Bài giảng Đáp án chấm Ngữ văn 9-kì I

2 372 0
Bài giảng Đáp án chấm Ngữ văn 9-kì I

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁI BÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC 2010-2011 HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 9 I. TRẮC NGHIỆM (1,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 Phương án trả lời đúng C B D B II. TỰ LUẬN (9,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) + Yêu cầu trả lời: - điều nặng tiếng nhẹ: nói trách móc chì chiết. Câu thành ngữ này liên quan đến phương châm lịch sự. - lúng búng như ngậm hột thị: cách nói ấp úng không rành mạch. Câu thành ngữ này liên quan đến phương châm cách thức. + Cho diểm: - Giải thích đúng nghĩa của mỗi thành ngữ: 0,25 điểm. - Gọi đúng sự liên quan đến phương châm hội thoại của mỗi thành ngữ: 0,25 điểm. - Nếu gọi đúng sự liên quan đến phương châm hội thoại của mỗi thành ngữ nhưng giải thích không đúng về nghĩa của thành ngữ đó: Không cho điểm. Câu 2. (3,0 điểm) 1. Yêu cầu: - Làm đúng yêu cầu viết đoạn văn kể chuyện. Đảm bảo giới hạn về câu chữ (không quá một trang giấy thi). - Trong đoạn có đủ hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm. - Chữ viết đủ nét, rõ ràng, không mắc các loại lỗi. - Đoạn văn thể hiện nội dung kể chuyện về mẹ. 2. Cách cho điểm: Điểm 3: Đáp ứng các yêu cầu trên. Điểm 2: + Đáp ứng hầu hết các yêu cầu. Có thể còn thiếu một trong ba hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm. Còn mắc một vài lỗi diễn đạt, chính tả. + Đáp ứng các yêu cầu nhưng viết thành cả bài văn. + Đáp ứng các yêu cầu nhưng phần lớn chữ viết không đủ nét. Điểm 1: Đáp ứng một phần yêu cầu. Có thể còn thiếu hai trong ba hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm. Nhiều chữ viết không đủ nét. Điểm 0: Không đáp ứng được yêu cầu nào của đề. 1 Câu 3. (5,0 điểm ) Yêu cầu và cách cho điểm: + Hình thức: (0,5 điểm) - Làm đúng kiểu bài thuyết minh về tác giả, tác phẩm. - Bài viết đủ bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. - Chữ viết đủ nét, rõ ràng, không mắc lỗi. + Nội dung: (4,5 điểm) Bài thuyết minh cần đảm bảo các yêu cầu sau: a. Giới thiệu tác giả Kim Lân (1,0 điểm) - Nêu được các ý: tên khai sinh, năm sinh, năm mất, quê quán: 0,5 điểm. - Nêu được đặc điểm của nhà văn: Chuyên viết truyện ngắn. Vốn gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống ở nông thôn, Kim Lân hầu như chỉ viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân: 0,5 điểm. b. Giới thiệu truyện ngắn “Làng” và đoạn trích (3,5 điểm) * Xuất xứ (0,5 điểm): - Truyện ngắn “Làng” được viết trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, được đăng lần đầu vào năm 1948. - Đoạn trích đã học, phần đầu của truyện được lược bỏ. * Tóm tắt ngắn gọn đoạn trích (0,5 đ iểm): - Ông Hai ở nơi tản cư nhưng luôn nhớ về làng của mình. - Một buổi trưa, ông đi ra khỏi nhà và được biết tin tức kháng chiến, ông rất vui. - Nghe tin đồn làng ông theo Tây, ông vô cùng đau khổ, lảng tránh mọi người, bực bội cáu gắt với vợ con, dốc bầu tâm sự với đứa con út. * Những nét chính về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật (2,0 điểm): - Tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai. - Tác giả đã thành công trong việc xây dựng tình huống truyện, trong nghệ thuật miêu tả tâm lý. Ngôn ngữ trong truyện rất đặc sắc, mang đậm tính khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói của người nông dân, thể hiện rõ cá tính của nhân vật. * Đánh giá chung (0,5 điểm): - Là một tác phẩm hay thể hiện được sở trường của Kim Lân. - Là một trong những tác phẩm xuất sắc đóng góp cho nền văn xuôi Việt Nam thời kỳ chống Pháp. Lưu ý: - Nếu lạc sang phân tích tác phẩm, không cho quá 1,0 điểm. - Bài viết đáp ứng các yêu cầu nhưng phần lớn chữ viết không đủ nét, không cho quá 3,5 điểm. --- HẾT --- 2 . thân b i, kết b i. - Chữ viết đủ nét, rõ ràng, không mắc l i. + N i dung: (4,5 i m) B i thuyết minh cần đảm bảo các yêu cầu sau: a. Gi i thiệu tác giả Kim. Cho diểm: - Gi i thích đúng nghĩa của m i thành ngữ: 0,25 i m. - G i đúng sự liên quan đến phương châm h i tho i của m i thành ngữ: 0,25 i m. - Nếu gọi

Ngày đăng: 26/11/2013, 19:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan