Bài soạn Ngữ văn 9 (HK1_2010-2011)

2 372 0
Bài soạn Ngữ văn 9 (HK1_2010-2011)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

UBND TỈNH TIỀN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Đề chính thức KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2010 – 2011 Môn: NGỮ VĂN LỚP 9 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi có 01 trang, gồm 05 câu. ---------------------------------------------------------------------------------------------------- Câu 1: (1,0 điểm) Giải thích nghĩa của các thành ngữ “đánh trống lảng, cãi chày cãi cối, nói băm nói bổ, nửa úp nửa mở” và cho biết những thành ngữ này có liên quan đến phương châm hội thoại nào? Câu 2: (1,0 điểm) Chỉ ra các biện pháp tu từ và nêu tác dụng của chúng trong đoạn trích sau: “Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”. (Thép Mới, Cây tre Việt Nam). Câu 3: (1,5 điểm) Gợi tả nhan sắc Thúy Kiều, Nguyễn Du viết: “Làn thu thủy, nét xuân sơn”. Em hãy giải thích nghĩa của câu thơ trên. Theo em, nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Du qua câu thơ này có điều gì đáng lưu ý? Câu 4: (1,5 điểm) Qua những lời trò chuyện của nhân vật ông Hai với đứa con út trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân, em cảm nhận được điều gì về tấm lòng của ông Hai? Trích dẫn một dẫn chứng để minh họa cho cảm nhận của em. Câu 5: (5,0 điểm) “Tình bạn làm niềm vui tăng lên gấp đôi và nỗi khổ giảm đi một nửa”. Bêcơn (Francis Bacon, 1561-1626 – nhà triết học người Anh) Em hiểu câu danh ngôn trên như thế nào? Hãy kể lại một câu chuyện về tình bạn có liên quan đến ý nghĩa câu danh ngôn trên (trong bài viết có sử dụng các yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm). ------------------------------------------------HẾT---------------------------------------------- UBND TỈNH TIỀN GIANG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 HỌC KÌ I NĂM HỌC 2010 – 2011 CÂ U 1 : Giải thích nghĩa của các thành ngữ và cho biết phương châm hội thoại có liên quan.  “đánh trống lảng": lảng ra, né tránh không đề cập đến vấn đề đang trao đổi / phương châm quan hệ. (0,25 điểm).  “cãi chày cãi cối”: cố tranh cãi mà không có lí lẽ xác đáng/phương châm về chất.(0,25 đ).  “nói băm nói bổ”: nói thô bạo, xỉa xói / phương châm lịch sự. (0,25 điểm).  “nửa úp nửa mở”: nói mập mờ, không hết ý / phương châm cách thức. (0,25 điểm). CÂ U 2 : Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ.  Điệp ngữ: "tre, giữ"/nhấn mạnh hình ảnh cây tre và tạo sự nhịp nhàng cho câu văn (0,5 đ).  Nhân hóa: "chống lại, xung phong, giữ" / coi tre như một con người, gây ấn tượng mạnh cho người đọc. (0,5 điểm). CÂ U 3 : Giải thích nghĩa của câu thơ và nêu nhận xét về nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Du.  Giải thích nghĩa của câu thơ: mắt Thúy Kiều trong sáng như làn nước mùa thu (0,5 điểm); lông mày Thúy Kiều thanh thoát như nét núi mùa xuân (0,5 điểm).  Nhận xét: tả nhan sắc Thúy Kiều, Nguyễn Du chỉ tập trung vào đôi mắt (0,25 điểm), bởi đó là nơi thể hiện tinh anh của tâm hồn và trí tuệ (0,25 điểm). CÂ U 4 : Cảm nhận về tấm lòng của ông Hai: Ông Hai có:  tình yêu sâu nặng đối với làng chợ Dầu. (0,5 điểm).  tấm lòng thủy chung với cách mạng, với kháng chiến mà biểu tượng là cụ Hồ. (0,5 đ).  Trích dẫn chính xác một dẫn chứng: (0,5 điểm). LƯU Ý: Từ câu 1 đến câu 4:  Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, miễn là chính xác, đầy đủ ý.  Chỉ cho điểm tối đa khi diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp; chữ viết rõ ràng.  Giám khảo không trừ điểm nếu học sinh trả lời thừa hoặc sai. CÂ U 5 : I. YÊU CẦU CHUNG: 1. Kể được một câu chuyện về tình bạn có liên quan đến câu danh ngôn ở đề bài. 2. Nắm được phương pháp làm bài văn tự sự; biết kết hợp với các yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm trong bài làm. II. YÊU CẦU CỤ THỂ: Bài làm phải đảm bảo 3 phần cơ bản dưới đây: 1. Mở bài: Nêu khái quát về vai trò của tình bạn và giới thiệu câu chuyện kể. 2. Thân bài: 2.1. Giải thích ý nghĩa câu danh ngôn: câu danh ngôn nêu lên sức mạnh của tình bạn đối với đời sống tinh thần, tình cảm của con người (làm tăng niềm vui và giảm đi nỗi khổ). 2.2. Kể lại một câu chuyện hoàn chỉnh về tình bạn có liên quan đến ý nghĩa câu danh ngôn. 3. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của tình bạn, phát biểu suy nghĩ của bản thân. L ƯU Ý : Học sinh sẽ kể những câu chuyện khác nhau, giáo viên căn cứ vào mức độ hợp lí, thuyết phục để đánh giá và cho điểm bài làm. III. TIÊU CHUẨN CHO ĐIỂM: ĐIỂM 5,0: - Đáp ứng tốt những yêu cầu nêu trên. - Bố cục hợp lí, nội dung chặt chẽ, sâu sắc, giàu sức thuyết phục. - Diễn đạt tốt, có cảm xúc. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. ĐIỂM 4,0 : - Đáp ứng phần lớn những yêu cầu nêu trên. - Bố cục và nội dung hợp lí, có sức thuyết phục. - Diễn đạt trôi chảy, có thể mắc một ít lỗi diễn đạt. ĐIỂM 2,5: - Hiểu đúng đề bài, bài viết đầy đủ 3 phần nhưng còn sơ lược. - Văn chưa trôi chảy nhưng diễn đạt được ý. Không mắc quá nhiều lỗi diễn đạt. ĐIỂM 1,0: - Còn lúng túng trong phương pháp. Nội dung sơ sài. - Bố cục lộn xộn. Văn viết lủng củng, mắc nhiều lỗi diễn đạt. ĐIỂM 00,0: - Sai lạc cả nội dung và phương pháp. * Giám khảo dựa vào những tiêu chuẩn trên để cho các điểm còn lại. . ở đề bài. 2. Nắm được phương pháp làm bài văn tự sự; biết kết hợp với các yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm trong bài làm. II. YÊU CẦU CỤ THỂ: Bài làm. do - Hạnh phúc HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 HỌC KÌ I NĂM HỌC 2010 – 2011 CÂ U 1 : Giải thích nghĩa của các thành ngữ và cho biết phương châm hội thoại

Ngày đăng: 26/11/2013, 17:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan