Bài giảng GIÁO ÁN LỊCH SỬ 9 -T21

11 1.2K 3
Bài giảng GIÁO ÁN LỊCH SỬ 9 -T21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiết 21 - Tuần 21 NS: 26/12 ND:3/1-7/1-2011 Bài 17 (TT): CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG SẢN RA ĐỜI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài học ,học sinh cần 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được : - Những nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa Yên Bái trên lược đồ . - Trong năm 1929 ba tổ chức cộng sản lần lượt ra đời . 2. Tư tưởng: -Qua các sự kiện lịch sử , giáo dục cho học sinh lòng kính yêu , kham phục các bậc tiền bối 3. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ để trình bày diễn biến một cuộc khởi nghĩa ,kĩ năng sử dụng tranh ảnh lịch sử - Biết hình dung , hồi tưởng lại sự kiện lịch sử và biết so sánh đối chiếu chủ trương hoạt động của các tổ chức cách mạng , đánh giá nguyên nhân thất bại của khởi nghĩa Yên Bái , ý nghĩa sự ra đời của ba tổ chức cộng sản . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Lược đồ “ Khởi nghĩa Yên Bái”.( phóng to ) - Tranh ảnh các nhân vật lịch sử: Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Thái Học. - Anh trụ sở chi bộ cộng sản đầu tiên nhà số 5Đ phố Hàm Long –Hà Nội . III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC: 1. Ổn định lớp – kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ :câu hỏi - Trình bày về phong trào CMVN 1926 – 1927? - Sự ra đời và phân hóa của tổ chức Tân Việt CM Đảng? 3. Giới thiệu bài: -GV nêu vấn đề : Do sự phát triển của phong trào dân tộc, dân chủ trong nước và ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng bên ngoài , đặc biệt là ảnh hưởng của cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc với “chủ nghĩa tam dân “ của Tôn Trung Sơn đã dẫn tới sự ra đời của Việt Nam quốc dân đảng . Tại sao Việt Nam quốc dân đảng tiến hành khởi nghĩa Yên Bái ? Diễn biến , kết quả của cuộc khởi nghĩa ra sao ? Vì sao ba tổ chức cộng sản lại ra đời ở Việt Nam vào năm 1929 và ý nghĩa của sự kiện này ra sao ? Để trả lời những câu hỏi trên , chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay . *Dạy bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT -Mời HS đọc mục III –SGK , trang 66 đoạn từ “ ngày 9-2-1930…quyết định hành động “ -Đọc to, cả lớp chú ý theo dõi . III. Việt Nam quốc dân Đảng (1927) và cuộc khởi nghĩa Yên Bái. Hỏi: Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Yên Bái (9/2/1930). -Chốt lại ý chính , nhấn mạnh : đây là hành động bị động , họ hành động với phương châm : “ không thành công cũng thành nhân “ Sử dụng lược đồ: Cuộc khởi nghĩa Yên Bái (1930), giải thích các kí hiệu : ngọn lửa là nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa . Hỏi: Hãy tóm tắt điễn biến cuộc khởi nghĩa theo lược đồ? Kết quả ? - Nhấn mạnh : phạm vi và diễn biến của cuộc khởi nghĩa chủ yếu diễn ra ở các tỉnh thuộc vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ . - Hỏi: Nêu nguyên nhân thất bại và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Yên Bái? -Kết luận : VNQDĐ thiếu cơ sở trong quần chúng để bọn mật thám chui vào trong đảng phá từ trong phá ra nên khởi nghĩa thất bại nhanh chóng … -Hỏi : mặc dù thất bại , nhưng khởi nghĩa Yên Bái có ý nghĩa lịch sử như thế nào ? HS: Ngày 9/2/1929, ở Hà Nội xảy ra vụ giết tên trùm mộ phu Ba Danh – Thực dân Pháp liền tổ chức nhiều cuộc vây ráp và bắt gần 1000 đảng viên của Việt Nam quốc dân đảng , nhiều cơ sở bị phá vỡ, các nhân vật chủ yếu còn lại quyết định khởi nghĩa. HS: Cuộc khởi nghĩa nổ ra đêm 9/2/1930 ở Yên Bái. Sau đó là Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình, ở Hà Nội đã tổ chức ném bom vào sở mật thám, sở cảnh sát. - Tại Yên Bái, quân khởi nghĩa chiếm được trái lính, giết và làm bị thương 1 số sĩ quan và hạ sĩ quan. - Ở các nơi khác, nghĩa quân làm chủ được một số huyện lỵ. Nhưng sau đó bị TDP phản công và đán áp Nguyễn Thái Học cùng 12 đồng chí của ông bị xử chém, cuộc khởi nghĩa thất bại. HS: - Về khách quan: Thực dân Pháp còn mạnh đủ sức đàn áp 1 cuộc đấu tranh vũ trang vừa cô độc, vừa non kém như khởi nghĩa Yên Bái. - Về chủ quan: VNQDĐ là 1 tổ chức non yếu, không vững chắc về tổ chức và lãnh đạo. - Ý nghĩa: Góp phần cổ vũ lòng yêu nước và chí căm thù của nhân dân ta đối với bè lũ cướp nước và tay sai. Nhưng đồng thời cũng đánh dấu sự ran rã của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng tư sản dưới ngọn cờ của * Nguyên nhân - Ngày 9-2-1929 ,sau vụ Ba Danh bị giết , thực dân Pháp tổ chức nhiều cuộc vây ráp lớn.  Việt Nam Quốc dân đảng bị tổn thất nặng nề , họ quyết định khởi nghĩa. * Diễn biến: -Đêm 9-2-1930, khởi nghĩa nổ ra ở Yên Bái, Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nội.  Song nhanh chóng bị thất bại. * Nguyên nhân thất bại - Khách quan :Thực dân Pháp còn mạnh , đủ sức đàn áp một cuộc khởi nghĩa đơn độc , non kém . -Chủ quan : VNQDĐ còn non kém về chính trị và không vững chắc về tổ chức , lãnh đạo . * Ý nghĩa: cổ vũ lòng yêu nước và chí căm thù của nhân dân ta đối với bè lũ -Nêu vấn đề :Trước sự phát triển mạnh của phong trào dân tộc, dân chủ Việt Nam trong những năm 1928 – 1929 đã đặt ra cho CMVN một yêu cầu gì? .Sự kiện nào đã chứng tỏ điều đó? Chuyển ý sang mục IV . -Hỏi : Em hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam cuối năm 1929 ? -Hỏi : Chi bộ cộng sản đầu tiên ra đời ở đâu ? thời gian nào ? -MR: 7 người tham gia thành lập gồm : (Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Trịnh Đình Cửu, Trần Văn Cung , Đỗ Ngọc Du, Dương Hạc Đính, Nguyễn Tuân). -Yêu cầu học sinh quan sát bức ảnh hình 30- SGK . Hỏi : em có nhận xét gì về nơi thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ? -Kết luận : Đây là một ngôi nhà nhỏ của một gia đình quần chúng , nằm trên phố Hàm Long , một phố nhỏ , không sầm uất , tấp nập . Vì vậy , dễ tránh theo dõi của thực dân Pháp .Hiện nay , ngôi nhà này được xếp hạng là di tích lịch sử cách mạng của Hà Nội . - Hỏi: Tại sao một số hội viên tiên tiến của hội VNCMTN ở Bắc Kì lại chủ động thành lập Chi bộ cộng sản đầu tiên ở VN? VNQDĐ. -Cuối năm 1928 đầu năm 1929 , phong trào dân tộc, dân chủ đặc biệt là phong trào công nông đi theo con đường cách mạng vô sản phát triển mạnh mẽ , cần phải có một chính đảng của giai cấp vô sản để lãnh đạo đấu tranh . HS: Cuối tháng 3/1929 một số hội viên tiên tiến của Hội VNCMTN ở Bắc Kì … họp tại số nhà 5Đ phố Hàm Long (Hà Nội) để lập Chi bộ CS đầu tiên ở VN gồm 7 người. - Quan sát ảnh và trả lời cá nhân . Cả lớp tranh luận , bổ sung . - Trả lời: Trước sự phát triển mạnh mẽ của CMVN, đặc biệt là phong trào công nông từ cuối 1928 đến đầu 1929, hội VNCMTN lúc này không còn đủ sức lãnh đạo CM nữa, 1 số hội viên tiên tiến của hội VNCMTN ở Bắc Kì chủ động đứng ra thành lập chủ động đứng ra cướp nước và tay sai. IV. Ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời trong năm 1929 * Hoàn cảnh : - Cuối 1928 đầu 1929 phong trào dân tộc ,dân chủ ,đặc biệt là phong trào công nông đi theo con đường cách mạng vô sản phát triển mạnh.  Đòi hỏi phải thành lập một đảng cộng sản để tổ chức và lãnh đạo. - Tháng 3-1929 Chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập tại nhà số 5D phố Hàm Long –Hà Nội . - Tháng 5-1929 ,tại Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên .Đoàn đại biểu Bắc Kì khi kiến nghị thành lập ĐCS song không kiến được chấp nhận… họ bỏ về -Hỏi: Ba tổ chức cộng sản đã ra đời như thế nào? Kể tên và thời gian ra đời của ba tổ chức cộng sản ? -Hỏi: Trình bày ý nghĩa của việc ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời? thành lập chi bộ CS đầu tiên ở VN gồm 7 người, tích cực chuẩn bị tiến tới thành lập 1 ĐCS duy nhất để lãnh đạo phong - Tại ĐH toàn quốc lần thứ nhất của Hội VNCMTN (5/1929) khi kiến nghị thành lập ĐCS không được chấp nhận… bỏ về nước kêu gọi công nhân, nông dân ủng hổ chủ trương thành lập ĐCS. HS: Ngày 17/6/1929 đại biểu các tổ chức cơ sở cộng sản ở miền bắc họp đại hội quyết định thành lập ĐDCSĐ, thông qua tuyên ngôn điều lệ của Đảng, ra báo búa liềm làm cơ quan ngôn luận. - Trước tình hình đó 8/1929, các Hội viên tiên tiến trong bộ phận Hội VN CMTN ở TQ và ở Nam Kỳ quyết định thành lập An Nam CSĐ. - Tháng 9/ 1929 các Đảng viên tiên tiến của Đảng Tân Việt cũng tách ra thành lập ĐDCSLĐ. HS: - Thể hiện bước phát triển nhảy vọt của phong trào CMVN chứng tỏ CN Mác – LêNin do NAQ truyền bá vào Việt Nam đã thu hút được đông đảo những người CMVN thuộc nhiều tầng lớp xã hội khác nhau và g/c công nhân đã nhận thức được sứ mệnh của mình là giai cấp lãnh đạo CMVN. - Các SK này cũng chứng tỏ những đk để thành lập ĐCSVN đã chín muồi trong phạm vi cả nước. Là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời ĐCSVN. nước . - Tháng 6-1929 Đông Dương Cộng sản đảng được thành lập ở Bắc Kỳ. -Tháng 8-1929 An Nam Cộng sản đảng được thành lập ở Nam Kỳ. - Tháng 9- 1929 Đông Dương Cộng sản Liên đoàn thành lập ở Trung Kì . *Ý nghĩa: - Thể hiện bước phát triển nhảy vọt của phong trào CMVN. - Điều kiện chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. 5. Củng cố và dặn dò: a. Củng cố: Hỏi: Tại sao trong 1 thời gian ngắn 3 tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời? Trả lời: Cuối 1928 đầu 1929, phong trào dân tộc , dân chủ , đặc biệt là phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ, theo con đường vô sản. Tình hình đó đòi hỏi phải thành lập 1 ĐCS để tổ chức và lãnh đạo phong trào. Tuy nhiên, do nhận thức khác nhau trong chủ trương thành lập ĐCS nên những hội viên tiên tiến của hội VNCMTN ở Bắc Kì đã thành lập ĐDCSĐ (6/1929) -> đáp ứng yêu cầu của CM nên quần chúng nhiệt liệt ủng hộ và tin theo trước tình hình đó các bộ phận còn lại. Thành lập ANCSĐ (8/1929) -> tác động đến Tân Việt -> thành lập ĐDCSLĐ (9/1929). HS làm các bài tập sau : * Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam gồm a. 5 người b. 7 người c. 9 người d.11 người * Tờ báo hoạt động của Đông Dương cộng sản đảng a. Thanh niên b. Búa liềm c. Người nhà quê d. Lao động b. Dặn dò: - Học bài - Xem trước bài 18 “Đảng cộng sản Việt Nam ra đời” - Sưu tầm ảnh , tư liệu về Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam . .-Tìm hiểu về tiểu sử Trần Phú –Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam . Tiết 22 - Tuần 21 NS: 26-12/2010 ND: 3-7-1-2011 CHƯƠNG II: VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1930 – 1939 Bài 18: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài học ,học sinh cần 1. Kiến thức: - Lí giải được sự cần thiết phải thống nhất các tổ chức cộng sản , trình bày được nội dung ,ý nghĩa của Hội nghị thành lập Đảng . -Những nội dung cơ bản của Luận cương chính trị năm 1930 . - Hiểu được ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng. 2. Tư tưởng: - Qua vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với Hội nghị thành lập Đảng , giáo dục cho học sinh lòng biết ơn và kính yêu đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh , củng cố niềm tin vào vai trò lãnh đạo của Đảng . 3. Kĩ năng: - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng tranh ảnh lịch sử . - Lập niên biểu những sự kiện chính trong hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ năm 1920- 1930 . - Biết phân tích , đánh giá ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Bản đồ “ Hành trình đi tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh từ 1911-1941”. - Chân dung Nguyễn Ái Quốc (1930) tranh vẽ: Hội nghị hợp nhất, ảnh Trần Phú (phóng to)… III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC: 1. Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số 2. kiểm tra bài cũ : câu hỏi - Nguyên nhân, diễn biến, kết quả,ý nghĩa của khởi nghĩa Yên Bái? - Ba tổ chức cộng sản ra đời như thế nào? Ý nghĩa? 3. Giới thiệu bài mới: Việc 3 tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời trong một thời gian ngắn đã đánh dấu bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam . Tuy nhiên , thực tế cách mạng đòi hỏi là phải thống nhất 3 tổ chức thành một đảng duy nhất để lãnh đạo phong trào. Vấn đề đặt ra ai là người có đủ uy tín để thống nhất ba tổ chức cộng sản . nội dung của hội nghị diễn ra như thế nào ? Đảng cộng sản Việt Nam ra đời có ý nghĩa lịch sử gì ? Để trả lời các câu hỏi trên , chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nany . *Dạy bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hỏi: Tại sao có Hội nghị thành lập Đảng ngày 3/2/1930? -Gợi ý ưu điểm và hạn chế của sự ra đời ba tổ chức cộng sản -Hỏi : Vậy yêu cầu cấp bách lúc này của cách mạng Việt Nam là phải làm gì ? -Hỏi tiếp : Hội nghị thành lập Đảng diễn ra ở đâu ? thời gian nào ? -Sử dụng bản đồ giới thiệu địa điểm diễn ra Hội nghị . Hỏi: Nội dung của Hội nghị hợp nhất? -Tường thuật diễn biến Hội nghị theo SGV . 7 đại biểu dự Hội nghị vào ngày 3-2-1930 là :Châu Văn Liêm ,Nguyễn Thiện ( An Nam CS đảng ) , Trình Đình Cửu , Nguyễn Đức Cảnh ( ĐDCS đảng ) , Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu và Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Hỏi: Hội nghị thành lập Đảng 3/2/1930 có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với cách mạng Việt Nam lúc bay giờ? HS; - Ba tổ chức cộng sản ra đời và hoạt động đã thúc đẩy phong trào đấu tranh CM dân tộc dân chủ phát triển mạnh. - Ba tổ chức hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau. Nếu kéo dài có nguy cơ dẫn đến sự chia rẽ lớn. - Tình trạng ấy sẽ gây tác hại đến lợi ích chung của cách mạng. -TL:Vì vậy đòi hỏi cấp bách của phong trào VN là phải có 1 Đảng cộng sản thống nhất mới có thể đương đầu với đế quốc, phong kiến và đưa CM tiếp lên. TL:- Nguyễn Ái Quốc với tư cách là phái viên của QTCS đã triệu tập hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản tại Cửu Long (Hương Cảng,Trung Quốc) từ 3  7/2/1930. TL:- Nội dung hội nghị: Hợp nhất 3 tổ chức cộng sản để thành lập 1 Đảng cộng sản duy nhất là Đảng cộng sản Việt Nam, thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ tóm tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và Người đã đề ra lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng. HS: Hội nghị… có ý nghĩa như một đại hội thành lập Đảng chính cương, sách lược vắn tắt được Hội nghị thông qua là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Đó là 1 cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc đúng I. Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930). *Hoàn cảnh - Ba tổ chức cộng sản ra đời song lại hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau.  Yêu cầu cấp bách của là phải có 1 Đảng thống nhất. - Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản tại Cửu Long (Hội nghị họp từ 6−1−1930 tại Hương Cảng – Trung Quốc) *Nội dung hội nghị: - Tán thành việc thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất là Đảng cộng sản Việt Nam. - Thông qua chính cương, sách lược vắn tắt và điều lệ tóm tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. - Chính cương, sách lược vắn tắt được thông qua là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. -24-2-1930 ĐDCSLiên đoàn gia nhập Đảng . * Ý nghĩa: - Hội nghị ví như một Đại hội Hỏi: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng? Hỏi: Em hãy nêu vài nét về tiểu sử và cuộc đời hoạt động của Trần Phú? Kết hợp giới thiệu chân dung của TBT Trần Phú . Hỏi: Hội nghị toàn thể Ban chấp hành Trung ương tại Hương Cảng đắn và sáng tạo. HS: Từ một người yêu nước, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc, rồi trở thành người chiến sĩ, kết hợp CN yêu nước với CN quốc tế vô sản (1920) thành lập Hội VNCMTN (1925) và chuẩn bị về mặt tư tưởng, chính trị cho cán bộ của Hội, truyền bá chủ nghĩa Mac- Lênin về trong nước dẫn đến sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản, Nguyễn Ái Quốc cũng là người đã thống nhất 3 tổ chức cộng sản thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930). Đồng thời là người đề ra đường lối cơ bản cho CMVN giành thắng lợi. -HS (theo sự chuẩn bị sẵn ở nhà ) Gợi ý: Trần Phú, sinh 1/5/1904 tại Quãng Ngãi (Nguyên quán: Đức Thọ – Hà Tĩnh), cha mẹ mất sớm, cuộc sống khó khăn, anh em Trần Phú ra Quãng Trị nhờ họ hàng giúp đỡ. Sau này, Trần Phú được vào học trường Quốc học Huế. Năm 1925 ông tham gia Hội phục việt rồi gia nhập Tân việt CM Đảng, tháng 8/1926 sang học trường đại học phương Đông Mátxcơva. Đầu 1930 về nước hoạt động và được cử vào BCH Trung ương LT. Tháng 10/1930 dự hội nghị… HS: Hội nghị quyết định: - Đổi tên Đảng thành Đảng cộng sản Đông Dương. - Bầu BCH Trung ương chính thành lập Đảng. −Nguyễn Ái Quốc cũng là người sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam , đề ra đường lối cơ bản cho CMVN . II. Luận cương chính trị (10/1930): tháng 10/1930 đã quyết định những nội dung gì? Hỏi: Nội dung luận cương chính trị 10/1930 của Đảng cộng sản Đông Dương có những điểm chủ yếu nào?  Những hạn chế của luận cương: Chưa nhận thức được tầm quan trọng của nhiệm vụ chống đế quốc giành độc lập dân tộc. Nặng về đấu tranh giai cấp, chưa thấy rõ được khả năng CM của các tầng lớp khác ngoài công nông. Hỏi: Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam?  Chứng tỏ giai cấp CN nước ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo CMVN; chấm dứt thời kì thức, cử Trần Phú làm tổng phí thư. - Thông qua luận cương chính trị do Trần Phú khởi thảo. HS thảo luận nhóm: - Tính chất CMĐD lúc đầu là CMTS dân quyền, sau đó bỏ qua thời kì TBCN mà tiến thẳng lên con đường XHCN. - Nhiệm vụ CMTS dân quyền là đánh đổ phong kiến thực hiện CM thổ địa & đánh đổ đế quốc Pháp làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. + Lực lượng CM là công nhân và nông dân. + Điều cốt yếu là bảo đảm cho sự thắng lợi của CM là phải có 1 Đảng cộng sản lãnh đạo. Đảng đó là đội tiên phong của giai cấp, có 1 đường lối chính trị đúng đắn, liên hệ mất thiết với quần chúng và trưởng thành trong đấu tranh. HS: (Dựa vào nội dung SGK). Cả lớp trao đổi , bổ sung - Tháng 10.1930 Hội nghị lần I BCHTW lâm thời họp quyết định: + Đổi tên Đảng thành Đảng cộng sản Đông Dương. + Bầu BCH TW chính thức do Trần Phú làm Tổng Bí thư. + Thông qua Luận cương chính trị do Trần Phú khởi thảo. *Nội dung của Luận cương chính trị - Tính chất CMĐD lúc đầu là CMTS dân quyền, sau đó bỏ qua thời kì TBCN mà tiến thẳng lên con đường XHCN. −Đảng phải coi trọng việc vận động tập hợp lực lượng đa số quần chúng …phải liên lạc với vô sản và các dân tộc thuộc địa nhất là vô sản Pháp . khủng hoảng về đường lối, giai cấp lãnh đạo trong phong trào CM Việt Nam… Từ đây CMVN đã thuộc quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp CN mà đội tiên phong là Đảng Cộng Sản. III. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng - Đảng ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới. - Là sản phẩm sự kết hợp giữa CN Mac-Lênin với phong trào CN và phong trào yêu nước. - Là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử CMVN, chứng tỏ giai cấp CN nước ta đủ sức lãnh đạo CMVN; chấm dứt thời kì khủng hoảng giai cấp lãnh đạo cách mạng . - CMVN trở thành 1 bộ phận của CMTG. - Là sự chuẩn bị đầu tiên có tính tất yếu , quyết định cho bước phát triển nhảy vọt về sau của CM Việt Nam. 5. Củng cố và dặn dò: a. Củng cố : Hỏi đáp nhanh: - Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam được triệu tập trong điều kiện lịch sử nào? - Tham dự Hội nghị có đại biểu của những tổ chức cộng sản nào ? HS làm các bài tập trắc nghiệm sau * Hội nghị thành lập Đảng vào ngày 3-2-1930 được tổ chức tại a. Quảng Châu ( Trung Quốc ) b. Cửu Long ( HC-TQ ) c. Thượng Hải ( TQ ) d. Pắc Bó ( Việt Nam ) * Người viết Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam là a. Trần Phú b. Lê Hồng Phong c. Nguyễn Ái Quốc d. Nguyễn Văn Cừ * Đông Dương cộng sản liên đoàn gia nhập Đảng cộng sản Việt Nam vào thời gian a. 3-2-1930 b. 24-2-1930 c. 6-01-1930 d . 2-12-1930 [...]...b Dặn dò: - Học bài -Trả lời câu hỏi 1, 2 trang 71 SGK -Xem trước bài 19 “Phong trào cách mạng trong những năm 193 0 – 193 5” -Sưu tầm tranh ảnh , tư liệu , thơ ca về phong trào cách mạng 193 0- 193 1 , đặc biệt là phong trào Xô Viết Nghệ-Tĩnh . nước . - Tháng 6- 192 9 Đông Dương Cộng sản đảng được thành lập ở Bắc Kỳ. -Tháng 8- 192 9 An Nam Cộng sản đảng được thành lập ở Nam Kỳ. - Tháng 9- 192 9 Đông Dương. thời gian a. 3-2- 193 0 b. 24-2- 193 0 c. 6-01- 193 0 d . 2-12- 193 0 b. Dặn dò: - Học bài -Trả lời câu hỏi 1, 2 trang 71 SGK. -Xem trước bài 19 “Phong trào cách

Ngày đăng: 26/11/2013, 02:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan