Nghiên cứu sử dụng chế phẩm nấm đối kháng trichoderma phòng chống bệnh hại chính do nấm gây ra trên nguyên liệu lạc trong kho bảo quản tại tỉnh bắc giang

24 3K 29
Nghiên cứu sử dụng chế phẩm nấm đối kháng trichoderma phòng chống bệnh hại chính do nấm gây ra trên nguyên liệu lạc trong kho bảo quản tại tỉnh bắc giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤCTrangMỤC LỤCiPHẦN I: MỞ ĐẦU11. Đặt vấn đề12. Mục đích và yêu cầu22.1. Mục đích22.2. Yêu cầu2PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU31. Giới thiệu về cây lạc31.1. Nguồn gốc xuất xứ của cây lạc31.2.Vai trò của lạc đối với đời sống con người32. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lạc trên thế giới và Việt Nam42.1.Tình hình sản xuất và nghiên cứu lạc trên thế giới42.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lạc ở Việt Nam43.Tình hình sản xuất và tiêu thụ lạc ở Bắc Giang54. Tình hình nhiễm bệnh hại và độc tố aflatoxin trên lạc sau thu hoạch ở thế giới và Việt Nam55. Biện pháp phòng chống bệnh hại lạc trong bảo quản65.1. Đặc điểm nấm đối kháng Trichoderma75.2. Biện pháp phòng chống bệnh hại trên nông sản trong bảo quản trên thế giới75.3. Biện pháp phòng chống bệnh hại lạc trong bảo quản ở Việt Nam8PHẦN III. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU91. Đối tượng, thời gian, vật liệu nghiên cứu91.1. Đối tượng nghiên cứu91.2. Thời gian nghiên cứu91.3. Địa điểm nghiên cứu91.4. Vật liệu nghiên cứu92. Nội dung nghiên cứu93. Phương pháp nghiên cứu103.1. Phương pháp điều tra, thu mẫu bệnh hại do nấm103.2. Phương pháp xác định thành phần nấm hại hạt113.3. Phương pháp phân lập nấm123.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng nấm đối kháng Trichoderma trong phòng chống bệnh hại chính trên lạc bảo quản13PHẦN I: MỞ ĐẦU1. Đặt vấn đềCây lạc (Arachis hypogaea L.) là cây công nghiệp ngắn ngày thuộc họ đậu, có nguồn gốc ở Trung và Nam Mỹ [18], hiện nay được trồng trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Lạc là cây trồng có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, là cây công nghiệp ngắn ngày có diện tích và sản lượng đứng thứ 2 chỉ sau cây đậu tương. Sản phẩm chế biến từ lạc rất đa dạng trong đó chủ yếu từ hạt. Hạt lạc chứa khoảng 40-60% lipit và 24-26% prụtờin [2], là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến và khô dầu.Ngày nay, lạc được trồng khắp mọi nơi trong cả nước và đã hình thành một số vùng trồng lạc chính như Trung du Bắc Bộ, Khu 4 cũ, Tõy Nguyờn và Đông Nam Bộ. Trong đó, Bắc Giang là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc có diện tích đất tự nhiên là 382.200 ha, trong đó có 123.000 ha đất sản xuất nông nghiệp [20], trên diện tích đất canh tác này trồng khá phổ biến các loại cây họ đậu, đặc biệt là cây lạc phân bố khắp 10 huyện thị trong tỉnh. Cây lạc được trồng chủ yếu ở vụ xuân, vụ hè thu và vụ thu đông, đây là một trong những cây trồng chủ lực của nhóm cây công nghiệp ngắn ngày và được đặc biệt coi trọng trong chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa của tỉnh. Ngoài ra, Bắc Giang còn là địa bàn cung cấp giống lạc vụ xuân cho các tỉnh miền Bắc, miền Trung và xuất thương phẩm sang các nước khác.Để xuất khẩu được nông sản sang các nước cũng như đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng thì việc nâng cao chất lượng nông sản là một vấn đề được các tổ chức quốc tế cũng như các cơ quan khoa học về lương thực thực phẩm của thế giới đặc biệt quan tâm. Mặt khác, do nước ta là nước nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm, rất thuận lợi cho bệnh hại phát triển. Đặc biệt các nông sản dạng hạt là nguồn cơ chất lý tưởng cho sự phát triển của nấm mốc. Nấm mốc phát triển trên hạt không những làm giảm giá trị dinh dưỡng của hạt mà còn sinh ra độc tố. Trong những độc tố nấm mốc nguy hiểm phải kể tới aflatoxin. Aflatoxin là độc tố của nấm Aspergillus flavus, Aspergillus parasiticus và Aspergillus nominus. Nấm mốc này có mặt nhiều ở lạc, ngô và một số loại hạt có dầu khác. Để ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc đã có rất nhiều biện pháp đưa ra như chất diệt nấm, chất khử trựng… Nhưng đây đều là những hoá chất độc hại nếu liều lượng vượt quá có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng. Đặc biệt các sản phẩm xử lý bằng hoá chất gặp phải rào cản rất nghiêm ngặt khi xuất khẩu sang các nước như EU, Mỹ, Nhật. Vì vậy việc nghiên cứu theo hướng sản xuất nông sản sạch nên thực hiện bằng phương pháp phòng trừ sinh học trước và sau thu hoạch. Các hóa chất độc hại cần hạn chế sử dụng, thay vào đó là các chất không độc hại. Và gần đây một xu hướng đang phát triển trên thế giới là sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên hay sinh học. Chính vì vậy xuất phát từ những yêu cầu nêu trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiờn cứu sử dụng chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma phòng chống bệnh hại chính do nấm gây ra trên nguyên liệu lạc trong kho bảo quản tại tỉnh Bắc Giang”.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ------------  ---------- ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ “Nghiên cứu sử dụng chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma phòng chống bệnh hại chính do nấm gây ra trên nguyên liệu lạc trong kho bảo quản tại tỉnh Bắc Giang” Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH Mã số: Người thực hiện: CÁP THỊ THÚY Lấ Người hướng dẫn : GS.TS. HÀ QUANG HÙNG TS. HÀ VIẾT CƯỜNG HÀ NỘI - 2011 MỤC LỤC Trang MỤC LỤC i PHẦN I: MỞ ĐẦU 1 1. Đặt vấn đề 1 2. Mục đích và yêu cầu 2 2.1. Mục đích .2 2.2. Yêu cầu .2 PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .3 1. Giới thiệu về cây lạc 3 1.1. Nguồn gốc xuất xứ của cây lạc .3 1.2.Vai trò của lạc đối với đời sống con người .3 2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lạc trên thế giới và Việt Nam 4 2.1.Tỡnh hình sản xuất và nghiên cứu lạc trên thế giới 4 2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lạc ở Việt Nam .4 3.Tình hình sản xuất và tiêu thụ lạcBắc Giang 5 4. Tình hình nhiễm bệnh hại và độc tố aflatoxin trên lạc sau thu hoạch ở thế giới và Việt Nam .5 5. Biện pháp phòng chống bệnh hại lạc trong bảo quản 6 5.1. Đặc điểm nấm đối kháng Trichoderma .7 5.2. Biện pháp phòng chống bệnh hại trên nông sản trong bảo quản trên thế giới .7 5.3. Biện pháp phòng chống bệnh hại lạc trong bảo quản ở Việt Nam .8 PHẦN III. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .9 1. Đối tượng, thời gian, vật liệu nghiên cứu 9 1.1. Đối tượng nghiên cứu .9 1.2. Thời gian nghiên cứu 9 i 1.3. Địa điểm nghiên cứu 9 1.4. Vật liệu nghiên cứu 9 2. Nội dung nghiên cứu .9 3. Phương pháp nghiên cứu .10 3.1. Phương pháp điều tra, thu mẫu bệnh hại do nấm .10 3.2. Phương pháp xác định thành phần nấm hại hạt .11 3.3. Phương pháp phân lập nấm 12 3.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng nấm đối kháng Trichoderma trong phòng chống bệnh hại chớnh trờn lạc bảo quản .13 ii PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Cây lạc (Arachis hypogaea L.) là cây công nghiệp ngắn ngày thuộc họ đậu, có nguồn gốc ở Trung và Nam Mỹ [18], hiện nay được trồng trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Lạc là cây trồng có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, là cây công nghiệp ngắn ngày có diện tích và sản lượng đứng thứ 2 chỉ sau cây đậu tương. Sản phẩm chế biến từ lạc rất đa dạng trong đó chủ yếu từ hạt. Hạt lạc chứa khoảng 40-60% lipit và 24-26% prụtờin [2], là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến và khô dầu. Ngày nay, lạc được trồng khắp mọi nơi trong cả nước và đã hình thành một số vùng trồng lạc chính như Trung du Bắc Bộ, Khu 4 cũ, Tõy Nguyờn và Đông Nam Bộ. Trong đó, Bắc Giang là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc có diện tích đất tự nhiên là 382.200 ha, trong đó có 123.000 ha đất sản xuất nông nghiệp [20], trên diện tích đất canh tác này trồng khá phổ biến các loại cây họ đậu, đặc biệt là cây lạc phân bố khắp 10 huyện thị trong tỉnh. Cây lạc được trồng chủ yếu ở vụ xuân, vụ hè thu và vụ thu đông, đây là một trong những cây trồng chủ lực của nhóm cây công nghiệp ngắn ngày và được đặc biệt coi trọng trong chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa của tỉnh. Ngoài ra, Bắc Giang còn là địa bàn cung cấp giống lạc vụ xuân cho các tỉnh miền Bắc, miền Trung và xuất thương phẩm sang các nước khác. Để xuất khẩu được nông sản sang các nước cũng như đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng thì việc nâng cao chất lượng nông sản là một vấn đề được các tổ chức quốc tế cũng như các cơ quan khoa học về lương thực thực phẩm của thế giới đặc biệt quan tâm. Mặt khác, do nước ta là nước nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm, rất thuận lợi cho bệnh hại phát triển. Đặc biệt các nông sản dạng hạt là nguồn cơ chất lý tưởng cho sự phát triển của nấm mốc. Nấm mốc phát triển trên hạt không 1 những làm giảm giá trị dinh dưỡng của hạt mà còn sinh ra độc tố. Trong những độc tố nấm mốc nguy hiểm phải kể tới aflatoxin. Aflatoxin là độc tố của nấm Aspergillus flavus, Aspergillus parasiticus và Aspergillus nominus. Nấm mốc này có mặt nhiều ở lạc, ngô và một số loại hạt có dầu khác. Để ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc đã có rất nhiều biện pháp đưa ra như chất diệt nấm, chất khử trựng… Nhưng đây đều là những hoá chất độc hại nếu liều lượng vượt quá có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng. Đặc biệt các sản phẩm xử lý bằng hoá chất gặp phải rào cản rất nghiêm ngặt khi xuất khẩu sang các nước như EU, Mỹ, Nhật. Vì vậy việc nghiên cứu theo hướng sản xuất nông sản sạch nên thực hiện bằng phương pháp phòng trừ sinh học trước và sau thu hoạch. Các hóa chất độc hại cần hạn chế sử dụng, thay vào đó là các chất không độc hại. Và gần đây một xu hướng đang phát triển trên thế giới là sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên hay sinh học. Chính vì vậy xuất phát từ những yêu cầu nêu trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiờn cứu sử dụng chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma phòng chống bệnh hại chính do nấm gây ra trên nguyên liệu lạc trong kho bảo quản tại tỉnh Bắc Giang”. 2. Mục đích và yêu cầu 2.1. Mục đích Trên cơ sở xác định thành phần bệnh hại do nấm trên nguyên liệu lạc bảo quản trong kho và diễn biến tỷ lệ hại của bệnh hại chính, từ đó đề xuất biện pháp phòng chống chúng bằng chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma. 2.2. Yêu cầu - Điều tra xác định thành phần bệnh hại do nấm trên nguyên liệu lạc trong kho bảo quản tại tỉnh Bắc Giang đồng thời xác định bệnh hại chính. - Điều tra diễn biến tỷ lệ hại của bệnh chính hại nguyên liệu lạc trong kho bảo quản tại tỉnh Bắc Giang. 2 - Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma phòng chống bệnh hại chính. PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. Giới thiệu về cây lạc 1.1. Nguồn gốc xuất xứ của cây lạc Lạc còn được gọi là đậu phộng hay đậu phụng (Arachis hypogaea), thuộc họ đậu có nguồn gốc ở Trung và Nam Mỹ. Lạc là loài cõy thõn thảo hàng năm tăng có thể cao từ 3 - 50 cm. Lá mọc đối, kộp hỡnh lông chim với bốn lá chét, kích thước lá chét dài 1-7 cm và rộng 1- 3 cm. Hoa dạng hoa đậu điển hình màu vàng có điểm gân đỏ, cuống hoa dài 2- 4 cm. Sau khi thụ phấn, quả phát triển thành một dạng quả đậu dài 3- 7 cm, chứa 1-4 hạt (ánh) và quả (củ) thường dấu xuống đất để phát triển. Trong danh pháp khoa học của loài cây này phần tên chỉ tính chất loài hypogaea nghĩa là “dưới đất” để chỉ đặc điểm của quả được dấu dưới đất. Hạt lạc (ánh lạc) là loại thực phẩm rất giàu năng lượng vỡ cú chứa nhiều lipid [18]. 1.2.Vai trò của lạc đối với đời sống con người Lạc có giá trị dinh dưỡng cao đặc biệt là có nhiều dầu và protein. Trong hạt lạc chứa từ 40 – 60% lipid; 24- 26% protein; 9- 12% glucid; 2- 4,5% cellulo; 1,8- 4,6% tro; 6- 22% hydratcacbon và nhiều loại vitamin (A, B1, B2, B6, PP, E .)[2]. Ngoài giá trị dinh dưỡng cho con người, lạc còn là nguồn thức ăn tốt cho gia súc. Hơn thế nữa, lạc còn là nguyên liệu cho ngành công nghiệp ép dầu; dầu lạc thuộc loại dầu ăn dễ tiêu và có thể làm nguyên liệu chế biến thuốc dùng trong y dược [3]. Một giá trị vô cùng quan trọng của cây lạc về mặt sinh học là có khả năng cố định đạm khi cộng sinh với vi khuẩn Rhizobium. Chính vì vậy, cây lạc không đòi hỏi bón nhiều phân đạm, trồng ở đất nghèo dinh dưỡng vẫn có thể cho năng suất đồng thời cải tạo đất tốt [1], [4]. Bên cạnh những quan điểm nêu trên, lạc còn có giá trị lớn trong xuất khẩu. Trên thế giới, hàng năm sản lượng lạc và dầu lạc xuất khẩu đạt 3 hàng triệu tấn. Châu Á là khu vực có nhiều nước trồng lạc, trong đó Việt Nam là nước đứng thứ tư về sản lượng sau Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia. Việt Nam đứng thứ tư về xuất khẩu lạc trên thế giới, sau Trung Quốc, Mỹ và Achentina. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam những năm gần đây đạt khoảng 50 triệu đụla Mỹ/năm [18]. 2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lạc trên thế giới và Việt Nam 2.1.Tỡnh hình sản xuất và nghiên cứu lạc trên thế giới Trong các loại cây trồng làm thực phẩm cho con người, lạc có vị trí quan trọng. Mặc dù cõy lạc đã có từ lõu đời, nhưng vai trò kinh tế của lạc chỉ mới được xác định gần 100 năm trở lại đõy. Hiện nay trên thế giới, nhu cầu sử dụng và tiêu thụ lạc ngày càng tăng điều này đã và đang khuyến khích nhiều nước đầu tư phát triển sản xuất lạc với qui mô ngày càng mở rộng. Theo Florkowski (1994) [9], Cesar (2002) [8], USDA (2000-2006) [10] diện tích trồng lạc trên toàn thế giới trong 35 năm qua tăng 14,1 %. Sản lượng lạc trên thế giới luôn tăng, trung bình ở thập kỷ 90 là 26,664 triệu tấn/năm tăng 58,0 % so với thập kỷ 70. Còn sản lượng lạc trung bình của thế giới trong 6 năm gần đây (2000-2006) là 32,261 triệu tấn/năm, tăng so với những năm 70 là 93,1 %, tăng so với những năm 90 là 23,5 % [10]. 2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lạc ở Việt Nam Việt Nam những năm trước đõy, do thiếu lương thực, sản xuất nông nghiệp chủ yếu tập trung trồng cây lương thực, cây lạc chưa thực sự được chú trọng, năng suất lạc thấp. Mười năm trở lại đõy, nhờ có sự chuyển hướng trong nông nghiệp là sản xuất cây trồng hàng hoá, cây lạc được quan tâm hơn và có xu hướng tăng nhanh về diện tích, năng suất và sản lượng. Năm 2005, Việt Nam là nước đứng thứ 12 về diện tích, đứng thứ 9 về sản lượng lạc trên thế giới, đứng thứ 4 về năng suất trong 15 nước có diện tích trồng lạc lớn [11]. Về tình hình tiêu thụ lạc, trong thập kỷ 90 Việt Nam là nước đứng thứ 4 tư về xuất khẩu lạc. Những năm gần đây (2001-2005), trung bình kim ngạch xuất khẩu lạc của Việt Nam đạt khá cao, trên 50 triệu đụla Mỹ/năm [18]. 3.Tình hình sản xuất và tiêu thụ lạcBắc Giang 4. Tình hình nhiễm bệnh hại và độc tố aflatoxin trên lạc sau thu hoạch ở thế giới và Việt Nam 4.1. Tình hình nhiễm bệnh hại và độc tố aflatoxin trên lạc sau thu hoạch ở thế giới Bệnh hại là một trong những nguyên nhân quan trọng làm giảm năng suất của cây lạc cũng như gây tổn thất về mặt số lượng và chất lượng lạc trong bảo quản (Kokalis-Burelle, 1997) [12]. Bệnh hại lạc là các loài nấm, vi khuẩn, phytoplasma, hơn 20 loài virus và ít nhất 100 loài tuyến trùng, trong đó nhóm nấm bệnh hại lạc chiếm đa số và gây thiệt hại lớn nhất. Theo Richardson (1990) [13] có khoảng 29 loài bệnh hại truyền qua hạt lạc trong đó nấm bệnh hại chiếm khoảng 17 loài. Các loài nấm hại hạt đầu tiên phải kể đến: Aspergillus niger, Aspergillus flavus, Sclerotium rolfsii, Botrytis sp., Diplodia sp., Fusarium spp., Macrophoma phaseolina, Rhizoctonia sp.,…. Trong số nấm bệnh hại hạt lạc có 2 loài nguy hiểm nhất là Aspergillus flavus Link và Aspergillus paraciticus Speare gây hiện tượng mốc vàng lạc. Lạc và các sản phẩm từ lạc là nguồn dinh dưỡng ưa thích nhất của Aspergillus flavus. Jackson khi nghiên cứu nhân lạc lấy từ những củ mà bên ngoài còn nguyên vẹn đã nhận thấy trên vỏ lụa của chúng có một hệ nấm phong phú, loài Aspergillus flavus hầu như bao giờ cũng có mặt. Trong những năm 1973, nghiên cứu về lạc bóc vỏ ở Mỹ cho thấy 15% của 361 mẫu có aflatoxin giới hạn từ vết đến 50 àg/kg. Stoloff, Krof và Hard [14] đã tìm thấy aflatoxin ở 86,5% của 52 mẫu trong các sản phẩm lạc nhập vào Đan Mạch là thức ăn gia súc, một mẫu có 3,465 àg/kg. 5 4.2. Tình hình nhiễm bệnh hại và độc tố aflatoxin trên lạc sau thu hoạch ở Việt Nam Nước ta là nước nhiệt đới gió mùa có khí hậu nóng ẩm, là điều kiện thuận lợi cho bênh hại đặc biệt là nấm mốc phát triển. Do các hoạt động hết sức mạnh mẽ của các vi sinh vật có hại đã gây ra tổn thất lớn cho nông sản ở giai đoạn sau thu hoạch, trong đó tổn thất gây nên do nấm mốc chiếm một phần đáng kể. Ngoài việc gây tổn thất về khối lượng cho nông sản, nấm mốc còn sinh ra các độc tố đặc biệt nguy hiểm với sức khỏe con người và động vật. Vi sinh vật trong khối đậu, lạc chủ yếu là nấm mốc (68- 98%) trong đó chủ yếu là Aspergillus và Penicillium, ngoài ra cũn cú Cephalosporium và Cladosporium. Nấm mốc phát triển trên lương thực không những sử dụng các chất dinh dưỡng của hạt: protein, glucid, lipid và các vitamin, chỳng cũn tiết ra các độc tố. Độc tố aflatoxin do Aspergillus flavus, Aspergillus parasiticus và Aspergillus nominus tạo ra là độc tố nguy hiểm nhất và thường nhiễm trên nông sản. Ở Việt Nam, năm 1988 Viện dinh dưỡng đã thông báo kết quả thăm aflatoxin trong lạc và kết quả có 7/55 số mẫu lạc nhõn cú aflatoxin B1(13%) [19]. Gần đây, Trung tâm y tế dự phòng TP Hồ Chí Minh đã kiểm nghiệm 40 mẫu hạt có dầu và các sản phẩm có liên quan như lạc, vừng, cà phê hạt . kết quả cho thấy hàm lượng aflatoxin trong lạc cao hơn tiêu chuẩn 263 lần, còn trong kẹo lạc thì vượt tiêu chuẩn 138 lần. 5. Biện pháp phòng chống bệnh hại lạc trong bảo quản Việc nâng cao chất lượng nông sản sau thu hoạch là một vấn đề luôn được các tổ chức quốc tế đặc biệt quan tâm. Trong thực tế, thuốc hóa học được coi là một biện pháp tốt nhất để phòng trừ dịch hại trên nông sản điều này đã dẫn đến một loạt các hậu quả mà con người và thiên nhiên phải gánh chịu như: ô nhiễm môi trường; làm mất cân bằng sinh thái trong tự nhiên; tồn dư lượng thuốc hóa học quá mức cho phép trên sản phẩm nông nghiệp, gây hại tới sức khỏe con người; hơn nữa sử dụng thuốc hóa học chi phí đầu tư cao 6 nhưng ngày càng không có hiệu quả. Do đó, cần phải nhanh chóng giảm bớt lượng thuốc sử dụng hoặc chuyển sang chế phẩm vi sinh nhằm khắc phục các hậu quả trên. Việc phòng trừ dịch hại nông sản sau thu hoạch bằng các chế phẩm sinh học đang được đẩy mạnh nghiên cứu ở nhiều nước và được coi như là một lĩnh vực quan trọng và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. 5.1. Đặc điểm nấm đối kháng Trichoderma Nấm đối kháng là những thành viên phổ biến của hệ vi sinh vật đất. Chúng thường tiết ra các men, kháng sinh gây độc cho nấm gây bệnh hoặc nấm kháng cạnh tranh điều kiện sống với nấm gây bệnh. Khi phân tích tính đối kháng của Trichoderma người ta nhận thấy rằng sự đối kháng của nấm Trichoderma thông qua nhiều cơ chế như: ký sinh trên nấm bệnh, cạnh tranh thức ăn, sản sinh ra các chất kháng sinh và enzyme tiêu diệt, ngăn cản sự xâm nhập của nấm bệnh. 5.2. Biện pháp phòng chống bệnh hại trên nông sản trong bảo quản trên thế giới Trong thực tế sản xuất ở nhiều nước đã áp dụng phương pháp sử dụng chế phẩm vi sinh vật đối kháng đặc biệt là chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma để tiêu diệt những vi sinh vật gây bệnh cho nông sản sau thu hoạch. Những vi sinh vật đối kháng này hoàn toàn không gây hại cho nông sản cũng như sức khỏe của con người. Các nghiên cứu về chế phẩm Trichoderma nhằm sử dụng chúng để phòng trừ bệnh hại nông sản sau thu hoạch đã được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới. D. Sivakumar et al.(2000) đã cho thấy Metabisulphite kali kết hợp với TRH 40 (Trichoderma harzianum) làm giảm đáng kể sự phát triển bệnh trong trái cây chôm chôm và duy trì chất lượng tổng thể của các loại trái cây [15]. Còn Trichoderma viride có tác dụng chống lại các tác nhân gây bệnh sau thu hoạch và cho thấy vi sinh vật đối kháng mạnh mẽ với mầm bệnh. Do đó, chất lượng sắn sau thu hoạch được lưu trữ trong một khoảng thời gian dài 7 . SĨ “Nghiên cứu sử dụng chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma phòng chống bệnh hại chính do nấm gây ra trên nguyên liệu lạc trong kho bảo quản tại tỉnh Bắc Giang”. hại của bệnh chính hại nguyên liệu lạc trong kho bảo quản tại tỉnh Bắc Giang. 2 - Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma phòng chống

Ngày đăng: 05/12/2013, 01:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan