Tài liệu THÔNG TIN CÁC NGÀNH NGHỀ (TƯ VẤN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG)

65 494 2
Tài liệu THÔNG TIN CÁC NGÀNH NGHỀ (TƯ VẤN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ Ngành Công nghệ thông tin Công nghệ thông tin (CNTT) sử dụng hệ thống các thiết bị và máy tính (bao gồm phần cứng, phần mềm) để cung cấp một giải pháp xử lý thông tin trên nền công nghệ cho các cá nhân, tổ chức có yêu cầu. Các giải pháp CNTT rất đa dạng: phần mềm quản lý nhân viên trong cơ quan, tổ chức, website dạy học qua mạng, hệ thống máy tính phục vụ cho nhu cầu tính cước, phần mềm trên các thiết bị di động hoặc những chương trình giải trí trên Internet v.v… Bởi vậy, đối tượng phục vụ của ngành CNTT ngày càng phong phú. Điều kiện làm việc Môi trường làm việc trong ngành CNTT rất đa dạng với nhu cầu nhân lực rất lớn. Ngoài những công ty chuyên về tin học, hiện nay hầu như mọi tổ chức, cơ quan đều sử dụng hệ thống máy vi tính và cần người có chuyên môn về CNTT. Ngoài ra, bạn cũng có thể cùng với một số đồng nghiệp khác lập ra một nhóm hay công ty của riêng mình. CNTT có mặt ở khắp nơi, hiện diện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là ngành được đầu tư và chú trọng ở mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Một số nghề nghiệp trong ngành CNTT: Công việc của người làm CNTT chuyên nghiệp thường nằm ở một trong những mảng chủ yếu sau: Lập trình (thao khảo thêm trong bài giới thiệu về ngành Phát triển phần mềm): Công việc chính của lập trình viên là sử dụng những công cụ và ngôn ngữ lập trình để phân tích, thiết kế, tạo ra những phần mềm, website, trò chơi cung cấp cho thị trường. Đây là nghề đang phát triển mạnh ở nước ta và được nhiều bạn trẻ quan tâm. Các công ty phần mềm nghiên cứu, xây dựng, phát triển và cung cấp các phần mềm, các ứng dụng xây dựng website, games v.v… cho thị trường là điểm đến của các lập trình viên. Chế tạo, lắp ráp và sửa chữa phần cứng: Những người làm trong lĩnh vực này có khả năng chế tạo, sửa chữa hay lắp ráp, lắp đặt các thiết bị, linh kiện của máy tính như ổ cứng, bo mạch, bộ vi xử lý. Các công ty sản xuất, lắp ráp và sửa chữa thiết bị phần cứng đang hứa hẹn một nền công nghiệp hùng mạnh trong tương lai. Thiết kế giải pháp tích hợp: Công việc này đòi hỏi các chuyên gia phải am hiểu cả phần cứng và phần mềm, có khả năng thiết kế các giải pháp trọn gói cho một công ty, tổ chức về cả phần cứng lẫn phần mềm, dựa trên yêu cầu cụ thể. Họ làm nhiệm vụ tại các công ty cung cấp giải pháp tích hợp hiện đang trên đà phát triển tại Việt Nam. Quản trị hệ thông và an ninh mạng: Ngày nay, hầu hết các công ty, doanh nghiệp, tổ chức đều có hệ thống máy vi tính kết nối mạng. Người làm công tác quản trị hệ thống và an ninh mạng có nhiệm vụ bảo đảm cho hệ thống vận hành suôn sẻ, giải quyết trục trặc khi hệ thông gặp sự cố, đảm bảo an toàn và bảo mật cho dữ liệu. Trong lĩnh vực này, bạn sẽ làm việc tại các công ty cung cấp giải pháp về mạng và an ninh mạng, các cơ quan, doanh nghiệp v.v… Phẩm chất và kỹ năng cần thiết: - Thông minh và có óc sáng tạo - Khả năng làm việc dưới áp lực lớn - Kiên trì, nhẫn nại. - Tính chính xác trong công việc - Ham học hỏi, trau dồi kiến thức - Khả năng làm việc theo nhóm - Trình độ ngoại ngữ (để tiếp cận kho tàng phong phú về CNTT từ các nguồi sách điện tử và Internet) Và quan trọng nhất là niềm đammê với CNTT Một số địa chỉ đào tạo Nếu bạn muốn theo học ngành CNTT, có rất nhiều địa chỉ để bạn lựa chọn: Khoa Công nghệ thông tin của trường ĐH Bách khoa Hà Nội, trường ĐH Bách khoa TP.HCM, trường ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội và TP.HCM, trường ĐH Công nghệ (ĐHQG Hà Nội) v.v…và rất nhiều trường ĐH, CĐ khác. Bạn cũng có thể học công nghệ thông tincác trung tâm nổi tiếng chuyên đào tạo CNTT như HanoiCTT, SaigonCTT, công ty IPMAC, trung tâm in học Trí Việt (VnPro), trung tâm đào tạo lập trình viên quốc tế Aptech ở Hà Nội và TP.HCM v.v… Thông tin do Tủ sách hướng nghiệp - Nhất nghệ tinh (NXB Kim Đồng) cung cấp Ngành Phát triển phần mềm Phát triển phần mềm (PTPM) là một ngành thuộc Công nghệ thông tin, đang phát triển mạnh tại nước ta hiện nay. Phần mềm là phương tiện truyền tải một cách cụ thể cách thức giải quyết vấn đề của người sử dụng cho máy vi tính có thể “hiểu” và “thực hiện” được. Công việc và một số nghề nghiệp trong ngành PTPM Cùng với quá trình ra đời của một phần mềm, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các nghề nghiệp trong ngành này: * Từ một nhu cầu thực tế và ý tưởng về một vấn đề nhất định, một phần mềm sẽ ra đời để giải quyết nhu cầu, hiện thực hóa ý tưởng. Đầu tiên, người ta đã xác định rõ ràng mọi thông tin chi tiết nhất liên quan đến ý tưởng. Tựu trung lại, công việc này gồm ba bước: - Phân tích hệ thống (xác định vai trò của cả phần mềm và từng thành phần trong hệ thống phần mềm). - Lập kế hoạch dự án phần mềm. - Phân tích yêu cầu để biết chi tiết thông tin đầu vào và thông tin đầu ra. * Giai đoạn tiếp theo là phát triển phần mềm, gồm ba bước: - Thiết kế phần mềm: Các kỹ sư phân tích và thiết kế hệ thống (phần mềm) sẽ dịch các yêu cầu về phần mềm thành một tập hợp các biểu diễn mô tả (dựa trên đồ họa, bảng hay ngôn ngữ) mô tả cho cấu trúc dữ liệu, kiến trúc, thủ tục thuật toán và đặc trưng giao diện. - Lập trình: Kỹ sư lập trình hay lập trình viên bằng các ngôn ngữ lập trình chuyển những biểu diễn thiết kế trên thành ngôn ngữ nhân tạo, tạo ra các lệnh thực hiện được trên máy tính. Máy tính sẽ “hiểu” và “thực hiện” đúng theo thiết kế phần mềm. - Kiểm thử phần mềm: Trước khi đến tay người sử dụng, phần mềm còn được trải qua các bước thử nghiệm xem có khiếm khuyết gì không để khắc phục kịp thời. * Cuối cùng, các kỹ sư bảo trì hệ thống phần mềm sẽ bảo trì, sửa lỗi và nâng cấp phần mềm để thích ứng với môi trường phần mềm tiến hóa và yêu cầu của người sử dụng. Người quản lý dự án phần mềm là người kết nối và vận hành trơn tru ba giai đoạn nói trên để có sản phẩm hoàn thiện. Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp Người làm trong ngành PTPM thường làm việc trong văn phòng tiện nghi, thoải mái với các thiết bị công nghệ cao. Tuy nhiên, họ cũng thường xuyên đi ra khỏi văn phòng để gặp gỡ, giao dịch với khách hàng, kiểm tra, sửa chữa hệ thống phần mềm theo yêu cầu của khách hàng. Đây là một trong những lĩnh vực tiên tiến và có sức phát triển nhanh nhất thế giới hiện nay. Việt Nam cũng cùng hòa chung với xu thế mạnh mẽ ấy. Năm 1996, nước ta mới chỉ có 95 đơn vị và 1900 người hoạt động trong lĩnh vực phần mềm. Đến năm 2003, con số này tăng lên 570 đơn vị (gấp 6 lần) và 12000 người (gấp hơn 6 lần). Phẩm chất và kỹ năng cần thiết (tham khảo phần giới thiệu về ngành CNTT) Ngoài ra những phẩm chất chung cho người làm trong ngành CNTT, ngành PTPM còn đòi hỏi những kỹ năng sau: * Kỹ năng sử dụng trong quá trình làm việc đơn lẻ - Kỹ năng thiết kế và đọc thiết kế theo quy chuẩn - Kỹ năng lập lịch và làm việc theo lịch - Kỹ năng DEBUG (phát hiện lỗi) chương trình khi cần - Kỹ năng nói chuyện với những người không hiểu biết về ngành phần mềm * Kỹ năng sử dụng trong quá trình làm việc nhóm - Kỹ năng ước lượng thời gian khi phân việc và nhận việc - Kỹ năng viết tài liệu - Kỹ năng quản lý mã nguồn (là mã lệnh được viết theo một ngôn ngữ lập trình nhất định) Một số địa chỉ đào tạo Ngành này được đào tạo rộng rãi tại nhiều trường đại học, cao đẳng trong toàn quốc. Bạn có thể thi vào Khoa Công nghệ thông tin của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội), Trường Đại học Bách khoa Tp.Hồ Chí Minh, Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) v.v . Bên cạnh đó, bạn có thể theo học ngôn ngữ lập trình tiên tiến tại các trung tâm đào tạo lập trình viên Aptech tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Muốn thành công trong nghề này, việc tự học rất quan trọng đối với bạn. Bạn nên cập nhật kiến thức từ sách vở, thầy cô, bạn bè và mạng Internet. Thông tin do Tủ sách hướng nghiệp - Nhất nghệ tinh (NXB Kim Đồng) cung cấp Ngành Công nghệ sinh học Phát triển trên nền tảng của sinh vật họccác ngành khoa học công nghệ khác, ngành Công nghệ sinh học (CNSH) được coi là ngành khoa học công nghệ của thế kỷ XXI. Những ứng dụng của CNSH hiện nay phổ biến trong mọi lĩnh vực từ công nghiệp, nông nghiệp, an ninh quốc phòng đến giải trí v.v… Công việc chính của chuyên viên CNSH Chuyên viên CNSH ứng dụng kiến thức và kỹ năng áp dụng khoa học kỹ thuật để thiết kế, tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh mới có tính năng ưu việt hơn giống hiện có. Từ những loại vi sinh mới, anh ta tạo ra những thức ăn mới, thuốc tân dược, chất xét nghiệm bệnh, những enzym mới, và những kích thích tố mới. Chuyên viên CNSH sử dụng nhiều phương pháp CNSH tiên tiến như kỹ thuật tái phối hợp DNA để nhân bản gen và kỹ thuật chuyển gen giữa các sinh vật, kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật và động vật, kỹ thuật sáp nhập protoplasts của tế bào động vật và thực vật hay kỹ thuật tái tạo cây và con từ một đơn bào v.v… Lĩnh vực CNSH rất rộng lớn. Bởi vậy, người làm trong ngành này có thể chuyên về di truyền học, y học, thực vật học, nông nghiệp, và các khoa học khác liên quan đến CNSH v.v… Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp Chuyên viên CNSH có thể tham gia công tác tại các cơ quan nhà nước, trung tâm hoặc viện nghiên cứu, các công ty, xí nghiệp chọn tạo giống cây con, hoặc chế biến các sản phẩm nông, thủy, hải sản v.v… Anh ta cũng có thể làm việc trong các tổ chức liên quan đến ngành môi trường. Công việc của chuyên viên CNSH thường diễn ra trong các phòng thí nghiệm, các khu vực kỹ thuật tương đối khép kín. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà điều kiện làm việc của chuyên viên CNSH bó hẹp trong môi trường khép kín. Việc đi thực tế, lấy kinh nghiệm từ thực tiễn sản xuất cũng rất quan trọng với người làm trong ngành này. Cơ hội việc làm của chuyên viên CNSH rất phong phú, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp – một trong những lĩnh vực kinh tế trọng tâm của nước ta hiện nay. Phẩm chất và kỹ năng cần thiết: - Có thiên hướng về sinh học, hóa học, vật lý và khá về toán. - Đức tính tỉ mỉ, chính xác và cẩn thận. - Có khả năng làm việc độc lập và kỹ năng làm việc theo nhóm tốt. - Ham thích công việc tìm tòi, nghiên cứu, khả năng phán đoán tốt. Một số thông tin về đào tạo: Bạn có thể học ngành CNSH tại các trường đại học, cao đẳng khoa học, kỹ thuật, nông nghiệp trong cả nước như: Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐHQG TP.Hồ Chí Minh), trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Bách khoa TP. Hồ Chí Minh, Trường ĐH Nông nghiệp I, Trường ĐH Cần Thơ, Trường ĐH An Giang v.v… Ngành Công nghệ Nano Công nghệ thế kỷ XXI đòi hỏi việc giảm kích thước tối đa của các máy móc, linh kiện, phương tiện mà vẫn tăng cường được công năng của chúng. Yêu cầu trên khiến người ta phải nghĩ tới các loại vật liệu mới thay thế những vật liệu “to xác” trong quá khứ. Lời giải đáp chính là Công nghệ nano. Công nghệ nano là công nghệ chế tạo và điều khiển các tính chất của vật liệu nano. Vật liệu nano là những vật liệu mang kích thước nanomét. Một nanomét bằng 1 phần tỷ mét. Tức là nếu bạn lấy một sợi tóc chia làm 50.000 phần, bề dày của mỗi phần sẽ khoảng 1 nanomét. Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp Làm việc trong lĩnh vực Công nghệ nano, bạn được nghiên cứu, tiếp cận với những kiến thức tiên tiến nhất, các máy móc hiện đại nhất trên thế giới. Bạn cũng có cơ hội khám phá vẻ đẹp của một thế giới siêu nhỏ và thấy những kết quả làm việc hăng say của mình sẽ được áp dụng đầy hiệu quả trong cuộc sống. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự cạnh tranh và hợp tác giữa các nước về Công nghệ nano rất sối động với sự tham gia của rất nhiều quốc gia, hứa hẹn một tương lai tươi sáng cho ngành này. Ở Việt Nam, từ năm 2004, Công nghệ nano được Đảng và Nhà nước coi là một định hướng chiến lược về khoa học công nghệ để phục vụ các ngành khoa học khác. Tuy nhiên, đây là một ngành khoa học còn rất mới mẻ ở Việt Nam nên bước vào ngành này, bạn cần niềm say mê và cả một chút dũng cảm, dám đương đầu với thách thức. Bù lại, chính sự mới mẻ ấy đem lại cho bạn những cơ hội thành đạt lớn. Một số nghề nghiệp trong ngành Công nghệ nano Công nghệ nano đan xen, hòa quyện vào tất cả những ngành công nghệ. Nó phục vụ mọi lĩnh vực trong đời sống sinh hoạt, sản xuất. Cánh cửa của Công nghệ nano rộng mở cho tất cả những ai yêu thích các môn khoa học tự nhiên. Nhà khoa học nghiên cứu Công nghệ nano Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, tìm ra những quy luật vật lý và hóa học của một dạng vật chất cụ thể khi chúng tiến đến kích thước nano. Những nghiên cứu này làm phong phú thêm các quy luật vật lý, đồng thời trở thành nền tảng để đưa ra các ứng dụng trong thực tế. Nhà khoa học làm việc tại các viện nghiên cứu, các phòng thí nghiệm của các trường đại học hay các hãng sản xuất. Cuộc sống của một nhà khoa học trong lĩnh vực Công nghệ nano thường gắn chặt với phòng thí nghiệm, với các máy móc tinh vi và khối lượng công việc chuyên sâu. Kỹ sư Công nghệ nano Nếu như các nhà khoa học tìm ra các quy luật thì kỹ sư là người thiết kế và vận hành các quy trình ứng dụng. Kỹ sư Công nghệ nano có môi trường làm việc rất rộng lớn và linh hoạt ở các tập đoàn, nhà máy, xí nghiệp trong nhiều lĩnh vực. Họ thông thạo về chuyên ngành Công nghệ nano mà mình đảm nhận. Kỹ sư Công nghệ nano làm việc ở phòng sản xuất, phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm, phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm ở các nhà máy, xí nghiệp, cũng có thể ở các khoa điều trị bằng phương pháp vật lý ở bệnh viện. Nhà tư vấn, quản lý và chuyển giao công nghệ Với kỹ năng tốt kèm theo những kiến thức chuyên sâu, bạn sẽ trở thành một nhà tư vấn, nhà chuyển giao công nghệ tới các dây chuyền sản xuất dựa trên các bằng phát minh sáng chế. Ở tầm cao hơn, bạn sẽ là người giữ trọng trách quản lý những chương trình tầm cỡ quốc gia để chỉ đạo thực hiện các hướng phát triển tương lai về công nghiệp, năng lượng, y tế, nông nghiệp và quốc phòng v.v… Nhà tư vấn và chuyển giao công nghệ thường làm việc tại các hãng sản xuất, các nhà máy công nghiệp, các công ty tư vấn và chuyển giao công nghệ. Nhà quản lý làm việc tại các bộ phận chuyên môn thuộc các Bộ, ban ngành của Nhà nước trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là những lĩnh vực liên quan tới công nghiệp, năng lượng, nông nghiệp và phát triển nông thôn, quốc phòng. Phẩm chất và kỹ năng cần thiết: - Yêu thích các môn khoa học tự nhiên - Hiểu biết đa ngành về khoa học tự nhiên - Ưa thích công việc tìm tòi, nghiên cứu, khả năng tiếp cận và giải quyết vấn đề một cách logic - Đức tình kiên trì và khả năng tập trung cao - Trình độ ngoại ngữ và tin học - Tính chính xác. Một số địa chỉ đào tạo: Muốn học ngành Công nghệ nano, bạn có thể thi vào: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học bách khoa TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội và TP.HCM), Trường Đại học Khoa học công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội), trung tâm Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia v.v… Thông tin do Tủ sách hướng nghiệp – Nhất nghệ tinh (NXB Kim Đồng) cung cấp Ngành Công nghệ Hóa học Trong xã hội hiện đại, không ở đâu trong khắp cuộc sống lại không có dấu ấn của Công nghệ hóa học (CNHH). Ngày nay, những sản phẩm của ngành này phổ biến đến mức chúng ta hầu như quên mất đó từng là những phát minh vĩ đại làm thay đổi toàn bộ cuộc sống của con người như nhựa hay cao su nhân tạo v.v . Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp Theo điều tra của Đại học tổng hợp Minnesota (Hoa Kỳ), những người được đào tạo trong ngành CNHH có thể làm việc trong các lĩnh vực chính sau: - Làm việc trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp . - Làm việc ở các viện nghiên cứu - Làm việc trong các lĩnh vực: . Sản xuất các sản phẩm vô cơ (hoá chất vô cơ, phân bón, màu cho sơn, gốm sứ .) . Sản xuất các sản phẩm hữu cơ (pôlime, phim mỏng, vải sợi, thuốc nhuộm .) . Lĩnh vực vật liệu (ăn mòn và chống ăn mòn, pin khô, pin ướt) Mạ điện, luyện kim và nguyên liệu cho các quá trình công nghiệp . Ngành công nghệ thực phẩm . Ngành công nghiệp lên men sản xuất các chất kháng sinh, thực phẩm bổ sung v.v . . Công nghệ sinh học ứng dụng . Xử lý chất thải, xử lý ô nhiễm môi trường v.v . . Sản xuất sạch và công nghệ năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, năng lượng hạt nhân v.v . Cơ hội làm việc trong ngành CNHH rất phong phú bởi đây là ngành có tính ứng dụng rất cao và liên quan tới nhiều ngành khoa học, công nghệ, nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau. Hiện nay, nước ta vẫn phải nhập khẩu nhiều dây chuyền CNHH của nước ngoài. Bởi vậy, xây dựng đội ngũ nhân lực mạnh, sáng tạo, có khả năng thiết kế ra các dây chuyền công nghệ trong nước phù hợp với đặc điểm của Việt Nam là mục tiêu đang được hướng tới một cách mạnh mẽ. Phẩm chất và kỹ năng cần thiết - Tình yêu với ngành CNHH - Có thiên hướng về khoa học tự nhiên, đặc biệt là hoá học - Ưa thích công việc tìm tòi, nghiên cứu, có tư duy phân tích, tiếp cận vấn đề một cách logic - Sự kiên trì và tính cẩn thận Một số địa chỉ đào tạo Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), Trường Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Kỹ thuật (Đại học Huế), Trường Cao đẳng Hoá chất Phú Thọ, Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh), Trường Đại học Bách khoa (Đại học Đà Nẵng), Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Đà Lạt, Trường Đại học Quy Nhơn v.v . Thông tin do Tủ sách hướng nghiệp – Nhất nghệ tinh (NXB Kim Đồng) cung cấp Ngành Công nghệ cơ khí Công nghệ cơ khí luôn là một trong những ngành then chốt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trên toàn thế giới. Ngày nay, tất cả các máy móc vận hành trong các dây chuyền sản xuất, hoạt động ở mọi nơi (trên và dưới mặt đất, trên mặt biển, dưới đáy biển, trên trời, ngoài vũ trụ…) đều có sự đóng góp lớn của các nhà khoa học, các tổng công trình sư, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật , công nhân cơ khí. Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp Thống kê của các nước công nghiệp tiên tiến về lịch sử phát triển của ngành cơ khí hàng trăm năm qua cho thấy: những người được đào tạo về cơ khí có thể làm việc ở mọi nơi trên đất nước họ và các nước khác trên thế giới trong mọi ngành công nghiệp và kinh tế khác nhau. Có thể tóm tắt trong một số lĩnh vực chính sau: - Công tác ở các viện nghiên cứu - Công tác ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề. - Làm việc trong các nhà máy, công ty sản xuất cơ khí của mọi lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, văn hóa, xã hội, quốc phòng. - Làm việc ở mọi nơi có sử dụng máy móc, thiết bị vận hành. Việt Nam đang nỗ lực thúc đẩy chiến lược phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa để hội nhập với nền kinh tế thế giới sau khi gia nhập WTO nên cơ hội làm việc trong ngành cơ khí càng trở nên phong phú và rộng mở hơn bao giờ. Một số nghề nghiệp trong ngành Công nghệ cơ khí: - Cán bộ nghiên cứu khoa học và giảng dạy: Dành phần lớn thời gian làm việc trong phòng thí nghiệm, thư viện cùng với những thiết bị, dụng cụ chuyên dùng. Họ cũng thường xuyên lên lớp truyền đạt những tri thức của mình cho thế hệ trẻ yêu thích ngành cơ khí và không quên chuyển giao các kết quả nghiên cứu thành công cho các cơ sở sản xuất ứng dụng. - Kỹ sư điều hành công nghệ: Trực tiếp gắn bó với các dây chuyền, thiết bị cơ khí trong phân xưởng sản xuất cùng công nhân để kịp thời khắc phục xử lý các sự cố có thể xảy ra và giám sát công việc, đảm bảo dây chuyền hoạt động đều đặn, đạt chất lượng yêu cầu. - Kỹ sư giám sát: Thực hiện việc kiểm tra, giám sát các công đoạn trong dây chuyền gia công sản phẩm cơ khí, đảm bảo thực hiện đúng quy trình công nghệ với các điều kiện kỹ thuật, quy phạm, tiêu chuẩn của ngành cơ khí cũng như tiêu chuẩn của quốc gia, quốc tế. - Kỹ sư thiết kế: Làm việc phần lớn trong văn phòng với các máy móc, thiết bị chuyên dụng cho công tác thiết kế như máy tính cài đặt phần mềm phù hợp, giá vẽ, bút thước… Kỹ sư thiết kế luôn tư duy, tìm tòi để thiết kế ra những dây chuyền công nghệ ngày một tốt hơn. Họ cũng dành nhiều thời gian xuống phân xưởng để trực tiếp quan sát, rút kinh nghiệm. - Cán bộ tư vấn và chuyển giao công nghệ: Là những chuyên gia giàu kinh nghiệm, trực tiếp tư vấn hoặc chuyển giao công nghệ cho các Bộ, ngành, cơ quan Nhà nước, các công ty, nhà máy…, lựa chọn nhập khẩu các dây chuyền thiết bị chất lượng, đem lại hiệu quả kinh tế tốt nhất. Phẩm chất và kỹ năng cần thiết - Có tình yêu với ngành cơ khí - Có năng khiếu về các môn khoa học tự nhiên, khả năng sáng tạo, tưởng tượng tốt. - Ưa thích công việc năng động, tìm tòi. - Có tư duy phân tích nhạy bén, logic - Tính cẩn thận, chính xác và sự kiên trì. Một số địa chỉ đào tạo: Bạn có thể học ngành Công nghệ cơ khí tại các trường đại học, cao đẳng công nghệ, kỹ thuật trong toàn quốc: - Miền Bắc: Trường ĐH bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Xây dựng, Trường ĐH Giao thông, Trường ĐH Thủy lợi, Trường ĐH Mỏ địa chất, Trường ĐH Lâm nghiệp, Học viện Kỹ thuật Quân sự… - Miền Trung: Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Lâm Đồng, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Quy Nhơn… - Miền Nam: Trường ĐH Bách khoa TP. HCM, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM, Trường ĐH Thủy sản Nha Trang, Trường ĐH Giao thông vận tải TP. HCM, Trường ĐH Cần Thơ… Thông tin do Tủ sách Hướng nghiệp – Nhất nghệ tinh (NXB Kim Đồng) cung cấp Ngành công nghệ Hàn Bước vào thế kỷ XXI, công nghệ hàn trở thành mối quan tâm trọng điểm của các nhà khoa học và cán bộ công nghệ kỹ thuật với mục tiêu sáng tạo ra các sản phẩm siêu trường, siêu trọng cho các lĩnh vực công nghệ: vũ trụ, hạt nhân, quốc phòng, hàng không, xây dựng kết cấu… để tiết kiệm năng lượng, vật liệu không gian, đất đai, góp phần làm cho cuộc sống của con người ngày càng tiện nghi hơn. Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp Theo phân tích của Viện Hàn Quốc tế (IIW) và Hiệp hội Hàn Hoa Kỳ (AWS), những người được đào tạo, làm việc trong lĩnh vực công nghệ này luôn được tiếp cận với những kiến thức mới về năng lượng, vật liệu, điều khiển thiết bị, dụng cụ và kỹ thuật công nghệ mới của ngành. Trên cơ sở đó, họ có thể sáng tạo ra những sản phẩm vĩ đại (siêu trường, siêu trọng) Cho con người. Ngành công nghệ hàn có phạm vi rộng lớn. Bạn có thể làm việc ở: - Các viện nghiên cứu (dân sự hoặc an ninh - quốc phòng) - Giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề - Công tác trong mọi ngành sản xuất công nghiệp v.v… Trong giai đoạn nước ta thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay, những người được đào tạo cho ngành công nghệ hàn có cơ hội nghề nghiệp rộng mở trong các lĩnh vực chế tạo sản phẩm lớn như: - Công nghiệp dầu khí (chế tạo, sửa chữa các chân đế giàn khoan, các đường ống dẫn dầu, các bể chứa) - Công nghiệp chế tạo tàu thủy, tàu đường sắt cao tốc. - Công nghiệp máy bay. - Công nghiệp hóa dầu, hóa chất. - Công nghiệp thủy điện, nhiệt điện. - Công nghiệp xi măng. - Công nghiệp cầu, hầm - Công nghệp chế tạo nhà xưởng, giàn, dầm - Ngành chế tạo máy công nghiệp v.v… Một số nghề nghiệp trong ngành Công nghệ Hàn: - Cán bộ nghiên cứu khoa học và giảng dạy - Kỹ sư điều hành Hàn - Kỹ sư giám sát - Kỹ sư thiết kế Phẩm chất và kỹ năng cần thiết - Có thiên hướng về các môn khoa học tự nhiên - Yêu thích công việc nghiên cứu, tìm tòi các vấn đề khoa học - Tư duy khoa học và logic - Trình độ ngoại ngữ và tin học tốt - Đức tính kiên trì, cẩn thận, chính xác. - Tác phong nhanh nhẹn, đúng giờ, làm việc có trách nhiệm - Sức khỏe tốt. Một số địa chỉ đào tạo: Bạn có thể học ngành Công nghệ hàn tại các trường đại học, cao đẳng công nghệ kỹ thuật trong cả nước như: Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Nam Định, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM v.v… Ngoài ra, cả nước có trên 400 trường công nhân, trung tâm, trung cấp có đào tạo ngành Công nghệ hàn. Thông tin do Tủ sách Hướng nghiệp – Nhất nghệ tinh (NXB Kim Đồng) cung cấp Ngành Tự động hóa Tự động hóa là một ngành công nghệ liên quan đến việc ứng dụng các kỹ thuật cơ khí hiện đại, kỹ thuật điều khiển và kỹ thuật máy tính vào việc vận hành và điều khiển quá trình sản xuất. Ngày nay, nhu cầu thị hiếu con người ngày càng cao, yêu cầu về số lượng và chất lượng của các sản phẩm xã hội cũng không ngừng tăng. Điều đó đòi hỏi các dây chuyền sản xuất trong công nghiệp ngày càng hiện đại, có mức độ tự động hóa ngày càng cao với việc sử dụng các kỹ thuật điều khiển hiện đại có trợ giúp của máy tính. Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp: Hệ thống tự động hóa có mặt trong mọi dây chuyền sản xuất của các ngành kinh tế khác nhau như: công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải… Bởi vậy, cơ hội nghề nghiệp của người làm việc trong ngành này là rất lớn. Nếu bạn được đào tạo về lĩnh vực Tự động hóa, bạn có thể chọn những nơi làm việc phù hợp ở các dây chuyền sản xuất hiện đại trong công nghiệp như dây chuyền sản xuất xi măng, dây chuyền sản xuất giấy, dệt, các dây chuyền xử lý nước thải… Hoặc bạn có thể vận hành, thiết kế hệ thống tự động hóa đèn giao thông thành phố, hệ thống điều khiển và tín hiệu giao thông v.v… Trong nông nghiệp, bạn có thể thiết kế hệ thống tự động hóa trong trồng rau sạch… Làm việc trong ngành Tự động hóa, bạn có điều kiện tiếp xúc với các máy móc và dây chuyền sản xuất hiện đại với trình độ cơ khí bậc cao, có điều kiện nghiên cứu các kỹ thuật điều khiển tiên tiến, sử dụng, vận hành hệ thống máy tính công nghiệp hiện đại. Ngoài việc tham gia vận hành hệ thống tự động hóa hiện đại đươc nhập từ nước ngoài, bạn có thể trực tiếp tham gia hiệu chỉnh hệ thống, thiết kế một số khâu trong các hệ thống đó. Không chỉ vậy, với trí sáng tạo và niềm đam mê, bạn còn có thể trở thành tác giả thực sự của các hệ thống tự động hóa hiện nay ở Việt Nam. Một số nghề nghiệp trong ngành Tự động hóa: - Nghiên cứu thiết kế. - Khai thác, vận hành hệ thống tự động hóa trong các dây chuyền sản xuất - Hiệu chỉnh, bảo trì hệ thống điều khiển tự động hóa của các máy và dây chuyền sản xuất - Vận hành hệ thống tự động hóa các dây chuyền sản xuất Phẩm chất và kỹ năng cần thiết: - Yêu thích kỹ thuật, đặc biệt là lĩnh vực Tự động hóa. - Cần cù, ham học hỏi và nghiên cứu, tìm hiểu thiết bị. - Sáng tạo trong công việc - Có khả năng tập trung cao độ và lòng kiên trì. - Chủ động trong công việc. Môt số địa chỉ đào tạo: Bạn có thể học ngành Tự động hóa tại các trường đại học công nghệ vàky4 thuật như: Trường ĐH bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Công nghiệp Thái Nguyên, Trường ĐH Hàng hải, Trường ĐH Bách Khoa (ĐH Đà Nẵng), ĐH Mỏ - Địa chất, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM v.v… Thông tin do Tủ sách Hướng nghiệp – Nhất nghệ tinh (NXB Kim Đồng) cung cấp Ngành Cơ khí ô tô Ngành cơ khí ô tô đang được chính phủ chọn là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam để đầu tư phát triển. Nước mình đang từng bước giảm thuế nhập khẩu xe, con số ô tô tại Việt Nam sẽ còn tăng nhiều nữa. Chính vì thế, nhu cầu lao động trong ngành cơ khí ô tô sẽ tăng vù vù. Ngành đang nóng Nếu để ý một chút, bạn sẽ thấy ở hầu hết các tỉnh, thành trên toàn quốc đang bắt đầu có các đại lí chế tạo-lắp ráp liên doanh giữa Việt Nam và các hãng xe nổi tiếng thế giới như Toyota, Ford, Huyndai, Daewoo . kéo theo việc ra đời của các gara bảo dưỡng xe hơi, các trung tâm đào tạo sửa chữa xe, lắp ráp chi tiết máy, trung tâm sản xuất, thiết kế máy móc, trung tâm dạy nghề, trạm máy điện . Điều này tương ứng với xu thế và yêu cầu phát triển chung của xã hội. Cũng vì thế mà từ năm 2000 đến nay, chỉ tính riêng trường ĐH SPKT, trung bình mỗi năm đã có 200-250 kĩ sư cơ khí ô tô ra trường, chưa kể số lượng sinh viên của trường đại học Giao thông vận tải, trường đại học Công nghiệp, các trung tâm dạy nghề ngắn hạn . Sinh viên cơ khí đang hoàn toàn yên tâm ở bất kì vai trò nào trong tương lai: kĩ sư, chuyên viên, công nhân kĩ thuật . Chân dung một kĩ sư cơ khí giỏi Nhắc đến kĩ sư cơ khí, bạn sẽ nghĩ ngay đến những anh chàng suốt ngày tay cầm tuốc vít, mặt mũi lem luốc. Thế nhưng, với công nghệ hiện đại ngày nay, máy móc đã đảm nhận hết những việc nặng nhọc, kĩ sư cơ khí chỉ cần đứng tại chỗ để điều khiển những dàn máy móc hiện đại, lắp ráp từng bộ phận chi tiết máy và ăn mặc . sạch sẽ . Nhưng để trở thành người chơi đùa với những chi tiết xe cũng không dễ đâu. Trước hết, bạn cần phải yêu thích các môn Khoa học tự nhiên, vì chắc chắn khối A sẽ chọn lọc bạn vào trường. Rồi những bước tập tành làm một kĩ sư cơ khí thật sự, bạn cần có tính cẩn thận, tinh thần kỉ luật và tác phong công nghiệp. Thử tưởng tượng, để cho ra lò một chiếc xe hơi mà bạn thấy, đó chắc chắn là thành quả của tập thể: người thiết kế thân máy, chế tạo từng chi tiết máy, lắp ráp, khung xe, gầm xe . Nếu không yêu thích công việc tập thể, không cẩn thận, bạn có thể phá hỏng thành quả chung của mọi người. Thêm vào một tính cách quan trọng: chí cầu tiến sẽ giúp bạn trở thành một kĩ sư giỏi. Bạn chỉ cần click vào một website về ôtô sẽ thấy ngay sự biến đổi không ngừng của những con ngựa sắt khổng lồ. Những kiểu ô tô mới cập nhật hàng ngày đầy đủ tiện nghi: CD, tivi, internet, báo trộm, dò đường . đem so với chiếc xe hơi khởi thủy chứng tỏ công nghệ ô tô đã tiến xa đến hàng trăm ki-lô-mét . phát triển. Do vậy, bạn hãy bỏ ý nghĩ kĩ sư cơ khí ô tô chỉ bù đầu vào máy móc đi, sự cập nhật kiến thức từ sách báo, tạp chí chuyên ngành . liên tục và liên tục là điều nên làm. Cuối cùng, yếu tố sức khỏe giúp bạn giải thích tại sao ngành cơ khí rất hiếm hoi kĩ sư là con gái. Thực tế, chỉ nói về thời lượng thực hành trong trường học, sinh viên cơ khí được dành đến 50% thời gian học tại các phòng, xưởng thực hành của trường. Học ở đâu? Có rất nhiều lựa chọn cho bạn: Đại học Sư phạm kĩ thuật, ngành Cơ khí động lực; Đại học Nông Lâm, ngành Cơ khí ô tô; Đại học Công nghiệp TP.HCM, ngành Công nghệ kĩ thuật ô tô . Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm ngành này từ các trường đại học, cao đẳng, trung học nghề trên toàn quốc. Nghề kĩ sư cơ khí ô tô được đào tạo từ 4,5 năm đến 5 năm tùy từng trường, tuy nhiên, các trường đều có hình thức đào tạo theo một khuôn mẫu. Ở bậc đại học, các bạn sẽ được học 115 đơn vị học trình các môn chuyên ngành (không kể những môn đại cương) như: hình họa - vẽ kĩ thuật, kĩ thuật đo, cơ lí thuyết, chi tiết máy . trong đó, bao gồm luôn thời gian thực hành, thực tập, luận văn tốt nghiệp, . Ở bậc cao đẳng, trung cấp, bạn sẽ được học sâu vào một số môn chuyên ngành bạn tự chọn, và như vậy, nó vẫn bảo đảm cho việc làm của bạn sau này. PGS. TS Nguyễn Văn Dũng (Trưởng khoa cơ khí ĐH SP Kĩ thuật, TP.HCM) Nghề Điện dân dụng Tương lai của nghề điện dân dụng gắn liền với sự phát triển điện năng, đồ dùng điện và tốc độ xây dựng nhà ở. Ở nước ta hiện nay, điện không những được sử dụng nhiều nơi ở thành phố mà còn được đưa về nông thôn và miền núi. Nhiều vùng xa và hẻo lánh đã tự cấp điện nhờ các trạm phát điện địa phương. Một công trình muốn có điện sử dụng trước hết phải lắp đặt mạng điện, sau đó trang bị đồ dùng điện: đèn chiếu sáng, bàn là, quạt điện, bếp điện… Nghề điện dân dụng có nhiều điều kiện phát triển không những ở thành phố mà kể cả ở nông thôn và miền núi. Tên các chuyên môn của nghề: - Lắp đặt mạng điện - Sửa chữa thiết bị điện: biến áp, động cơ, đồng hồ đo điện… - Sửa chữa đồ dùng điện: quạt điện, bếp điện… Đặc điểm hoạt động của nghề: Đối tượng lao động: - Các nguồn điện 1 chiều và xoay chiều, điện áp thấp, điện áp cao, công suất nhỏ, công suất lớn. - Các vật tư kỹ thuật điện - Các khí cụ điện, đồ dùng điện, thiết bị điện - Đường dây, mạch điện Nội dung lao động - Phán đoán, phát hiện những hiện tượng hư hỏng của mạng điện, khí cụ điện, đồ dùng điện, thiết bị điện. - Kiểm tra, xác định nguyên nhân hư hỏng về điện và cơ. - Tiến hành sửa chữa, khôi phục chức năng của mạch điện và thiết bị điện, đảm bảo sự cung cấp liên tục điện năng và sử dụng tốt điện năng. - Bảo dưỡng và điều chỉnh thiết bị điện, bảo dưỡng mạng điện. Công cụ lao động: - Đồ dùng bảo hộ lao động: mũ, quần áo, giầy… - Dụng cụ cơ khí: búa, kìm, tuốc-nơ-vít, khoan… - Thiết bị chuyên dùng: mỏ hàn, đồng hồ vạn năng - Tài liệu tham khảo về kỹ thuật điện. Điều kiện lao động: - Những công việc của nghề điện dân dụng thường được thực hiện tại nhà ở, tĩnh tại, trong môi trường thông thường, đôi khi nặng nhọc, có thể xảy ra tai nạn nguy hiểm đến tính mạng. - Có những công việc cần vận động, di chuyển, leo cao như lắp đặt mạng điện, quạt trần, đèn… Các yêu cầu đối với người lao động: - Sức khỏe trung bình, không bệnh tật. - Tiếp thu được các kiến thức về kỹ thuật điện. - Thao tác nhanh, chắc chắn và chính xác. - Có ý thức tổ chức kỷ luật, tính cẩn thận, có óc quan sát và chịu tìm hiểu. Những chống chỉ định cần thiết: - Không mắc một trong các bệnh sau: yếu tim, lao phổi, thấp khớp nặng, thần kinh, loạn thị, điếc, run tay… - Những người sợ độ cao không nên làm nghề Điện dân dụng Những nơi có thể làm việc: - Làm những công việc về điện ở các hộ tiêu dùng điện, các xí nghiệp, cơ quan, đơn vị kinh doanh. - Tự tổ chức và làm chủ những cơ sở lắp đặt, sản xuất, sửa chữa về điện. - Hợp tác với nước ngoài, hoàn thành những công trình về điện. Ngành Điện tử Viễn thông Từ thiết bị vệ tinh trên bầu khí quyển, cột anten truyền tín hiệu cao ngất trời, đường cáp ngầm xuyên đại dương cho tới chiếc máy thu hình, điện thoại cố định, di động . Tất cả đã hình thành hệ thống thông tin liên lạc được ví như hệ thần kinh của Trái Đất. Điện tử Viễn thôngngành sử dụng những công nghệ tiên tiến để tạo nên các thiết bị giúp cho việc truy suất thông tin mà cá nhân hoặc tổ chức muốn có. Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp Kỹ sư Điện tử Viễn thông làm việc tại các công ty sản xuất, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm điện tử, các nhà cung cấp dịch vụ Internet, các công ty viễn thông truyền số liệu, các công ty điện thoại di động, các công ty truyền tin qua hệ thống vệ tinh, các công ty tư vấn giải pháp và kinh doanh các dịch vụ Điện tử Viễn thông v.v . Công việc của họ gắn liền với những phòng thí nghiệm, phòng kỹ thuật và máy móc hiện đại. Làm việc trong ngành này, bạn có thể lựa chọn một trong số các lĩnh vực sau: - Nghiên cứu sáng tạo các thiết bị điện tử viễn thông mới - Lĩnh vực mạng viễn thông - Lĩnh vực định vị dẫn đường (trong ngành hàng không và hàng hải) Ngành Điện tử Viễn thông đưa tri thức của loài người đến mỗi người và ngược lại, tạo ra một thế giới thân thiện và gần gũi nhau. Ở Việt Nam, ngành Điện tử Viễn thông đóng vai trò quan trọng, tích cực đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Nhu cầu về nhân lực trong ngành rất lớn. Phẩm chất và kỹ năng cần thiết - Năng khiếu về toán học, vật lý, sự yêu thích với các thiết bị điện tử. - Thông minh và năng động - Kiên trì, nhẫn nại [...]... Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh), Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa Tp Hồ Chí Minh, Trường Đại học Mỏ Địa chất, Trường Đại học Thuỷ Lợi, Trường Đại học Xây dựng, Trường Đại học Giao thông Vận tải, Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh, Trường Đại học Bách khoa (Đại học Đà Nẵng), Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học. .. khác nhau: tin sinh học, chẩn đoán hình ảnh, xử lý hình ảnh, xử lý tính hiệu sinh lý học, cơ sinh học, vật liệu sinh học với kỹ thuật sinh học, phân tích hệ thống, mô hình hóa 3 chiều, vân vân Ví dụ cụ thể về ứng dụng của kỹ thuật y sinh là việc phát triển và sản xuất các bộ phận giả tương thích sinh học, thiết bị y học, thiết bị chẩn đoán và các thiết bị hình ảnh như MRI và EEG, cũng như các loại thuốc... chuyên về Tài chính - Ngân hàng, hầu hết các trường đào tạo kinh tế đều có khoa Tài chính - Ngân hàng Đây là điều kiện thuận lợi của bạn khi tìm học ngành này Bạn có thể học về ngân hàng tại: Học viện Ngân hàng, Trường Đại học Ngân hàng Tp Hồ Chí Minh, Khoa Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh), Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Kinh... thích các môn khoa học tự nhiên - Hiểu biết đa ngành về khoa học công nghệ - Có trình độ về ngoại ngữ và tin học Một số địa chỉ đào tạo: Bạn có thể học về ngành mỏ tại nhiều trường đại học, cao đẳng trong cả nước như: Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Mỏ Quảng Ninh, Trường Cao đẳng nghề Mỏ Hồng Cẩm – Quảng Ninh, Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên – Vĩnh Phúc v.v… Ngành. .. say mê với các môn khoa học tự nhiên, đặc biệt là hóa học - Thông minh, có trí nhớ tốt - Kiên nhẫn, bền bỉ - Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác Một số địa chỉ đào tạo Một số địa chỉ đào tạo uy tín: Khoa Hóa hoặc Khoa Dầu khí ở các trường đại học như Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội hoặc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa... tìm tòi, học hỏi - Khả năng ngoại ngữ tốt - Khả năng làm việc theo nhóm Một số địa chỉ đào tạo Hiện nay, ngành Điện tử Viễn thông được đào tạo tại nhiều trường đại học, cao đẳng trong cả nước như: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Trường Đại học Bách khoa Tp.Hồ Chí Minh Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) Trung tâm đào tạo quốc tế NIIT (Hà Nội CTT) Ngành Kỹ thuật y sinh Kỹ thuật y sinh( biomedical... - Thích tìm tòi, nghiên cứu Một số thông tin đào tạo: Ngành này được đào tạo tại các trường đại học kinh tế trong cả nước như: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Khoa Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội), Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh v.v… Thông tin do Tủ sách Hướng nghiệp – Nhất nghệ tinh (NXB Kim Đồng) cung cấp Ngành Ngân hàng Ngân hàng là tổ chức trung gian tài chính, được phép nhận tiền gửi... Minh, Cơ sở của trường Đại học Bách khoa tại Đà Nẵng, Trường Đại học Quy Nhơn, Trường Đại học Mỏ - Địa chất Thông tin do Tủ sách hướng nghiệp - Nhất nghệ tinh (NXB Kim Đồng) cung cấp Ngành Môi trường Môi trường có rất nhiều chức năng khác nhau như tạo không gian sống cho con người và các sinh vật lưu trữ và cung cấp nguồn thông tin chứa đựng các nguồn tài nguyên thiên nhiên chứa đựng các phế thải do con... Trường Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kinh tế (Đại học Huế), Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh (Đại học Đà Nẵng), Trường Đại học Quy Nhơn Ngoài ra, còn có rất nhiều trường cao đẳng trong cả nước có đào tạo ngành tài chính kế toán mà bạn có thể hướng tới Thông tin do Tủ sách hướng nghiệp - Nhất nghệ tinh (NXB Kim Đồng) cung cấp Ngành Quản trị kinh doanh Để tiến hành những... ngành kỹ thuật y sinh bên cạnh các ngành khoa học thuần tuý khác, như y học, vật lý , sinh học, … Vậy kỹ thuật y sinh là một ngành khoa học lấy kỹ thuật làm phương tiện, sinh học là cơ chế, còn y học là mục đích Nghĩa là dùng các thiết bị kỹ thuật làm phương tiện sinh ra các tác nhân tác dụng với tổ chức sống trong cơ thể Từ đó hình thành các hiệu ứng sinh học mà ta có thể định tính cũng như định lượng . Đại học Thuỷ Lợi, Trường Đại học Xây dựng, Trường Đại học Giao thông Vận tải, Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Bách khoa (Đại học. khí ở các trường đại học như Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội hoặc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), Trường Đại học Bách

Ngày đăng: 28/11/2013, 20:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan