Bài giảng PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO HỌC SINH GIỎI

11 411 2
Bài giảng PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO HỌC SINH GIỎI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PP tuyển chọn & huấn luyện học sinh giỏi TDTT - GV: Lê Viết Sơn A.ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài Cùng với chiến lược phát triển kinh tế xã hội thì chiến lược phát triển con người toàn diện luôn được Đảng và nhà nước quan tâm. Như nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII đã khẳng định: “Chăm lo giáo dục cho thế hệ trẻ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị, kinh tế, giáo dục, gia đình, nhà trường và toàn xã hội” . Công tác giảng dạy thể dục trong trường trung học cơ sở nhằm giúp học sinh: • Có sự tăng tiến về sức khỏe, thể lực, đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi, giới tính và thể hiện khả năng của bản thân về thể dục thể thao • Biết được một số kiến thức, kỹ năng cơ bản để luyện tập giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực. • Rèn luyện nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỉ luật, thói quen tự giác tập luyện thể dục thể thao, giữ vệ sinh. • Vận dụng ở mức nhất định những điều đã học vào nếp sinh hoạt ở nhà trường và ngoài nhà trường. Giáo dục thể chất trong nhà trường là một bộ phận không thể thiếu được của nền giáo dục, góp phần đào tạo con người mới, phát triển toàn diện phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Lúc sinh thời Hồ Chí Minh là một tấm gương trong việc thường xuyên tập luyện thể dục thể thao và trong rất nhiều văn kiện cũng như hội nghị Người đã thường xuyên nhắc nhở và nhấn mạnh : Giữ gìn dân chủ, xây dưng nước nhà gây đời sống mới, việc gì cũng cần sức khoẻ mới thành công .” Sự nghiệp tăng cường và giữ gìn sức khoẻ nhân dân, cải tạo thể chất cho nòi giống tiên rồng được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt nhiều hy vọng vào tuổi trẻ. Người rất quan tâm đến công tác phát triển thể chất, tăng cường sức khỏe cho thanh thiếu niên . Ngày nay, trong sự nghiệp đất nước đang tiến lên theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thì ngành giáo dục và Đào tạo có những bước mới, mạnh mẽ, trong đó giáo dục thể chất có một vị trí rất quan trọng trong Trường THCS Lý Tự Trọng 1 PP tuyển chọn & huấn luyện học sinh giỏi TDTT - GV: Lê Viết Sơn các nhà trường, nhằm chăm sóc phát hiện và đào tạo nhân tài góp phần giáo dục hoàn thiện về đức, trí, thể, mỹ … Việc phát triển giáo dục thể chất trong nhà trường có mạnh hay không điều đó phụ thuộc rất lớn vào vai trò của người giáo viên thể dục. Các hoạt động như giảng dạy, đào tạo học sinh năng khiếu nếu đội ngũ giáo viên thể dục có năng lực sự nhiệt tình kèm theo sự đam mê nghề nghiệp và không ngừng học hỏi sẽ tạo điều kiện nâng cao vai trò vị thế của môn thể dục trong nhà trường đồng thời tạo nên uy tín được đồng nghiệp ở các bộ môn khác phải tôn trọng. Công tác bồi dưỡng đội ngũ học sinh giỏi thể dục thể thao là một trong những yếu tố để khẳng định năng lực trình độ tay nghề của giáo viên thể dục. Đã nhiều năm công tác giảng dạy tại trường THCS Lý Tự Trọng xã Hòa Thành Krông Bông qua các lần bồi dưỡng học sinh giỏi thể dục thể thao và đã thu được một số kết quả nhất định vì vậy tôi đưa ra một số kinh nghiệm trong việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi TDTT để chúng ta cùng tham khảo và áp dụng trong công tác giảng dạy và huấn luyện học sinh giỏi TDTT. II. Cơ sở lí luận, thực tiễn 1. Cơ sở lí luận Năng khiếu được đưa lên hàng đầu bởi vì đây là một yếu tố rất quan trọng, có tính thiên phú, không phải ai muốn cũng được. Ví dụ: một người có giọng nói ồ ề, khàn khàn thì không thể thành công trong ngành thanh nhạc mặc dù anh ta có ước vọng trở thành ca sĩ. Hoặc là người có đôi bàn tay thô kệch vụng về sẽ khó đạt thành công trong lãnh vực hội họa, điêu khắc hay những ngành nghề cần sự khéo léo và tinh tế của đôi tay. Khả năng thiên phú không chỉ thể hiện ở mặt thể chất mà còn thể hiện ở tính chất chẳng hạn như sự thông minh, nhớ giỏi, tính toán, óc sáng tạo v.v . Chính vì sự định hình năng khiếu như vậy loài người đã có những thiên tài lỗi lạc ở nhiều ngành khác nhau như Toán Học, Vật Lý Học, Hóa Học, Vi Trùng Học, Nguyên Tử Học, Nhạc, Họa, Ðiêu khắc, Võ Học Khi đã may mắn được trời ban cho một khã năng đặc biệt, bản thân người ấy phải biết phát hiện và trau dồi, nếu không tài năng non trẻ ấy sẽ bị lãng quên vào quá khứ. Sự chuyên cần tuy đứng hàng thứ hai nhưng rất cần thiết có một lập trường kiên định, quyết thực hiện đến cùng mục tiêu đã đề ra. Nếu không có tính kiên nhẫn để vượt khó thắng khổ trong quá Trường THCS Lý Tự Trọng 2 PP tuyển chọn & huấn luyện học sinh giỏi TDTT - GV: Lê Viết Sơn trình học tập và rèn luyện, ta dễ đầu hàng nghịch cảnh để rồi về sau cứ mãi nuối tiếc vì đã phí hoài một tài năng chớm nở. Hai yếu tố vừa kể trên có tính chủ quan, trong khi yếu tố thứ ba là Phương pháp rèn luyện lại có tính khách quan. Nó tùy thuộc vào khả năng truyền đạt của người Thầy, khả năng nắm bắt tâm lý để có những biện pháp thích hợp tạo điều kiện cho người học tiếp thu được dể dàng, biết khuyến khích động viên trước những biểu hiện chán nản lười học, cũng như biết sáng tạo những bài tập cho phù hợp để từng học sinh được tiến bộ và phải biết bồi dưỡng những nhân tố xuất sắc để nhanh chóng đào tạo người tài giỏi cho đất nước . 2. Cơ sở thực tiễn: Trong thực tế hàng năm tổ chức hội khỏe phù đổng cấp huyện hay hội thi học sinh giỏi thể dục thể thao (TDTT), nhiều đơn vị rất có tiềm năng đạt các thành tích cao nhưng đôi lúc chưa có kinh nghiệm hay một số lí do khách quan khác như điều kiện kinh phí, đường xá đi lại nên khi lựa chọn đội ngũ đi thi đã đạt thành tích không như mong muốn. Công tác tham mưu của một số giáo viên thể dục cũng còn hạn chế dẫn đến thành tích của đơn vị chưa đạt được như mong muốn. Từ những nhận định đó tôi đã đưa ra một số giải pháp để nhằm nâng cao thành tích của học sinh trong các cuộc thi thể dục thể thao do huyện tổ chức để quý đồng nghiệp tham khảo và bổ sung để công tác giáo dục TDTT ngày càng phát triển tropng nhà trường nói riêng và huyện Krông Bông nói chung. Trường THCS Lý Tự Trọng 3 PP tuyển chọn & huấn luyện học sinh giỏi TDTT - GV: Lê Viết Sơn B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 1. Tuyển chọn học sinh có năng kh iếu . Vào đầu năm học sau khi đã ổn định nề nếp nhà trường, giáo viên thể dục cần tham mưu với hiệu trưởng về việc tuyển chọn học sinh để tham gia dự thi cấp huyện theo kế hoạch của Phòng Giáo Dục. Sau đó giáo viên tiến hành tuyển chọn học sinh. Giáo viên nên chọn các học sinh có năng khiếu của trường ở các khối 8,9 đây là lứa tuổi có thể tham dự ở cấp huyện( tuy nhiên cũng cần tuyển chọn những học sinh có năng khiếu ở cá khối dưới để tao lớp kế cận). Việc lựa chọn này giáo viên cần căn cứ vào thành tích các em đạt được trong năm học vừa qua, thông qua kết quả kiểm tra và kết quả hội khỏe đổng cấp trường và cấp huyện. Sử dụng các bài kiểm tra để chọn ra những học sinh ưu tú nhất như : kiểm tra sức nhanh, mạnh bền, mềm dẻo khéo léo, đồng thời kiểm tra bộ môn thế mạnh mà các em đang theo học hay tập luyện. Thực tế cho thấy nhiều học sinh khi tham gia các hoạt động ngoại khóa ngoài nhà trường đã tập luyện được một số môn thể thao đạt thành tích rất tốt. Chúng ta cần chú ý một điều quan trọng là việc tổ chức hội khỏe phù đổng cấp trường hàng năm là cơ sở cần thiết để kiểm chứng và tuyển chọn học sinh giỏi TDTT. Thường thì chỉ thông qua các cuộc thi ta mới có thể thấy hết được các tố chất thể lực của học sinh hay các năng khiếu tiềm tàng của các em. Trong những năm qua vẫn có một số đơn vị không tổ chức hội khỏe phù đổng cấp trường mà việc tham gia cấp huyện là giao hết cho giáo viên thể dục tự tuyển chọn. Trong quá trình giảng dạy tôi thấy có một số học sinh có năng khiếu rất tốt nhưng trong quá trình học các em ít thể hiện ra năng khiếu của các em mà chỉ khi được tham gia các cuộc thi các em mới thể hiện hết mình. Lí do cũng có thể do các em ngại, tâm lí rụt rè, hoặc chưa ý thức được về sự yêu thích bộ môn thể dục… Vì vậy việc tổ chức hội khỏe phù đổng cấp trường là rất cần thiết. Sau khi đã tuyển chọn được học sinh giáo viên dựa vào kết quả cuộc thi năm trước để chọn ra các học sinh tham gia các nội dung của năm nay. Làm được việc này thì trong cuộc thi của năm trước giáo viên cần ghi lại các kết quả cao nhất của học sinh các trường đã đạt được để làm căn cứ tuyển chọn cho năm học tiếp theo. Trường THCS Lý Tự Trọng 4 PP tuyển chọn & huấn luyện học sinh giỏi TDTT - GV: Lê Viết Sơn 2.Tiến hành luyện tập Sau khi tiến hành các khâu tuyển chọn và xác định nội dung tham gia và học sinh tham gia nội dung phù hợp, giáo viên tiến hành lên lịch tập luyện cho học sinh. Đây là công việc mà phần lớn giáo viên ít thực hiện vì nó chiếm rất nhiều thời gian của giáo viên. Tuy nhiên nếu học sinh có thành tích thì uy tín của giáo viên sẽ được nâng cao đồng thời trong các đợt xét khen thưởng, thi đua chúng ta sẽ được đề cử qua đó cũng bù đắp được phần nào công sức bỏ ra luyện tập cho học sinh. Như chúng ta biết, muốn thi đấu đạt thành tích cao thì công việc đầu tiên của người huấn luyện viên là phải tổ chức tập luyện cho vận động viên. Công tác huấn luyện cũng như “con dao hai lưỡi”, nếu huấn luyện đúng thì thành tích lên, huấn luyện sai thì thành tích không lên, thậm chí đi xuống. Vậy để công tác huấn luyện mang lại hiệu quả, đạt được thành tích cao trong thi đấu, trước hết cần phải chú ý những vấn đề cơ bản sau đây: • -Tập luyện phải tăng dần khối lượng, cường độ một cách từ từ (khi vận động viên thích nghi với bài tập cũ, ta tiến hành cho tập bài mới khó hơn. • Phải kết hợp được giữa tập luyện với hồi phục, tùy thuộc vào trình độ của từng vận động viên (có thể nghỉ ngơi từ 30’’ đến 01 buổi) và hồi phục vượt mức (nghỉ ngơi từ 02 đến 03 ngày). • Phải căn cứ vào lượng vận động (chạy được bao nhiêu km/ 1 buổi, có tập luyện thường xuyên hay không, trình độ hiện đạt ở mức nào.) trên cơ sở đó, giáo viên đưa ra một lượng vận động (khối lượng, cường độ) hợp lý cho từng học sinh. • Phải căn cứ thời gian từ lúc tập luyện đến lúc thi đấu ngắn hay dài (1 tháng hay nhiều tháng .). Nếu chúng ta không tuân thủ các nguyên tắc trên, khi huấn luyện sẽ làm cho học sinh bị xuống sức, giảm thành tích dẫn đến học sinh thi đấu thành tích kém thậm chí không thể thi đấu được. Tiếp theo cần hướng dẫn học sinh tập luyện ở nhà chúng ta thấy cần phải xây dựng cho học sinh có ý thức tự giác tập luyện để nâng cao kỹ năng kỹ xảo vận động đồng thời tạo cho học sinh đam mê bộ môn mình theo đuổi. Trong tập luyện giáo viên cần lên lịch tập luyện cụ thể để không làm ảnh hưởng đến học tập các môn khác của các em. Cần căn cứ vào thời gian thi đấu của học sinh là vào tháng nào, mùa nào để đưa ra các bài tập phù Trường THCS Lý Tự Trọng 5 PP tuyển chọn & huấn luyện học sinh giỏi TDTT - GV: Lê Viết Sơn hợp làm sao để các em hoàn thành các kỹ năng kỹ xảo đồng thời nâng cao được thành tích. Ví dụ: lịch tập luyện năm học 2008- 2009 từ tháng 10/2008  1/2009 môn nhảy xa, chạy nhanh, chạy 800,1500m. Mỗi tuần học 2 buổi, tháng học 8 buổi. Tháng Nội dung tập luyện Yêu cầu 10/200 8 Học kỹ thuật: Các động tác bổ trợ, các kỹ thuật bổ trợ cho kỹ thuật chính Biết và thực hiện đúng các động tác bổ trợ, hình thành một số động tác kĩ thuật 11/200 8 Học các kỹ thuật chính Hình thành cơ bản đúng kỹ thuật, động tác cơ bản. 12/200 8 Tiếp tục ôn kỹ thuật bắt đầu chú ý đến thành tích Hình thành kỹ năng kỹ xảo vận động. 1/2009 Hoàn thiện kỹ thuật nâng cao thành tích Tăng thành tích bộ môn Trong tập luyện giáo viên cần bám sát thành tích của các năm để làm mục tiêu cho các em phấn đấu. cần động viên học sinh cố gắng, lấy các tấm gương điển hình của các khóa trước để giáo dục ý chí cho các em. Tuy nhiên cũng không nên gò ép làm cho các em thấy căng thẳng dẫn đến căng cứng tạo tâm lí không tốt khi thi đấu. các bạn cũng chú ý đến tâm lí của các em tại vì tâm lí không tốt cũng sẽ ảnh hưởng đến thành tích của các em. 3. Đăng kí thi đấu Khi có kế hoạch của phòng giáo dục giáo viên cần nghiên cứu thật kĩ công văn kế hoạch của phòng giáo dục để đăng kí cho hợp lí tránh tình trạng đăng kí rồi nhưng học sinh lại không được tham gia đây là tình trạng xảy ra nhiều năm qua, làm như vậy sẽ ảnh hưởng tâm lí của học sinh, đồng thời lãng phí tiền bạc của đơn vị. Quá trình đăng kí cũng cần chú ý so sánh kết quả của những năm trước, tìm kiếm thông tin từ đồng nghiệp và bạn bè về thành tích cuả các trường bạn, để có thể đưa học sinh đi thi với chất lượng cao hơn, dễ có thành tích hơn. Ví dụ: Năm học 2009 tường A có em Hoàng Thị B nhảy xa 4m20 đang học lớp 8 mà học sinh trường mình học sinh chỉ nhảy 3m 80 thì năm 2010 Trường THCS Lý Tự Trọng 6 PP tuyển chọn & huấn luyện học sinh giỏi TDTT - GV: Lê Viết Sơn học sinh của trường A sẽ có thành tích của em A. dĩ nhiên khi ta đưa học sinh đi tham gia nội dung này thì ít có hy vọng thành tích sẽ kém đồng thời lại lãng phí tiền bạc để khám sức khỏe cho học sinh, lo cho học sinh đi thi đấu. nên có thể bỏ nội dung này để chọn nội dung khác tốt hơn. Trong quá trình lập danh sách học sinh đăng kí thi nên lựa chọn những em có thành tích sát với thành tích của năm vừa qua để lập đó cũng là một kinh nghiệm mà chúng ta cần tham khảo. Tuy nhiên chúng ta cũng cần chú ý về phát triển những học sinh có khả năng ở những lớp thấp như lớp 7, lớp 8. Đây là lớp kế cận khi lứa học sinh lớp 9 ra trường thì những học sinh này sẽ thay thế vì vậy chúng ta cũng cần lựa chọn một số học sinh ở lớp dưới tham gia dự thi để cọ xát. 4. Chuẩn bị thi đấu a. Vấn đề khởi động trước thi đấu: Đây là một vấn đề mà các giáo viên, huấn luyện viên, vận động viên phong trào cần chú ý, tránh thói quen thường gặp đó là khởi động sơ sài, qua loa, không đúng trình tự, không phù hợp với môn mà các vận động viên chuẩn bị thi đấu. Như chúng ta biết, nếu trong thi đấu vận động viên khởi động kỹ, thời gian hợp lý sẽ làm cho các hệ thống mao mạch, cơ . được nóng lên; nhịp tim tăng lên mức 100 -120 lần / 1 phút, đảm bảo cho vận động viên thích ứng với nhịp thi đấu cao ngay từ đầu. Khởi động cũng tạo cho vận động viên hưng phấn và làm giảm Strets (lo sợ, hồi hộp .) trước thi đấu và hạn chế được những vấn đề rủi ro xảy ra trong thi đấu như chuột rút, chấn thương, sóc hông … Như vậy để khởi động tốt, các huấn luyện viên phải lưu ý một số vấn đề sau: • Thời gian khởi động: Từ 20 đến 40 phút, tùy thuộc vào trình độ VĐV (VĐV mới tập thì 30 phút, VĐV trình độ cao 50 phút); tùy thuộc vào thời tiết (thời tiết lạnh khởi động lâu hơn thời tiết nóng) • Trình tự của một bài khởi động đó là:  Thứ nhất: Cho vận động viên chạy nhẹ nhàng từ 05 đến 10 phút (VĐV mới chạy ít hơn).  Thứ hai: Cho VĐV khởi động các bài tập chung (khởi động toàn diện các khớp như khớp cổ chân, khớp gối, khớp hông, đầu, cổ .). Ở phần khởi động này nên kết hợp 02 cách: Khởi Trường THCS Lý Tự Trọng 7 PP tuyển chọn & huấn luyện học sinh giỏi TDTT - GV: Lê Viết Sơn động động (di chuyển) và khởi động tỉnh (căng cơ). Đầu tiên cho các VĐV khởi động căng cơ, sau đó cho khởi động động là phù hợp nhất. Thời gian khởi động thường từ 10 đến 20 phút.  Thứ ba là khởi động chuyên môn: Tùy theo đặc thù của từng môn thể thao mà hướng dẫn VĐV thực hiện cách khởi động khác nhau. Đối với môn điền kinh (chạy) cần khởi động theo các bước sau: Bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, tăng tốc độ. Đây là khâu quan trọng và cần thiết (theo trình tự 03 bước trên) thì trong thi đấu VĐV mới đạt được thành tích hiệu quả cao ./. b.Vấn đề ăn uống trước thi đấu: Trước thi đấu 60 phút, không được cho vận động viên ăn thức ăn có động vật như phở bò, bún giò ., nên cho vận động viên uống nước,chủ yếu là uống nước đường (trước 15 phút bổ sung đường là tốt nhất). Trước thi đấu từ 02đến 05 phút, không được bổ sung đường. Tóm lại, nên cho vận động viên ăn trước 2h00 và không được bỏ dầu vào là tốt nhất. c. Tạo tâm lí thi đấu. Trong quá trình tập luyện ta có thể yêu cầu học sinh đạt được các thành tích đề ra tuy nhiên trong thi đấu cần chuẩn bị tâm lí cho học sinh tốt nhất là trang bị cho các em có trình độ thể lực, kĩ thuật. Hãy nhắc nhở các em thi đấu hết mình tôn trọng đối phương và tận dụng cơ hội để đạt thành tích cao của bản thân. Sau khi thi đấu nếu thành tích các em đạt hay không đạt như mong muốn cũng không nên trách móc các em để các em có thể tự tin ở những nội dung tiếp theo. Trong quá trình thi đấu dù một hay nhiều học sinh thi đấu cũng cần có thầy cô đi theo để động viên khuyến khích các em. Như chúng ta đã biết tâm lí học sinh lứa tuổi THCS rất yếu các em thường sụt giảm tâm lí khi không có sự động viên kịp thời của bạn bè, thầy cô. Dẫn đến thành tích sụt giảm không còn khả năng tranh chấp. II. NHỮNG KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC Qua nhiều năm áp dụng các biện pháp nêu trên thành tích của các học sinh cũng đã có nhiều tiến bộ theo từng năm. Trình độ TDTT của học sinh trường về kĩ thuật và thể lực cũng tiến bộ đáng kể làm cho các đồng Trường THCS Lý Tự Trọng 8 PP tuyển chọn & huấn luyện học sinh giỏi TDTT - GV: Lê Viết Sơn nghiệp trường bạn phải chú ý đến. Trong đơn vị các đồng nghiệp của các bộ môn khác cũng có nhiều sự thay đổi về cái nhìn đối với bộ môn thể dục từ đó công việc chuyên môn của cá nhân cũng gặp nhiều thuận lợi hơn. Trong các đợt bình xét thi đua cá nhân tôi cũng luôn được bầu chọn cho các danh hiệu thi đua đặc biệt trong năm học 2009 – 2010 tôi được ủy ban nhân dân huyện khen, trong đó cũng phải kể một phần đóng góp không nhỏ từ những thành tích các em học sinh đạt được trong các cuộc thi vừa qua mà tôi đã có công hướng dẫn tập luyện. Thành tích thể thao của trường THCS Lý Tự Trọng đạt được từ năm 2004 – 2005 đến nay: Năm học Số học sinh tham gia Số học sinh đạt giải Số giải Xếp loại các giải Nhất Nhì Ba 2004- 2005 8 1 1 0 0 1 2005 - 2006 6 2 2 0 2 0 2006 - 2007 6 4 4 1 2 1 2007 - 2008 6 5 6 3 2 1 2008 - 2009 5 4 7 2 3 2 2009 - 2010 4 3 4 1 2 2 Trường THCS Lý Tự Trọng 9 PP tuyển chọn & huấn luyện học sinh giỏi TDTT - GV: Lê Viết Sơn C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ Để đào tạo được một học sinh có năng khiếu và thi đạt được những thành tích như mong muốn là công việc đòi hỏi sự nhiệt tình, cần mẫn và chịu khó thì mới có thể có những thành công nhất định. Kết quả đạt được của đơn vị là thành quả của nhiều năm đúc rút kinh nghiệm từ công tác giảng dạy, các lần tham gia hội khỏe phù đổng cấp huyện và các cuộc thi học sinh giỏi TDTT. Đó là sự cố gắng trong việc tạo cho học sinh nền tảng thể lực và trình độ kĩ thuật từ những năm đầu cấp II. Tạo được niềm tin từ lãnh đạo của đơn vị cũng là một kinh nghiệm mà bất cứ giáo viên nào cũng cần phải nhớ. Ở đây tôi nói không phải để tiến thân mà là nói về công tác chuyên môn của mỗi giáo viên. Để cho học sinh tham gia các cuộc thi lãnh đạo phải dựa vào đâu để duyệt số lượng học sinh tham dự. Tất nhiên là dựa vào trình độ, năng lực của giáo viên thể dục, thành tích mà giáo viên đó đạt được trong những năm qua. Các giáo viên mới trong những năm gần đây thường cho rằng kinh phí cấp trên cấp về thì đòi hỏi trường phải tham gia nhưng theo tôi nghĩ khi tham gia một cuộc thi thì không nhiều thì ít cũng phải có một tiêu cụ thể. Nếu như năm nào cũng đưa học sinh đi thi mà không có một kết quả nào thì việc duyệt cho học sinh đi thi lãnh đạo đơn vị cũng phải cân nhắc. Từ những kinh nghiệm rút ra trong những năm qua, tôi mạnh dạn viết lên thành kinh nghiệm của bản thân để từ đó áp dụng và ngày càng hoàn thiện hơn trong công tác giảng dạy thể dục và đào tạo học sinh năng khiếu cho đơn vị. rất mong nhận được sự đóng góp nhận xét ý kiến của đồng nghiệp và các bạn để có thể áp dụng tốt hơn trong công tác giảng dạy. Qua đây tôi cũng xin cảm ơn Ban giám hiệu trường THCS Lý Tự Trọng đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này cũng như giúp đỡ tôi trong công tác huấn luyện học sinh giỏi TDTT trong những năm qua./. Hòa Thành, ngày 23 tháng 1 năm 2010 Trường THCS Lý Tự Trọng 10 [...]...PP tuyển chọn & huấn luyện học sinh giỏi TDTT - GV: Lê Viết Sơn DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Chuẩn kiến thức kĩ năng môn thể dục trong các trường thcs 2 Giáo trình : lí luận và phương pháp giảng dạy TDTT tác giả:PTS Nguyễn Mậu Loan 3 Sách thể dục lớp 6,7,8,9 Nhà xuất bản giáo dục Trân Đồng Lâm chủ biên./ Trường . trường mình học sinh chỉ nhảy 3m 80 thì năm 2010 Trường THCS Lý Tự Trọng 6 PP tuyển chọn & huấn luyện học sinh giỏi TDTT - GV: Lê Viết Sơn học sinh của. Trọng 9 PP tuyển chọn & huấn luyện học sinh giỏi TDTT - GV: Lê Viết Sơn C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ Để đào tạo được một học sinh có năng khiếu và thi đạt được những

Ngày đăng: 02/12/2013, 18:11

Hình ảnh liên quan

Hình thành cơ bản đúng kỹ thuật, động tác cơ bản. 12/200 - Bài giảng PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO HỌC SINH GIỎI

Hình th.

ành cơ bản đúng kỹ thuật, động tác cơ bản. 12/200 Xem tại trang 6 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan