Trò chơi với chữ cái và phát triển ngôn ngữ ở trẻ em

67 3.3K 0
Trò chơi với chữ cái và phát triển ngôn ngữ ở trẻ em

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Những trò chơi đơn giản hàng ngày sẽ giúp bé làm quen và yêu thêm việc học ngôn ngữ:-Các trò chơi với “mèo” và “xe”Cùng đi ra ngoài với em bé của bạn, gợi ý để bé tìm ra những thứ có âm thanh bắt đầu với chữ “m” (mèo) hoặc “x” (xe) hoặc bất kỳ chữ nào bạn nghĩ ra. Nếu ở nhà, hãy khuyến khích bé đi quanh nhà và tìm ra 5 thứ bắt đầu với chữ “c” hoặc chữ “b”… Bạn cũng có thể đố bé, chẳng hạn: “Bắt đầu bằng chữ ‘b’, rất ngọt và thơm”, sau đó để bé tìm câu trả lời. Đáp án là “bánh”.-Các trò với những từ kết thúcTrò chơi này khó hơn, đòi hỏi bé phải tư duy. Hãy gợi ý bé nhà bạn tìm những đối tượng mà kết thúc bằng những âm thanh giống nhau (ví dụ, “cá” và “lá”, cùng kết thúc bằng chữ “a”). Hãy tặng bé phần thưởng là sự khen ngợi, ngay cả khi bé trả lời chưa chính xác. -Các trò chơi với đôi tayTạo hành động với đôi tay của bạn để bé học từ. Ví dụ, xoắn bàn tay trong hình dạng của một con rắn và nói “rắn”. Hoặc dùng bàn tay của bạn như kim đồng hồ và nói “tích tắc”.- Viết Viết hoặc in chữ cái trên giấy trắng. Sau đó, cho con của bạn vài cái bút chì màu để bé học tô hoặc trang trí cho chữ cái. -Miếng dán tủ lạnhCho bé của bạn những chữ cái có thể dính được và khuyến khích bé dính chữ trên tủ lạnh. Đừng lo lắng nếu bé tạo ra những từ không có ý nghĩa. Nếu bé đính chữ “em” và đọc là “mẹ” thì đó là dấu hiệu tích cực cần động viên bé. -Những chiếc thuyềnBạn hãy đổ nước vào chậu hoặc bát to. Để 3 cái hộp rỗng vào. Cần thổi chúng chuyển động từ bờ bên này sang bờ khác. Bạn nói với bé: “Con tưởng tượng xem, đây là biển nhé. Để cho tàu ra khơi, cần có gió đẩy thuyền đi. Con hít sâu vào rồi thổi mạnh đi!”. Điều quan trọng là theo dõi việc thở ra. Đừng nên chơi lâu, vì bé có thể bị chóng mặt. Để kích thích khẩu ngữ của bé, bạn hãy đặt những câu hỏi: “Thời tiết trên biển thế nào con nhỉ?”, “Con thấy thuyền trưởng trông như thế nào?”…-Một dàn nhạc đặc biệtCần 6 cái hộp và 3 kiểu vật liệu hạt rời (ngũ cốc, đường, bột, hạt cườm…). Điều quan trọng là đổ từng đôi hộp số lượng vật liệu như nhau để âm thanh trùng nhau chính xác. Nhưng âm thanh của đôi hộp này cần khác biệt với đôi khác. Một bộ đưa cho bé, còn bộ kia bạn hãy giữ. Người lớn cần lắc “thùng” bất kì, còn bé cần tìm trong bộ của mình cái thùng có âm thanh y như thế. Bạn hãy tăng dần số lượng hộp. Hãy nghĩ ra những tên gọi lí thú cho những dụng cụ đó: Tiếng ồn, quả bom…Trẻ em rất thích điều đó.-Bài hát kì diệuNguyên âm biểu hiện vẻ đẹp của ngôn ngữ, vì thế cần một phát âm rõ ràng: Phát âm “a” – miệng mở rộng (như “cái cửa sổ nhỏ”), phát âm “o” – đôi môi tròn lại một tí và giơ ra phía trước (như “cái ống nhỏ”), phát âm “i”- môi cười, thấy được răng (như “hàng rào nhỏ”).Cần có 4 cái hộp (mỗi cái dành cho một nguyên âm). Trên mỗi hộp vẽ khuôn mặt người: Mắt, tai, mũi, môi với diễn đạt âm thanh cần thiết.Cần chỉ cho bé theo trình tự để bé có thể đoán được cần hát âm gì: “Con hát đi! Con đừng quên phải hít thật nhiều hơi vào để có bài hát dài”. Ví dụ hát bài “Cháu lên ba” toàn bằng âm “a”.Sau đó bạn hãy luyện với bé những bài 2 – 3 nguyên âm (ví dụ “A-a-a-u-u-u!” và bằng những ngữ điệu khác nhau (nghịch ngợm, hát ru…)-Cần cẩuCơ miệng chịu trách nhiệm về phát âm đúng nhiều âm. Ví dụ, nếu như cơ miệng kém phát triển, âm “o” và “u” sẽ giống nhau, âm “s” không rõ ràng.Cần 3 cái hộp, chính xác hơn là 6 nửa của chúng. Người lớn đặt một nửa lên bàn, còn bé thì dùng môi di chuyển chúng. Bạn hãy nói với bé: “Con cứ tưởng tượng, mình đang ở công trường xây dựng. Con là chiếc cần cẩu. Con cần phải đem từng phần nhà tới nơi cần thiết”. Nếu những hộp đó to quá với bé thì hãy lấy những thứ nhỏ hơn, nhưng đừng nhỏ quá để bé khỏi nuốt chúng.Để mở rộng vốn từ vựng của bé bạn hãy hỏi bé: “Chúng ta xây gì nhỉ?”, “Ai sẽ sống trong ngôi nhà này?”-Cái bao bí ẩnCần một cái bao hoặc túi không trong suốt để không nhìn thấy được những vật dụng bên trong túi. Cho vào đó những đồ vật hình oval và hình tròn (trứng, quả bóng nhỏ, bóng lục lạc, cái hộp…).Trước khi người lớn cho những vật trên vào bao, hãy cho bé sờ chúng trước. Sau đó, đề nghị bé tìm vật cần thiết qua cảm ứng: “Bàn tay con có đôi mặt thần kì đó. Con hãy nhìn và chú ý lấy cho mẹ quả bóng xem nào!” (hoặc vật khác). Bạn hãy hỏi bé về đồ vật bé lấy ra khỏi bao: “Đây là cái gì?”, “Có thể chơi bóng như thế nào nhỉ?”.-Bạn cũng có thể giúp bé làm giàu thêm vốn từ vựng của mình và giúp bé phát triển khả năng nghe, phản xạ bằng cách yêu cầu bé nêu tên cho bạn tất cả những đồ vật mà bé biết bắt đầu bằng chữ cái mà bạn nêu ra. Ví dụ với chữ B - bố, cái bình…

Ngày đăng: 21/11/2013, 19:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan