Bài giảng Đề thi thử TS ĐH môn Sinh học số 11

6 744 11
Bài giảng Đề thi thử TS ĐH môn Sinh học số 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ SỐ 11 (Thời gian: 90 phút) Câu 1: 1 đoạn ADN có tổng số nucleotit là 2400 và có số nucleotit loại A chiếm 20% tổng số nucleotit của cả gen.Trên mạch 1 của gen có số nucleotit loại G là 200 và số nucleotit loại A là 320. Số nucleotit từng loại trên mạch 1 của gen đó sẽ là a. A = T = 320, G = X = 200 b. A = 320, T = 200, G = 200, X = 480 c. A = 320, T = 160, G = 200, X = 520 d. A = 320, T = 200, G = 200, X = 320 Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của mã di truyền? a. Mã di truyền mang tính phổ biến, tất cả các sinh vật đều dùng chung 1 bộ mã di truyền. b. Mã di truyền được đọc theo chiều 3' - 5' từ 1 điểm xác định trên phân tử mARN c. Mã di truyền được đọc liên tục theo cụm 3 ribonucleotit không ngắt quãng, các bộ 3 không gối lên nhau. d. Mã di truyền có tính thoái hóa, có thể có 2 hay nhiều bộ 3 cùng mã hóa cho 1 axit amin Câu 3: Gen B dài 5100A 0 bị đột biến thành gen b. Khi gen b tự nhân đôi 1 lần, môi trường nội bào đã cung cấp 2996nucleotit. Đột biến trên thuộc dạng a. mất 1 cặp nucleotit. b. thêm 1 cặp nucleotit c. thêm 2 cặp nucleotit d. mất 2 cặp nucleotit Câu 4: 1 loại ruồi có kiểu hình cánh xẻ. Kiểu hình này được quy định bởi 1 gen gồm 2 alen, được gọi là alen kiểu dại và alen cánh sẻ. Trong phép lai giữa các cá thể ruồi có kiểu hình cánh xẻ với nhau, tỷ lệ phân li kiểu hình là 2 cánh xẻ : 1 kiểu dại. Điều này chứng tỏ a. alen cánh xẻ là alen trội. b. đây là 1 ví dụ về hiện tượng tương tác gen. c. đây là ví dụ về alen gây chết ở trạng thái đồng hợp tử. d. ruồi cánh xẻ có kiểu gen đồng hợp tử về alen cánh xẻ. Câu 5: Nếu gen đột biến là gen lặn, phát sinh trong quá trình giảm phân của 1 tế bào sinh dục nào đó, sau đó đi vào hợp tử qua thụ tinh thì cơ thể dị hợp mang đột biến gen đó được gọi là a. thể đột biến lặn. b. thể đột biến. c. thể dị bội. d. không được gọi là thể đột biến. Câu 6: Ở 1 số sinh vật như vài loài nấm và tảo, tế bào phân chia liên tiếp nhiều lần nhưng không trải qua giai đoạn phân chia tế bào chất. Điều này dẫn đến kết quả nào sau đây? a. Số lượng nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào tăng lên nhanh chóng. b. Tạo thành các tế bào có kích thước lớn và chứa nhiều nhân. c. Ức chế sự nhân đôi ADN. d. Tạo thành 1 lượng lớn các giao tử. Câu 7: Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể có thể gây ra hậu quả: 1. Tạo thành những giao tử không bình thường mang đảo đoạn. 2. Quá trình giảm phân của cơ thể mang đảo đoạn có thể rối loạn vì những nhiễm sắc thể tương đồng không tiếp hợp được. 3. Phân bố lại gen trên nhiễm sắc thể, tạo điều kiện cho các gen lặn biểu hiện ra kiểu hình. 4. Ít ảnh hưởng tới sức sống của cơ thể mang đảo đoạn vì vật chất di truyền không bị mất đi. Phương án đúng là a. 1, 2, 3 b. 1, 2, 4 c. 1, 3, 4 d. 2, 3, 4 Câu 8: Ở cà chua, tính trạng quả đỏ trội hoàn toàn so với tính trạng quả vàng. Đột biến đa bội thể có thể làm cho cơ thể 2n trở thành 3n và 4n. Cho giao phấn giữa 2 cây chưa biết kiểu hình, F 1 thu được tỷ lệ kiểu hình là 35 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. các phép lai có thể cho kết quả đó là: 1. AAa x Aa 2. AAa x Aaa 3. AAaa x AAaa 4. AAa x Aaaa Đáp án đúng là: a. 1, 2 b. 2, 4 c. 1, 3 d. 3, 4 Câu 9: Tác nhân gây đột biến làm rối loạn sự phân li của 1 cặp nhiễm sắc thể trong giai đoạn gaỉm phân II của 1 tế bào sinh giao tử sẽ tạo được hnững loại giao tử nào sau đây? a. n và n + 1 b. n và n - 1 c. n + 1 và n - 1 d. n, n + 1 và n - 1 Câu 10: Ý nghĩa cơ bản nhất của thể đơn bội đối với chọn giống là a. có kích thước bé, sức sống kém, các gen lặn được biểu hiện ngay thành kiểu hình. b. dễ nghiên cứu ảnh hưởng của ngoại cảnh lên kiểu gen của quần thể. c. Là cơ sở để tạo dòng thuần trong thời gian ngắn, dễ phát hiện các dị tật. d. khắc phục được các trở ngại trong quá trình phân li của nhiễm sắc thể để tạo thành giao tử. Câu 11: Bệnh máu khó đông ở người do 1 gen lặn liên kết với giới tính X quy định. Trong 1 gia đình, có mẹ bị mắc bệnh này, bố bình thường. Giả sử không xảy ra đột biến, có thể chuẩn đoán a. tất cả các con gái của họ sẽ bị bệnh. b. tất cả các con trai của họ sẽ bị bệnh. c. 1 2 số con gái của họ sẽ bị bệnh. d. 1 2 số con trai của họ sẽ bị bệnh. Câu 12: Trong trường hợp mỗi gen quy định 1 tính trạng, phân li độc lập và trội hoàn toàn thì phép lai giữa cơ thể mang kiểu gen AaBbDd với cơ thể mang kiểu gen aaBbDD sẽ cho ra F 1 có số loại kiểu gen và kiểu hình là a. 8 kiểu gen và 4 kiểu hình. b. 8 kiểu gen và 8 kiểu hình. c. 12 kiểu gen và 8 kiểu hình. d. 12 kiểu gen và 4 kiểu hình. Câu 13: Trong các phép lai sau đây, phép lai nào cho F 1 có nhiều kiểu gen nhất? a. AaBb x AaBb b. AB/ab x AB/ab c. AaBbdd x AaBbDD d. AaX B X b x AaX B Y Câu 14: Từ 1 phép lai giữa 2 thứ cà chua thuần chủng, người ta được F 1 đồng loạt là các cây thân cao, quả đỏ. Cho F 1 tự thụ phấn với nhau, được F 2 phân li theo tỷ lệ 1 cây cao, quả vàng : 2 cây cao, quả đỏ : 1 cây thấp, quả đỏ. Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng. Nhận định nào sau đây là không chính xác? a. Cả 2 cặp tính trạng chiều cao thân và màu sắc quả đều di truyền theo quy luật trội hoàn toàn. b. 2 cặp gen quy định 2 tính trạng này nằm trên cùng 1 nhiễm sắc thể tương đồng. c. Kiểu gen của F 1 là: Ab/aB d. Kiểu gen của F 1 là: AB/ab Câu 15: Ở người, bệnh mù màu (không phân biệt được lục, đỏ) do gen m trên nhiễm sắc thể X quy định. Trong 1 gia đình, bố, mẹ đều không bị mù màu, bố có nhóm máu A, mẹ có nhóm máu B sinh được con trai có nhóm máu O và bị mù màu. Kiểu gen của bố, mẹ trong gia đình trên phải là a. I A I A X M Y x I B I B X M X M b. I A I O X M Y x I B I B X M X m c. I A I A X M Y x I B I O X M X m d. I A I O X M Y x I B I O X M X m Câu 16: Trong 1 quần thể thực vật, xét 1 gen có 2 alen (A và a). Biết tần số alen A gấp 4 lần tần số alen a. Tần số alen của quần thể sau 3 thế hệ tự thụ phấn bắt buộc sẽ là a. p(A) = 0,6; q(a) = 0,4 b. p(A) = 0,55; q(a) = 0,45 c. p(A) = 0,75; q(a) = 0,25 d. p(A) = 0,8; q(a) = 0,2 Câu 17: Ý nghĩa thực tiễn của định luật hacđi-vanbec là 1. giúp con người lựa chọn được cá thể mong muốn trong quần thể để làm giống sản xuất. 2. dựa trên tỷ lệ kiểu hình có thể suy ra tỷ lệ các kiểu gen và tần số tương đối các alen trong quần thể. 3. từ tần số tương đối của các alen có thể dự đoán tỷ lệ kiểu gen dị hợp tử trong quần thể. 4. từ tỷ lệ kiểu hình có thể suy ra vốn gen trong quần thể. Phương án đúng là a. 1, 2 b. 2, 3 c. 3, 4 d. 1, 4 Câu 18: Trong tổng số 1500 con bò của 1 trại chăn nuôi có 1050 con bò lông đen, 150 con bò lông lang trắng đen, 300 con bò lông vàng. Biết rằng kiểu gen AA quy định màu lông đen, Aa quy định màu lông lang trắng đen, aa quy định màu lông vàng. Thành phần kiểu gen của quần thể ở trạng thái cân bằng là a. 0,7AA : 0,1Aa : 0,2aa b. 036AA : 0,48Aa : 0,16aa c. 0,5625AA : 0,0625Aa : 0,0625aa d. 0,5625AA : 0,0625Aa : 0,375aa Câu 19: Quần thể không tiến hóa là quần thể a. bị ảnh hưởng bởi biến động di truyền. b. gồm toàn các cá thể mang kiểu gen đồng hợp trội. c. bị cách li hoàn toàn với quần thể gốc. d. có tần số của các alen không đổi qua các thế hệ. Câu 20: Trong 1 quần thể, xét 2 gen: Gen thứ nhất có 2 alen A 1 và A 2 Gen thứ 2 có 3 alen B 1 , B 2 và B 3 Các cá thể trong quần thể tự giao phối qua n thế hệ tạo được số dòng thuần cả về 2 gen đó là a. 4 b. 5 c. 6 d. 8 Câu 21: Mục đích chính của di truyền y học là a. ngăn ngừa tác hại của nhân tố do con người tạo ra đối với thai nhi như khói thuốc, bia rượu, . b. ngăn ngừa hậu quả của các khuyết tật di truyền ở người. c. ngăn gừa các bệnh do đột biến gen. d. ngăn ngừa các bênh do đột biến nhiễm sắc thể. Câu 22: Trong kỹ thuật chuyển 1 gen từ người vào plasmit của vi khuẩn, cả gen nguồn và plasmit đều phải a. có các đoạn ADN giống hệt nhau. b. có nguồn gốc từ cùng 1 loại tế bào. c. được cắt bởi cùng 1 loại enzim cắt giới hạn. d. có độ dài tương tự nhau. Câu 23: Câu khẳng định nào sau đây không chính xác về biến dị trung tính? a. 1 alen nào đó có thể trung tính trong môi trường này nhưng trong môi trường khác thì không. b. mặc dù xảy ra đột biến nhưng chức năng của các protein vẫn không bị thay đổi. c. các đột biến trung tính di truyền được và là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên. d. các đột biến trung tính không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên. Câu 24:Ở người, có nhiều loại protein có tuổi thọ tương đối dài. Ví dụ như hemoglobin trong tế bào hống cầu có thể tồn tại vài tháng. Tuy nhiên cũng có nhiều protein có tuổi thọ rất ngắn, chỉ tồn tại vài ngày, vài giờ hoặc thậm chí vài phút. Lợi ích của các protein có tuổi thọ nhắn này là gì? a. Chúng là các protein chỉ được sử dụng 1 lần. b. Chúng bị phân giải nhanh để cung cấp nguyên liệu cho tổng hợp các protein khác. c. Chúng cho phép tế bào kiểm soát các hoạt động của mình 1 cách chính xác và hiệu quả hơn. d. Các protein tồn tại quá lâu thường làm tế bào bị ung thư. Câu 25: Cơ chế tác dụng của tia tử ngoại trong việc gây đột biến nhân tạo là a. kìm hãm sự hình thành thoi vô sắc. b. kích thích và ion hóa các nguyên tử khi xuyên qua các tổ chức và tế bào sống. c. làm rối loạn quá trình nhân đôi ADN. d. Kích thích các nguyên tử khi xuyên qua các tổ chức tế bào sống. Câu 26: Trong chọn giống, người ta thường dùng giao phối fần để 1. tạo ưu thế lai ở thế hệ sau. 2. tạo các dòng thuần chủng. 3. tạo các thể dị hợp. 4. củng cố các đặc tính quý .Phương án đúng là a. 1, 2 b. 1, 3 c. 2, 3 d. 2, 4 Câu 27: Người ta có thể khắc phục hiện tượng bất thụ của con lai được tạo ra từ phép lai khác loài bằng cách a. nuôi dưỡng chúng bằng chế độ ăn uống và hoocmon thích hợp. b. gây đột biến tam bội hóa cho hợp tử 2n c. gây đột biến tam nhiễm cho hợp tử 2n d. gây đột biến tứ bội hóa cho hợp tử 2n Câu 28: Con La là con lai được tạo ra từ phép lai xa giữa Lừa và Ngựa. Để khắc phục hiện tượng bất thụ của con la, người ta đã sử dụng biện pháp a. đa bội hóa, tạo thành thể sonh nhị bội. b. gây đột biến gen. c. cho giao phối cận huyết hoặc trở lại với bố, mẹ của nó. d. không có biệp pháp khắc phục. Câu 29: Trong cơ thể sống, axit nucleic đóng vai trò quan trọng trong các quá trình a. di truyền và sinh sản. b. di truyền và cấu trúc. c. sinh sản và điều hòa. d. cấu trúc và điều hòa. Câu 30: Sự kiện nào sau đây xảy ra trong giai đoạn tiến hóa tiền sinh học? a. Sự xuất hiện của các hạt coaxecva b. Sự tổng hợp các chất hữu cơ từ những chất vô cơ đơn giản theo phương thức hóa học. c. Sự xuất hiện các đại phân tử tự sao chép. d. Sự xuất hiện của nhóm enzim đầu tiên. Câu 31: Ví dụ nào sau đây minh họa cho cơ chế cách li trước hợp tử? a. Cây lai giữa 2 loài cà độc dược khác nhau thường bị chết. b. Con la là con la giữa lừa và ngựa bị bất thụ. c. Tinh trùng của ngan thường chết trong ống dẫn trứng của vịt. d. Các loài bông khác nhau có thể cho ra các cây lai F 1 hữu thụ, nhưng sang cây F 2 thì không thụ tinh được. Câu 32: Cơ chế tiến hóa theo Lamac là a. sự tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. b. sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính. c. sự biến đổi bộ khung xương chung của động vật về mặt chi tiết dưới tác dụng của ngoại cảnh. d. sự di truyền các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động. Câu 33: hãy thử tưởng tượng trong 1 trường hợp như sau: 1 trận bão lớn đã thổi bay 1 số cá thể của quần thể chim sẻ ở đất liền ra 1 hòn đảo tương đối xa so với đất liền. Các cá thể đó đã thích nghi với cuộc sống ở đảo và hình thành nên quần thể mới cách li với quần thể gốc ở đất liền. Sau 8000 năm, mực nước biển hạ thấp và nối liền hòn đảo đó với đất liền khiến các chim sẻ trên đảo và chim sẻ đất liền tự do tiếp xúc với nhau. Quan sát nào sau đây khiến ta có thể kết luận chúng đã trở thành 2 loài khác nhau? a. Chúng có các đặc điểm hình thái khác nhau. b. Chúng ăn các loại thức ăn khác nhau. c. Con lai của chúng có kiểu hình khác với cả 2 dạng bố, mẹ. d. Con lai của chúng yếu ớt và thường chết trước khi thành thục sinh dục. Câu 34: Kết quả của chọn lọc tự nhiên theo quan điểm của Dacuyn là a. sự sống sót của các cá thể thích nghi nhất. b. sự phát triển và sinh sản ưu thế của các kiểu gen thích nghi nhất. c. sự hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật. d. từ loài gốc ban đầu chưa thích nghi hình thành nên các loài mới thích nghi với điều kiện ngoại cảnh. Câu 35: Trong các loại biến dị sau đây, loại biến dị nào có ý nghĩa gián tiếp đối với tiến hóa? a. Đột biến gen b. Đột biến nhiễm sắc thể. c. Biến dị tổ hợp. d. Thường biến. Câu 36: 3 loài ếch cùng sinh sản chung trong 1 hồ nhưng chúng không giao phối lẫn nhau vì có tiếng gọi bạn tình khác nhau. Đây là 1 ví dụ về cách li trước hợp tử - cách li a. thời gian b. tập tính c. sinh thái. d. sinh sản. Câu 37: Các nhân tố cách li không có vai trò nào sau đây? a. tăng cường sự phân hóa trong nội bộ quần thể gốc, làm cho quần thể gốc phân li thành những nhóm cá thể có thành phần kiểu gen khác nhau. b. Định hướng quá trình tiến hóa, làm thay đổi tần số tương đối của các alen, tạo ra các tổ hợp gen thích nghi với môi trường. c. Hạn chế quá triình giao phối tự do trong quần thể. d. Làm tăng cường phân li tính trạng trong chọn lọc tự nhiên. Câu 38: Trong các tiêu chuẩn được dùng để phân biệt 2 loài thân thuộc, tiêu chuẩn nào quan trọng nhất? a. Tiêu chuẩn hình thái. b. Tiêu chuẩn địa lí - sinh thái. c. Tiêu chuẩn sinh lí - hóa sinh d. Tiêu chuẩn di truyền. Câu 39: Chọn lọc tự nhiên sẽ không hoạt động khi a. quần thể gồm các cá thể đồng nhất về mặt di truyền. b. quần thể gồm các cá thể mang các biến dị khác nhau. c. quần thể gồm các cá thể giao phối tự do. d. quần thể gồm các cá thể có kiểu hình thích nghi khác nhau. Câu 40: Trong phương thức hình thành loài bằng con đường sinh thái, nhân tố nào đóng vai trò chủ yếu? a. Sự bất động của thực vật và động vật ít di động cách li sinh thái. b. Chọn lọc tự nhiên diễn ra trong các điều kiện sinh thái khác nhau. c. Điều kiện sống của các khu vực sinh thái khác nhau. d. Nhân tố cách li sinh thái. Câu 41: Cơ quan tương tự có ý nghĩa gì đối với việc nghiên cứu tiến hóa? a. Phẩn ánh sự tiến hóa đồng quy. b. Phản ánh sự tiến hóa phân li. c. Phản ánh nguồn gốc chung của các loài. d. Cho biết các loài đó sống trong 1 điều kiện giống nhau. Câu 42: Quá trình hình thành loài mới có các dấu hiệu bản chất là 1. là 1 quá trình lịch sử. 2. có sự phân hóa vô hướng các jkiểu gen khác nhau. 3. cải biến thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng thích nghi. 4. tạo ra kiểu gen mới cách li với quần thể cũ. Phương án đúng là a. 1, 2, 3 b. 1, 2, 4 c. 1, 3, 4 d. 2, 3, 4 Câu 43: Các cơ quan thoái hóa là a. bằng chứng cho thuyết tiến hóa của Lamac về việc sử dụng hay không sử dụng các cơ quan. b. vết tích của các cơ quan thường xuyên được sử dụng ở loài tổ tiên. c. 1 bằng chứng chống lại quan điểm về tiến hóa là sinh vật ngày càng hoàn thiện về tổ chức cơ thể. d. các cơ quan tương đồng chỉ có thể quan sát được trong quá trình phát triển phôi. Câu 44: 1 gen có chiều dài 4080A 0 . Chuỗi polipeptit hoàn chỉnh do gen đó điều khiển tổng hợp có chứa số axit amin là a. 397 axit amin b. 398 axit amin c. 399 axit amin d. 400 axit amin Câu 45: Hình tháp sinh thái có thể biểu diễn bằng các đơn vị dưới đây, trừ a. số lượng. b. khối lượng (sinh vật lượng). c. kích thước. d. năng lượng. Câu 46: Khi sâu bọ phát triển mạnh, số lượng chim sâu ung tăng theo. Khi số lượng chim sâu tăng quá nhiều, sâu bọ bị quần thể chim sâu tiêu diệt mạnh mẽ nên số lượng sâu bọ bị giảm mạnh đi. Hiện tượng này gọi là a. cơ chế điều hòa mật độ. b. sự cân bằng sinh học. c. trạng thái cân bằng. d. khống chế sinh học. Câu 47: Trong rừng mưa nhiệt đới, khi ta chặt cây để sản xuất thì các trảng cỏ sẽ phát triển, các cây họ lúa, họ đậu, họ cói cũng sẽ phát triển. Cũng có thể mọc lại các cây gỗ nhưng đó là các cây ưa sáng, phát triển nhanh và có gỗ mềm. Có cả các dây leo phát triển. Tổng số loài bao giờ cũng ít đi. Mô tả trên thuộc loại diễn thế sinh thái nào? a. Diễn thế nguyên sinh trên cạn. b. Diễn thế nguyên sinh dưới nước. c. Diễn thế thứ sinh. d. Diễn thế phân hủy. Câu 48: Các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, chỗ ở và các điều kiện sống khác là đặc điểm của mỗi quan hệ a. cộng sinh. b. hội sinh. c. cạnh tranh. d. ký sinh. Câu 49: Khi gặp điều kiện thuận lợi, 1 loài tảo phát triển mạnh gây ra hiện tượng “nước nở hoa” là 1 ví dụ về a. quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể. b. quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. c. sự biến động về số lượng theo chu kỳ của quần thể. d. sự biến động số lượng không theo chu kỳ của quần thể. Câu 50: Theo dõi đồ thị về giới hạn chịu nhiệt của cá chép và cá rô phi, người ta thấy: Cá chép có ác nhiệt độ tương ứng là: +2 0 C, +28 0 C, +44 0 C Cá rô phi có các nhiệt độ tương ứng là: +5,6 0 C. +30 0 C, +42 0 C Nhận định nào sau đây là đúng nhất? a. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn cá chép vì có điểm cực thuận cao hơn. b. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn dưới thấp hơn. c. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn. d. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn cá chép vì có giới hạn dưới cao hơn. --------------------- HẾT ------------------- . ĐỀ SỐ 11 (Thời gian: 90 phút) Câu 1: 1 đoạn ADN có tổng số nucleotit là 2400 và có số nucleotit loại A chiếm 20% tổng số nucleotit của. nên số lượng sâu bọ bị giảm mạnh đi. Hiện tượng này gọi là a. cơ chế điều hòa mật độ. b. sự cân bằng sinh học. c. trạng thái cân bằng. d. khống chế sinh học.

Ngày đăng: 04/12/2013, 23:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan