Gián án D:huỳnh văn nghệ- nguyễn trãi miền đông nam bộ.doc

7 514 0
Gián án D:huỳnh văn nghệ- nguyễn trãi miền đông nam bộ.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NGUYỄN TRÃI CỦA MIỀN ĐÔNG NAM BỘ Sau năm 1975, tình cờ tôi đọc được những dòng thơ viết về cái chết của anh Xiểng mà người viết chú giải tác giả là nhà thơ Huỳnh Văn Nghệ : Anh Xiểng trên đường đi Hà Nội họp Quốc hội khoá đầu tiên vào cuối tháng 3 - 1940 đã bị giặc Pháp bắt đưa về Xuân Lộc. Biết anh là đại biểu Quốc hội, chúng dùng mọi cực hình tra tấn hết sức dã man, trói ghì anh đằng sau xe Jeep, kéo lê trên đường. Thế nhưng . Như ngọn núi Chứa Chan Vẫn cao đầu hiên ngang dưới nắng Bên tai anh lời ca cách mạng Vẫn vang trong tiếng suối lời chim Và trước họng súng tội ác ấy : Anh vẫn đứng lặng im Nhìn lũ giặc căm thù sôi trong máu Anh gầm lên tiếng thét vang rừng Không ! . Không đầu hàng Tao thà chết tại đây. Xúc động với những lời thơ không đầu không đuôi này, tôi đã kêu lên trong thán phục : - Ôi chao ! Một bài thơ hay, lại là một bài thơ của tác giả “ vô danh”. Vâng ! Qủa thật - Huỳnh Văn Nghệ - cái tên quá xa lạ với tôi lúc bấy giờ. Sau này, qua sách báo, nhất là từ cuộc thi tìm hiểu về Biên Hoà - Đồng Nai 300 năm, tôi đã ít nhiều biết đến tên ông - Huỳnh Văn Nghệ - nhà thơ mà tôi đã ngưỡng mộ ngay từ thời điểm giao thời của hai chế độ ấy, thật sự không phải là một nhà thơ “ vô danh” tí nào. Thơ của ông là những bản hùng ca yêu nước, nói theo quan điểm của Bác Hồ là : Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong Đa số những bài của ông đều có gắn liền với Chiến khu Đ, với nhiều sắc thái khác nhau, ăm ắp tình người và sâu đậm tình nước như : Du kích Đồng Nai; Ngày hội; Xuân chiến khu; Chiến khu Đ chống bão . Điều đó cũng chẳng có gì là khi suốt cả thời trai trẻ , Huỳnh Văn Nghệ đã dành hết cho Chiến khu Đ. Thơ ông để lại cho người đọc một một cái gì sâu lắng. Thương cho em bé học trò trong “ Trốn học”, không phải vì lười học mà vì nghèo không có được chiếc áo thứ hai để mặc, ngoài chiếc áo cũ rách em đang mặc. Má ơi !Thầy của con Như là không biết thương Những trò nghèo áo rách Mỗi bữa mỗi đánh đòn Xấu hổ và sợ đau Không tiền may áo mới Nên con đành trốn học Để chờ ngày mẹ giàu. Nghe con phân trần lí do trốn học của mình, người mẹ : Cành roi rời khỏi tay Khăn rằn lau nước mắt Mẹ ôm con vào ngực Chim rừng ngơ ngác bay . Ai đã từng đọc “ Tiếng hát trong rừng” của Huỳnh Văn Nghệ chắc không khỏi thấy lòng mình đau đáu, nhức nhối với người chiến sĩ bị thương phải cưa chân bằng cưa thợ mộc, không thuốc gây mê, đã hát vang mãi bài Quốc ca “Đoàn quân Việt Nam đi .” để quên nỗi đớn đau. Một sự chịu đựng phi thường, rất đáng khâm phục, một thi tứ lạ đến lặng người. Thơ là người, người chính là thơ. Cái ý chí kiên cường, tinh thần bất khuất trong thơ Hùynh Văn Nghệ làm cho người đọc như muốn cùng ông “ vung kiếm thép” : Trở lại yên ngựa đi từng bước Cúi đầu nén nỗi đau thương Nhưng lửa căm hờn Bỗng dưng cao đầu ngựa dậy Vang trời ngựa hí Chí phục thù cháy bỏng tay cương. Nhà thơ “ vô danh” Huỳnh Văn Nghệ trong ý nghĩ tôi dạo nào không những không là người “ vô danh” trên mặt trận văn hoá, tư tưởng, chính trị mà ông còn là một “ người hùng” trong quân đội. Không phải là một chiến sĩ do đủ tuổi phải đi nghĩa vụ, mà ông đã bước vào quân ngũ theo lời gọi của trái tim quật khởi, một tấm lòng yêu nước, thương dân. Từ một công chức hoả xa, ông đã đến với cách mạng, cùng một số đồng chí vận động, tập hợp lực lượng lập chiến khu kháng chiến, chỉ huy Chi đội 10 Vệ quốc đoàn Biên Hoà. Ông chính là linh hồn của Chiến khu Đ. Tôi từng có niềm tự hào về Nguyễn Trãi. Và như nhà thơ Chế Lan Viên trong khi ca ngợi Tổ quốc của thời đại ta đang sống - thời đại có Đảng và có Bác Hồ - đã có làm công việc so sánh với quá khứ và tương lai. Tổ quốc trong quá khứ hiện lên trong thơ là một quá khứ anh hùng có truyền thống văn hoá rực rỡ. Qúa khứ có : Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc Nguyễn Du viết Kiều đất nước hoá thành văn. Nguyễn Trãi là một vị quan văn võ song toàn. Huỳnh Văn Nghệ cũng là một tướng lãnh song toàn văn võ. Vì vậy, trong ý nghĩ của riêng tôi : Huỳnh Văn Nghệ chính là “ Nguyễn Trãi” của miền Đông Nam Bộ. Thơ ông được mọi người từ Bắc chí Nam biết đến qua bài thơ “ Nhớ Bắc”. Nhưng với tôi, hai câu thơ được khắc trên bia đá nơi mộ ông lại làm tôi nao lòng : Gởi lại bạn mấy vần thơ trên cát Và chiều nay tôi sang bến, lên đường Hôm nay, nhân kỉ niệm 55 năm ngày thành lập Chiến khu Đ, tôi viết mấy dòng chữ này như lời tri ân của người hậu bối đối với những người làm nên lịch sử Chiến khu Đ và như thay một nén hương thắp lên mộ ông - nhà thơ - chiến sĩ Huỳnh Văn Nghệ. (Kỉ niệm 55 năm - thành lập Chiến khu Đ) Năm 2001 Kim ( longkhanh ) HUỲNH VĂN NGHỆ Huỳnh Văn Nghệ sinh ngày 2-2-1914 tại làng Tân Tịch ( Tân Uyên, tỉnh Biên Hoà; nay thuộc xã Thường Tân, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương ). Vào thời kháng chiến chống Pháp ở vùng Chiến khu Đ, Huỳnh Văn Nghệ là một nhà chỉ huy cách mạng. Ông từng là người chỉ huy Chi đội 10 nổi tiếng tại miền Đông thời ấy. Nhân dân mến mộ gọi ông là ông tướng, các tài liệu của Pháp và quân đội Saigon gọi ông là tướng Nghệ, là Huỳnh tướng quân. Thật ra, cấp quân hàm cao nhất của Huỳnh Văn Nghệ là thượng tá.Tuy nhiên, nhiều vị tướng vốn là chiến sĩ, cán bộ được ông đào tạo, dìu dắt vẫn tôn vinh là anh cả với niềm tôn kính vô bờ. Huỳnh Văn Nghệ qua đời tại thành phố Hồ Chí Minh năm 1977. Linh cữu của ông được đưa về an táng tại vùng quê Tân Tịch, Tân Uyên. Nơi mộ ông có khắc hai câu thơ nổi tiếng của ông : Gởi lại bạn mấy dòng thơ trên cát Và chiều nay tôi sang bến, lên đường ! Những bài thơ của ông : - Bà bán cau ( 1935 ) - Mộ bia ( 1936 ) - Đám ma nghèo ( 1938 ) - Trốn học ( 1939 ) - Xuân chiến Khu ( 1946 ) - Du kích Đồng Nai, Hội nghị Bình Công ( 1954 ) . Văn : Trận Mãng xà - Sấu đỏ mũi - Tiếng hát trên sông Đồng Nai - Chùa ông Mõ - Mất đồn Mỹ Lộc - . SÔNG ĐỒNG NAI Sông Đồng Nai sông nước anh hùng Nguồn xa, xa tận núi rừng hoang vu Lệ tiên kết đọng hồ sâu Còn mơ cao rộng nhớ màu gió trăng Xông pha vượt núi băng ngàn Gặp La Ngà nghĩa bạn vàng kết đôi Thề : “ Dù trắc trở núi đồi Cũng liều sống thác tìm trời tự do .” Đôi lòng nặng chí giang hồ Ngàn thu say bước trở về biển xanh. Đường xa lên thác xuống gành Ruộng đồng lưu luyến thị thành mến ưa. Lệ đời tràn ngập hồn thơ Bao phen lũ hận bẻ bờ đau thương. Gío ngang, thuyền ngược trăm đường Đồng Nai hoà Thái Bình Dương dâng trào. 1940 NHỚ BẮC Ai về Bắc ta đi với Thăm lại non sông giống Lạc Hồng Từ độ mang gươm đi mở cõi Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long. Ai nhớ người chăng ? Ôi Nguyễn Hoàng ! Mà ta con cháu mấy đời hoang Vẫn nghe trong máu buồn xa xứ Non nước Rồng Tiên nặng nhớ thương Vẫn nghe tiếng hát thời quan họ Xen nhịp từng câu vọng cổ buồn Vẫn thương vẫn nhớ mùa vải đỏ Mỗi lần phảng phất hương sầu riêng. Sứ mạng ngàn thu dễ dám quên Chinh Nam say bước quá xa miền Kinh đô nhớ lại xa muôn dặm Muốn trở về quê, mơ cảnh tiên CKĐ 1946 . toàn văn võ. Vì vậy, trong ý nghĩ của riêng tôi : Huỳnh Văn Nghệ chính là “ Nguyễn Trãi của miền Đông Nam Bộ. Thơ ông được mọi người từ Bắc chí Nam biết. có : Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc Nguyễn Du viết Kiều đất nước hoá thành văn. Nguyễn Trãi là một vị quan văn võ song toàn. Huỳnh Văn Nghệ cũng là

Ngày đăng: 25/11/2013, 00:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan