Tài liệu Đề phòng chấn thương khi chơi thể thao ppt

6 708 13
Tài liệu Đề phòng chấn thương khi chơi thể thao ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đề phòng chấn thương khi chơi thể thao (TTVN Online) - Chấn thương trong thể thao là điều luôn có thể xảy ra, việc điều trị các chấn thương này có thể kéo dài làm hạn chế khả năng tập luyện. Vì vậy, tốt nhất phải biết cách phòng ngừa để giảm thiểu nguy cơ bị chấn thương. Cần nắm vững các nguyên tắc sau đây: Kiểm tra sức khỏe trước khi chơi thể thao - Đánh giá sức khỏe tổng quát, phát hiện các bệnh tiềm ẩn có thể gây nguy hiểm tính mạng như viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim, hen suyễn, lách to… - Phát hiện các khuyết tật hệ cơ xương khớp có thể gây chấn thương. - Phát hiện các tình trạng mà người chơi không nên tham gia môn thể thao nào đó. Thí dụ: người có 1 thận không nên chơi các môn có đối kháng như võ thuật. - Đánh giá sức mạnh của người tập đối với môn thể thao họ chọn. - Đưa ra các lời khuyên về chương trình tập luyện. Quần áo và giày dép thích hợp - Giúp chịu đựng sự thay đổi nhiệt độ. - Giữ mát: màu nhạt, cotton. - Giữ ấm: nhiều lớp (multilayering). - Mặc đồ thể dục khi làm ấm để giữ nhiệt. - Khi thi đấu, nam nên luôn có đồ bảo vệ vùng kín, nữ luôn mang nịt ngực. - Khi chạy buổi tối, nên mang áo có cản quang. Hiểu rõ môi trường khí hậu Cơ thểthể bị quá nóng hay quá lạnh do thời tiết và quần áo không phù hợp. Nhiệt độ cơ thể tăng và mệt mỏi có thể gây choáng váng, ngất xỉu. Trời lạnh, đặc biệt nếu ẩm ướt và có gió, dễ gây hạ nhiệt độ cơ thể. Khởi động kỹ trước khi tập và “làm nguội” sau khi tập Lợi ích của khởi động và “làm nguội”: tăng độ dẻo của khớp, làm giãn gân cơ, tăng hiệu quả và khả năng phối hợp vận động, giảm tổn thương cấp tính, giảm nguy cơ chấn thương do quá tải, giúp chuẩn bị tâm lý tốt hơn, giảm các tai biến do tim mạch, tăng khả năng thi đấu. Khởi động trước khi tập: làm nóng, kéo giãn, tập dợt trước các động tác. Làm nóng (5 phút): giúp tim tăng bơm máu, xung thần kinh dẫn truyền tăng, mềm và ấm cơ, tăng dịch nhờn bôi trơn khớp. - Đạp xe tại chỗ, chạy chậm, đi nhanh, leo cầu thang, nhảy dây. - Không gây mệt, chỉ để chuẩn bị kéo giãn. Đến khi ra mồ hôi là vừa. Kéo giãn (5 - 10 phút): giúp mềm dẻo gân cơ, dây chằng, tăng tầm độ khớp. Đặc biệt quan trọng khi có tuổi và có chấn thương sẵn. Không đau. Cần thực hiện 30 - 60 giây mỗi động tác. Không nhảy lên nhảy xuống để kéo giãn và làm cơ co giãn quá nhanh. Thí dụ: đối với tennis: kéo giãn vai, tay, cổ, cẳng chân, gót, cổ chân; chạy bộ: kéo giãn chân, thắt lưng, tứ đầu, đùi sau, bắp vế, mông. Tập dợt trước các động tác (10 phút): giúp phối hợp nhịp nhàng, giảm nguy cơ chấn thương do trượt ngã, đánh hụt… Lý tưởng là thực hiện 10 phút ngay trước khi vào tập, bắt chước các động tác tập. Thí dụ: trước khi chạy bộ: tập đi - chạy - chạy chậm; trước khi chơi quần vợt: tập đánh qua lại nhẹ nhàng. Sau khi khởi động, các môn cần sức chịu đựng cao như chạy, bơi, đua xe đạp, nhịp tim nên đạt đến 50% nhịp tối đa. “Làm nguội” sau khi tập: không bao giờ ngưng đột ngột, dễ làm nhịp tim giảm nhanh, gây đau đầu, thậm chí ngất xỉu. Làm nguội: thực hiện trong 5 phút. Giống như giai đoạn làm nóng, thực hiện nhẹ nhàng để nhịp tim về bình thường. Thí dụ: sau khi chạy bộ: chạy chậm dần rồi đi bộ; sau khi chơi quần vợt: chạy, đi trên máy, đạp xe tại chỗ. Kéo giãn thả lỏng, xoa bóp nhẹ: tóm lược lại các động tác như giai đoạn kéo giãn, làm cơ không co lại quá nhanh, giúp cơ đào thải acid lactic, giảm nhức mỏi. Ngoài các nguyên tắc trên, cần sử dụng đúng dụng cụ, không tập quá mức, nắm vững kỹ thuật của môn chơi. Theo (360 Suc khoe.com) Thái cực trường sinh với người bị trầm cảm Tôi 30 tuổi, là giáo viên, tôi bị chứng trầm cảm, không muốn giao tiếp với ai. Tôi không thể giảng dạy được. Các đồng nghiệp góp ý tôi nên tập thái cực trường sinh. Nhưng cũng nhiều người nói môn đó chỉ thích hợp với người cao tuổi. Xin Bác sĩ tư vấn cho tôi có thể tập môn thể thao nào giúp tôi lấy lại chính mình. (Nguyễn Mạnh Cường, Gia Lâm, Hà Nội) BTO: Bạn thân mến, rất nhiều người trẻ hiện nay bị stress, trầm cảm do cuộc sống, công việc và những mối quan hệ thường ngày. Tính chất của bệnh trầm cảm là trầm lặng, tĩnh, ít vận động. Hiện nay có những môn thể dục thể thao thích hợp với những người bị bệnh này với cường độ nhẹ nhàng, không khó để thực hiện, không mất nhiều thời gian, người bệnh có thể tập tại nhà hoặc trong một không gian yên tĩnh. Đó là các môn thể dục dưỡng sinh, điển hình như: yoga, thái cực trường sinh. Nhiều người nghĩ yoga thích hợp với nữ giới, thái cực trường sinh thích hợp với người cao tuổi do các động tác thực hiện chậm, có mức độ tịnh tiến dần. Với những người trẻ năng động thì họ ưa những môn thể thao mạnh. Tuy nhiên xin khẳng định với bạn, yoga và thái cực trường sinh là những môn thể dục dưỡng sinh thích hợp với mọi lứa tuổi và cả nam, nữ đều có thể tập được. Môn yoga thì rất phổ biến hiện nay. Còn thái cực trường sinh cũng có nhiều bạn trẻ tìm đến vì những tác dụng của bộ môn này. Người bệnh kiên trì tập thái cực trường sinh có thể chữa được một số bệnh như huyết áp cao, béo phì, tiểu đường, tăng cường hệ miễn dịch, hồi phục sức khỏe, tăng cường trí nhớ,… đặc biệt là những bệnh như trầm cảm, stress mà bạn mắc phải. Tác dụng thực tế chữa bệnh và hồi phục sức khỏe của bộ môn này đã có nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh. Thái cực trường sinh hay còn gọi là “thiền động”. Người tập điều khiển sự tập trung chú ý cao độ khi thực hiện chuyển động. Nhịp thở vận động kết hợp với nhịp thở đều đều, hơi thở sâu và dài. Toàn cơ thể chuyển động nhẹ nhàng, khoan thai với biên độ rộng, theo các chiều và các hướng trong không gian 3 chiều. Thái cực trường sinh có nguồn gốc từ khí công, kết hợp âm dương ngũ hành và các hệ trong cơ thể. Mỗi một bài tập có thời gian khoảng 10 phút nhưng để tập nhuần nhuyễn và hiệu quả thì bạn phải kiên trì. Tập vào thời điểm nào tùy vào quỹ thời gian của bạn. Tập thái cực trường sinh có thể cải thiện tâm tính, ý chí phấn đấu, rèn luyện bản thân, luyện tâm, ý, chí, hình. Đây là kinh nghiệm của nhiều người tập thái cực trường sinh. Các bạn trẻ tìm đến thái cực trường sinh vì tác dụng chữa bệnh cũng như muốn nghiên cứu sâu hơn bộ môn này. Hiện nay có nhiều câu lạc bộ, trung tâm thái cực trường sinh được lập ra như một hoạt động văn hóa tinh thần cho tất cả mọi lứa tuổi. Tham gia tập thái cực trường sinh cũng là một cách để bạn cởi mở hơn với cộng đồng, cải thiện sức khỏe. Bác sỹ thể thao . Đề phòng chấn thương khi chơi thể thao (TTVN Online) - Chấn thương trong thể thao là điều luôn có thể xảy ra, việc điều trị các chấn thương này có thể. phải biết cách phòng ngừa để giảm thiểu nguy cơ bị chấn thương. Cần nắm vững các nguyên tắc sau đây: Kiểm tra sức khỏe trước khi chơi thể thao - Đánh giá

Ngày đăng: 10/12/2013, 02:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan