển này toàn bộ trình bày về cách viết chữ với cách trình bày như sau: đầu tiên là thể hiện toàn bộ bảng chữ, kế đến là các chữ mẫu đứng đầu mỗi hàng, tiếp theo là chữ có ghi chú thứ tự các nét viết. Cách trình bày như thế này hơi đơn điệu, không gây được hứng thú cho người học. Tuy nhiên sau khi viết tất cả bảng chữ, ở nhữ ng trang cuối có phần luyện tập và có hình ảnh minh họa. Nếu ngay từ đầu có hình ảnh minh họa để dễ nhớ từ thì có lẽ sách này sẽ hoàn thiện hơn. 3 Quyển Tự học tiếng Nhật của tác giả Trần Việt Thanh, trong 74 trang đầu tiên, tác giả này copy 100% nội dung của quyển じっせんにほんご、かなワークブック . Nên có thể nói tác giả này “đạo sách nước ngoài” chứ không hề có đóng góp gì. 日本語かな入門、Do 国際交流基金日本語国際センター biên soạn. Nội dung quyển sách này xoay quanh chữ Hiragana và Katakana. Toàn bộ bảng chữ Hiragana được tác giả bố trí trong 10 bài. Sau khi học lần lượt 15 chữ thì có phần từ vựng, những từ vựng này được tạo thành từ những chữ đã học. Tuy nhiên chất lượng hình vẽ kém, không bắt mắt, hơn nữa ở Việt Nam chưa có bản quyề n xuất bản sách này, nên sách này hầu như chưa được người học biết đến. Quyển Ngữ pháp tiếng Nhật hiện đại, của tác giả Trần Sơn, trong Phần 1, Những đặc điểm của ngôn ngữ Nhật Bản, có giới thiệu về bảng chữ Hiragana, nhưng tác giả không viết bằng chính chữ Hiragana, mà dùng chữ Latinh phiên âm. Phương pháp này không hiệu quả vì chỉ giúp người học nhớ cách đọc ch ứ không nhớ cách viết và không thể nhận diện được mặt chữ. Quyển Tự học viết tiếng Nhật căn bản, của tác giả Lê Kháng Vy, cách trình bày của tác giả có khác hơn so với các tác giả khác, đầu hàng là các chữ mẫu, sau đó thể hiện từng nét trong từng khung. Ví dụ: chữ gồm 3 nét thì mỗi nét được viết một khung. Ngoài ra tác giả còn giới thiệu các loại Font chữ trong tiếng Nhật tương ứng v ới các chữ viết. Tuy nhiên cũng chưa có hình ảnh minh họa. Quyển Tiếng Nhật câu và chữ của Đoàn Nhật Chấn, tác giả không trình bày từng chữ riêng biệt, mà trình bày cả hàng, không chỉ Hiragana, mà còn thể hiện luôn cả bảng Katakana và phiên âm, nên người học nhìn vào hơi rối mắt. Sau mỗi hàng tác giả cũng bổ sung thêm phần từ vựng, nhưng vẫn còn đơn điệu, thiếu hình minh họa cho từng vựng. Quyển Tự học tiếng Nhật theo nhân vật phim hoạt hình, do tác giả Nhân Văn biên soạn. Sách có phần trình bày cách viết chữ Hiragana và có hình ảnh được in màu rất đẹp mắt, thế nhưng giữa hình ảnh và phần chữ Hiragana hoàn toàn không liên quan gì với nhau. Ví dụ trang 3, phần trên thể hiện cách viết chữ あ、tác giả lại đưa vào hình ảnh chiếc máy bay ひ こうき、quả táo りんご. Do đó đề tài “Sử dụng hình ảnh trong giảng dạy chữ Hiragana” đặc bi ệt chú trọng đến việc sử dụng hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, và thứ tự xuất hiện của chữ 4 Hiragana trong bảng chữ. Những hình ảnh được tác giả chọn lọc đều có tác dụng giúp nhớ được chữ mới xuất hiện đồng thời có thể ôn lại những chữ trước đó. Do đó có thể khắc phục được những thiếu sót của những tác giả nghiên cứu trước, từ đó đi đến hoàn thiện được giáo trình dạy chữ Hiragana. 4. Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp điều tra thống kê xã hội học, kết hợp với phương pháp phân tích để giải quyết các vấn đề mà chúng chúng tôi đã đặt ra. 5. Đối tượng nghiên cứu: Chữ HIRAGANA, một loại chữ cái của Nhật Bản 6. Đối tượng khảo sát: Tất cả các giáo viên đang dạy tiếng Nhật tại trường Đại học Lạc Hồng, một số giáo viên trường đại học Khoa học XH&NV, trường Đại học phạm, Trung tâm ngoại ngữ Nhật Anh, Trung tâm ngoại ngữ Bách Khoa. Sinh viên ngành Nhật, khoa Đông phương, trường Đại học Lạc Hồng và học viên tiếng Nhật tại trung tâm Nhật Anh, Bách Khoa. 7. Bố cục Để trình bày đề tài này chúng tôi lần lượt giải quyết 3 nội dụng sau đây: 1. Tìm hiểu đôi nét về chữ Hiragana 2. Thực trạng của việc dạy chữ Hiragana tại trường Đại học Lạc Hồng và một số trung tâm dạy tiếng Nhật tại Đồng Nai. 3. Hình ảnh sử dụng trong giờ dạy chữ Hiragana 5 PHẦN NỘI DUNG 1. TÌM HIỂU ĐÔI NÉT VỀ CHỮ HIRAGANA Hiragana được biết đến như là một loại chữ cái trong tiếng Nhật, đôi khi người ta chỉ biết học nó và xem việc học ấy như là một điều kiện cần, một công cụ để đến với ngôn ngữ của xứ sở mặt trời mọc, mà người ta không cần biết loại chữ này từ đâu ra, có những đặc đ iểm gì, và đóng vai trò như thế nào trong tiếng Nhật. Tuy nhiên tìm hiểu về nó cũng là điều vô cùng thú vị và bổ ích, biết được những đặc điểm của nó sẽ giúp người học tiếp thu nó một cách nhanh chóng hơn. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc đưa phần tìm hiểu về Hiragana vào bài viết này. 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Cho đến thế kỷ thứ 5, người Nhật vẫn sử dụng hoàn toàn văn tự của Trung Quốc và đến lúc họ mong muốn được diễn đạt cách phát âm theo kiểu riêng của mình, không phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc. Họ đã dùng một loại chữ của Trung Quốc gọi là Vạn Diệp Giả Danh (Manyogana 万葉仮名) để biểu diễn cách phát âm. Từ đó người Nhật lại muốn phát triển nó thành một bộ chữ cho dân tộc mình, thế là họ đã tạo ra chữ Hiragana theo dạng của chữ Thảo (草書 thảo thư). Đây là loại chữ được viết vào khoảng năm 650, thời nhà Đường. Ví dụ như chữ 「あ」giống「安」、「い」giống「以」…. Trong thời gian đầu, Hiragana không được mọi người chấp nhận. Nhiều người cảm thấy tiếng Trung Quốc vẫn là ngôn ngữ của những người có họ c. Trước đây, ở Nhật Bản, nam giới thường dùng loại chữ viết gọi là ONODE(男手), còn nữ giới thường dùng dạng chữ Thảo. Do đó Hiragana ban đầu phổ biến ở giới nữ, những người không có được địa vị xã hội và học vấn như đàn ông. Từ đó Hiragana còn được gọi là NONNADE(女手). Các tác phẩm văn học xuất hiện vào thời này, nếu tác giả là n ữ thì đều sử dụng loại chữ này để viết, chẳng hạn truyện Genjimonogatari (源氏物語). Sau một thời gian không lâu lắm thì các tác giả là nam giới bắt đầu sử dụng Hiragana để viết văn. Hiragaga được dùng để viết các tác phẩm không chính thức như thư cá nhân . Đến năm 1900, tức năm Minh Trị thứ 33, chữ Hiragana được chính thức thừa nhận và được sử dụng với vai trò như hiện nay. 6 1.2 Giới thiệu bảng chữ Hiragana 1.2.1 Bảng chữ Nguyên âm đơn Nguyên âm đôi あ い う え お や ゆ よ Âm trong Âm ghép trong か き く け こ きゃ きゅ きょ さ し す せ そ しゃ しゅ しょ た ち つ て と ちゃ ちゅ ちょ な に ぬ ね の にゃ にゅ にょ は ひ ふ へ ほ ひゃ ひゅ ひょ ま み む め も みゃ みゅ みょ や ゆ よ ら り る れ ろ りゃ りゅ りょ わ を ん Âm đục Âm ghép đục が ぎ ぐ げ ご ぎゃ ぎゅ ぎょ ざ じ ず ぜ ぞ じゃ じゅ じょ だ ぢ づ で ど ば び ぶ べ ぼ びゃ びゅ びょ ぱ ぴ ぷ ぺ ぽ ぴゃ ぴゅ ぴょ 1.2.2 Phát âm Phần lớn chữ Hiragana có cách phát âm gần giống với cách phát âm trong tiếng Việt, chỉ có một số ít là khác hoàn toàn. Như chữ し đọc là SHI khi đọc hơi uốn lưỡi, chữ つ đọc là TSU, khi phát âm phải đưa đầu lưỡi ra gần cửa răng làm cho hơi bị rít, chữ ふ đọc như “hư” nhưng phải cho hơi bật ra. 7 Sau đây là toàn bộ bảng chữ Hiragana, khác với cách viết của các tác giả khác, họ phiên âm theo kiểu Quốc tế, thế nhưng do có khá nhiều chữ Hiragana có cách phát âm giống tiếng Việt, nên chúng tôi quyết định sử dụng tiếng Việt để phiên âm những chữ giống đó. Nguyên âm đơn Nguyên âm đôi a i ư ê ô ya yu yo Âm trong Âm ghép trong ka ki kư kê kô kya kyu kyô sa shi sê sô sha shu shô ta chi tsư tê tô cha chu chô na ni nư nê nô nya nyu nyô ha hi fư hê hô hya hyu hyô ma mi mư mê mô mya myu myô ya yư yô ra ri rư rê rô rya ryu ryô wa ô n Âm đục Âm ghép đục ga gi gư gê gô gya gyu gyô za ji zư zê zô ja ju jô đa (ji) (zư) đê đô ba bi bư bê bô bya byu byô pa pi pư pê pô pya pyu pyô Tuy nhiên, nếu sử dụng bàn phím của đánh máy tính để đánh thành chữ Hiragana, thì những chữ mang vần ư, ê, ô thì phải chuyển sang u,e,o theo phiêm âm quốc tế. 1.3 Đặc điểm của chữ Hiragana Nhìn bảng chữ trên ta nhận thấy, chữ Hiragana có tất cả 5 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi, các phụ âm đều ghép với 5 nguyên âm đôi để trở thành phụ âm chính, và ghép với 3 nguyên âm đôi để trở thành các âm ghép. Tổng cộng có đến 46 thanh âm (âm trong), 25 trọc âm (âm đục), 21 âm ghép trong và 12 âm ghép đục. Trong đó bao gồm một phụ âm ん, dùng gần giống như chữ N trong tiếng Việt, nhưng khác ở chỗ nó không được 8 phép đứng trước làm phụ âm đầu. Ví dụ chữ かん (Ka+n) đọc là Kan. Như vậy nếu tính luôn cả âm ghép, thì bảng chữ Hiragana không chỉ 72 âm mà lên đến 104 âm.[3, trang 13]. Mặc dù có rất nhiều âm, nhưng thật ra chỉ cần nhớ được 46 thanh âm là có thể biết được cách đọc, cách viết của các âm khác bởi vì trọc âm và các âm ghép được cấu tạo từ những thanh âm. Cụ thể như thêm dấu dakuten (濁点) (゛) vào phía trên một số phụ âm sẽ biến các phụ âm (phụ âm điếc) này thành các phụ âm khác (phụ âm kêu). Việc thêm này được thực hiện ở các hàng K,S,T, H, và lần lượt biến thành các hàng G,Z,Đ, B. Tiếp đến ở hàng H còn có thể thêm handakuten (゜) (半濁点) để biến hàng này thành hàng P. Ba chữ ya, yu và yo (ゃ, ゅ và ょ) nếu viết nhỏ lại, rồi thêm vào góc phải, bên dưới các chữ thuộc cột i 「い」sẽ biến thành các âm ghép. Tất cả các chữ Hiragana còn thống nhất với nhau theo cộ t và hàng. Như ở cột あ (A) thì tất các chữ trong cột này đều có âm đọc là (A) Ka, sa, ta, na; ở hàng か, tất cả các chữ trong hàng đều có âm đầu là K, ka, ki, kư, kê, kô 1.4 Vị trí & vai trò của chữ Hiragana trong tiếng Nhật Trong tiếng Nhật, Hiragana được sử dụng để ghi tiếp vị ngữ của động từ, hình dung từ, như tabemashita (食べました, "đã ăn"), hay thường giữ vai trò là các bộ phận của trợ từ, trợ động từ như kara (から, "từ" (từ đâu đến đâu) hay tiếp vị ngữ ~san (さん, "Ông, bà, cô ."), hay đối với các từ mô tả sự vật đã được người Nhật gọ i tên từ lâu, không tồn tại kanji hay waseikanji (和製漢字) tương ứng, thì người ta cũng viết bằng Hiragana. Ví dụ: meshi (めし, "thức ăn"), yadoya (やどや, "nhà trọ"). Ngoài ra chữ hiragana còn được dùng để phiên âm chữ kanji cho dễ đọc, gọi là furigana (振り仮名, Chân giả danh). 9 2. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY HIRAGANA TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG VÀ MỘT SỐ TRUNG TÂM DẠY TIẾNG NHẬT. Hiện nay mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản đang trên đường phát triển rất tốt đẹp. Với một lực lượng lao động trẻ, dồi dào và một thị trường tương đối lớn, Việt Nam đã và đang trở thành điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có không ít nhà đầu tư đến từ Nhật Bản. Chính vì lẽ đó mà phong trào học tiếng Nhật ở Việt Nam ngày càng phát triển và lan rộng. Tiếng Nhật được đưa vào giảng dạy khá nhiều trong các trường Đại học, Cao đẵng, một số trường phổ thông và các trường Nhật ngữ, các trung tâm ngoại ngữ… Mảnh đất Đồng Nai được xem là một trong những nơi tập trung rất đông các khu công nghiệp, trong đó có không ít công ty có vốn đầu tư của người Nhật. Cho nên trên mảnh đất này phong trào dạy và học tiếng Nhật diễ n ra khá sôi động, nhiều cơ sở đào tạo tiếng Nhật ồ ạt ra đời, tuy nhiên đào tạo một cách “bài bản” thì chỉ có ở Khoa Đông Phương, Trường đại học Lạc Hồng. Để người học có thể nghe, nói tốt với người bản xứ trong công ty, nên có không ít cơ sở đào tạo tiếng Nhật chỉ tập trung vào đàm thoại, họ dạy chủ yếu bằng phiên âm Romaji, nên ng ười học ít có cơ hội tiếp xúc với Hiragana. Còn lại, các cơ sở đào tạo tiếng Nhật khác đều dạy đàm thoại lẫn viết, cho nên học viên tiếp xúc được với Hiragana. Buổi học đầu tiên là thời gian làm quen với bảng chữ cái Hiragana. Như đã trình bày, số lượng chữ trong bảng chữ này khá nhiều, nên người học phải mất một thời gian khá dài để học. Tại khoa Đông Phương, trườ ng đại học Lạc Hồng, sinh viên được học bảng chữ với ít nhất 3 giáo viên khác nhau, kết hợp giữa nghe trực tiếp chính giọng người bản xứ, nghe giọng đọc của người bản xứ qua CD và viết. Theo chương trình học, thời gian học bảng chữ Hiragana chiếm đến 24 tiết học. Tại hầu hết các trung tâm ở Đồng Nai, chỉ một giáo viên duy nhất đảm trách dạy bảng chữ này, nên th ời gian dạy kéo rất dài, cả một tháng. Do hạn chế về công cụ giảng dạy, nên phần lớn các giáo viên khi dạy viết chữ đều sử dụng phấn và bảng là chủ yếu. Giáo viên viết lên bảng cách viết từng chữ, từng nét, học viên tập viết theo. Cứ như thế cho đến chữ cuối cùng trong bảng chữ. Song song với dạy viết là dạy đọc. Tại các trung tâm ngoại ngữ, thông thườ ng trong thời gian này người bản xứ chưa được bố trí vào giảng dạy, nên giáo viên người Việt sẽ đọc trước và học viên đọc theo, hoặc 10 học viên đọc lại sau khi nghe âm đọc từ CD. Do đó sẽ gây ra tình trạng nhàm chán nơi người học. Kết quả khảo sát về cách dạy Hiragana tại 2 trung tâm ngoại ngữ cho thấy: Bảng 1 Cách dạy Hiragana tại một số trung tâm ngoại ngữ Nội dung khảo sát Số lượng người trả lời % Dạy đọc, viết từng chữ cho đến hết bảng chữ 27 45.0 Dạy đọc, viết kết hợp với dạy từ vựng để nhớ chữ 18 30.0 Cả 1 và 2 nhưng kết hợp cho xem hình ảnh minh họa cho ý nghĩa từ vựng. 11 18.3 Khác 4 6.7 Tổng 60 100.0 Trong giờ dạy Hiragana, hầu hết giáo viên chỉ cho đọc và viết là chủ yếu. 45% số người học cho là giáo viên chỉ dạy đọc và viết, viết đi, viết lại nhiều lần để thuộc, chứ không dạy cho họ cách nhớ chữ . 30% số học viên cho rằng giáo viên của họ thỉnh thoảng dạy chữ kết hợp với cho một vài từ vựng, 18% số người học cho là giáo viên c ủa họ có sự kết hợp giữa học chữ trong từ và có hình ảnh minh họa, nhưng số lượng chữ được học như vậy rất ít, chỉ vài chữ. Khác với trung tâm, tại Đại học Lạc Hồng, giáo viên Bản xứ sẽ đóng vai trò chủ yếu trong giờ dạy phát âm, giáo viên người Việt chịu trách nhiệm trong giờ dạy viết bảng chữ cái. Tuy nhiên với số lượ ng chữ khá nhiều, nên giáo viên luôn chú trọng việc dạy đọc, dạy viết để có thể hoàn thành bảng chữ trong thời gian quy định. Giáo viên cũng kết hợp dạy chữ trong từ để giúp sinh viên ghi nhớ chữ. 52% số sinh viên cho rằng được học chữ trong từ, giúp các em nhớ chữ nhanh hơn, và nhớ được lâu hơn. 32% cho rằng giáo viên chỉ toàn dạy chữ, dạy viết và đọc từng chữ cho đến khi kết thúc bảng chữ. 16% số sinh viên cho rằng các bạn đã được học chữ qua từ và có hình ảnh minh họa. Mặc dù có đến 52% sinh viên cho rằng được học chữ trong từ, thế nhưng không phải tất cả các chữ đều được học trong từ. 51%

Ngày đăng: 10/12/2013, 18:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan