Tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài? doc

6 462 1
Tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài? doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giải pháp thu hút vốn đầu gián tiếp nước ngoài? Dòng vốn đầu gián tiếp nước ngoài (FII) không chỉ mang lại vốn mà còn có vai trò quan trọng thúc đẩy thị trường tài chính phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng qui mô và tăng tính minh bạch; nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp . Tuy nhiên, dòng vốn này cũng tiềm ẩn những rủi ro hơn so với các kênh huy động vốn nước ngoài khác. Chính vì vậy, thúc đẩy thu hút FII ổn định và tương xứng với tiềm năng, góp phần tạo động lực phát triển thị trường vốn và nền kinh tế Việt Nam đang là vấn đề được các cơ quan hoạch định chính sách, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp quan tâm. Chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc một số ý kiến, giải pháp của các nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý, hoạch định chính sách cũng như các doanh nghiệp nhằm thu hút vốn FII qua thị trường tài chính vừa được đưa ra tại cuộc hội thảo do Viện Khoa học tài chính (Bộ Tài chính) tổ chức tuần qua. Giải pháp thu hút dòng vốn gián tiếp (Bà Nguyễn Thị Liên Hoa, Trưởng Ban phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) "Trong hai năm vừa qua, tốc độ cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước đã được đẩy mạnh hơn so với những năm trước rất nhiều lần. Tới cuối tháng 3 năm 2006, đã có 4.673 doanh nghiệp Nhà nước được tái cơ cấu, trong đó có 3.298 doanh nghiệp được cổ phần hoá. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những công ty có quy mô trung bình và nhỏ, vốn Nhà nước trong những công ty này chỉ chiếm 8% trong tổng số những doanh nghiệp Nhà nước phải cơ cấu lại. Vẫn còn nhiều các doanh nghiệp Nhà nước cần phải cổ phần hoá trong những năm tới và đây là những doanh nghiệp Nhà nước có số vốn khổng lồ và thực sự là cơ hội lớn cho các nhà đầu trong nước cũng như ngoài nước. Một khu vực tiềm tàng nữa mà có thể thu hút được nguồn vốn đầu gián tiếp nước ngoài, đó chính là khu vực các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhân. Hiện nay, có tới 97% của hơn 230.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động tại Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp nhân rất năng động và phát triển mạnh mẽ và đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Trong số đó, có một số không ít doanh nghiệp khẳng định được vị trí của mình và đang trở thành những thương hiệu mạnh của Việt Nam. Tương lai phát triển của các doanh nghiệp này càng trở nên rõ ràng hơn sau khi Chính phủ ban hành hai bộ luật mới, đó là Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư. Ngoài các doanh nghiệp nhân và thuộc sở hữu Nhà nước, những công ty niêm yết trên Thị trường chứng khoán cũng đang là những đầu mối hút vốn gián tiếp quan trọng. thị trường chứng khoán Việt Nam cũng bắt đầu có những sự khởi sắc nhất định trong giai đoạn vừa qua. Cho tới thời điểm hiện nay, đã có 41 công ty niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM và 11 công ty đăng ký giao dịch tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Dữ liệu thị trường vào trung tuần tháng 7/2006 cho thấy mức vốn hoá của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM ước đạt 44.442 tỷ VND, và của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội là 15.000 tỷ VND. Tổng mức vốn hoá của toàn bộ thị trường tại thời điểm này ước chiếm tỷ trọng 7,6% GDP (khoảng 3,8 tỷ USD). Trong thời gian sắp tới, sẽ có ít nhất 7 công ty nữa được cấp phép niêm yết và dự kiến thị trường sẽ chiếm tỷ trọng ít nhất 8,5% GDP trong năm nay. Sự phát triển chung của cả nền kinh tế cùng những cải cách mạnh mẽ về thể chế và khuôn khổ pháp lý trong nỗ lực gia nhập WTO đã được các nhà đầu nước ngoài chú ý. Mặc dù vậy, số lượng các quỹ này vẫn chưa thật sự nhiều và chưa tương xứng với tiềm năng thị trường. Nguyên nhân cơ bản nhất là do quy mô và chất lượng các sản phẩm của thị trường tài chính Việt Nam còn hạn chế. Sự hiện diện của các nhà đầu có tổ chức và đặc biệt các quỹ đầu sẽ ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của cả thị trường. Sự góp mặt của các nhà đầu có tổ chức không chỉ góp phần tăng cầu và tính thanh khoản cho thị trường, mà quan trọng hơn, các tổ chức này sẽ định hướng và xác lập giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết một cách chuyên nghiệp. Bằng cách này sẽ giảm thiểu những dao động “phi thị trường” tạo ra bởi những giao dịch mang tính đầu cơ, tăng tính ổn định cho thị trường. Với vai trò là các cổ đông có kinh nghiệm, các nhà đầu tổ chức còn góp phần cải thiện thực tiễn quản trị công ty tại các công ty niêm yết, ảnh hưởng tích cực tới lợi nhuận kinh doanh của công ty. Việc gây dựng, tạo cơ sở phát triển các nhà đầu có tổ chức sẽ là mục tiêu cơ bản để phát triển thị trường của Việt Nam trong thời gian tới. Một trong những yếu tố đầu tiên quan trọng nhất để thu hút vốn đầu gián tiếp nước ngoài là tình hình kinh tế, chính trị của nước tiếp nhận vốn. Hiển nhiên là một nền kinh tế có tốc độ phát triển kinh tế cao và ổn định sẽ được sư chú ý nhiều hơn bởi các nhà đầu tư. Các nước có nền kinh tế phát triển cao cho phép các nhà đầu có nhiều cơ hội có được suất sinh lợi cao trên tổng vốn đầu tư. Như vậy, vấn đề cơ bản là tiếp tục thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô thúc đẩy tăng trưởng của cả nền kinh tế. Mặt khác, để thúc đẩy hoạt động của các quỹ đầu tư, chúng ta cần thực hiện một số giải pháp cụ thể như: tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý, khuôn khổ quản lý thị trường; phát triển quy mô thị trường; xây dựng và triển khai áp dụng các chuẩn mực quốc tế về quản trị và điều hành doanh nghiệp, quản lý Nhà nước; tăng tính minh bạch của thị trường chứng khoán, thị trường OTC và tại các doanh nghiệp cổ phần nhân; ban hành các chính sách khuyến khích hoạt động lâu dài của các quỹ đầu nước ngoài ." Minh bạch thông tin và đồng bộ chính sách (Ông Hồ Công Hưởng, Giám đốc Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu Phát triển) "Phải thừa nhận rằng, xét về quy mô và tốc độ phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Số lượng và chất lượng các thông tin tài chính còn thiếu và yếu. Mặc dù Luật Chứng khoán sắp có hiệu lực, đối tượng công ty đại chúng được mở rộng nhưng chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính, chất lượng quản trị công ty đại chúng vẫn còn nhiều bất cập. Do vẫn có sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế, các nhà đầu nước ngoài còn e dè khi đọc các báo cáo tài chính do các công ty kiểm toán trong nước thực hiện. Việc phát triển và mở rộng quy mô của thị trường trái phiếu vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Dịch vụ định mức tín nhiệm và thống kê dữ liệu ngành hầu như không có. Hai là sự thiếu và không đồng bộ về mặt luật pháp. Luật Chứng khoán tới đầu năm 2007 mới có hiệu lực. Mặc dù Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp mới được ban hành trong năm 2006 nhưng chưa thể đi vào vận hành vì thiếu hệ thống nghị định, thông hướng dẫn. Luật không quy định được vấn đề chi tiết nên phải chờ các văn bản hướng dẫn của các bộ, ban, ngành. Ví dụ, đóng góp vào dự thảo Nghị định Chính phủ về việc mua cổ phiếu ngân hàng, VAFI đã có nhận xét Nghị định trên mang tính “khó hiểu, rắc rối, không cần thiết”, “cản trở sự phát triển của ngân hàng” và “không khuyến khích các tổ chức tài chính nước ngoài mua cổ phần ngân hàng”. Hay như Luật Đầu và Luật Doanh nghiệp đã xoá bỏ tỷ lệ hạn chế cổ phần của nhà đầu nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam, chỉ trừ những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì phải giới hạn tỷ lệ sở hữu. Tuy nhiên hiện vẫn chưa có danh mục những ngành nghề kinh doanh có điều kiện này. Thứ ba, sự kết nối giữa nhà đầu và cơ hội đầu là yếu. Hiện nay số lượng công ty chứng khoán có khả năng cung cấp thông tin bằng các ngôn ngữ chính như Anh, Pháp, Trung, Nhật, Hàn . không nhiều. Các rào cản về ngôn ngữ và thông tin đã hạn chế các dòng vốn nước ngoài đầu trực tiếp vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Với niềm tin tưởng và sự lạc quan vào bước ngoặt lớn của thị trường vào cuối năm nay khi chúng ta gia nhập WTO, chúng tôi xin có một số kiến nghị đối với các nhà hoạch định chính sách. Một là, cần sớm ban hành đầy đủ và đồng bộ các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật đầu và Luật chứng khoán trên tinh thần tiến đến mục tiêu tự do hoá nguồn vốn đầu cả trực tiếpgián tiếp, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Hai là, thực hiện minh bạch hoá, khai thông kênh thông tin đối với giới đầu tư. Khuyến khích các công ty định mức tín nhiệm có uy tín như Standard & Poor’s, Moody thành lập chi nhánh tại Việt Nam. Ba là, khuyến khích các tổ chức tài chính nước ngoài mua cổ phần ngân hàng, công ty chứng khoán trong nước. Đây chính là một trong các biện pháp giúp tăng năng lực của các công ty chứng khoán Việt Nam, tiến tới phục vụ tốt cả nhà đầu trong nướcnước ngoài. Bốn là, tăng giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu nước ngoài tại các doanh nghiệp Việt Nam, bãi bỏ giới hạn này đối với các ngành nghề không trọng yếu và nâng giới hạn nắm giữ cổ phiếu đối với cổ phiếu ngân hàng lên 49%, cho phép các quỹ đầu nước ngoài đặt chi nhánh tại Việt Nam." Xếp hạng tín nhiệm để thu hút đầu (Ông Đào Lê Minh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu khoa học và đầu chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) "Đối với các nền kinh tế mới nổi - với đặc trưng quá trình phát triển kinh tế còn mới, thiếu bền vững, thiếu minh bạch, hệ thống pháp lý và các quy chuẩn, quy phạm còn chưa hoàn thiện, việc quản trị công ty còn yếu kém, thì vấn đề thông tin không đầy đủ được coi là một thách thức cực kỳ lớn. Chính vì vậy, trong bối cảnh các nền kinh tế mới nổi, định mức tín nhiệm được coi là một trong những yếu tố then chốt giúp lấp đầy những khoảng trống thông tin này và cho biết giá trị của một công ty, hoặc của một quốc gia là như thế nào trong con mắt của các tổ chức đầu quốc tế - những người nắm giữ luồng vốn lớn nhất. Đây là một công cụ quan trọng không chỉ đối với các nhà đầu mà còn đối với các tổ chức phát hành đang tìm kiếm các nhà đầu tư. Các mức xếp hạng tốt có thể giúp một công cụ đầu tư, một công ty hoặc một quốc gia thu hút được những nguồn vốn lớn từ trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy nền kinh tế. Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ cộng với nhu cầu về vốn cho đầu và phát triển trong giai đoạn tới, cần phải coi định mức tín nhiệm như một công cụ hỗ trợ đầu tư, góp phần tăng cường tính minh bạch, chất lượng của các công ty trong nước cũng như mức độ tín nhiệm quốc gia của Việt Nam trong con mắt các nhà đầu quốc tế. Thông thường, tùy theo việc phân loại các đối tượng xếp hạng mà các tổ chức định mức tín nhiệm trên thế giới có thể cung cấp nhiều dịch vụ cụ thể đối với từng đối tượng. Trong điều kiện thị trường vốn Việt Nam còn nhỏ bé và định mức tín nhiệm còn là một khái niệm hết sức mới mẻ ở Việt Nam, trong giai đoạn đầu hình thành, các tổ chức định mức tín nhiệm ở Việt Nam chỉ nên triển khai một số nghiệp vụ cơ bản, cần thiết cho sự phát triển của thị trường vốn trong nước. Trước mắt, chúng tôi nhận thấy có 4 đối tượng cần được ưu tiên triển khai việc định mức tín nhiệm. Một là, xếp hạng các công cụ nợ dài hạn, bao gồm việc xếp hạng tổ chức phát hành nợ dài hạn và xếp hạng đợt phát hành nợ dài hạn. Xếp hạng tổ chức phát hành nợ liên quan tới việc đưa ra đánh giá chung về năng lực của tổ chức phát hành nợ, của tổ chức bảo lãnh hoặc cung cấp các hỗ trợ tín dụng nhằm đáp ứng các cam kết tài chính liên quan đến các nhà phát hành nợ hoạt động trên thị trường tài chính Việt Nam. Còn xếp hạng đợt phát hành nợ dài hạn là việc đánh giá khả năng của công ty hoàn trả vốn gốc và lãi vay. Hai là, xếp hạng tiền gửi và khả năng tài chính của các ngân hàng thương mại quốc doanh và thương mại cổ phần Việt Nam. Điều này liên quan tới khả năng của một ngân hàng có thể đáp ứng đúng hạn các nghĩa vụ nợ của mình đối với các tổ chức hoặc cá nhân gửi tiền trong và ngoài nước. Còn xếp hạng khả năng tài chính của ngân hàng liên quan tới đặc tính an toàn và chất lượng hoạt động của một ngân hàng, thường tính tới các yếu tố như các chỉ số tài chính cơ bản, giá trị mạng lưới hoạt động, sự đa dạng hóa tài sản đầu tư, và cả các yếu tố liên quan tới môi trường hoạt động của ngân hàng, triển vọng của nền kinh tế v.v . Ba là, xếp hạng các doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn đã và đang tiến hành cổ phần hóa, các doanh nghiệp đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Việc tiến hành định mức tín nhiệm đối với các đối tượng này cần được coi là một điều kiện bắt buộc nhằm bảo vệ công chúng đầu nói chung, vì đại bộ phận trong số họ còn chưa có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu chứng khoán. Bốn là, xếp hạng các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) của Việt Nam. Hiện SMEs chiếm tới 95% tổng số doanh nghiệp Việt Nam và được coi là khu vực có nhiều tiềm năng phát triển xen lẫn rủi ro cao. Một trong những vấn đề nghiêm trọng cản trở việc vay vốn ngân hàng cho đầu phát triển của khu vực SMEs chính là sự thiếu minh bạch thông tin và thiếu những nguồn cung cấp tin đáng tin cậy về tình hình tài chính của các SMEs. Chính vì vậy, việc xếp hạng các SMEs được coi là một bước đi quan trọng, vì nó giúp đem lại những lợi ích cho chính các SMEs cũng như cho các tổ chức cho vay và cho sự phát triển nói chung của kinh tế Việt Nam." Cần đánh giá đúng vai trò của vốn FII (Bà Nguyễn Thị Mùi, Viện trưởng Viện khoa học tài chính, Bộ Tài chính) "Ở Việt Nam, nhu cầu về vốn đầu từ nay đến năm 2010 là rất lớn, khoảng 140 tỷ USD, trong đó 35% là vốn nước ngoài, theo các kênh sau: đầu trực tiếp nước ngoài (FDI), viện trợ phát triển chính thức (ODA) và kiều hối. Kể từ năm 2002 đến nay, dòng vốn đầu gián tiếp vào Việt Nam đã được cải thiện, số lượng và qui mô hoạt động của các quĩ đầu nước ngoài tại Việt Nam đã tăng đáng kể. Tính đến tháng 6/2006, có 19 quĩ đầu nước ngoài với tổng số vốn khoảng 1,9 tỷ USD hoạt động tại Việt Nam. Một số chuyên gia trong và ngoài nước đã nhận định, “làn sóng vốn đầu gián tiếp nước ngoài thứ ba” đã xuất hiện với qui mô và chất lượng hơn hẳn hai làn sóng trước. Biểu hiện rõ nét là sự tham gia tích cực của các nhà đầu nước ngoài vào các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá có quy mô lớn, của các ngân hàng nước ngoài vào các ngân hàng thương mại cổ phần trong nước, mua trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp. Tuy nhiên, so với vốn đầu trực tiếp thì vốn đầu gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam vẫn ở mức thấp, khoảng 2-3%, trong khi tỷ lệ này ở một số nước trong khu vực là 30-40%. Trong thời gian qua, do thị trường vốn Việt Nam chưa phát triển, đặc biệt là tác động tiêu cực của dòng vốn này trong cuộc khủng hoảng tài chính khu vực nên thu hút đầu gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam chưa được cơ quan hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu đánh giá đúng vai trò và tiềm năng của nó. Đến nay, Việt Nam đã bước đầu hội đủ những điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh thu hút vốn đầu gián tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, đây là vấn đề khá mới cả về lý luận và thực tiễn. Vì vậy, để góp phần tháo gỡ rào cản và hoạch định chính sách thu hút và quản lý vốn đầu gián tiếp nước ngoài một cách có hiệu quả, trước hết chúng ta cần đánh giá rõ hơn về tầm quan trọng đối với phát triển nền kinh tế Việt Nam; lợi thế và bất lợi của dòng vốn này. Thứ hai, trên cơ sở đánh giá tiềm năng, dự báo xu hướng và xác định rõ mục tiêu, định hướng thu hút vốn đầu gián tiếp vào Việt Nam đến năm 2010, cần đề xuất các chính sách và biện pháp nhằm thu hút và quản lý vốn đầu gián tiếp sao cho phù hợp với đặc điểm của vốn đầu gián tiếp và đặc thù của nền kinh tế Việt Nam. Và thứ ba, chúng ta cần quảng bá và tạo sự hấp dẫn đối với hoạt động đầu gián tiếp vào Việt Nam." Thực thi chính sách mở cửa thu hút vốn (Ông Trương Hùng Long, Phó vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng, Bộ Tài chính) "Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 đặt ra mục tiêu tổng sản phẩm quốc nội năm 2010 tăng gấp đôi so với năm 2000, giai đoạn 2006-2010 còn phải đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 7,5% - 8% năm và phấn đấu đạt trên 8%/năm. Tỷ lệ huy động vốn cho đầu là 40% GDP. Tỷ lệ huy động vốn trong nước là 65 - 67%, nước ngoài là 33 - 35%. Để đạt được mục tiêu này, chúng ta cần ổn định và cải thiện môi trường kinh tế vĩ mô; thực thi chính sách mở cửa thu hút nguồn vốn đầu gián tiếp nước ngoài. Cụ thể là, mở rộng tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam trên nguyên tắc đảm bảo mặt bằng chung về tỷ lệ tham gia giữa đầu trực tiếpđầu gián tiếp; thu hẹp đối tượng ngành nghề Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn hoặc nắm giữ cổ phần chi phối. Phát triển các công ty quản lý quỹ, khuyến khích thành lập các công ty liên doanh quản lý quỹ, lập văn phòng đại diện và cho phép lập chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam. Khuyến khích lập các quỹ đầu nước ngoài để huy động vốn đầu vào thị trường Việt Nam. Đa dạng hoá các loại hình quỹ đầu như quỹ đóng, quỹ mở, quỹ dạng hợp đồng, quỹ đầu pháp nhân . Thiết lập các chính sách bình đẳng về ưu đãi đầu tư, chính sách thuế, phí, lệ phí giữa các nhà đầu trong và ngoài nước. Chính phủ tiếp tục thực hiện bảo hộ tài sản của các nhà đầu nước ngoài tại Việt Nam dưới mọi hình thức. Tiếp tục thực hiện chính sách tự do hóa tài khoản vãng lai để tạo điều kiện thu hút nguồn từ nước ngoài và tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển các nguồn thu nhập hợp pháp của các nhà đầu nước ngoài ra nước ngoài. Ở đây hệ thống ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát các giao dịch của tài khoản vốn. Bên cạnh đó, chúng ta cần tăng cường an ninh của hệ thống tài chính, thực hiện kiểm soát các dòng vốn khi cần thiết. Tăng cường phối hợp giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá và chính sách thu hút vốn đầu gián tiếp nước ngoài; đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ngân hàng - tài chính - chứng khoán trong việc quản lý các dòng vốn nhằm đảm bảo sự an toàn, vững chắc và lành mạnh của hệ thống tài chính. Vì dòng vốn đầu gián tiếp di chuyển giữa các quốc gia, các khu vực và mang tính toàn cầu nên sự hợp tác, phối hợp trên không chỉ giới hạn trong nước mà phải mang tính quốc tế liên quốc gia, liên thị trường thì mới có hiệu quả. Đây cũng là một trong hai chủ đề chính của Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC lần thứ 13 vừa kết thúc tại Hà Nội." Admin (Theo www.vneconomy.com.vn . Giải pháp thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài? Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) không chỉ mang lại vốn mà còn có vai trò. xuất các chính sách và biện pháp nhằm thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp sao cho phù hợp với đặc điểm của vốn đầu tư gián tiếp và đặc thù của nền kinh

Ngày đăng: 09/12/2013, 19:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan