Tài liệu Giáo dục học đại cương Tập 2

177 15.8K 368
Tài liệu Giáo dục học đại cương Tập 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GS. TSKH. NGUYỄN VĂN HỘ PGS.TS. HÀ THỊ ĐỨC GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG TẬP HAI NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC - 2002 1 PHẦN THỨ BA LÍ LUẬN GIÁO DỤC Lí luận giáo dục là một chuyên ngành của Giáo dục học. Đó là một hệ thống lí luận về tổ chức quá trình giáo dục (theo nghĩa hẹp) nhằm góp phần quan trọng vào việc hình thành, phát triển nhân cách toàn diện cho thế hệ trẻ. Hệ thống lí luận này bao gồm những vấn đề cơ bản về bản chất, quy luật, các đặc điểm của quá trình giáo dục; về những nguyên tắc và phương pháp giáo dục; về nội dung và các hình thức tổ chức các loại hình hoạt động phong phú, đa dạng nhằm đạt hiệu quả giáo dục tối ưu. Sau đây, chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu những vấn đề đó. CHƯƠNG XIV QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC (Theo nghĩa hẹp) I - Khái niệm và cấu trúc của quá trình giáo dục 1. Khái niệm quá trình giáo dục Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt; Một quá trình, trong đó: Dưới tác động có mục đích, có kế hoạch, có phương pháp của người giáo viên, với tư cách là nhà giáo dục, nhà sư phạm,học sinh tự giác, tích cực tự giáo dục, tự tu dưỡng, rèn luyện nhằm hình thành thế giới quan và những phẩm chất nhân 2 cách tốt đẹp của người công dân tương lai. Như vậy, trong quá trình giáo dục, giáo viên giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức, điều khiển hoạt động giáo dục đối với học sinh. Vai trò chủ đạo của người giáo viên thể hiện đậm nét trong việc cụ thể hóa, mục đích, mục tiêu giáo dục, xác định nội dung cần phải giáo dụcgiáo dục như thế nào, bằng những phương pháp, phương tiện và những hình thức giáo dục nào cho phù hợp. Điều đó cần được cụ thể hóa, chi tiết hóa trong chương trình, kế hoạch, trong hoạt động tổ chức giáo dục học sinh. Quá trình giáo dục không phải chỉ có tác động một chiều mà là tác động hai chiều, tác động song phương. Người học sinh trong quá trình giáo dục không phải chỉ tiếp thu ảnh hưởng, tác động từ phía giáo viên mà chính bản thân họ cũng thường xuyên tiến hành hoạt động cá nhân, tự giác, tích cực, chủ động tự giáo dục để từng bước hoàn thiện phẩm chất nhân cách của mình. Do đó, trong quá trình giáo dục diễn ra sự tác động qua lại, thường xuyên, tích cực giữa chủ thể - nhà giáo dục và đối tượng của quá trình giáo dụchọc sinh, vừa là khách thể, vừa là chủ thể tự giáo dục. Đó là mối quan hệ tương tác giữa giáo viên và học sinh giữa chủ thể và khách thể, giữa nhà giáo dục và người được giáo dục trong hoạt động giáo dục. Nếu không có sự tác động qua lại đó thì chính bản thân quá trình giáo dục sẽ không tồn tại, không có quá trình giáo dục theo đúng nghĩa của nó. Nói cách khác trong quá trình giáo dục luôn diễn ra sự tác động qua lại tích cực và sự thống nhất biện chứng giữa hoạt động giáo dục và hoạt động tự giáo dục. 2. Cấu trúc của quá trình giáo dục Theo cách tiếp cận hệ thống - cấu trúc, quá trình giáo dục tồn 3 tại như là một hệ thống toàn vẹn bao gồm các nhân tố cơ bản sau: a) Mục đích và nhiệm vụ giáo dục Mục đích và nhiệm vụ giáo dục phản ánh yêu cầu của sự tiến bộ xã hội và sự phát triển của khoa học, kinh tế, chính trị… Nó đòi hỏi sự nghiệp giáo dục phải đào tạo những người công dân tương lai có phẩm chất nhân cách, có hành vi thói quen đáp ứng yêu cầu, chuẩn mực về đạo đức, lao động, thể chất và thẩm mĩ do xã hội quy định, giúp họ có khả năng hòa nhập và thích ứng một cách năng động, sáng tạo với cuộc sống đang đổi mới toàn diện và sâu sắc trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì thế, mục đích và nhiệm vụ giáo dục có vai trò định hướng cho tất cả các nhân tố khác của quá trình giáo dục. Để thực hiện tốt mục đích giáo dục, quá trình giáo dục phải hoàn thành các nhiệm vụ cơ bản như: - Tổ chức hình thành và phát triển ý thức cá nhân về các chuẩn mực xã hội nói chung các chuẩn mực đạo đức pháp luật nói riêng đã được quy định. Ý thức cá nhân là một thể thống nhất giữa sự hiểu biết của cá nhân về các chuẩn mực xã hội và niềm tin đối với những chuẩn mực đó: - Tổ chức hình thành và phát triển ở học sinh những xúa cảm, tình cảm tích cực có tác dụng như là một "chất men" đặc biệt thúc đẩy cá nhân chuyển hóa ý thức về các chuẩn mực xã hội thành hành vi và thói quen tương ứng; - Tổ chức hình thành và phát triển ở học sinh hệ thống hành vi phù hợp với các chuẩn mực xã hội đã được quy định, mặt khác còn tổ chức rèn luyện để các em có thể tự lặp lại hệ thống những hành vi này thành thói quen bền vững gắn bó mật thiết 4 với nhu cầu hoạt động tích cực của cá nhân. Nhân tố mục đích và nhiệm vụ giáo dục là nhân tố có vị trí hàng đầu trong quá trình giáo dục. Nó có chức năng định hướng cho sự vận động và phát triển của các nhân tố khác trong quá trình giáo dục và từ đó, định hướng cho sự vận động và phát triển của toàn bộ quá trình giáo dục. b) Nội dung giáo dục Nội dung giáo dục quy định hệ thống những chuẩn mực xã hội cần được giáo dục cho học sinh về các mặt giáo dục tư tưởng, đạo đức lao động, giáo dục thể chất, thẩm mĩ, v.v . Nó tạo nên nội dung hoạt động của nhà giáo dục cũng như nội dung tự giáo dục, tự tu dưỡng của người được giáo dục. Nội dung giáo dục chịu sự chí phối của mục đích, nhiệm vụ giáo dục, mặt khác, nội dung giáo dục lại chi phối việc lựa chọn và vận dụng phối hợp các phương pháp, phương tiện giáo dục nhằm thực hiện tốt mục đích, nhiệm vụ giáo dục. c) Phương pháp, phương tiện giáo dục Phương pháp, phương tiện giáo dục là những cách thức, những phương tiện hoạt động phối hợp, thống nhất của nhà giáo dục và đối tượng giáo dục, của giáo viên và học sinh nhằm giúp cho học sinh chuyển hóa dần những chuẩn mực xã hội thành hành vi và thói quen tương ứng. Phương pháp, phương tiện giáo dục chịu sự chi phối của mục đích, nhiệm vụ và nội dung giáo dục. Mặt khác, phương pháp, phương tiện lại là "hình thức về cách thức vận động bên trong của nội dung", nó giúp cho nội dung giáo dục được chuyển hóa thành vốn kinh nghiệm riêng của người được giáo dục sao cho phù hợp với mục đích và các nhiệm vụ giáo dục. 5 Như vậy, giữa mục đích, nhiệm vụ, nội dung và phương pháp, phương tiện giáo dục có mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau, nó chi phối, ảnh hưởng, hỗ trợ và phụ thuộc lẫn nhau thông qua các hoạt động giáo dục. d) Nhà giáo dục Trong quá trình giáo dục người giáo viên và tập thể giáo viên, với tư cách là các nhà giáo dục, các nhà sự phạm, những người được chuẩn bị về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, có phương pháp và nghệ thuật giáo dục, luôn phát huy vai trò chủ đạo, tổ chức, điều khiển quá trình hình thành, phát triển nhân cách của học sinh một cách có mục đích có kế hoạch, có phương pháp, có tổ chức khoa học, hợp lí. Qua đó động viên, khuyến khích, làm phát triển ở học sinh tính tự giác, tính tích cực tự giáo dục, tự hoàn thiện mình. e) Người học sinh trong quá trình giáo dục Trong quá trình giáo dục, người học sinh (và tập thể học sinh) vừa là đối tượng, là khách thể tiếp nhận sự tác động có định hướng của nhà giáo dục. Nhưng người học sinh trong quá trình giáo dục không phải là một thực thể thụ động, trái lại họ đã tiếp thu những tác động từ các lực lượng giáo dục khác nhau một cách chủ động tùy theo mục đích tu dưỡng rèn luyện, tự giáo dục của bản thân họ. Điều đó cũng có nghĩa là, dưới tác động giáo dục khách quan của nhà giáo dục, của gia đình và xã hội, mỗi học sinh không những là khách thể mà còn là chủ thể tiếp nhận những tác động giáo dục một cách chọn lọc, có ý thức, tự giác, tích cực nhằm biến những yêu cầu khách quan, những chuẩn mực về đạo đức, về lao động, về thể chất và thẩm mĩ do xã hội quy định thành hành vi, thói quen, thành lối sống văn hóa 6 bền vững, ổn định của cá nhân họ. Nhờ vậy, người học sinh không ngừng vận động phát triển đi lên và nhân cách của các em ngày càng hoàn thiện. Như vậy, với vai trò vừa là khách thể, là đối tượng đồng thời lại là một chủ thể tự giáo dục, tự tu dưỡng, tự rèn luyện tự mình biến những yêu cầu, những chuẩn mực do xã hội quy định thành nhu cầu phát triển chủ quan của cá nhân mình. Hai tư cách: đối tượng giáo dục và chủ thể tự giáo dục thống nhất, tác động qua lại, ảnh hưởng, chi phối lẫn nhau: Trong đó, người học sinh với tư cách chủ thể giáo dục là cơ sở còn với tư cách đối tượng giáo dục sẽ là điều kiện cho sự hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách. g) Kết quả quá trình giáo dục Chất lượng và hiệu quả quá trình giáo dục phản ánh kết quả vận động tổng hợp của tất cả các nhân tố trên đây của quá trình giáo dục. Cụ thể là, với sự định hướng của mục đích, nhiệm vụ giáo dục, với những yêu cầu của nội dung, với sự vận dụng phối hợp, khéo léo các phương pháp, phương tiện và nghệ thuật kết hợp các hình thức tổ chức các loại hình hoạt động phong phú và đa dạng, những phẩm chất, những nét tính cách, những hành vi, thói quen về đạo đức, về lối sống tốt đẹp sẽ dần dần hình thành, phát triển và hoàn thiện. Kết quả quá trình giáo dục được thể hiện đậm nét ở sự biến đổi về chất trong nhân cách của người được giáo dục, đặc biệt là ý thức về các chuẩn mực xã hội đã được quy định; về sự phát triển của tình cảm, hành vi, thói quen đạo đức, thẩm mĩ, . Những nhân tố trên đây: mục đích, nhiệm vụ giáo dục, nội dung, phương pháp, phương tiện giáo dục, chủ thể, đối tượng và 7 kết quả giáo dục luôn tồn tại và phát triển trong mối quan hệ tương tác, biện chứng với nhau. Các nhân tố đó còn có mối quan hệ mật thiết với môi trường kinh tế - xã hội. môi trường chính trị văn hóa, . với cơ chế thị trường. Sự phát triển không ngừng về mọi lĩnh vực đời sống xã hội, những đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế tri thức trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước luôn đặt ra những yêu cầu cao và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhân tố vận động phát triển và ngược lại, các nhân tố của quá trình giáo dục lại ảnh hưởng, chi phối, tác động tích cực trở lại môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội . Từ sự phân tích trên đây, theo quan điểm tiếp cận hệ thống - cấu trúc thì quá trình giáo dục theo nghĩa hẹp nói riêng, quá trình giáo dục - đào tạo nói chung tồn tại như là một hệ thống bao gồm các nhân tố cấu trúc có quan hệ mật thiết với nhau và có quan hệ tương tác với môi trường. Sự vận động và phát triển của các nhân tố được phản ánh trong kết quả của quá trình giáo dục. Như vậy. quá trình giáo dục là hoạt động giáo dục và tự giáo dục một cách có kế hoạch, có nội dung, phương pháp, phương tiện của giáo viên và học sinh nhằm thực hiện tốt mục đích, nhiệm vụ giáo dục. Đó là hoạt động phối hợp, thống nhất của chủ thể và đối tượng giáo dục nhằm biến các yêu cầu khách quan của xã hội thành nhu cầu phát triển chủ quan của mỗi học sinh. II - Bản chất và đặc điểm của quá trình giáo dục 1. Bản chất của quá trình giáo dục Đã từ lâu, các nhà giáo dục học đã quan tâm tới vai trò của nhu cầu trong sự phát triển của đứa trẻ. Một số quan điểm cực 8 đoan cho rằng, nhu cầu của con người quyết định cho mục đích và nhiệm vụ giáo dục (G. Điuây) hoặc như I.Hécbáctơ thì lại đặt ra cho giáo dục một nhiệm vụ là trấn áp nhu cầu và bản năng của trẻ, bởi ở chúng, những nhu cầu thường mang tính "hoang dại" và "bất kham". Quá trình giáo dục không thể tồn tại nếu không có sự tham gia của chính học sinh vào quá trình đó. Vì thế, giáo dục phải phù hợp với thế giới trong của học sinh để hiểu nó và biến đổi nó. Với ý nghĩa đó, giáo dục là một quá trình tác động sư phạm được tổ chức khoa học vào thế giới bên trong của học sinh nhằm hình thành và phát triển những phẩm chất cần thiết cho cá nhân và cho xã hội. Xét trên bình diện tổng quát, giáo dục là quá trình điều khiển, điều chỉnh sự phát triển nhân cách của học sinh thông qua các hoạt động sống của chính các em. Trong thực tiễn, nhân cách của mỗi cá nhân trước hết và chủ yếu phải được thể hiện bằng lối sống qua những hành vi, những thói quen đúng đắn phù hợp với các chuẩn mực xã hội đã được quy định. Bộ mặt nhân cách này không những được thể hiện bằng sự hiểu biết về những yêu cầu, những chuẩn mực xã hội đòi hỏi mà quan trọng hơn là những nét nhân cách tốt đẹp đó phải được thể hiện thông qua hành động thực tiễn. Bởi lẽ, trong cuộc sống, nhiều khi người ta nói rất giỏi về các chuẩn mực đạo đức, về lối sống văn hóa, thẩm mĩ . nhưng trong thực tiễn, chính những người nói giỏi đó lại không thể hiện được những hành vi tương ứng, thậm chí còn có những việc làm, những hành động trái ngược . Mặt khác, trong quá trình giáo dục luôn diễn ra sự tác động qua lại tích cực giữa người được giáo dục và nhà giáo dục nhằm giúp cho đối tượng giáo dục là người học sinh thường xuyên cố 9 gắng tu dưỡng, rèn luyện, tự giáo dục nhằm chuyển hóa được những yêu cầu những chuẩn mực xã hội đã được quy định thành hệ thống hành vi và thói quen tương ứng. Quá trình đó được diễn ra có tổ chức, có kế hoạch, có phương pháp thông qua các loại hình hoạt động phong phú và đa dạng do giáo Viên tổ chức, điều khiển còn học sinh tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo. Như vậy, quá trình giáo dục về bản chất là quá trình tổ chức, điều khiển và tự tổ chức, tự điều khiển các loại hình hoạt động phong phú và đa dạng trong cuộc sông nhằm chuyển hóa một cách tự giác, tích cực các yêu cầu và những chuẩn mực do xã hội quy định thành hành vi và thói quen tương ứng của học sinh. dưới vai trò chủ đạo của nhà giáo dục. 2. Những đặc điểm cơ bản của quá trình giáo dục Quá trình giáo dục có một số đặc điểm cơ bản sau: a) Giáo dục là một quá trình hoạt động có mục đích, có kế hoạch, có nội dung, có phương pháp được diễn ra trong một thời gian dài Đó là quá trình chuyển hóa những yêu cầu khách quan của xã hội thành nhu cầu phát triển chủ quan của mỗi cả nhân, trong đó các phẩm chất, các nét tính cách, các hành vi, thói quen về đạo đức, về nếp sống văn hóa, thẩm mĩ . của học sinh dần dần hình thành, phát triển. Quá trình đó không thể diễn ra trong chốc lát mà đòi hỏi phải có thời gian. Bởi lẽ trong quá trình giáo dục, giáo viên không thể chỉ dừng lại ở chỗ làm cho học sinh hiểu được những yêu cầu và chuẩn mực của xã hội đối với cá nhân mà quan trọng hơn là phải hình thành những niềm tin, những xúc cảm tích cực đặc biệt là phải rèn luyện những hành vi và 10 [...]... quá trình giáo dục để tổ chức điều khiển quá trình giáo dục và tự giáo dục đạt kết quả tối ưu Những quy luật và tính quy luật trong quá trình giáo dục được phản ánh đậm nét thông qua các nguyên tắc giáo dục II - Các nguyên tắc giáo dục 1 Khái niệm nguyên tắc giáo dục Quá trình giáo dục tồn tại như là một hệ thống luôn vận động, phát triển theo những quy luật vốn có của nó Hoạt động giáo dục muốn đạt... người học sinh sẽ là những nhà khoa học, những nhà quản lí giỏi và sẽ có những cống hiến lớn lao trong xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa của đất nước 2 Mục đích giáo dục, nội dung giáo dục và các phương pháp giáo dục thống nhất biện chứng với nhau Trong quá trình giáo dục, mục đích, nhiệm vụ, nội dung giáo dục và các phương pháp, phương tiện giáo dục là các nhân tố cơ bản của quá trình giáo dục. .. của giáo dục và nhà trường Vậy nguyên tắc giáo dục là những luận điểm cơ bản có tính quy luật của lí luận giáo dục, có tác dụng chỉ đạo việc lựa chọn và vận dụng nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức 25 giáo dục nhằm thực hiện tốt mục đích và nhiệm vụ giáo dục 2 Hệ thống các nguyên tắc giáo dục Để xác định các nguyên tắc giáo dục trong nhà trường, cần căn cứ vào mục đích mục tiêu giáo dục và... nhà giáo dục và hoạt động tự giác, tích cực tự giáo dục, tự tu dưỡng, rèn luyện các hành vi, thói quen phù hợp vôi các chuẩn mực xã hội của người được giáo dục là quy luật cơ bản của quá trình giáo dục 5 Quá trình giáo dục và quá trình dạy học thống nhất biện chứng với nhau Giáo dục (theo nghĩa hẹp) và dạy học là hai hoạt động cơ bản đặc trưng nhất của quá trình sư phạm nhằm thực hiện mục đích giáo dục. .. căn cứ vào mục đích mục tiêu giáo dục và các nhiệm vụ giáo dục; căn cứ vào đặc điểm của người được giáo dục, đặc biệt là phải dựa vào các quy luật của quá trình giáo dục và thông qua kinh nghiệm hoạt động thực tiễn giáo dục Quá trình giáo dục cần thực hiện tốt bảy nguyên tắc giáo dục cơ bản sau: a) Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích của giáo dục Giáo dục về thực chất là quá trình tổ chức các loại hình... trình giáo dục Để đạt hiệu quả giáo dục cao, trong quá trình giáo dục, người giáo viên với tư cách là nhà giáo dục phải có năng lực tổ chức, điều khiển hoạt động giáo dục có phương pháp và nghệ thuật sư phạm, biết cách ứng xử sư phạm khéo léo Và người học sinh, với tư cách là chủ thể tự giáo dục, tự đào tạo phải tự giác, tích cực, tự vận động, phát triển không ngừng dưới vai trò chủ đạo của nhà giáo dục. .. nhau Trong quá trình giáo dục, để đạt được chất lượng và hiệu quả giáo dục, người giáo viên với tư cách là chủ thể thống nhất các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường cần thực hiện các nguyên tắc giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo tùy theo mục đích, yêu cầu giáo dục Đặc biệt, trong những tình huống giáo dục cụ thể với các đối tượng giáo dục cá biệt thì càng đòi hỏi người giáo viên phải áp dụng... cùng với sự phát triển bền vững của tập thể học sinh Để tập thể học sinh vừa là đối tượng, là phương tiện giáo dục của nhà sư phạm, vừa là môi trường tự giáo dục tự rèn luyện, có hiệu quả của học sinh trong quá trình giáo dục, chúng ta cần chú ý một số biện pháp chính sau đây: - Cần tổ chức xây dựng tập thể học sinh (tập thể sư phạm) theo đúng nghĩa của nó: một tập thể bao gồm các cá nhân có cùng chung... trợ cho nhau: dạy học là con đường, là phương tiện thực hiện nhiệm vụ giáo dục và ngược lại nếu học sinh được giáo dục tốt thì tất yếu sẽ học tập tự giác, tích cực có hiệu quả cao hơn Vì lẽ đó chúng ta có thể nói: mối quan hệ giữa dạy học và giáo dục là mối quan hệ giữa phương tiện và mục đích, đó là một quy luật 24 Trong thực tiễn giáo dục, các cấp quản lí, các cán bộ nghiên cứu và giáo viên cần ý thức... chẽ với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội Ngược lại, gia đình và xã hội cũng cần chủ động kết hợp với nhà trường theo định hướng giáo dục chung của ngành giáo 33 dục và tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để hạn chế đến mức tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động giáo dục của nhà trường h) Đảm bảo tính vừa sức và tính cá biệt trong quá trình giáo dục Trong lí luận giáo dục hiện đại, cá . ĐỨC GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG TẬP HAI NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC - 20 02 1 PHẦN THỨ BA LÍ LUẬN GIÁO DỤC Lí luận giáo dục là một chuyên ngành của Giáo dục học. . dung tự giáo dục, tự tu dưỡng của người được giáo dục. Nội dung giáo dục chịu sự chí phối của mục đích, nhiệm vụ giáo dục, mặt khác, nội dung giáo dục lại

Ngày đăng: 02/12/2013, 06:11

Hình ảnh liên quan

- Hình thức lập bảng - Tài liệu Giáo dục học đại cương Tập 2

Hình th.

ức lập bảng Xem tại trang 148 của tài liệu.
Có thể xây dựng kế hoạch chủnhiệm lập với sự kết hợp giữa hình thức sơ đồ và bảng. Trên sơ đồ chỉ ra những hoạt động  chung  nhất và thứ tự ưu tiên tiến hành, còn bảng thường được thiết lập sau  sơ đồ, là sự cụ thể, chi tiết hóa tên và cách thức tổ chức h - Tài liệu Giáo dục học đại cương Tập 2

th.

ể xây dựng kế hoạch chủnhiệm lập với sự kết hợp giữa hình thức sơ đồ và bảng. Trên sơ đồ chỉ ra những hoạt động chung nhất và thứ tự ưu tiên tiến hành, còn bảng thường được thiết lập sau sơ đồ, là sự cụ thể, chi tiết hóa tên và cách thức tổ chức h Xem tại trang 149 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan