Tài liệu so phan va tinh cach cua lao hac qua truyen ngan "lao Hac" cua Nam Cao

2 3.9K 12
Tài liệu so phan va tinh cach cua lao hac qua truyen ngan "lao Hac" cua Nam Cao

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đề bài: Số phận tính cách của lão Hạc trong truyên ngắnLão Hạc” của nhà văn Nam Cao. Bài làm: Viết về số phận của người nông dân trước cách mạng tháng 8, Lão Hạc là một truyện ngắn đặc sắc của Nam Cao. Truyện ngắn chưa chan tình người, lay động bao nỗi xót thương trước cuộc đời bất hạnh cái chết đau đớn của một lão nông dân nghèo khổ. Nhân vật lão Hạc đã để lại cho chúng ta bao ám ảnh về số phận của con người, đặc biệt là người nông dân trong xã hội cũ. Lão Hạc cũng như hàng triệu người nông dân xưa đều chịu chung hoàn cảnh bất hạnh, nhưng trong đó nổi bật lên một phẩm chất tốt đẹp, đàng quí, đáng trân trọng. Lão Hạc- một con người nghèo khổ, bất hạnh. Ba sào vườn, một túp lều tranh vách nát, một con chó vàng là tài sản, vốn liếng duy nhất của lão. Vợ lão Hạc mất sớm, sống trong cảnh gà trống nuôi con. Con trai laoc không đủ tiền cưới vợ nên buồn phiền, phẫn chí đi là phu đồn điền cao su, đã 5; 6 năm biền biệt chưa về. Vậy nên dân ta thường có câu “ Cao su đi dễ, khoa về” là vậy. Tuổi già cô quạnh, bất hạnh ngày càng chồng chất. Lão Hạc bị ốm một trận thập tử nhất sinh mà không một người thân bên cạnh đỡ đần, chăm sóc một bát cháo một chén thuốc khi ốm đau bệnh tật. Hoàn cảnh của lão Hạc thật đnág thương. Sau trận bão, vườn tược, hoa màu bị phá sạch. Làng bị thất nghiệp nhiều, trong đó có lão Hạclão trở nên yếu hẳn sau khi ốm dậy, không ai còn muốn thuê lão làm nữa. Lão với cậu Vàng- con chó mà người con trai trước khi đi đã để lại cho lão, ăn uống mà vẫn đói deo, đói dắt, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. “ Nhưng đời người ta không chỉ đâu khổ một lần”. Ông giáo đã nói với lão Hạc như vậy trước ý định bán chó của lão. Vì cậu vàng ăn nhiều mầ lão Hạc không đủ khả năng nuôi dưỡng nó nữa. Bán cậu vàng, lão như bị đẩy sâu xuống bừo vực thẳm, cảm thấy mình ích kỉ, tệ bạc, già rồi mà còn đánh lừa một con chó. Đói khổ, túng bấn, cô dơn thêm nặng nề. Lão Hạc chỉ ăn khoai, củ chuối, củ ráy, sung luộc, vài bữa trai ốc cho qua ngày. Để rồi cuối cũng lão phải quyên sinh bằng bả chó, một cái chết đau đớn, thê thảm: đầu tóc rũ rượi, mắt long sòng sọc tru tréo, bọt mép sùi ra, vật hai giờ đồng hồ mới chết. Một cái chết thật dữ dội. Số phận một con người, một kiếp người như lão Hạc thật đáng thương. Ôi! Bao niềm xót xa, thương cảm đối với những con người nghèo khổ, bế tắc phải tìm đến cái chết như Chí Phèo tự sát bằng mũi dao, Lang Rận thắt cổ tự tử lão Hạc đã kết thúc cuộc đời mình bàng bả chó. “ Nếu kiếp người đau khổ nốt thì ta nên làm gì cho thật sướng”. Câu nói đó đã thể hiện cái đau khổ tột cùng của lão Hạc. Nhưng lão Hạc có bao phẩm chất tốt đẹp, là một con người hiền lành, chất phác, nhân hậu, là một người cha có trách nhiệm. Lão đau đớn khi đứa con trai độc nhất đi phu đồn điền cao su lão khóc “ Hình của nó người ta dữ, ảnh của nó người ta chụp, nó là con người ta rồi chứ đâu phải con tôi”. Ba sào vườn là của vợ lão đã thắt lưng buộc bụng để lại trước khi mất. Lão thà chết chứ không chịu bán đi một sào, nhất quyết để lại cho đứa con, một sự hi sinh thầm lặng to lớn, tất cả vì con, mãi dành cho con những gì tôt nhất của cuộc đời. Lòng nhân hậu của lão được thể hiện sâu sắc đối với con chó vàng. Chính nó là chỗ dựa tinh thần, là niềm an ủi, nguồn động viên, khích lệ lão trong những tháng ngày cô đơn, tuyệt vọng nhất. Lão coi nó chư đứa con, đưa cháu, như một thành viên trong gia đình. Lão cho nó ăn cơm trong bát sứ như nhà giàu, lão bắt rận, tắm rửa cho nó. Lão trò chuyện với nó “ Cậu vàng của ông ngoan lắm, ông để ông nuôi…” , lão ăn gì cũng cho cậu vàng ăn. cậu vàng đã góp phần toả sáng tâm hồn làm sáng lên bản tính tốt đẹp của lão, nó là một phần của cuộc đời lão. Vậy nên sau khi bán chó, lão đã tự tử cũng chính bằng bả chó như để tự trừng phat mình. lão Hạc là một nông dân nghèo khổ nhưng trong sạch, giàu lòng tự trọng. Dù có đói khổ, túng bấn, dù phải ăn củ chuối, củ ráy hay sung luộc nhưng khi ông giáo mời ăn khoai, uống trà thì lão cười hiền hậu bào để khi khác. Dù ông giáo có ngấm ngầm giúp đỡ nhưng lão đã từ chối gần như là hách dịch. Sau khi bán chó, lão đau khổ, dằn vặt vẫn luôn giữ nguyên mảnh vườn cho con trai. Lão gửi ông giáo 3 sào vườn 30 đoòng bạc phòng khi chết để không làm phiền tới láng giềng. Lão luôn sống theo quy tắc “ Đói cho sạch, rách cho thơm”. Nhà văn Nam Cao đã khéo léo đưa Binh Tư- một kẻ chuyên đánh bả chó ở cuối truyện để làm nổi bật lòng tự trọng, trong sạch của lão nôgn dân nghèo khổ. Ông giáo đã nói “ Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không hiểu họ thì ta cho rằng họ gàn gở, ngu ngốc bần tiện” Tóm lại cuộc đời lão Hạc đầy nước mắt, đau thương. Sống thì cô đơn, bất hạnh, nghèo đói, chết thì quàn quại đau đớn. Lão Hạc cũng đại diện cho số phận của bao người nông dan khác. Trong khổ đau, gian truân, nổi bật lên một phẩm chất hiền lành, nhân hậu, chất phác giàu lòng tự trọng. Nam Cao đã thể hiện niềm cảm thông sâu sắc đối với số phận bất hạnh của những người nông dân trước cách mạng tháng 8. Gia Nghĩa, ngày 11 tháng 1 năm 2010 . Hạc” của nhà văn Nam Cao. Bài làm: Viết về số phận của người nông dân trước cách mạng tháng 8, Lão Hạc là một truyện ngắn đặc sắc của Nam Cao. Truyện ngắn. nát, một con chó vàng là tài sản, vốn liếng duy nhất của lão. Vợ lão Hạc mất sớm, sống trong cảnh gà trống nuôi con. Con trai laoc không đủ tiền cưới vợ

Ngày đăng: 28/11/2013, 00:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan