Quy trình kiểm toán bán hàng-thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính của Tổng công ty Sông Đà.doc

78 1.5K 5
Quy trình kiểm toán bán hàng-thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính của Tổng công ty Sông Đà.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quy trình kiểm toán bán hàng-thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính của Tổng công ty Sông Đà

Trang 1

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

lời mở đầu

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành kiểm toán nội bộ trên thế giới, kiểm toán nội bộ ở Việt Nam cũng đang dẫn trở thành một hoạt động quen thuộc và đóng vai trò nhất định tại các công ty, Tổng công ty lớn và là một yêu cầu thiết yếu mà các cơ quan Nhà nớc đặt ra đối với các doanh nghiệp.

Từ quyết định 832/TC/QĐ/CĐKT ngày 28 tháng 10 năm 1997 hàng loạt các Tổng công ty thành lập kiểm toán nội bộ, trong đó có Tổng công ty Sông Đà Đây là yêu cầu khách quan cho việc đảm bảo chất lợng thông tin kinh tế, tài chính của bản thân đơn vị

Chu trình bán hàng- thu tiền có ý nghĩa rất to lớn là một bộ phận có liên quan đến rất nhiều chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính, là giai đoạn cuối cùng đánh giá toàn bộ kết quả của một chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đối với kiểm toán nội bộ, việc thực hiện tốt quy trình kiểm toán này sẽ tiết kiệm đợc thời gian cũng nh sức lực, nâng cao hiệu quả kiểm toán, đa ra kiến nghị hợp lý cho đơn vị và cung cấp thông tin trung thực về tình hình kinh doanh, tiêu thụ của đơn vị cho Tổng giám đốc Đối với đơn vị đợc kiểm toán, sẽ giúp cho Ban lãnh đạo thấy đợc những sai sót, yếu kém cần khắc phục về kế toán cũng nh quản lý phần hành này, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh Đối với Nhà nớc, để các cơ quan hữu quan xác định đúng đắn trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ với Nhà nớc, có chính sách hợp lý hơn để phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhận thức đợc tầm quan trọng của quy trình kiểm toán bán hàng- thu tiền và xuất phát từ mong muốn tìm hiểu sâu sắc hơn nữa quy trình này trong quá trình thực tập tại Công ty kiểm toán và t vấn dịch vụ kế toán của Tổng công ty Sông Đà em đã chọn đề tài:

"Quy trình kiểm toán bán hàng- thu tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chínhcủa kiểm toán nội bộ các đơn vị hạch toán độc lập tại Tổng công ty Sông Đà"

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận luận văn bao gồm 3 phần:

Phần I: Lí luận chung về kiểm toán nội bộ và quy trình bán hàng-thu tiền

trong kiểm toán Báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Phần II: Thực trạng quy trình kiểm toán bán hàng- thu tiền trong kiểm

toán Báo cáo tài chính của kiểm toán nội bộ tại các đơn vị hạch toán độc lập -Tổng công ty Sông Đà.

Phần III: Một số bài học kinh nghiệm và kiến nghị nhằm hoàn thiện quy

trình kiểm toán bán hàng- thu tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính của kiểmtra nội bộ tại các đơn vị hạch toán độc lập tại Tổng công ty Sông Đà.

Trang 2

Luận văn đợc hoàn thành với sự hớng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Hồng Thuý, do vốn kiến thức còn hạn chế và bớc đầu đi vào thực tế nên bài viết không tránh khỏi những sai sót, em rất mong đợc sự đóng góp của thầy cô và các bạn để bài viết đợc hoàn thiện hơn.

Phần I

Lý luận chung về kiểm toán nội bộ và kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong kiểm

toán Báo cáo tài chínhI khái quát chung về kiểm toán nội bộ

1.Bản chất của kiểm toán nội bộ.

Hoạt động kiểm toán trên thế giới đã có trên 100 năm nay và ngày càng phát triển mạnh mẽ, thâm nhập vào mọi ngành, mọi lĩnh vực kinh tế Kiểm toán là một hoạt động mới xuất hiện ở nớc ta khoảng 10 năm nhng đã có bớc phát triển lớn mà ngày càng khẳng định rõ vai trò của mình trong việc xác minh và bày tỏ ý kiến, tạo niềm tin cho những ngời quan tâm, củng cố nề nếp hoạt động tài chính và góp phần nâng cao hiệu qủa, năng lực quản lý.

Kiểm toán là quá trình mà theo đó các cá nhân độc lập, có thẩm quyền thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin số lợng có liên quan đến một tổ chức kinh tế cụ thể nhằm mục đích xác định và báo cáo mức độ phù hợp giữa các thông tin số lợng đó với các chuẩn mực đã đợc xây dựng Ngày nay trên thế giới xuất hiện nhiều loại hình kiểm toán khác nhau, nếu phân loại theo chủ thể kiểm toán có kiểm toán Nhà nớc, kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ.

Cùng với sự ra đời và phát triển của các tổ chức kiểm toán độc lập, tổ chức kiểm toán Nhà nớc, hoạt động kiểm toán nội bộ cũng phát triển rộng khắp và đem lại những trợ giúp tích cực, góp phần đáp ứng nhu cầu bảo vệ, tồn tại của

Trang 3

doanh nghiệp nói riêng, của chính phủ cũng nh xã hội nói chung đồng thời củng cố nền nếp hoạt động tài chính kế toán, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp.

Cho đến nay kiểm toán nội bộ có nhiều cách hiểu khác nhau:

Theo liên đoàn kế toán quốc tế ( IFAC): “ Kiểm toán nội bộ là một hoạt

động đánh giá đợc lập ra cho một doanh nghiệp nh là một loại dịch vụ chodoanh nghiệp đó có chức năng kiểm tra, đánh giá và giám sát thích hợp và hiệuquả của hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ”.

Theo Các Chuẩn mực hành nghề Kiểm Toán Nội Bộ ban hành tháng 5

năm 1978: “Kiểm toấn nội bộ là một chức năng thẩm định độc lập đợc thiết lậpbên trong một tổ chức để xem xét và đánh giá các hoạt động của tổ chức đó vớit cách là một sự trợ giúp cho tổ chức đó".

Nh vậy ta có thể hiểu kiểm toán nội bộ nh sau:

Kiểm toán nội bộ là hoạt động kiểm tra giám sát của một bộ phận độc lập với bộ máy quản lý và điều hành doanh nghiệp nhằm đánh giá tính hiệu quả, hiệu năng, tính kinh tế của các loại hình nghiệp vụ, đơn vị, bộ phận và tìm ra những giải pháp để nâng cao hiệu qủa hoạt động của toàn bộ doanh nghiệp

Kiểm toán nội bộ là một hoạt động chuyên sâu cần đợc đào tạo hớng dẫn đợc thực hiện bởi những ngời có trình độ và nghiệp vụ tơng xứng.

Là một trong những nhân tố cơ bản trong hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp, bộ phận kiểm toán nội bộ cung cấp một sự quan sát, đánh giá th-ờng xuyên về toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm cả tính hiệu quả của việc thiết kế và vận hành các chính sách và thủ tục về kiểm soát nội bộ Bộ phận kiểm toán nội bộ hữu hiệu sẽ giúp cho doanh nghiệp có đợc những thông tin kịp thời và xác thực về các hoạt động trong doanh nghiệp, chất lợng của hoạt động kiểm soát nhằm kịp thời điều chỉnh và bổ sung các quy chế kiểm soát thích hợp và hiệu quả

Tại Việt Nam, Sau Quyết định 832-TC/QĐ/CĐkT ngày 28 tháng 10 năm

1997 hàng loạt các Tổng công ty thành lập kiểm toán nội bộ, đồng thời quy chế kiểm toán nội bộ cũng đợc ban hành kèm theo nhằm hớng dẫn các Tổng công ty Nhà nớc tổ chức thực hiện công tác kiểm toán nội bộ của Tổng công ty và từng công ty thành viên Trong quy chế đó có quy định rõ: Doanh nghiệp phải thờng xuyên tổ chức kiểm toán nội bộ nhằm đánh giá về chất lợng và độ tin cậy của thông tin kế toán, tài chính; về bảo vệ an toàn tài sản của doanh nghiệp; về chấp hành luật pháp, chính sách chế độ của Nhà nớc cũng nh các quyết định, nghị quyết của Hội đồng quản trị của Ban giám đốc doanh nghiệp đối với hoạt động của doanh nghiệp.

Trang 4

2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm toán nội bộ

 Chức năng của kiểm toán nội bộ :

Kiểm toán nội bộ có 3 chức năng: - Kiểm tra

- Xác nhận - Đánh giá

 Nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm toán nội bộ:

Theo Điều 6 Quy chế Kiểm toán nội bộ (áp dụng đối với doanh nghiệp

Nhà nớc) Kiểm toán nội bộ có các nhiệm vụ sau:

- Kiểm tra tính phù hợp, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ - Kiểm tra và xác nhận chất lợng, độ tin cậy của thông tin kinh tế, tài chính của Báo cáo tài chính, Báo cáo kế toán quản trị trớc khi trình ký duyệt.

- Kiểm tra sự tuân thủ các nguyên tắc hoạt động, quản lý kinh doanh, đặc biệt sự tuân thủ luật pháp, chính sách, chế độ tài chính, kế toán, chính sách, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, của Ban Giám đốc doanh nghiệp.

- Phát hiện những sơ hở, yếu kém, gian lận trong quản lý, trong bảo vệ tài sản của doanh nghiệp; đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến, hoàn thiện hệ thống quản lý, điều hành kinh doanh của doanh nghiệp.

 Bộ phận kiểm toán nội bộ chỉ phát huy tác dụng nếu thoả mãn 2 điều kiện:

Về tổ chức: Kiểm toán nội bộ phải trực thuộc một cấp cao đủ để không

giới hạn phạm vi hoạt động của nó, đồng thời phải đợc giao một quyền hạn tơng đối rộng rãi và hoạt động tơng đối độc lập với phòng kế toán và các bộ phận hoạt động đợc kiểm tra.

Về nhân sự: Kiểm toán nội bộ phải tuyển chọn những nhân viên có năng

lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp phù hợp với các quy định hiện hành.

3.Loại hình hoạt động của kiểm toán nội bộ

Kiểm toán nội bộ có ba loại hình hoạt động:

Trang 5

 Kiểm toán hoạt động:

Là việc kiểm tra, xác nhận và đa ra đánh giá về hoạt động, tính hiệu quả của các hoạt động từ đó đa ra kiến nghị nhằm cải tiến, và hoàn thiện hoạt động của mỗi đơn vị.

Kiểm tra việc huy động phân phối sử dụng các nguồn lực (nhân lực, vật t, tài sản, nguồn vốn, lợi thế kinh doanh).

Kiểm tra tính hiệu quả của các hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử dụng thu thập kết quả bảo toàn phát triển vốn.

Kiểm tra và đánh giá tính hiệu quả hoạt động của các bộ phận chức năng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

 Kiểm toán tuân thủ:

Là việc kiểm tra xác nhận và đa ra những đánh giá về việc:

Tuân thủ pháp luật, chính sách, chế độ tài chính, kế toán, chế độ quản lý của Nhà nớc.

Ban hành các chính sách, chế độ, nghị quyết, quyết định, quy chế của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc cũng nh lãnh đạo các đơn vị thành viên có phù hợp với luật pháp, chính sách chế độ đó của các đơn vị thành viên và của Tổng công ty.

Tuân thủ các quy định về nguyên tắc, chính sách, các chuẩn mực kế toán từ khâu lập chứng từ, vận dụng hệ thống tài khoản, ghi sổ kế toán, tổng hợp thông tin và trình bày Báo cáo tài chính, Báo cáo quản trị đến việc lu trữ tài liệu kế toán.

 Kiểm toán Báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị của doanhnghiệp và của các đơn vị thành viên.

Đây là việc kiểm tra, xác nhận và đánh giá kịp thời đầy đủ, khách quan, độ tin cậy của Báo cáo tài chính của các đơn vị thành viên, các đại diện, chi nhánh của Tổng công ty, cơ quan Tổng công ty, Báo cáo tài chính hợp nhất của toàn Tổng công ty trớc khi Tổng giám đốc ký duyệt; đa ra những kiến nghị và t vấn cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo sự hợp lý và hiệu quả.

Việc kiểm toán Báo cáo tài chính có thể đợc tiến hành theo quý, năm tùy thuộc vào thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên và toàn Tổng công ty, yêu cầu của Tổng giám đốc hay Hội đồng quản trị.

Trang 6

II Quy trình kiểm toán bán hàng và thu tiền trong kiểm toánBáo cáo tài chính

1 Nội dung kiểm toán bán hàng- thu tiền

1.1 Chức năng của chu trình bán hàng- thu tiền :

Bán hàng- thu tiền là quá trình chuyển giao quyền sở hữu của hàng hoá qua quá trình trao đổi hàng- tiền Nó bắt đầu từ yêu cầu mua hàng của khách hàng và kết thúc bằng việc chuyển đổi hàng hoá thành tiền Các chức năng cơ bản của chu trình bán hàng- thu tiền gồm:

 Xử lý đặt hàng của ngời mua:

Đặt hàng của ngời mua có thể là đơn đặt hàng, là phiếu yêu cầu mua hàng, là yêu cầu qua th, fax, điện thoại và sau đó là hợp đồng về mua- bán hàng hoá, dịch vụ Về pháp lý, đó là việc bày tỏ sự sẵn sàng mua hàng hoá theo những điều kiện xác định Do đó, có thể xem đây là điểm bắt đầu của toàn bộ chu trình Trên cơ sở pháp lý này, ngời bán có thể xem xét để đa ra quyết định bán qua phiếu tiêu thụ và lập hoá đơn bán hàng.

 Xét duyệt bán chịu:

Do bán hàng gắn liền với thu tiền trong cùng một khái niệm tiêu thụ nên ngay từ thoả thuận ban đầu, sau khi quyết định bán cần xem xét và quyết định bán chịu một phần hoặc toàn bộ lô hàng Quyết định này có thể đồng thời thể hiện trên hợp đồng kinh tế nh một điều kiện đã đợc thỏa thuận trong quan hệ buôn bán trong hợp đồng Tuy nhiên, ở nhiều công ty trớc khi vận chuyển hàng hoá do một ngời am hiểu về tài chính và về khách hàng xét duyệt Việc xét duyệt có thể đợc tính toán cụ thể trên lợi ích của cả hai bên theo hớng khuyến khích ngời mua trả tiền nhanh qua tỷ lệ giảm giá khác nhau theo thời hạn thanh toán Trên thực tế, cũng có doanh nghiệp bỏ qua chức năng này và dẫn tới nợ khó đòi và thậm chí thất thu do khách hàng mất khả năng thanh toán hoặc cố tình không thanh toán do sơ hở trong thoả thuận ban đầu.

 Chuyển giao hàng:

Là chức năng kế tiếp chức năng duyệt bán theo nghĩa hẹp của khái niệm “tiêu thụ” thì vận chuyển hàng hoá đến ngời mua là điểm bắt đầu của chu trình (đặc biệt với các công ty bán buôn) nên thờng là điểm chấp nhận đợc ghi sổ bán hàng Vào lúc giao hàng chứng từ vận chuyển cũng đợc lập Chứng từ vận chuyển thờng là hoá đơn vận chuyển hay vận đơn Các công ty có quy mô lớn, có diễn biến thờng xuyên về nghiệp vụ bán hàng thờng lập sổ vận chuyển để cập nhật các chứng từ vận chuyển Mặt khác, các cơ quan thuế quan thờng quy định: khi vận chuyển hàng hoá phải có hoá đơn bán hàng.

Trang 7

Trong trờng hợp này hoá đơn bán hàng phải đợc lập đồng thời với vận đơn hoặc kiêm chức năng chứng từ vận chuyển.

 Gửi hóa đơn tính tiền cho ngời mua và ghi rõ nghiệp vụ bán hàng:

Hoá đơn bán hàng là chứng từ chỉ rõ mẫu mã số lợng hàng hoá, giá cả hàng hoá gồm cả giá gốc hàng hoá, chi phí vận chuyển, bảo hiểm và các yếu tố khác theo luật thuế giá trị gia tăng Hoá đơn đợc lập thành 3 liên: liên đầu đợc gửi cho khách hàng, các liên sau đợc lu lại ghi sổ và theo dõi thu tiền Nh vậy hoá đơn vừa là phơng thức chỉ rõ cho khách hàng về số tiền và thời hạn thanh toán của từng th ơng vụ, vừa là căn cứ ghi sổ Nhật ký bán hàng và theo dõi các khoản phải thu.

Nhật ký bán hàng là sổ ghi cập nhật các thơng vụ, nhật ký ghi rõ doanh thu của nhiều mặt hàng và phân loại theo các định khoản thích hợp.

 Xử lý và ghi sổ các khoản thu tiền:

Sau khi thực hiện các chức năng về bán hàng cùng ghi sổ kế toán các nghiệp vụ này cần thực hiện tiếp các chức năng thu tiền cả trong điều kiện bình thờng và không bình thờng Trong mọi trờng hợp đều cần xử lý và ghi sổ các khoản thông thờng về thu tiền bán hàng Trong việc xử lý này, cần đặc biệt chú ý khả năng bỏ sót hoặc dấu diếm các khoản thu nhất là thu tiền mặt trực tiếp.

Trang 8

 Xử lý và ghi sổ hàng bán bị trả lại và khoản bớt giá:

Các khoản giảm trừ doanh thu xảy ra khi ngời mua không thoả mãn về hàng hoá Khi đó, ngời bán có thể nhận lại hàng hoặc bớt giá Trờng hợp này phải lập bảng ghi nhớ hoặc có th báo Có hoặc hoá đơn chứng minh cho việc ghi giảm các khoản phải thu Trên cơ sở đó ghi đầy đủ và kịp thời vào nhật ký hàng bị trả lại và các khoản bớt giá đồng thời ghi vào sổ phụ.

 Thẩm định và xoá sổ khoản phải thu không thu đợc:

Có thể có những trờng hợp ngời mua không chịu thanh toán hoặc không còn khả năng thanh toán Sau khi thẩm định, nếu thấy khoản thất thu này là “bất khả kháng”, cần xem xét xoá sổ khoản phải thu đó.

 Dự phòng nợ khó đòi:

Đợc lập với yêu cầu đủ trang trải các khoản đã tiêu thụ kỳ này song không có khả năng thu đợc trong tơng lai Tuy nhiên, ở nhiều công ty, dự phòng này là số d do điều chỉnh cuối năm của quản lý về bớt giá đối với các khoản không thu đợc tiền.

1.2 Kiểm soát nội bộ đối với chu trình bán hàng- thu tiền  Môi trờng kiểm soát:

Môi trờng kiểm soát bao gồm toàn bộ nhân tố bên trong và bên ngoài đơn vị có tính môi trờng tác động đến việc thiết kế, hoạt động và xử lý dữ liệu của các loại hình kiểm soát nội bộ Các nhân tố bên trong đơn vị bao gồm: đặc thù về quản lý, cơ cấu tổ chức, chính sách nhân sự, công tác kế hoạch, ủy ban kiểm soát Các nhân tố bên ngoài đơn vị bao gồm: sự kiểm soát của các cơ quan chức năng Nhà nớc, ảnh hởng của các chủ nợ, môi trờng pháp lý, đờng lối phát triển của đất nớc

 Hệ thống kế toán:

Hệ thống kế toán giữ một vai trò quan trọng nhằm cung cấp thông tin quản lý (bao gồm các thông tin về kế toán tài chính của đơn vị và các kết quả hoạt động kinh doanh khác) và thực hiện nhiều mặt hoạt động của đơn vị) thực hiện nhiệm vụ là nhận biết, thu nhập, phân loại, ghi sổ và báo cáo các nghiệp vụ kinh tế tài chính của đơn vị, thoả mãn chức năng thông tin và kiểm tra hoạt động kế toán Hệ thống này bao gồm :

 Hệ thống chứng từ kế toán:

Trong chu trình bán hàng- thu tiền, hệ thống chứng từ kế toán thể hiện ở số lợng các loại chứng từ đợc lập khi có các nghiệp vụ bán hàng- thu tiền phát sinh

Trang 9

tại doanh nghiệp nh: Hoá đơn bán hàng, hợp đồng mua bán hàng hoá, phiếu vận chuyển, đơn đặt hàng, phiếu thu và quy trình luân chuyển các loại chứng từ này trong các phòng ban, bộ phận của doanh nghiệp.

Bảng số 1: Quy trình luân chuyển chứng từ trong chu trìnhbán hàng-thu tiền

Khách hàng Phòng kinh doanh Giám đốc Phòng kinh doanhNhu cầu Đơn đặt hàng của Phê chuẩn phơng Lập hoá đơn mua hàng khách- phiếu tiêu thụ thức bán chịu, tiêu thụ thuế GTGT Thủ kho Phòng kinh doanh Phòng kế toán

Lu trữ và bảo Xuất kho Vận chuyển Ghi các loại sổ, quản chứng từ hàng, lập vận đơn định kỳ lập báo cáo

 Hệ thống tài khoản kế toán:

Với cách tiếp cận báo cáo tài chính theo các chu trình nghiệp vụ cơ bản thì các tài khoản liên quan đến chu trình sẽ giới hạn về phạm vi đối tợng kiểm toán, theo đó không có khoản mục nào bị KTV bỏ qua Các tài khoản này chính là kết quả xử lý các thông tin số liệu liên quan đến chu trình bán hàng và thu tiền đợc thể hiện trên sổ sách kế toán Các khoản mục này bao gồm:

- Tài khoản Tiền mặt, Tài khoản Tiền gửi ngân hàng - Tài khoản Phải thu khách hàng

- Tài khoản Dự phòng nợ phải thu khó đòi - Tài khoản Doanh thu bán hàng

- Các khoản chiết khấu, giảm giá, hàng bán bị trả lại, thuế VAT

Ngoài ra còn một số thông tin liên quan khác đợc trình bày ngoài báo cáo tài chính mà đợc thể hiện trên hệ thống sổ sách kế toán nh các khoản chi phí dự phòng liên quan đến khoản nợ không thu hồi đợc, chi phí bán hàng, giá vốn hàng bán, xử lý các khoản nợ không có khả năng thu hồi.

 Hệ thống sổ kế toán:

Hệ thống này dùng để ghi các nghiệp vụ bán hàng-thu tiền và các nghiệp vụ khác có liên quan, phát sinh trong một niên độ kế toán mà cơ sở để ghi sổ là các chứng từ đã đợc lập trớc đó bao gồm: Nhật ký bán hàng, các sổ hạch toán chi tiết nợ phải thu khách hàng, nhật ký thu tiền, sổ chi phí bán hàng, sổ hạch toán chi tiết hàng tồn kho

 Hệ thống báo cáo kế toán:.

Hệ thống này đợc lập với mục đích thông tin cho các nhà quản lý cấp trên nắm bắt đợc toàn bộ kết quả của chu trình qua một niên độ kế toán nhất định hay

Trang 10

qua một thời kỳ nhất định Cụ thể đó là các báo cáo tài chính nộp cho cơ quan thuế, cho Bộ chủ quản, cho Tổng công ty hay các báo cáo bán hàng, tình hình thanh toán nợ của khách hàng cung cấp cho Ban quản trị hay Ban giám đốc biết hoặc những ngời quan tâm.

 Thủ tục kiểm soát:

Thủ tục kiểm soát là những chính sách và thủ tục do Ban giám đốc đơn vị thiết lập và thực hiện nhằm đạt đợc mục tiêu quản lý cụ thể Khi thiết lập thủ tục kiểm soát phải đảm bảo 3 nguyên tắc cơ bản sau: nguyên tắc bất kiêm nhiệm, nguyên tắc phân công, phân nhiệm rõ ràng, nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn Ngoài ra, các thủ tục kiểm soát còn bao gồm: việc quy định chứng từ, sổ sách phải đầy đủ, quá trình kiểm soát vật chất đối với tài sản, sổ sách và kiểm soát độc lập việc thực hiện các hoạt động của đơn vị.

Đặc biệt đối với chu trình bán hàng và thu tiền, việc hiểu đợc những đặc điểm cũng nh những biểu hiện của hệ thống kiểm soát nội bộ đã góp phần nâng cao chất lợng, hiệu quả kiểm toán chu trình này Đó cũng là lý do để chúng ta nhận thức đợc tầm quan trọng của những thông tin trên trong khi đi vào thực hành kiểm toán chu trình

1.3 Mục tiêu kiểm toán bán hàng- thu tiền.

Chức năng của kiểm toán đã đợc cụ thể hoá thành các mục tiêu kiểm toán Do chu trình bán hàng và thu tiền đợc cấu thành bởi các nghiệp vụ cụ thể và từ đó hình thành các khoản mục trên các Báo cáo tài chính nên các mục tiêu đặc thù của kiểm toán bán hàng và thu tiền cần cụ thể hoá cả mục tiêu kiểm toán tài chính và mục tiêu kiểm toán nghiệp vụ phù hợp với các đặc điểm của phần hành kiểm toán này Mặt khác, mặc dù các nghiệp vụ bán hàng và thu tiền có quan hệ chặt chẽ và tạo nên chu trình xác định, song mỗi loại nghiệp vụ này lại có yêu cầu riêng và phản ánh cụ thể vào sổ sách kế toán riêng theo trình tự độc lập tơng đối Do đó, mục tiêu đặc thù cho các khoản mục, nghiệp vụ bán hàng và nghiệp vụ thu tiền cần có định hớng cụ thể qua các mục tiêu kiểm toán đặc thù riêng biệt Có thể khái quát các mục tiêu kiểm toán đặc thù phổ biến của 2 loại nghiệp vụ và khoản mục này theo bảng sau:

Bảng số 2: Mục tiêu kiểm toán đặc thù của kiểm toán nghiệp vụbán hàng và nghiệp vụ thu tiền

Mục tiêu kiểm toánnghiệp vụ thu tiền

Mục tiêu kiểmToán chung

Mục tiêu kiểm toán nghiệp vụ bán hàng

Trang 11

Các khoản thu tiền đềuMọi khoản phải thu ở khách

hàng đều đợc ghi sổ Trọn vẹn Mọi nghiệp vụ bán hàng đềuđợc ghi sổCác khoản phải thu đợc

Các khoản phải thu đợc

phân loại đúng Phân loại Các nghiệp vụ bán hàng đợcphân loại thích hợp

Các khoản phải thu đợc kiểm toán nghiệp vụ

Những thay đổi về thể thức, thờigian, thủ tục thanh toán tiền hàng

đều đợc cho phép đúng đắn Cho phép

Các nghiệp vụ bán hàng kể cảbán chịu, vận chuyển đợc chophép đúng đắn

Các nghiệp vụ phải thu

đợc ghi sổ đúng kỳ Kịp thời Các khoản bán hàng đợc ghisổ đúng thời gian

2 Quy trình kiểm toán bán hàng- thu tiền.

2.1 Lập kế hoạch kiểm toán

 ý nghĩa của lập kế hoạch kiểm toán :

Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của một cuộc kiểm toán có vai trò quan trọng, chi phối tới chất lợng và hiệu quả chung của toàn cuộc kiểm

toán Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 300, Kế hoạch kiểm toán, " KTVvà Công ty kiểm toán cần lập kế hoạch kiểm toán để có thể đảm bảo đợc rằngcuộc kiểm toán đã đợc tiến hành một cách có hiệu qủa"

Đối với chu trình bán hàng- thu tiền việc lập kế hoạch kiểm toán sẽ giúp KTV thu thập đợc các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị làm cơ sở để đa ra ý kiến xác đáng về các khoản mục doanh thu bán hàng và phải thu khách hàng trên Báo cáo tài chính từ đó giúp các KTV hạn chế các sai sót, giảm thiểu trách

Trang 12

nhiệm pháp lý, nâng cao hiệu quả công việc và giữ vững đợc uy tín nghề nghiệp đối với khách hàng

Trình tự lập kế hoạch kiểm toán bao gồm các bớc sau:

 Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán: Công ty kiểm toán sẽ tiến hành các

công việc cần thiết để chuẩn bị lập kế hoạch kiểm toán bao gồm: đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, nhận diện các lý do kiểm toán, lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán thực hiện kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền.

 Thu thập thông tin cơ sở: KTV thu thập hiểu biết về ngành nghề, công

việc kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu về hệ thống kế toán cũng nh các chính sách kế toán đối với việc tiêu thụ của khách hàng Xem xét lại kết quả của các cuộc kiểm toán trớc đối với khoản mục doanh thu và phải thu khách hàng cũng nh hồ sơ kiểm toán chung KTV tiến hành tham quan nhà xởng kho bãi, nhận diện các bên liên quan nh danh sách khách hàng và những ngời nợ.

 Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng: Giúp cho KTV

nắm bắt đợc các quy trình mang tính pháp lý có ảnh hởng đến các mặt hoạt động kinh doanh này, những thông tin này đợc thu thập trong quá trình tiếp xúc với Ban giám đốc công ty khách hàng nh: giấy phép thành lập và điều lệ hoạt động của công ty, các Báo cáo tài chính, Báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành và năm trớc, các hợp đồng và cam kết quan trọng.

 Thực hiện các thủ tục phân tích: Thủ tục phân tích là việc phân tích các

số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hớng biến động quan trọng và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến KTV thờng áp dụng hai phơng pháp phân tích là phân tích ngang và phân tích dọc Trong giai đoạn lập kế hoạch này KTV thờng tiến hành so sánh doanh thu, các khoản phải thu giữa kỳ này so với kỳ trớc, tính toán tỷ lệ phải thu khó đòi

 Đánh giá trọng yếu và rủi ro : Đánh giá trọng yếu:

Trọng yếu là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin, một số liệu kế toán trong báo cáo tài chính Mức độ trọng yếu phụ thuộc tầm quan trọng của thông tin hay của sai sót đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể Để xác định mức trọng yếu KTV tiến hành các bớc sau:.

- ớc lợng ban đầu về mức trọng yếu: Mức ớc lợng ban đầu về tính trọng yếu

là lợng tối đa mà KTV tin rằng, ở mức đó các báo cáo tài chính có thể bị sai lệch nhng vẫn cha ảnh hởng đến các quyết định của ngời sử dụng thông tin tài chính Có thể ớc tính theo quy mô hoặc ớc tính theo bản chất

Trang 13

- Phân bổ ớc lợng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục: Doanh

thu bán hàng và phải thu khách hàng Việc phân bổ đợc thực hiện theo cả hai chiều hớng mà các sai phạm có thể diễn ra đó là tình trạng khai khống và khia thiếu Cơ sở để tiến hành phân bổ là bản chất của các khoản mục, rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát dựa vào kinh nghiệm của KTV và chi phí kiểm toán đối với từng khoản mục này.

Đánh giá rủi ro trong chu trình bán hàng- thu tiền.

Rủi ro kiểm toán là rủi ro do Công ty kiểm toán hoặc KTV đa ra ý kiến không thích hợp khi báo cáo tài chính đã đợc kiểm toán còn có những sai sót trọng yếu

- Rủi ro tiềm tàng của chu trình bán hàng- thu tiền (IR): Là sự tồn tại sai

sót trọng yếu trong bản thân chu trình bán hàng- thu tiền mà cha tính đến sự tác động của bất kỳ hoạt động kiểm toán nào để cả hoạt động kiểm toán nội bộ Trong khi tiến hành kiểm toán, KTV cần phải dự đoán nơi nào của chu trình bán hàng- thu tiền có khả năng sai sót nhất Qua đó KTV có thể thu thập và phân bổ bằng chứng kiểm toán một cách hợp lý.

Trong khi đánh giá rủi ro tiềm tàng KTV cần xem xét một số yếu tố sau: ` Bản chất công việc bán hàng- thu tiền của khách hàng

` Động cơ của khách hàng trong chu trình bán hàng- thu tiền ` Các nghiệp vụ bán hàng- thu tiền có thờng xuyên liên tục xảy ra ` Kết quả những lần kiểm toán trớc của chu trình bán hàng-thu tiền ` Số d của các tài khoản doanh thu bán hàng và phải thu khách hàng.

- Rủi ro kiểm soát trong chu trình bán hàng- thu tiền (CR): Là sự tồn tại

những sai sót trọng yếu mà hệ thống kiểm soát nội bộ không phát hiện và ngăn ngừa kịp thời, do hệ thống kiểm soát nội bộ của khách thể kiểm toán không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả xảy ra trong chu trình bán hàng-thu tiền gây ảnh hởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính Rủi ro kiểm soát đại diện cho sự đánh giá về cơ cấu kiểm toán nội bộ của khách hàng có hiệu quả đối với việc phát hiện và ngăn ngừa các sai sót xảy ra trong chu trình bán hàng-thu tiền hay không? Khi tiến hành kiểm toán chu trình bán hàng-thu tiền để đánh giá đợc rủi ro kiểm toán trong chu trình thì KTV cần hiểu đợc cơ cấu kiểm soát nội bộ, đánh giá mức rủi ro kiểm soát và sử dụng mô hình rủi ro kiểm toán.

Rủi ro kiểm soát trong chu trình bán hàng- thu tiền thờng gặp là:

` Các phơng thức phê duyệt hàng bán trả chậm, giảm giá, xoá sổ các khoản phải thu khó đòi có đợc cấp có thẩm quyền phê duyệt hay do kế toán đơn vị tự ý làm các công việc này khi cha có quyết định của cấp trên.

Trang 14

` Các hoá đơn, chứng từ có đợc đánh số trớc hay không, có đầy đủ chữ ký, phê duyệt của cấp trên hay không.

` Có sự phân công rõ ràng giữa các công việc trong một bộ phận hay không, một ngời có thể làm các công việc liên quan đến một nghiệp vụ hay không? ví dụ vừa bán hàng vừa thu tiền.

- Rủi ro phát hiện của chu trình bán hàng-thu tiền (DR): Là khả năng xảy

ra các sai sót gian lận của các khoản mục của chu trình bán hàng-thu tiền trên Báo cáo tài chính mà không ngăn chặn hay phát hiện bởi hệ thống kiểm soát nội bộ và cũng không đợc KTV phát hiện trong quá trình kiểm toán

Các loại rủi ro phát hiện trong chu trình bán hàng- thu tiền:

` Số lợng các nghiệp vụ phát sinh nhiều, phức tạp và có liên quan đến nhiều nghiệp vụ của chu trình khác mà KTV không thể kiểm tra đợc mọi hóa đơn chứng từ.

` Một số nghiệp vụ bán hàng có phát sinh nhỏ nhng lại là gian lận mà KTV không phát hiện ra khi kiểm toán

` Trình độ của KTV còn kém nên không phát hiện ra sai sót hoặc gian lận ở một nghiệp vụ có số d lớn làm ảnh hởng đến Báo cáo tài chính.

Khi tiến hành kiểm toán KTV cần phải xem xét đến quan hệ giữa các loại rủi ro kiểm toán, mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro để thu thập bằng chứng một cách hợp lý.

Mối quan hệ giữa các loại rủi ro :

AR = IR* CR*DR.

Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro:

Trọng yếu và rủi ro có mối quan hệ ngợc chiều Khi rủi ro đợc đánh giá ở mức cao thì KTV phải ớc tính trọng yếu ở mức thấp để thu thập nhiều bằng chứng kiểm toán và ngợc lại.

Trang 15

 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát:

Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát là một phần việc hết sức quan trọng Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt

Nam số 400, Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ, "KTV phải có đủ hiểu biết vềhệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ của khách hàng để lập kế hoạch kiểm toánvà xây dựng cách tiếp cận kiểm toán có hiệu qủa"

- Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ: KTV tiến hành xem xét các chính sách, thủ tục kiểm soát liên quan đến chu trình bán hàng-thu tiền trên cơ sở dựa vào kinh nghiệm trớc đây của KTV đối với kiểm toán Thẩm vấn nhân viên của công ty khách hàng, xem xét các sổ tay về thủ tục chế độ liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ KTV kiểm tra các chứng từ và sổ sách đã hoàn tất, quan sát các mặt hoạt động và quá trình hoạt động của công ty khách hàng.

Để miêu tả hệ thống kiểm soát nội bộ, KTV sử dụng một trong 3 phơng pháp hoặc kết hợp cả 3 phơng pháp sau tuỳ thuộc đặc điểm đơn vị đợc kiểm toán và quy mô kiểm toán: Vẽ lu đồ, lập bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ, Bảng tờng thuật về kiểm soát nội bộ.

- Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát: để lập kế hoạch cho từng khoản mục phải thu khách hàng và doanh thu bán hàng Đánh giá tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các sai phạm trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm của khách hàng.

Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400, Đánh giá rủi ro và kiểm

soát nội bộ, "Sau khi hiểu đợc hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ, KTV phảithực hiện đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát theo các cơ sở dẫn liệu cho số dcủa mỗi tài khoản trọng yếu" Việc đánh giá rủi ro kiểm soát đợc tiến hành

thông qua các bớc:

` Nhận diện mục tiêu kiểm soát của chu trình bán hàng-thu tiền: nhận định mục tiêu nào nên áp dụng và có mục tiêu nào không tồn tại không

` Nhận diện quá trình kiểm soát đặc thù của chu trình: xem xét tác động của các chế độ và thể thức đó đến mục tiêu nh thế nào? Xem xét chính sách quản lý tiền mặt, việc ghi nhận doanh thu, các khoản nợ đợc quản lý thế nào, việc trích lập dự phòng đợc quy định ra sao?

Từ đó đánh giá các nhợc điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá rủi ro kiểm soát theo yếu tố định tính thấp, trung bình, cao hoặc tỷ lệ phần trăm.

Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và soạn thảo chơng trình kiểm toán:

Trang 16

Chơng trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công lao động giữa các KTV cũng nh dự kiến về những t liệu, thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập

Đối với chu trình bán hàng và thu tiền thì trọng tâm của chơng trình kiểm toán là các thủ tục kiểm toán cần thiết thực hiện đối với hai khoản mục là doanh thu bán hàng và phải thu khách hàng trên Báo cáo tài chính Chơng trình kiểm toán đợc thiết kế thành ba phần: trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm phân tích và trắc nghiệm trực tiếp số d

Một chơng trình kiểm toán đợc thiết kế phù hợp sẽ đem lại nhiều lợi ích nh sắp xếp một cách có kế hoạch các công việc và nhân lực, là phơng tiện để chủ nhiệm kiểm toán quản lý, giám sát cuộc kiểm toán thông qua việc xác định các bớc công việc đợc thực hiện Là bằng chứng để chứng minh các thủ tục kiểm toán đã đợc thực hiện.

2.2 Thực hiện kiểm toán.

2.2.1 Kiểm soát nội bộ và trắc nghiệm đạt yêu cầu đối với chu trình bán hàng-thu tiền.

2.2.1.1 Đối với nghiệp vụ bán hàng

 Sự đồng bộ của sổ sách:

Đòi hỏi hệ thống kế toán từ chứng từ đến sổ kế toán và bảng tổng hợp có tác dụng kiểm soát tối đa các nghiệp vụ và do đó, các trình tự kế toán phải có tr-ớc khi đặt ra các mục tiêu kiểm soát nội bộ Tất nhiên, với mọi đơn vị, khung pháp lý về kế toán là nh nhau và đợc quy định trớc Tuy nhiên, mỗi đơn vị lại có thể lựa chọn các hình thức kế toán, các phơng thức kế toán khác nhau dẫn đến trình tự kế toán cụ thể cũng khác nhau Hơn nữa, mọi văn bản pháp lý vẫn chỉ là khung tối thiểu còn thực tế của mỗi đơn vị lại rất đa dạng, phong phú Do đó, mỗi đơn vị cần định sẵn trình tự cụ thể tơng ứng với hệ thống sổ sách tạo thành yếu tố kiểm soát có hiệu lực Tơng ứng với công việc kiểm soát này trắc nghiệm đạt yêu cầu dựa vào quy định về trình tự ghi sổ đã nêu để đối chiếu với thực tiễn của đơn vị đợc kiểm toán.

Ví dụ : Quy ớc khi nhận hàng của ngời mua, công ty lập hoá đơn bán hàng đánh số trớc và lập nhiều liên: Liên đầu giao cho ngời mua, các liên sau dùng để ghi sổ theo dõi bán hàng và thu tiền, cũng có thể dùng để duyệt bán chịu, cho phép vận chuyển Hoặc có công ty lại quy ớc hoá đơn bán hàng chỉ lập sau khi hàng vận chuyển.

 Việc đánh số thứ tự các chứng từ:

Sử dụng chứng từ có đánh số trớc theo thứ tự liên tục có tác dụng vừa đề phòng bỏ sót, dấu diếm, vừa tránh trùng lặp các khoản phải thu, các khoản ghi sổ

Trang 17

bán hàng Tất nhiên việc đánh số trớc phải có mục đích rõ ràng kèm theo việc tổ chức hợp lý theo hớng tích cực để đạt mục đích đó Trắc nghiệm đạt yêu cầu cho việc kiểm soát này là chọn ra một dãy liên tục các chu trình khác nhau.

Ví dụ: Khi bán hàng và vận chuyển diễn ra với tần suất lớn cần kiểm soát qua số thứ tự liên tục của vận đơn để tránh bỏ sót các nghiệp vụ thu tiền cần phân công nhân viên làm hoá đơn lu trữ tất cả chu trình vận chuyển đã thu tiền và cùng một ngời khác định kỳ soát lại tất cả các số thứ tự và tìm nguyên nhân của bất kỳ sự bỏ sót nào

 Lập bảng cân đối thanh toán tiền hàng và gửi cho ngời mua :

Các công ty có nghiệp vụ bán hàng và thu tiền với quy mô lớn, thông th-ờng hàng tháng có tổng hợp và lập bảng cân đối giữa giá trị hàng bán với các khoản thu tiền, và các khoản phải thu để kiểm soát công việc bán hàng và thu tiền Do các cân đối này có liên quan đến ngời mua nên cần gửi đến ngời mua để thông báo đồng thời xác nhận quan hệ mua- bán đã phát sinh trong tháng Để bảo đảm tính khách quan trong xác nhận, các bảng cân đối này có thể phân công cho ngời không có liên quan lập ra và gửi qua bu điện để ngời mua dễ dàng trả lời ngay cả khi có sai sót Trong trờng hợp này, lập và xác nhận các bảng cân đối hàng, tiền và phải thu là công việc kiểm soát nội bộ hữu hiệu.

Trắc nghiệm đạt yêu cầu trong trờng hợp này là sự xem xét và đa ra ý kiến của KTV về việc lập và xác nhận các bảng cân đối trên.

 Xét duyệt nghiệp vụ bán hàng:

Kiểm soát nội bộ tập trung vào 3 điểm chủ yếu sau: Việc bán chịu phải đợc duyệt y cẩn trọng trớc khi bán hàng Hàng bán chỉ đợc vận chuyển sau khi duyệt đầy đủ chứng cứ Công việc kiểm soát này nhằm ngăn ngừa tổn thất do vận chuyển đến ngời mua không thật sự hoặc không có điều kiện thanh toán Giá bán phải đợc duyệt bao gồm cả phí vận chuyển, giảm giá, bớt giá và điều kiện thanh toán Điều này nhằm tránh thất thu, kích thích thoả đáng tăng thu và giải quyết hợp pháp và hiệu quả các quan hệ lợi ích giữa các bên trong quan hệ mua bán.

Tơng ứng với việc kiểm soát nội bộ này trắc nghiệm đạt yêu cầu đợc thực hiện qua xem xét chu trình với thủ tục xét duyệt tơng ứng

 Phân cách nhiệm vụ đầy đủ trong tổ chức công tác tài chính kế toán:

Đây là công việc trọng yếu trong kiểm soát nội bộ nhằm ngăn ngừa những sai sót và gian lận trong kế toán nói chung và lĩnhvực bán hàng-thu tiền nói riêng Ví dụ: Nếu sổ bán hàng với sổ thu tiền đợc 2 kế toán theo dõi độc lập nhau và sổ thu tiền có ngời kiểm soát độc lập, đối chiếu định kỳ với Sổ cái và Sổ quỹ

Trang 18

sẽ tạo ra sự kiểm soát chéo, tăng độ tin cậy của thông tin Mặt khác để ngăn ngừa gian lận Đồng thời giữa chức năng bán hàng với chức năng duyệt bán chịu cũng cần phân cách để phòng ngừa những tiêu cực có thể phát sinh trong khâu bán hàng và khả năng thất thu trong khâu thanh toán.

Trắc nghiệm đạt yêu cầu là xem xét chung sự phân công trong công tác kế toán và quan sát thực tế công việc kế toán

 Tính độc lập của ngời kiểm tra- kiểm soát:

Đây là yếu tố chủ yếu trong việc phát huy hiệu lực của kiểm soát nội bộ Thông thờng sử dụng KTV nội bộ để kiểm soát việc xử lý và ghi sổ các nghiệp vụ bán hàng và thu tiền sẽbảo đảm chất lợng kiểm soát phục vụ tốt cho việc thực hiện các mục tiêu kiểm toán.

Trắc nghiệm đạt yêu cầu đợc thực hiện thông qua xem xét báo cáo của KTV nội bộ và xem xét sự xuất hiện các dấu hiệu của KTV nội bộ đã ký hoặc ghi dấu quy ớc trên các chứng từ sổ sách.

2.2.1.2 Đối với nghiệp vụ thu tiền

 Các khoản thu tiền đợc ghi sổ thực tế đã nhận (mục tiêu về tính hiệulực, tính có thực):

Kiểm soát nội bộ phải phân cách nhiệm vụ giữa ngời giữ tiền và ngời giữ sổ, đối chiếu độc lập với tài khoản ở ngân hàng.

Trắc nghiệm đạt yêu cầu đối với mục tiêu này là : KTV thẩm tra việc phân cách nhiệm vụ giữa ngời giữ tiền và ngời giữ sổ Xem xét việc thực hiện đối chiếu với một ngân hàng.

 Khoản tiền chiết khấu đã đợc xét duyệt đúng đắn (mục tiêu đợc phép):

Kiểm soát nội bộ phải có chính sách cụ thể cho việc thanh toán trớc hạn Duyệt các khoản chiết khấu Đối chiếu chu trình gốc và ký duyệt phiếu thu tiền.

Trắc nghiệm đạt yêu cầu đối với mục tiêu này là xem xét quy chế thu tiền hàng hoặc trao đổi với giám đốc phụ trách tài chính hoặc kinh doanh Xem xét giấy báo nhận tiền trớc hạn khảo sát trình tự lập phiếu thu tiền.

 Tiền mặt thu đợc đã ghi sổ đầy đủ vào sổ quỹ và các nhật ký thu tiền(mục tiêu về tính trọn vẹn).

Kiểm soát nội bộ phải phân cách nhiệm vụ giữa ngời giữ tiền và ngời ghi sổ Sử dụng giấy báo nhận tiền hoặc bảng kê tiền mặt đánh số trớc kèm quy định cụ thể về chế độ báo cáo nhận tiền kịp thời Trực tiếp xác nhận Séc thu tiền

Trắc nghiệm đạt yêu cầu đối với mục tiêu này là KTV thẩm tra việc phân cách nhiệm vụ giữa ngời giữ tiền và ngời ghi sổ Xem xét thủ tục kiểm tra nội bộ

Trang 19

tại các bộ phận có thu tiền hàng Xem xét dãy liên tục các giấy báo nhận tiền hoặc bảng kê tiền mặt đánh số trớc Rà soát quan hệ giữa các Séc và bảng kê.

 Các khoản thu tiền đã vào sổ đều phù hợp với giá bán (mục tiêu về định giá)

Kiểm soát nội bộ theo dõi chi tiết các khoản thu theo thơng vụ và đối chiếu với chu trình bán hàng và thu tiền Đối chiếu đều đặn với ngân hàng về khoản tiền bán hàng.

Trắc nghiệm đạt yêu cầu đối với mục tiêu này là khảo sát tổ chức kế toán chi tiết các khoản phải thu Xem xét việc đối chiếu hàng tháng với ngân hàng.

 Các khoản thu tiền đều đợc phân loại đúng đắn (mục tiêu về phân loại):

Kiểm soát nội bộ phải sử dụng sơ đồ tài khoản có quy định các quan hệ đối ứng cụ thể về thu tiền Soát xét, đối chiếu nội bộ việc phân loại chú ý định khoản đặc biệt.

Trắc nghiệm đạt yêu cầu đối với mục tiêu này là KTV kiểm tra việc tổ chức thực hiện sơ đồ tài khoản và quy định về đối ứng Xem xét dấu hiệu của kiểm soát nội bộ.

 Các khoản thu tiền ghi đúng thời gian (tính kịp thời):

Kiểm soát nội bộ phải quy định rõ ràng việc cập nhật các khoản thu tiền vào quỹ và sổ quỹ Có nhân viên độc lập kiểm soát ghi thu và nhập quỹ

Trắc nghiệm đạt yêu cầu đối với mục tiêu này là quan sát việc tổ chức ghi thu, chế độ báo cáo thu tiền ở các bộ phận có liên quan Xem xét dấu hiệu của kiểm soát nội bộ về thu tiền.

 Các khoản thu tiền ghi đúng vào sổ quỹ, sổ cái và tổng hợp đúng (mụctiêu về tính chính xác máy móc):

Kiểm soát nội bộ phải phân cách nhiệm vụ ghi Sổ quỹ với theo dõi thanh toán tiền hàng Lập cân đối thu tiền và gửi cho ngời mua đều đặn Tổ chức đối chiếu nội bộ về chuyển sổ và cộng sổ.

Trắc nghiệm đạt yêu cầu đối với mục tiêu này là xem xét việc phân cách nhiệm vụ giữa ngời ghi sổ quỹ với ngời ghi sổ thanh toán Thẩm tra việc gửi các bảng cân đối thu tiền Xem xét dấu hiệu của kiểm soát nội bộ.

2.2.2 Phân tích và đánh giá tổng quát:

Căn cứ vào các tài liệu trên Báo cáo tài chính, sổ cái tài khoản KTV tiến hành thực hiện một số thủ tục phân tích nh sau:

- So sánh doanh thu bán hàng của từng loại hàng hoá dịch vụ kỳ này so với kỳ trớc.

Trang 20

- So sánh tỉ lệ lãi gộp năm nay so với năm trớc.

- So sánh tỷ lệ doanh thu hàng bán bị trả lại, các khoản chiết khấu giảm giá trên tổng doanh thu của kỳ này so với kỳ trớc So sánh tỉ lệ dự phòng nợ phải thu trên tổng doanh thu của kỳ này so với kỳ trớc

Từ đó KTV có thể rút ra các biến động bất thờng và tiến hành tìm hiểu rõ nguyên nhân để có những kiến nghị và xử lý phù hợp

2.2.3 Thử nghiệm cơ bản đối với chu trình bán hàng- thu tiền.

2.2.3.1 Đối với nghiệp vụ bán hàng.

 Các khoản bán hàng đã ghi sổ đếu có hiệu lực.

Nhìn chung việc ghi sổ những khoản bán hàng không có thật thờng ít xảy ra do các khoản doanh thu hay thu nhập tơng ứng đợc xem là căn cứ để tính thuế Tuy nhiên, tình huống đó vẫn có thể xảy ra khi có những thay đổi trong chính sách thuế nói chung hay mức thuế suất nói riêng giữa các thời kỳ kinh doanh Bên cạnh đó, doanh thu hay thu nhập không chỉ đợc xem là căn cứ tính thuế mà còn là cơ sở xem xét bổ sung vốn lu động để vay vốn hoặc thu hút thêm vốn.

Trắc nghiệm độ vững trãi với mục tiêu này theo hớng sau: Sai sót do sơ suất hoặc do các hạn chế khác của ngời ghi sổ cha đợc phát hiện và điều chỉnh hết nhờ hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp, cố tình ghi các nghiệp vụ bán hàng không nhất quán với kỳ quyết toán, ghi sổ các khoản bán hàng nhng trên thực tế hàng hoá cha vận chuyển hoặc dịch vụ cha cung cấp, vận chuyển hàng hoá hay cung ứng dịch vụ theo những biên bản giao nhận khống mà vẫn đ-ợc ghi nhận nh một khoản bán hàng

 Các nghiệp vụ bán hàng đều đợc phê chuẩn đúng đắn:

Mục tiêu đợc phép trong bán hàng thờng có liên quan trực tiếp đến các quyết định về bán chịu về vận chuyển và về giá cả Trắc nghiệm độ vững trãi chính là việc ra soát các quyết định về chính sách chung cũng nh những thay đổi trong từng thơng vụ Các trắc nghiệm này có quan hệ và tác động tích cực đến việc triển khai các mục tiêu khác có liên quan đặc biệt là trắc nghiệm về định giá Trắc nghiệm độ vững trãi về định giá là so sánh giá thực tế của hàng bán bao gồm cả phí vận chuyển, khoản bớt giá với bảng giá đã đợc duyệt Nếu giá cả đợc thoả thuận qua từng thơng vụ cần xem xét quyền hạn của ngời cho phép thay đổi này Các hợp đồng mua bán hàng hoá cũng đợc xem xét tơng tự hoặc có thể qua xác nhận của ngời mua.

 Các nghiệp vụ bán hàng đều đợc ghi sổ đầy đủ:

Trang 21

Trong một số trờng hợp, chính sách tài chính của doanh nghiệp có xu h-ớng dấu diếm doanh thu hoặc không phản ánh đầy đủ doanh thu bán hàng Theo đó KTV phải thực hiện kiểm tra chi tiết nếu kết quả của trắc nghiệm đạt yêu cầu cho thấy kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các thủ tục kiểm soát đối với việc phản ánh các khoản bán hàng trong năm Để khẳng định có hiện tợng bỏ sót nghiệp vụ bán hàng, hớng chủ đạo trong kiểm toán là soát xét lại các chứng từ theo một dãy liên tục, đặc biệt ở các thời điểm đầu kỳ kế toán sau, trên cơ sở đó thực hiện đối chiếu giữa ba loại sổ sách: chứng từ vận chuyển, liên 2 của hoá đơn bán hàng có liên quan, nhật ký bán hàng, nhật ký thu tiền hoặc sổ hạch toán chi tiết các khoản phải thu.

 Các khoản bán hàng đã ghi sổ đều đợc định giá đúng:

Việc kiểm tra chi tiết quá trình định giá đối với từng nghiệp vụ bán hàng chỉ đợc thực hiện nếu kết quả của trắc nghiệm đạt yêu cầu cho thấy doanh nghiệp không có các thủ tục kiểm soát nội bộ đối với việc tính giá bán hàng Việc kiểm tra chi tiết đợc bắt đầu từ việc rà soát các bút toán trong nhật ký bán hàng với nhật ký thu tiền, với sổ hạch toán các khoản phải thu và đặc biệt với hoá đơn bán hàng Trong đó, cần quan tâm tới giá bán hàng, chế độ bán hàng và việc phê chuẩn các yếu tố đó.

 Các khoản bán hàng đã ghi sổ đều đợc phân loại thích hợp:

Đối với nghiệp vụ bán hàng, việc phân loại đúng các nghiệp vụ vào các tài khoản tiểu khoản thích hợp thờng không phát sinh những vấn đề phức tạp nh nhiều loại nghiệp vụ khác Trắc nghiệm độ vững trãi các nghiệp vụ bán hàng theo mục tiêu phân loại thờng gắn liền với việc kiểm tra quá trình định giá và tính giá thông qua nhật ký bán hàng, nhật ký thu tiền, sổ hạch toán chi tiết các khoản phải thu và hoá đơn bán hàng.

Trang 22

 Các khoản bán hàng đợc ghi sổ kịp thời:

Để ngăn ngừa bỏ sót nghiệp vụ, việc ghi sổ của nghiệp vụ bán hàng đợc thực hiện theo nguyên tắc cập nhật Theo đó, đồng thời với việc kiểm tra chi tiết các mục tiêu về định giá, phân loại, tính hiệu lực và tính trọn vẹn, KTV cần đối chiếu ngày ghi trên các chứng từ chi tiết vận chuyển đã đợc chọn với ngày ghi trên hoá đơn bán hàng, nhật ký bán hàng và sổ quỹ Những chênh lệch lớn về thời gian ghi sổ có thể chứa đựng khả năng gian lận trong sử dụng tiền bán hàng hoặc kê khai hàng hoá hay doanh số bán hàng.

 Các nghiệp vụ bán hàng đợc ghi đúng vào các sổ thu tiền và cộngdồn chính xác:

Ghi sổ đúng tất cả các nghiệp vụ bán hàng vào nhật ký thu tiền và các sổ hạch toán chi tiết nợ phải thu khách hàng có thể đợc coi là đòi hỏi chính xác cơ học trong việc phản ánh tơng quan giữa hàng bán với tiền đã thu và tiền còn phải thu, đặc biệt với các khoản tồn đọng Tơng tự nh vậy, tất cả các nghiệp vụ bán hàng phải đợc phản ánh trên sổ cái tổng hợp một cách chính xác, các số d phải đ-ợc cộng sổ và chuyển sổ chính xác tuyệt đối về mặt cơ học.

2.2.3.2 Đối với nghiệp vụ thu tiền.

 Các khoản thu tiền đã ghi sổ thực tế đã nhận :

Trắc nghiệm độ vững trãi đối với mục tiêu này là kiểm tra nhật ký thu tiền, sổ cái, sổ chi tiết các khoản phải thu đối với các nghiệp vụ thu tiền có quy mô lớn hoặc bất thờng Đối chiếu các khoản thu tiền đã ghi sổ với phiếu thu hoặc giấy báo Có của ngân hàng.

 Khoản tiền chiết khấu đã đợc xét duyệt đúng đắn:

Đối chiếu riêng các khoản chiết khấu đã thanh toán với chính sách của công ty về chiết khấu thanh toán trớc hạn Đối chiếu phiếu thu tiền với các chứng từ gốc và giấy báo Có của ngân hàng, với các hợp đồng và các chứng từ bán hàng khác.

 Tiền mặt thu đợc đã ghi sổ đầy đủ vào sổ quỹ và các nhật ký thu tiền:

Đối chiếu giấy báo nhận tiền hoặc bảng sao kê tiền nhận đợc với các khoản mục đã ghi vào nhật ký thu tiền Đối chiếu các giấy báo Có của ngân hàng với sổ sách tơng ứng của công ty.

 Các khoản tiền thu đã ghi sổ và đã nộp đều đúng với giá hàng bán:

Soát xét các chứng từ về thu tiền Đối chiếu khoản thực thu với mức giá đã duyệt trên các chứng từ bán hàng Đối chiếu giấy báo có của ngân hàng với bảng kê hoặc nhật ký bán hàng.

Trang 23

 Các khoản thu tiền đều đợc phân loại đúng:

Kiểm tra các chứng từ thu tiền và đối chiếu với thực tế phân loại trên của tài khoản cấp 2.

 Các khoản thu tiền ghi đúng thời gian:

Chọn một chuỗi các chứng từ và đối chiếu ngày thu đợc tiền với ngày ghi trên nhật ký thu tiền và bảng kê hoặc báo cáo thu tiền hoặc bảng kê tiền nhận đợc.

 Các khoản thu tiền ghi đúng vào sổ quỹ, sổ cái và tổng hợp đúng:

Đối chiếu các bút toán ở sổ quỹ với sổ theo dõi thanh toán tiền hàng, với báo cáo thu tiền hoặc bảng kê tiền nhận đợc Cộng lại các khoản phải thu trên tài khoản 131 và cộng dồn lại sổ quỹ rồi đối chiếu với tài khoản tổng hợp 111.

2.2.4 Kiểm toán nợ phải thu khách hàng

Các khoản phải thu của ngời mua phát sinh từ quá trình bán hàng nên có quan hệ chặt chẽ với việc phản ánh doanh thu tạo nên chu trình bán hàng và thu tiền Tuy nhiên, do “ độ trễ “ của quá trình thu tiền so với quá trình bán hàng nên số tiền ghi trên khoản mục này của Bảng cân đối tài sản là số d các khoản phải thu với khách hàng đợc tính bằng luỹ kế từ các quá trình kinh doanh trớc đến cuối kỳ kinh doanh này Vì vậy, việc theo dõi trình bày thuyết minh rõ các khoản phải thu là công việc đợc thực hiện thờng xuyên của kiểm soát nội bộ.

Dới đây là mục tiêu và thủ tục kiểm toán đối với nợ phải thu khách hàng:

Trang 24

Bảng số 3: Mục tiêu và thủ tục kiểm toán các khoản phải thu ở khách hàng

Mục tiêu kiểm toán

Mục tiêu kiểm toán

khoản phải thuVí dụ về thủ tục kiểm toán tơng ứng thờng dùng

Sự hợp lý

chung Số d các tài khoản bán hàngvà thu tiền đều hợp lý

- Kiểm tra bảng kê hoặc bảng cân đối vềthu tiền ở những khoản có quy mô lớnhoặc dấu hiệu bất thờng.

- Tính toán các tỷ suất và theo dõi nhữngbiến đổi lớn so với năm trớc

Chính xác cơ học

Các khoản phải thu trongbảng kê hoặc bảng cân đốithu tiền theo thời hạn khớpđúng với sổ theo dõi thu tiềnvà số tổng cộng đợc chuyểnđúng vào sổ Cái.

- Chọn ra một số tài khoản phải thu đốichiếu với sổ thu tiền và Sổ cái.

- Cộng lại các trang và cộng dồn bảng kêhoặc bảng cân đối thu tiền và đối chiếu cáctài khoản liên quan trên Sổ cái.

Lấy và theo dõixác nhận của ngời muavề khoản phải thu có quy mô lớn kết hợpchọn ra các khoản có quy mô nhỏ điểnhình.

Trọn vẹn

Chọn ra một số tài khoản(ngời mua) từ bảng kê hoặcbảng cân đối thu tiền để đốichiếu với sổ chi tiết về thutiền.

- Cộng lại bảng kê hoặc bảng cân đối cáckhoản phải thu và đối chiếu với Sổ cái

- Đối chiếu hoá đơn bán hàng và vận chuyểnvới sổ thu tiền và sổ theo dõi khoản phải thu - Các khoản phải thu đã phát sinh trong quátrình bán hàng cha đợc xử lý đều ghi đầy đủ.Quyền và

nghĩa vụ

Kiểm tra dấu hiệu đã ghi sổcác bản lu hoá đơn liênquan đến khoản phải thu cóchú ýkhoản chiết khấu, hồikhấu

- Các khoản phải thu trong bảng kê hoặcbảng cân đối thu tiền theo thời hạn đềuthuộc sở hữu của công ty.

- Lấy và theo dõi xác nhận của ngời muavề các khoản phải thu có quy mô lớn kếthợp với chọn điển hình các khoản phải thucó quy mô nhỏ.

- Trao đổi với các nhà quản lý bán chịu vềkhả năng thu tiền ở các khoản quá hạn vàđánh giá khả năng thu đợc tiền.

Phân loại Các khoản phải thu trongbảng kê hoặc bảng cân đốithu tiền theo thời hạn đợcphân loại đúng

- Đối chiếu các khoản phải thu trên bảngkê hoặc bảng cân đối thu tiền theo thờihạn với chứng từ và sổ chi tiết.

Trang 25

- Điều tra qua tiếp xúc với các nhà quảnlý về các khoản phải thu trên các chứngtừ và sổ chi tiết để xác minh việc phânloại.

Trình bày Các khoản phải thu đều đợctrình bày và thuyết minh rõ

- Đối chiếu các bảng cân đối về khoảnphải thu với phân loại các khoản mụctrên Bảng Cân đối tài sản và Bản giảitrình.

- Kiểm tra các hoá đơn thu tiền, các biênbản họp giao ban có liên quan và trao đổivới nhà quản lý về các khoản phải thukhông rõ ràng và xác minh lại các giảitrình của Giám đốc.

Kịp thời

Các nghiệp vụ về thu tiềnđều ghi đúng thời hạn trongquan hệ với nghiệp vụ bánhàng

- Chọn các nghiệp vụ bán hàng ở cuốikỳ này và đầu kỳ sau để đối chiếu vớichứng từ vận chuyển có liên quan có chúý ngày vận chuyển thực tế và ngày ghi sổ- Kiểm tra các lô hàng trả lại sau ngàylập bảng khai tài chính và quan hệ đến kỳquyết toán

Trong kiểm toán các khoản nợ phải thu của khách hàng phơng pháp kiểm toán đợc sử dụng là phơng pháp điều tra thông qua chọn mẫu và lấy xác nhận Đây là đặc thù riêng đối với việc thực hiện các mục tiêu và thủ tục kiểm toán các khoản phải thu.

Xác nhận các khoản phải thu: Là thủ tục quan trọng nhất để đáp ứng các

mục tiêu hiệu lực, định giá và kịp thời Cùng với việc kiểm kê tài sản thì xác nhận các khoản phải thu là hai yêu cầu phổ biến nhằm phát hiện những sai phạm liên quan đến các khoản không có thật, đến số tiền cha rõ ràng hoặc đã trở thành các khoản nợ khó đòi hoặc không đòi đợc Khi áp dụng thủ tục xác nhận cho khoản phải thu, KTV phải quyết định về loại xác nhận, về ngày thực hiện và về kích cỡ mẫu chọn và những khoản mục phải chọn.

Về loại xác nhận: Có 2 loại xác nhận thông dụng cho xác nhận các khoản

phải thu là xác nhận khẳng định và xác nhận phủ định.

 Xác nhận khẳng định: Đòi hỏi thông báo quả quyết của ngời nợ trên

mọi giấy yêu cầu xác nhận về khoản nợ tiền hàng của chủ nợ: hoặc đúng, hoặc sai, hoặc có phần lu ý Trong trờng hợp này, mọi giấy yêu cầu xác nhận của KTV đều đợc trả lời Với loại xác nhận này khi cha nhận đợc trả lời, KTV thờng phải làm thêm những trình tự xác minh để có đợc bằng chứng đáng tin cậy.

 Xác nhận phủ định: Chỉ đòi hỏi thông báo của ngời mua khi họ không

đồng tình với số tiền ghi trên giấy yêu cầu xác nhận và găm trên báo cáo hàng

Trang 26

năm của ngời mua Loại xác nhận này có chi phí ít hơn tuy nhiên việc không trả lời cũng không coi là phủ định ngay cả khi ngời mua không biết có yêu cầu xác nhận Do vậy bằng chứng cha đợc coi là bằng chứng đáng tin cậy và cần phải xác minh bổ sung.

Việc quyết định loại xác nhận nào là tuỳ thuộc vào phán đoán của KTV, bên cạnh đó cũng có thể kết hợp cả 2 loại xác nhận trên theo hớng chung là xác nhận khẳng định sử dụng trong những tài khoản trọng yếu (quy mô lớn và khả năng sai phạm nhiều), còn xác nhận phủ định dùng trong những trờng hợp bổ sung khác.

Về thời gian xác nhận: Giấy xác nhận đợc gửi đến ngời mua để trắc

nghiệm số d của các tài khoản phải thu ghi trên Bảng cân đối tài sản Do đó ngày gửi th xác nhận cần gần với ngày lập bảng, tuy nhiên trong một số trờng hợp giấy xác nhận có thể gửi vào ngày trớc khi lập bảng.

Về kích cỡ mẫu chọn: Có nhiều nhân tố ảnh hởng đến số lợng các xác

nhận phải gửi đi nh:

- Tính trọng yếu của các khoản phải thu: Nếu số d các khoản phải thu có quy mô lớn so với số d các tài sản khác thì kích cỡ mẫu chọn lớn hơn.

- Số lợng các khoản phải thu: Số xác nhận gửi đi sẽ nhiều với đơn vị chuyên bán hàng với quy mô lớn, chủng loại hàng hoá nhiều và quan hệ mua bán mở rộng ở nhiều ngời mua và ngợc lại.

- Mức đồng đều về quy mô các khoản phải thu: Nếu tất cả các khoản phải thu có quy mô xấp xỉ nhau thì xác nhận cần có sẽ ít hơn khi quy mô các tài khoản này rải ra hàng loạt số tiền khác nhau.

- Những kết quả đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ cùng các trắc nghiệm ứng dụng.

- Những kết quả xác nhận của những năm trớc.

- Khả năng phá sản của khách hàng và những nhân tố tơng tự ảnh hởng đến rủi ro kiểm toán dự kiến.

Về các khoản mục phải chọn để xác nhận: Xem xét đến quy mô của số

d và độ dài của các khoản phải thu Thông thờng trọng điểm của xác nhận là những số d lớn và đã kéo dài nhiều tháng Tuy nhiên cũng cần kết hợp chọn ngẫu nhiên các khoản còn lại.

Duy trì việc kiểm soát của KTV trong xác nhận: Để đảm bảo chất lợng

của các bằng chứng xác nhận thì KTV phải nắm quyền kiểm soát từ khâu gửi đến khâu nhận giấy xác nhận.

Trang 27

Theo dõi và xử lý các khoản không trả lời: Công việc này đợc thực hiện

theo trình tự chặt chẽ Nếu không nhận đợc giấy gửi xác nhận lần thứ nhất, cần gửi tiếp lần thứ hai Nếu sau lần thứ hai vẫn không nhận đợc cần phải có những cách thức hỗ trợ để xét tính hiệu lực của số d tài khoản nh:

- Trắc nghiệm các khoản thu tiền mặt tiếp sau: thông qua đối chiếu các chứng từ nhận tiền và sổ chi tiết các khoản phải thu.

- Thẩm tra các chứng từ bán hàng và thu tiền nh: Hoá đơn bán hàng để định rõ bên mua và ngày lập hoá đơn để tính tiền cho ngời mua; chứng từ vận chuyển để xác định hiệu lực của nghiệp vụ vận chuyển.

- Khi có kết quả xác nhận cần xác định lý do dẫn đến các khoản chênh lệch giữa sổ sách và xác nhận Thông thờng chênh lệch này bao gồm : khoản tiền phải thu ghi sổ đã đợc thanh toán, ngời mua cha hoặc không nhận đợc hàng, hàng bán bị trả lại, sai lệch trong quá trình ghi sổ hoặc bán hàng

Kết thúc việc xác nhận: Sau khi thu thập và xử lý các xác nhận cần thẩm

tra lại hệ thống kiểm soát nội bộ trên cơ sở phân tích sự phù hợp giữa những sai lệch vừa phát hiện với đánh giá ban đầu về hệ thống kiểm soát này Trên cơ sở đó có quyết định cuối cùng về số d các khoản phải thu qua xác nhận và tập hợp những bằng chứng kèm theo.

Thủ tục kiểm toán dự phòng nợ phải thu khó đòi:

Khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi là những khoản do doanh nghiệp lập ra cho những khoản phải thu mà theo ớc tính của doanh nghiệp trong tơng lai không thể thu hồi đợc.

Các khoản tiền bán hàng không thu đợc cần xoá sổ và tổn thất tài chính do rất nhiều nguyên nhân khác nhau kể cả khả năng xảy ra sai sót trong thủ tục bán hàng đến khả năng gian lận biển thủ khoản tiền thực tế đã thu Do vậy, cần kiểm tra toàn diện các tiền hàng đã xoá sổ Thẩm tra lại việc xét duyệt xoá sổ của ngời có trách nhiệm Xem xét môi trờng kiểm soát và thủ tục kiểm soát đặc biệt là đặc tính của ngời đợc giao quyền xét duyệt và quan hệ kinh tế cùng sự phân cách nhiệm vụ giữa ngời ghi sổ với ngời xoá sổ.

2.3 Kết thúc kiểm toán:

2.3.1 Chuẩn bị lập Báo cáo kiểm toán

Sau khi hoàn thành công việc kiểm toán tại các bộ phận riêng lẻ KTV chuẩn bị lập Báo cáo kiểm toán sự chuẩn bị này bao gồm việc xem xét:

- Các khoản công nợ ngoài dự kiến

- Các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ - Về giả thuyết hoạt động liên tục

Trang 28

- Đánh giá kết quả.

 Xem xét các khoản công nợ ngoài dự kiến:

Trong thực tế có những sự kiện đã phát sinh trong năm và có thể dẫn đến một khoản công nợ hay thiệt hại mà cho đến thời điểm khoá sổ vẫn cha thể xác định là có chắc chắn xẩy ra hay không và số tiền cụ thể là bao nhiêu nh: Vụ kiện cha xét xử do vi phạm quyền sở hữu cá nhân và trách nhiệm pháp lý đối với sản phẩm Các vụ tranh chấp về thuế và cơ quan thuế vụ Các bảo lãnh về công nợ của ngời khác

Thủ tục kiểm toán để tìm kiếm các khoản công nợ ngoài dự kiến:

- Trao đổi với nhà quản lý về khả năng phát sinh các khoản nợ ngoài dự kiến cha đợc công bố KTV cần yêu cầu nhà quản lý cung cấp th giải trình xác định đã công bố đầy đủ các khoản công nợ ngoài dự kiến.

- Phỏng vấn luật s hay t vấn pháp lý của đơn vị

- Xem xét các biên bản họp Hội đồng quản trị của Ban giám đốc.

 Xem xét các dự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ

Từ ngày kết thúc niên độ đến ngày ký Báo cáo kiểm toán có thể xảy ra những sự kiện quan trọng và có ảnh hởng đến Báo cáo tài chính Có hai sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ cần đợc quan tâm bởi ngời quản lý đơn vị và KTV:

Các sự kiện có ảnh hởng trực tiếp đến Báo cáo tài chính và đòi hỏi phảiđiều chỉnh lại Báo cáo tài chính:

Là những sự kiện hay nghiêp vụ cung cấp những bằng chứng bổ sung về những sự kiện xảy ra trớc ngày kết thúc niên độ và ảnh hởng trọng yếu đến các khoản mục trên Báo cáo tài chính Chuẩn mực về kiểm toán thờng yêu cầu điều chỉnh lại các Báo cáo tài chính tuỳ theo sự đánh giá về ảnh hởng của các bằng chứng bổ sung về các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ kế toán.Bao gồm:

- Kết quả của các khoản công nợ ngoài dự kiến đợc đánh giá là trọng yếu - Những tài sản cố định không sử dụng và đợc nhợng bán trong ngày khoá sổ với giá thấp hơn nguyên giá ghi trên sổ sách.

- Các khách hàng có số d nợ lớn nhng đến đầu năm sau mới phát hiện không có khả năng thanh toán

Các sự kiện không ảnh hởng trực tiếp đến Báo cáo tài chính nhng cần kêkhai trên Báo cáo tài chính.

Những sự kiện này mang tính khách quan không liên quan hoặc bắt nguồn từ những sự kiện kết thúc trớc ngày kết thúc niên độ kế toán nên KTV không thể

Trang 29

điều chỉnh trực tiếp sổ sách kế toán và Báo cáo tài chính Bởi vậy cần phải khai báo trên Báo cáo tài chính để tránh sự hiểu lầm khi sử dụng Báo cáo tài chính

Trang 30

Các thủ tục xem xét

Kiểm tra các nghiệp vụ xảy ra tại giao điểm các kỳ quyết toán Xem xét các biện pháp mà nhà quản lý đã áp dụng nhằm bảo đảm mọi sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ đều đã đợc xác định Đọc các biên bản họp Hội đồng quản trị Đọc và so sánh các Báo cáo tài chính định kỳ gần nhất của doanh nghiệp Phỏng vấn nhà quản lý về những sự kiện lớn chuẩn bị tuyên bố, xác lập, giải thể

 Về giả định hoạt động liên tục

Giả định hoạt động liên tục là cơ sở cho việc lập Báo cáo tài chính Có một số nguyên nhân dẫn đến giả định này bị vi phạm: doanh nghiệp bị lỗ liên tục và không có khả năng thanh toán những khoản nợ đáo hạn; doanh nghiệp bị tai nạn nghiêm trọng nh hoả hoạn, thiên tai; doanh nghiệp bị dính vào những vụ tranh chấp, kiện tụng tại tòa án, nếu thua kiện thì gánh chịu những khủng hoảng nghiêm trọng.

Theo ASC 570 khi kiểm toán nhất là khi đánh giá kết quả công việc, KTV cần đề phòng khả năng giả định hoạt động liên tục không đợc thực hiện các thủ tục cần thiết nhằm thu thập bằng chứng đảm bảo rằng giả định này sẽ không bị vi phạm

Nếu vẫn còn nghi vấn KTV phải xem xét đến thuyết minh Báo cáo tài chính Nếu đơn vị mô tả đúng đắn trong thuyết minh thì KTV sẽ phát hành báo cáo dạng chấp nhận toàn phần nhng vẫn phải nêu nhận xét.

 Đánh giá kết quả

KTV đánh giá tổng quát về các kết quả thu thập đợc nhằm rà soát lại toàn bộ quá trình kiểm toán:

- áp dụng các thủ tục phân tích để đánh giá tính đồng bộ và sát thực của các thông tin tài chính thu thập đợc đối với từng phần trên Báo cáo tài chính cũng nh đối với khoản mục doanh thu bán hàng và phải thu khách hàng nói riêng.

- Đánh giá sự đầy đủ của bằng chứng nhằm xem xét liệu bằng chứng thu thập đợc đã đầy đủ cho việc ra quyết định của KTV hay cha.

- Tổng hợp các sai sót phát hiện đợc và rà soát hồ sơ kiểm toán.

- Yêu cầu đơn vị cung cấp th giải trình của nhà quản lý.

- Kiểm tra các công bố trên thuyết minh Báo cáo tài chính Xem xét các thông tin khác trên báo cáo thờng niên.

- Kiểm tra lại các khai báo trên Báo cáo tài chính có đúng đắn và tuân theo đúng chuẩn mực kế toán quy định hay cha.

Trang 31

2.3.2 Lập Báo cáo kiểm toán

Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 700, Báo cáo kiểm toán về Báo

cáo tài chính, "Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính là loại báo cáo bằng vănbản do KTV và Công ty kiểm toán lập và công bố để nêu rõ ý kiến chính thứccủa mình về Báo cáo tài chính của một đơn vị đã đợc kiểm toán".

Báo cáo kiểm toán đợc coi nh là sản phẩm cuối cùng của một cuộc kiểm toán Báo cáo trình bày đầy đủ các nội dung và kết quả kiểm toán theo mục tiêu, yêu cầu đã đề ra cho từng cuộc kiểm toán Xác minh tính đầy đủ, hợp lý cuả Báo cáo tài chính trớc khi trình ký duyệt Đề xuất, kiến nghị các biện pháp xử lý các sai sót, vi phạm Nêu các giải pháp cần thiết để nâng cao chất lợng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị Thông thờng Báo cáo kiểm toán đợc lập qua 3 lần:

- Lập dự thảo Báo cáo kiểm toán: Trởng đoàn lập một dự thảo dựa trên kết quả kiểm toán đã đợc thực hiện tại đơn vị đợc kiểm toán.

- Lấy ý kiến của lãnh đạo đơn vị đợc kiểm toán: Dự thảo thông báo cho lãnh đạo đơn vị đợc kiểm toán Nếu đơn vị có thăc mắc hoặc cha đồng ý ý kiến của đoàn kiểm toán thì vấn đề đợc đa ra thảo luận trớc đơn vị và đoàn kiểm toán để đi đến một kết luận chung.

- Phát hành Báo cáo kiểm toán chính thức

Có 4 loại ý kiến trình bày trên Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính:

-ý kiến chấp nhận toàn phần: Đợc sử dụng khi KTV cho rằng Báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu về tình hình tài chính của đơn vị và phù hợp với chuẩn mực hay chế độ kế toán hiện hành.

-ý kiến chấp nhận từng phần: Đợc sử dụng khi KTV cho rằng: Báo cáo tài chính chỉ phản ánh trung thực và hợp lý nếu không bị ảnh hởng bởi yếu tố ngoại trừ hoặc yếu tố tuỳ thuộc mà KTV nêu ra trong Báo cáo kiểm toán.

-ý kiến không chấp nhận: Đợc sử dụng khi có sự bất đồng ý kiến nghiêm trọng với giám đốc đơn vị về sự lựa chọn, áp dụng các chuẩn mực và chế độ kế toán hay có sự không phù hợp của các thông tin trong Báo cáo tài chính hoặc trong thuyết minh Báo cáo tài chính.

-ý kiến từ chối: Đợc sử dụng khi phạm vi kiểm toán bị giới hạn nghiêm trọng hoặc thiếu thông tin liên quan đến một số lợng lớn các khoản mục tới mức KTV không thu thập đợc bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp.

Đối với kiểm toán Báo cáo tài chính do kiểm toán nội bộ thực hiện, sau khi phát hành Báo cáo kiểm toán, KTV còn tiến hành theo dõi việc thực hiện các kiến nghị kiểm của các đơn vị thành viên.

Trang 33

Phần II

Thực tế kiểm toán quy trình bán hàng- thu tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính của kiểm

toán nội bộ các đơn vị hạch toán độc lậptại Tổng công ty Sông Đà

I.Đặc điểm của Tổng công ty Sông Đà1.Quá trình hình thành và phát triển

Tổng công ty Sông Đà là doanh nghiệp Nhà nớc trực thuộc Bộ Xây dựng đợc thành lập từ năm 1960 với tên giao dịch quốc tế là Song Da Corporation Trụ sở của Tổng công ty đặt tại Nhà G10, phờng Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, Hà Nội Là một trong những Tổng công ty lớn mạnh của Bộ Xây dựng, Tổng công ty Sông Đà đã có những đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng cơ sở hạ tầng cho đất nớc, đồng thời góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc hiện nay

Những năm qua toàn thể cán bộ công nhân viên Tổng công ty bằng sự cố gắng sáng tạo của mình đã vợt qua nhiều khó khăn trở ngại kinh doanh, giữ cho Tổng công ty không những tồn tại mà còn không ngừng phát triển trong cơ chế thị trờng để xây dựng những công trình mới cho tổ quốc, ổn định về tổ chức, cơ sở vật chất, máy móc trang thiết bị, đầu t trang thiết bị, ứng dụng công nghệ hiện đại, đời sống cán bộ công nhân viên không ngừng đợc nâng cao Đồng thời Tổng công ty còn thực hiện tốt các chính sách xã hội, làm tròn nghĩa vụ với ngân sách Nhà nớc

Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty Sông Đà là thuộc về lĩnh vực đầu t XDCB Hoạt động này đã tạo ra phần lớn lợi nhuận cho công ty, làm tăng giá trị tài sản cố định từ 662 tỷ đồng (năm 1993) đến 4300 tỷ đồng (năm 2003), tăng giá trị xuất nhập khẩu từ 4,5% đến 10,5% trong những năm qua đồng thời tạo việc làm cho hơn 4000 cán bộ công nhân viên đặc biệt có một số cơ sở có việc làm thờng xuyên và thu nhập ổn định Nhìn chung hoạt động của Tổng công ty đã dạng trên nhiều lĩnh vực với nhiều hình thức khác nhau, và đều đạt đợc mục tiêu chung của Tổng công ty

Tổng công ty đã tham gia xây dựng hầu hết các công trình thuỷ điện lớn của đất nớc, đó là nhà máy thuỷ điện Thác bà - 108 MW, thuỷ điện Hoà Bình-1920 MW, thuỷ điện Trị An – 400 MW Các công trình này đã cung cấp 70% sản lợng điện của cả nớc, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nớc.

Qua 40 năm trởng thành và phát triển, Tổng công ty Sông Đà đã tích luỹ đợc rất nhiều kinh nghiệm trong thiết kế, thi công và điều hành sản xuất Ngày

Trang 34

nay, Tổng công ty có một đội ngũ hơn 20000 cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề trong đó hơn 3000 cán bộ kỹ thuật, quản lý có trình độ đại học và trên đại học, chú trọng đầu t đổi mới trang thiết bị, Tổng công ty là đơn vị duy nhất ở Việt Nam có lực lợng thiết bị thi công chuyên ngành tiên tiến và hiện đại.

Với những thành tích và đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng đất nớc, Tổng công ty Sông Đà đã hai lần đợc tặng huân chơng Hồ Chí Minh cùng nhiều huân, huy chơng khác.

Định hớng và mục tiêu phát triển trong giai đoạn 2001 2010: Xây dựng và phát triển Tổng công ty Sông Đà thành tập đoàn kinh tế đã dạng hoá ngành nghề, sản phẩm trên cơ sở duy trì và phát triển ngành nghề xây dựng truyền thống để đảm bảo cho Tổng công ty là một thầu mạnh có khả năng làm tổng thầu các công trình trọng điểm trong nớc và quốc tế, phát huy cao độ mọi nguồn lực để nâng cao năng lực cạnh tranh góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nớc.

2.Cơ cấu tổ chức

Tổng công ty Sông Đà là một doanh nghiệp Nhà nớc, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực xây dựng, kể từ khi thành lập, căn cứ vào các lĩnh vực đợc sản xuất kinh doanh do Bộ Thơng Mại, Bộ xây dựng, Bộ Lao động thơng binh và xã hội cho phép và căn cứ vào tình hình phát triển sản xuất kinh doanh cho phù hợp với xu thế thị trờng Tổng công ty đã hình thành cơ cấu tổ chức bộ máy phù hợp nhằm ngày càng thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

Tính đến thời điểm 01/01/2004 Tổng công ty có tất cả 52 đơn vị trực thuộc phân bổ trên mọi miền của tổ quốc nh các Công ty Sông Đà 1,2,3 23 ở Hà Nội, Hà Tây, Tuyên Quang ,các công ty xi măng, công ty thuỷ điện hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực nh xây lắp, cơ giới, công nghiệp, sản xuất xi măng, thuỷ điện, làm đờng, xuất khẩu lao động Bộ máy quản lý của Tổng công ty đợc tổ chức theo mô hình trực tuyến hay mô hình quản lý tập trung Tổng công ty hoạt động theo chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân trực tiếp điều hành

Trang 35

3.Kiểm toán nội bộ tại Tổng công ty Sông Đà

3.1 Đặc điểm chung

Với yêu cầu bức thiết của quản lý và nhận thức sâu sắc của lãnh đạo Tổng công ty về sự cần thiết của công tác kiểm toán nội bộ, thực hiện Quyết định số

832 TC/QĐ/ CĐKT ngày 28/10/1997 của Bộ tài chính về việc ban hành Quy chế

kiểm toán nội bộ Hội đồng quản trị Tổng công ty xây dựng Sông Đà đã ra Quyết

định số 04 TCT/ HĐQT, ngày 06/01/1998 thành lập bộ máy kiểm toán nội bộ

của Tổng công ty.

Năm 1999 Tổng công ty đã tiến hành xây dựng Quy chế kiểm toán nội bộ của riêng mình Nội dung của Quy chế đợc soạn thảo căn cứ vào Quy chế kiểm toán nội bộ do Bộ tài chính đã ban hành trong quyết định số 832 TC/QĐ/ CĐKT, có tính đến thực tế đa dạng ngành nghề sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty trong đó quy định rõ về chức năng, nhiệm vụ của phòng kiểm toán nội bộ.

Ngày 18/11/2003 Hội đồng quản trị của Tổng công ty Sông Đà ra Quyết

định số 21 TCT- TCĐT thành lập Công ty kiểm toán và dịch vụ tài chính kế

toán, đơn vị phụ thuộc Tổng công ty, (trên cơ sở sắp xếp và phát triển phòng

Kiểm toán nội bộ Tổng công ty) kể từ ngày 01/12/2003 Công ty kiểm toán và t vấn tài chính kế toán là đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty Trụ sở: Tại nhà G10, Phờng Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

Hoạt động của công ty

Thực hiện kiểm toán, t vấn (thuế, tài chính, kế toán và quyết toán vốn đầu t, cổ phần hoá, đào tạo, bồi dỡng nghiệp vụ kế toán, kiểm toán nội bộ ) theo kế hoạch Tổng công ty giao và yêu cầu của các đơn vị trong và ngoài Tổng công ty.

Trang 36

Kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn, trung thực, hợp lý của các số liệu, tài liệu kế toán và báo cáo quyết toán của các đơn vị đợc kiểm toán; trên cơ sở kết quả kiểm toán đa ra những kết luận đánh giá hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động điều hành sản xuất kinh doanh, việc tuân thủ pháp luật, chính sách, chế độ tài chính, kế toán và hiệu quả hoạt động của đơn vị.

Bao gồm các lĩnh vực.

- Kiểm toán – Báo cáo tài chính, Kiểm toán – Báo cáo quyết toán vốn đầu t, Kiểm toán tuân thủ, Kiểm toán hoạt động.

- Bồi dỡng, hớng dẫn áp dụng chế độ kế toán – tài chính Xây dựng mô hình tổ chức bộ máy- tổ chức công tác kế toán.

- T vấn định giá tài sản, xác định giá trị doanh nghiệp trong các trờng hợp giải thể, sáp nhập, chia tách, cổ phần hoá, phá sản, các trờng hợp khác theo quy định của pháp luật Xác định giá trị vốn góp của các bên tham gia liên doanh của các cổ đông góp vốn T vấn đầu t chứng khoán, t vấn sử dụng vốn của doanh nghiệp, t vấn quyết toán tài chính và quyết toán vốn đầu t

- Hớng dẫn chế độ và lập báo cáo quyết toán thuế.

Nhiệm vụ của công ty

- Xây dựng kế hoạch kiểm toán, t vấn thuế, tài chính, thực hiện quyết toán tài chính và quyết toán vốn đầu t Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kiểm toán và t vấn tài chính kế toán cụ thể đối với các đơn vị để thực hiện theo kỳ và đột xuất

- Thực hiện công tác kiểm toán và t vấn tài chính kế toán tại các đơn vị thành viên trực thuộc trên cơ sở hợp đồng kinh tế Thực hiện công tác kiểm toán và t vấn tài chính kế toán để phục vụ tốt hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên trực thuộc

- Phải chịu trách nhiệm trớc pháp luật và Tổng công ty về kết quả, kết luận về công tác kiểm toán và tài chính kế toán Thực hiện hạch toán kinh doanh lấy thu bù chi bảo toàn và phát triển vốn đợc giao Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết công tác kiểm toán và dịch vụ tài chính kế toán trong phạm vi Tổng công ty

- Soạn thảo trình Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị ban hành các quyết định, chỉ thị, quy chế, quy định và các văn bản hớng dẫn để thực hiện công tác kiểm toán nội bộ Tổng công ty

- Kiểm tra tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ Kiểm tra và xác nhận độ tin cậy của thông tin kinh tế, tài chính của Báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị trớc khi trình ký duyệt

Trang 37

- Kiểm tra sự tuân thủ các nguyên tắc hoạt động, quản lý kinh doanh đặc biệt sự tuân thủ luật pháp, chính sách, chế độ, kế toán, tài chính, chính sách nghị định của Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị

- Phát hiện những sơ hở, yếu kém, gian lận trong quản lý, bảo vệ tài chính của các đơn vị thành viên và Tổng công ty

- Đề xuất các kiến nghị và biện pháp xử lý các sai phạm (nếu có) và đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến và hoàn thiện hệ thống quản lý, điều hành kinh doanh của các đơn vị thành viên và Tổng công ty.

Cơ cấu tổ chức:

Bảng số 5: Cơ cấu tổ chức Công ty kiểm toán&DVTCKT

3.2.Quy trình kiểm toán

3.2.1 Đặc điểm của các đơn vị hạch toán độc lập ảnh hởng đến kiểm toán

- Các đơn vị thành viên hạch toán độc lập có quyền tự chủ kinh doanh, tự chủ về tài chính, chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với Tổng công ty.

- Tự chịu trách nhiệm nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp và có các nghĩa vụ tài chính khác (nếu có) theo quy định của pháp luật.

- Có t cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, có vốn và tài sản riêng, chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ trong phạm vi vốn của đơn vị do Tổng công ty Sông Đà giao, có con dấu và tài khoản tại ngân hàng.

- Có bảng cân đối tài sản, Báo cáo kết quả kinh doanh riêng, có các Quỹ theo quy định của Nhà nớc và quy chế của Tổng công ty.

Hiện nay Tổng công ty Sông Đà có 52 đơn vị thành viên, phần lớn các đơn vị hạch toán độc lập nên vấn đề kiểm toán là rất quan trọng Hàng năm kiểm

Trang 38

toán nội bộ của Tổng công ty tiến hành kiểm toán đối với tất cả các đơn vị hạch toán độc lập của Tổng công ty.

3.2.2 Lập kế hoạch kiểm toán năm (thờng đợc thực hiện vào cuối năm trớc).

 Thời gian làm việc  Mục tiêu kiểm toán

 Tổ chức nhân sự, nội dung làm việc  Chuẩn bị các điều kiện khác để thực hiện

 Thực hiện ký hợp đồng đối với các đơn vị: phí kiểm toán do Tổng công ty phê duyệt

 Kế hoạch kiểm toán đợc chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc phê duyệt, ra quyết định cho các đơn vị thành viên thực hiện

3.2.3 Thực hiện kiểm toán

Tổ chức theo đoàn kiểm toán : gồm 3 đoàn làm việc theo địa bàn hoạt động của các đơn vị

 Đoàn 1: Kiểm toán tại khu vực Hà Nội và Hà Đông (tại công ty).

 Đoàn 2: Kiểm toán tại khu vực Hoà Bình, Tuyên Quang và các tỉnh phía bắc  Đoàn 3: Kiểm toán tại khu vực từ Đà Nẵng đến TP HCM

Bao gồm các bớc sau:  Chuẩn bị tài liệu

 Phân công công tác trong đoàn: làm việc theo phần hành ví dụ kiểm toán tiền lơng và chi phí, kiểm toán vốn bằng tiền, kiểm toán doanh thu  Tiến hành kiểm toán theo nhiệm vụ đợc phân công:

Yêu cầu điều chỉnh: do Tổng giám đốc thực hiện Các đơn vị đợc kiểm toán tiến hành điều chỉnh số liệu sau đó nộp báo cáo sau điều chỉnh lại cho Tổng giám đốc.

Trang 39

Với bộ máy kiểm toán nội bộ đợc tổ chức nh trên, cho đến nay Tổng công ty Sông Đà cha phải thuê kiểm toán độc lập để kiểm toán Báo cáo tài chính hàng năm cũng nh kiểm toán mọi mặt hoạt động khác, nhiệm vụ này hoàn toàn do kiểm toán nội bộ đảm nhiệm Trởng thành dần theo thời gian Công ty kiểm toán và t vấn dịch vụ kế toán đã chứng tỏ là một công cụ trợ giúp lãnh đạo Tổng công ty tăng cờng hiệu quả quản lý và hạn chế rủi ro trong sản xuất kinh doanh.

II Quy trình kiểm toán bán hàng- thu tiền trong kiểm toán Báocáo tài chính của kiểm toán nội bộ Tổng công ty Sông Đà tạicông ty cổ phần & cung ứng nlqt & tm sông đà, trung tâm nc& dkhcn Sông đà

1.Lập kế hoạch kiểm toán:

Trớc khi tiến hành một cuộc kiểm toán, giám đốc Công ty kiểm toán lập kế hoạch kiểm toán trình Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị phê duyệt Sau đó giám đốc phân công nhân lực: Thành phần tham gia kiểm toán các đơn vị trực thuộc gồm KTV của Công ty kiểm toán và t vấn dịch vụ tài chính kế toán Chuẩn bị tài liệu cho cuộc kiểm toán bao gồm quyết định kiểm toán của giám đốc công ty, kế hoạch và đề cơng kiểm toán đã đợc phê duyệt, các tài liệu khảo sát thu thập về tình hình đơn vị nh văn bản chính sách, chế độ quản lý kinh tế của Nhà nớc và Tổng công ty Các đồ dùng, văn bản cần thiết và giấy tờ làm việc Phổ biến quy định trong đoàn kiểm toán.

Trởng đoàn kiểm toán sẽ thông báo chơng trình làm việc cho đơn vị đợc kiểm toán: gửi cho lãnh đạo đơn vị đợc kiểm toán tài liệu gồm quyết định, kế hoạch kiểm toán, danh sách đoàn kiểm toán và đề cơng kiểm toán đã chuẩn bị.

Thu thập thông tin về hoạt động kinh doanh và nghĩa vụ pháp lý của đơn vị đợc kiểm toán: Đây là những thông tin rất quan trọng là cơ sở cho KTV đánh giá các rủi ro kiểm toán và tính toán mức trọng yếu Các thông tin này bao gồm đặc điểm sản xuất kinh doanh, hệ thống kiểm soát nội bộ

Đối với Tổng công ty Sông Đà, hàng năm tất cả các đơn vị hạch toán độc lập của Tổng công ty đều đợc tiến hành kiểm toán thông qua phòng kiểm toán nội bộ mà bây giờ là Công ty kiểm toán và t vấn dịch vụ tài chính kế toán Tuỳ thuộc vào các đơn vị đợc kiểm toán mà Công ty kiểm toán có thể chỉ tiến hành kiểm toán tại phòng kiểm toán hoặc đến kiểm toán tại chính các đơn vị thành viên Công ty kiểm toán tiến hành thu thập các thông tin về đơn vị thành viên thông qua các thuyết minh Báo cáo tài chính của các đơn vị thành viên

Đối với Công ty Cổ phần Cung ứng NLQT&TM Sông Đà:

Công ty Cổ phần Cung ứng NLQT & TM Sông Đà là doanh nghiệp cổ phần với hình thức sở hữu vốn là góp vốn cổ đông trong đó Nhà nớc nắm giữ cổ

Ngày đăng: 28/08/2012, 10:48

Hình ảnh liên quan

1.3. Mục tiêu kiểm toán bán hàng-thu tiền. - Quy trình kiểm toán bán hàng-thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính của Tổng công ty Sông Đà.doc

1.3..

Mục tiêu kiểm toán bán hàng-thu tiền Xem tại trang 12 của tài liệu.
Bảng số 3: Mục tiêu và thủ tục kiểm toán các khoản phải thu ở khách hàng - Quy trình kiểm toán bán hàng-thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính của Tổng công ty Sông Đà.doc

Bảng s.

ố 3: Mục tiêu và thủ tục kiểm toán các khoản phải thu ở khách hàng Xem tại trang 27 của tài liệu.
bảng kê hoặc bảng cân đối thu tiền theo thời hạn đợc  phân loại đúng - Quy trình kiểm toán bán hàng-thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính của Tổng công ty Sông Đà.doc

bảng k.

ê hoặc bảng cân đối thu tiền theo thời hạn đợc phân loại đúng Xem tại trang 28 của tài liệu.
Bảng số 4: Mô hình tổ chức của Tổng công ty: - Quy trình kiểm toán bán hàng-thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính của Tổng công ty Sông Đà.doc

Bảng s.

ố 4: Mô hình tổ chức của Tổng công ty: Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng số 5: Cơ cấu tổ chức Công ty kiểm toán&DVTCKT - Quy trình kiểm toán bán hàng-thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính của Tổng công ty Sông Đà.doc

Bảng s.

ố 5: Cơ cấu tổ chức Công ty kiểm toán&DVTCKT Xem tại trang 41 của tài liệu.
Bảng số 6: Mẫu đề cơng kiểm toán - Quy trình kiểm toán bán hàng-thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính của Tổng công ty Sông Đà.doc

Bảng s.

ố 6: Mẫu đề cơng kiểm toán Xem tại trang 46 của tài liệu.
Bảng số 7: Phân tích doanh thu - Quy trình kiểm toán bán hàng-thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính của Tổng công ty Sông Đà.doc

Bảng s.

ố 7: Phân tích doanh thu Xem tại trang 48 của tài liệu.
Bảng số 8: Bảng kiểm tra tổng quát doanh thu bán hàng - Quy trình kiểm toán bán hàng-thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính của Tổng công ty Sông Đà.doc

Bảng s.

ố 8: Bảng kiểm tra tổng quát doanh thu bán hàng Xem tại trang 50 của tài liệu.
Bảng số 11: Phân tích khoản mục phải thu khách hàng - Quy trình kiểm toán bán hàng-thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính của Tổng công ty Sông Đà.doc

Bảng s.

ố 11: Phân tích khoản mục phải thu khách hàng Xem tại trang 54 của tài liệu.
Bảng số 13: Phân tích khả năng thu hồi nợ - Quy trình kiểm toán bán hàng-thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính của Tổng công ty Sông Đà.doc

Bảng s.

ố 13: Phân tích khả năng thu hồi nợ Xem tại trang 57 của tài liệu.
Bảng số 18: Phân tích doanh thu - Quy trình kiểm toán bán hàng-thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính của Tổng công ty Sông Đà.doc

Bảng s.

ố 18: Phân tích doanh thu Xem tại trang 61 của tài liệu.
Bảng số 19: Bảng kiểm tra tổng quát doanh thu bán hàng - Quy trình kiểm toán bán hàng-thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính của Tổng công ty Sông Đà.doc

Bảng s.

ố 19: Bảng kiểm tra tổng quát doanh thu bán hàng Xem tại trang 62 của tài liệu.
Từ bảng trên có thể thấy có sự chênh lệch giữa số tính toán của KTV với số liệu từ sổ sách kế toán của đơn vị - Quy trình kiểm toán bán hàng-thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính của Tổng công ty Sông Đà.doc

b.

ảng trên có thể thấy có sự chênh lệch giữa số tính toán của KTV với số liệu từ sổ sách kế toán của đơn vị Xem tại trang 64 của tài liệu.
Bảng số 21: Bảng kiểm tra tổng quát - Quy trình kiểm toán bán hàng-thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính của Tổng công ty Sông Đà.doc

Bảng s.

ố 21: Bảng kiểm tra tổng quát Xem tại trang 66 của tài liệu.
Trên cơ sở bảng tính lơng hàng tháng, KTV ớc tính số phải thu của các công ty đối tác bằng cách lấy tổng số lơng cơ bản nhân với tỷ lệ trích theo quy  định của hợp đồng - Quy trình kiểm toán bán hàng-thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính của Tổng công ty Sông Đà.doc

r.

ên cơ sở bảng tính lơng hàng tháng, KTV ớc tính số phải thu của các công ty đối tác bằng cách lấy tổng số lơng cơ bản nhân với tỷ lệ trích theo quy định của hợp đồng Xem tại trang 67 của tài liệu.
Bảng số 24: Thông báo điều chỉnh số liệu Tổng công ty sông đà - Quy trình kiểm toán bán hàng-thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính của Tổng công ty Sông Đà.doc

Bảng s.

ố 24: Thông báo điều chỉnh số liệu Tổng công ty sông đà Xem tại trang 69 của tài liệu.
I Số liệu trên báo cáo tài hính 4.885.698.332 IISố liệu điều chỉnh (15.897.041) - Quy trình kiểm toán bán hàng-thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính của Tổng công ty Sông Đà.doc

li.

ệu trên báo cáo tài hính 4.885.698.332 IISố liệu điều chỉnh (15.897.041) Xem tại trang 69 của tài liệu.
Bảng số 25: Bảng câu hỏi đánh giá Hệ thống kiểm soát - Quy trình kiểm toán bán hàng-thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính của Tổng công ty Sông Đà.doc

Bảng s.

ố 25: Bảng câu hỏi đánh giá Hệ thống kiểm soát Xem tại trang 80 của tài liệu.
- Trong quá trình phân tích, đánh giá khoản phải thu KTV cần lập bảng phân tích công nợ theo từng nhóm tuổi, phân tích và đối chiếu với sổ chi tiết và  sổ cái: - Quy trình kiểm toán bán hàng-thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính của Tổng công ty Sông Đà.doc

rong.

quá trình phân tích, đánh giá khoản phải thu KTV cần lập bảng phân tích công nợ theo từng nhóm tuổi, phân tích và đối chiếu với sổ chi tiết và sổ cái: Xem tại trang 81 của tài liệu.
Bảng số 28: Bảng kê chênh lệch Chứng từ - Quy trình kiểm toán bán hàng-thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính của Tổng công ty Sông Đà.doc

Bảng s.

ố 28: Bảng kê chênh lệch Chứng từ Xem tại trang 83 của tài liệu.
Bảng số 2 9: Bảng kê xác minh Chứng từ - Quy trình kiểm toán bán hàng-thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính của Tổng công ty Sông Đà.doc

Bảng s.

ố 2 9: Bảng kê xác minh Chứng từ Xem tại trang 83 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan