Bài thảo luận quản trị nhân sự

10 653 5
Bài thảo luận quản trị nhân sự

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bài thảo luận quản trị nhân sự nhóm Tuyển dụng nhân sự là 1 quá trình tìm kiếm và lựa chọn nhân sự để thoả mãn nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp và bổ xung lực lượng lao động cần thiết nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.Tuyển dụng nhân sự là hoạt động liên quan đến quá trình cung ứng nhân lực cho doanh nghiệp. Quá trình này bao gồm 2 khâu cơ bản là thu hút tìm kiếm và tuyển chọn nhân sự. Hai khâu này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Đề cương 1. Các nội dung của quản trị nhân lực 1.1. Tuyển dụng nhân sự 1.1.1 Khái niệm 1.1.2 Nội dung 1.2. Bố trísử dụng nhân sự 1.2.1 Khái niệm 1.2.2 Nội dung 1.3. Đào tạo và phát triển nhân sự 1.3.1 Khái niệm 1.3.2 Nội dung 1.4. Đãi ngộ nhân sự 1.4.1 Khái niệm 1.4.2 Nội dung 2. Mối quan hệ giữa các nội dung của quản trị nhân lực 2.1 Tác động của tuyển dụng nhân sự. 2.2 Tác động của bố trísử dụng nhân sự. 2.3 Tác động của đào tạo và phát triển nhân sự. 2.4 Tác động của đãi ngộ nhân sự. 3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu mối quan hệ. 1. Các nội dung của quản trị nhân lực. 1.1 .Tuyển dụng nhân sự. 1.1.1: Khái niệm: Tuyển dụng nhân sự là 1 quá trình tìm kiếm và lựa chọn nhân sự để thoả mãn nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp và bổ xung lực lượng lao động cần thiết nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Tuyển dụng nhân sự là hoạt động liên quan đến quá trình cung ứng nhân lực cho doanh nghiệp. Quá trình này bao gồm 2 khâu cơ bản là thu hút tìm kiếm và tuyển chọn nhân sự. Hai khâu này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. 1.1.2 Nội dung. Để thực hiện tốt công tác tuyển dụng các nhà quản trị cần chú ý hai điểm, đó là: xác định nguồn cung ứng nhân lực đúng và sử dụng quy trình tuyển dụng khoa học. • Các nguồn tuyển dụng. Doanh nghiệp có thể tìm kiếm nhân sự từ hai nguồn cơ bản: bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Mỗi nguồn tuyển dụng đều có ưu nhược điểm nhất định, và tuỳ thuộc vào chính sách nhân sự cũng như đặc điểm của từng doanh nghiệp mà có thể lựa chọn 1 trong 2 nguồn trên kết hợp giữa chúng để có được kết quả tốt nhất. • Quy trình tuyển dụng. Quá trình tuyển dụng nhân sự thường được thực hiện thông qua các bước cơ bản sau: Định danh công việc cần tuyển, thông báo tuyển dụng, thu nhậnquản lý hồ sơ, tổ chức thi tuyển, đánh giá ứng viên, quyết định tuyển dụng và hội nhập nhân viêc mới. Mỗi bước trên đều có những chức năng và vai trò nhất định. Vì vậy để có được kết quả tốt nhất, tiết kiệm chi phí và tuyển chọn được những người tài cho doanh nghiệp thì nhà quản trị cần thực hiện tốt tất cả các bước trên. Tuyển dụng nhân sự có vai trò vô cùng quan trọng.Muốn có được đội ngũ lao động có chất lượng đáp ứng những nhu cầu của mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp cần phải làm tốt công tác tuyển dụng. Giúp nâng cao năng lực cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp. 1.2 . Bố trísử dụng nhân sự 1.2.1 Khái niệm, mục tiêu. Bố trísử dụng nhân sự là quá trình sắp đặt nhân sự vào các vị trí, khai thác và phát huy tối đa năng lực làm việc của nhân sự nhằm đạt hiệu quả cao trong công việc. Bố trísử dụng nhân sự vừa mang tính ổn định vừa mang tính linh hoạt. • Mục tiêu của bố trísử dụng nhân sự: Mục tiêu chung nhất của bố trísử dụng nhân sự là tạo lập sức mạnh thống nhất cho tổ chức và các nhóm làm việc, phát huy được sở trường của mỗi người, từ đó thúc đẩy nâng cao hiệu suất làm việc. Và để thực hiện được mục tiêu chung đó thì cần đảm bảo 3 mục tiêu cụ thể sau: - Bố trísử dụng nhân sự đảm bảo đủ số lượng, chất lượng nhân sự, đáp ứng yêu cầu của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Đảm bảo đúng người đúng việc. - Đảm bảo đúng thời hạn, mềm dẻo và linh hoạt trong sử dụng lao động. 1.2.2 Nội dung. Thực chất của quá trình bố trísử dụng nhân sự là quá trình mà nhà quản trị dự báo nhu cầu nhân sự của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai, so sánh nhu cầu đó với thực trạng đáp ứng của nhân sự hiện nay nhằm tìm ra khoảng cách về sự thừa thiếu nhân sự. Sau đó tìm kiếm bố trísử dụng nhân sự, sau cùng là các hoạt động kiểm soát nhân sự nhằm đảm bảo đúng đắn, khoa học và hiệu quả. Bố trísử dụng nhân sự giúp doanh nghiệp khai thác và phát huy tối đa năng lực làm việc của nhân viên, sử dụng hiệu quả và tối ưu nguồn lực nhân lực hiện có để hoàn thành được mục tiêu của doanh nghiệp. 1.3 Đào tạo và phát triển nhân sự. 1.3.1 Khái niệm: Đào tạo và phát triển nhân sự là quá trình cung cấp các kiến thức, hoàn thiện các kỹ năng, rèn luyện các phẩm chất nghề nghiệp cho người lao động trong doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu trong quá trình thực hiện công việc của họ ở cả hiện tại và tương lai. Đối với người lao động thì đào tạo và phát triển là quá trình tiếp thu các kiến thức học hỏi rèn luyện để nâng cao tay nghề, giúp người lao động hoàn thành tốt công việc được giao. Đối với doanh nghiệp: đào tạo và phát triển nhân sự được coi như là 1 quá trình đầu tư. Vì vậy doanh nghiệp cần phải tính toán kỹ giữa chi phí bỏ ra và lợi ích thu về. Và vì vậy mà không phải ai trong doanh nghiệp cũng được đào tạo. 1.3.2. Nội dung của đào tạo và phát triển nhân sự. Nội dung của đào tạo liên quan đến bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng để đảm nhiệm tốt công việc hiện tại và do vậy bao gồm đào tạo chuyên môn kỹ thuật, đào tạo chính trị lý luận, đào tạo phát triển văn hoá doanh nghiệp và đào tạo phương pháp công tác. Hình thức đào tạo cũng cần đa dạng để phù hợp với các đối tượng và các nội dung khác nhau. Phát triển nhân sự luôn gắn với chiến lược phát triển cũng như quy hoạch nhân sự của doanh nghiệp. Phát triển nhân sự chú trọng đến bồi dưỡng phẩm chất nghề nghiệp và các kiến thức kỹ năng ở trình độ sâu rộng để cho phép người lao động có sự thăng tiến cũng như đảm nhận những công việc có yêu cầu cao hơn. Đào tạo và phát triển nhân sự có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong đó đào tạo nhân sự là nền tảng để phát triển nhân sự. Đào tạo và phát triển nhân sự có vai trò rất quan trọng, nó được coi là yếu tố cơ bản nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược của tổ chức. Đào tạo và phát triển nhân sự không chỉ có ý nghĩa to lớn với người lao động mà còn với doanh nghiệp và xã hội. 1.4. Đãi ngộ nhân sự. 1.4.1. Khái niệm: Đãi ngộ nhân sự là quá trình chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của người lao động để người lao động có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và qua đó ghóp phần hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp. Như vậy đãi ngộ nhân sự là 1 quá trình gồm 2 hoạt động có liên quan chặt chẽ đến thoả mãn hai nhóm nhu cầu cơ bản của người lao động: chăm lo đời sống vật chất và chăm lo đời sống tinh thần. Đãi ngộ nhân sự thể hiện những quan hệ nhân sự cơ bản nhất của doanh nghiệp: quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động, quan hệ giữa nhà quản trịnhân viên dưới quyền 1.4.2. Nội dung của đãi ngộ nhân sự Đãi ngộ nhân sự trong doanh nghiệp được thực hiện qua hai hình thức cơ bản là đãi ngộ tài chính và đãi ngộ phi tài chính. Doanh nghiệp cần phải kết hợp chặt chẽ hai hình thức này để có thể khuyến khích được nhân viên làm việc, và giữ chân người tài. Doanh nghiệp phải xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách đãi ngộ nhân sự hợp lý trên cơ sở tôn trọng luật pháp và thông lệ xã hội, coi trọng tình cảm, đạo lý. II. Mối quan hệ giữa các nội dung của quản trị nhân lực Bốn nội dung cơ bản của quản trị nhân lực có mối quan hệ qua lại, bở sung và quy định lẫn nhau. Chúng đan xen vào nhau, không tách rời nhau. Quản trị nhân lực sẽ không còn là nó nếu thiếu một trong bốn nội dung này. 2.1 Tác động của tuyển dụng nhân sự: Tuyển dụng nhân sự có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động quản trị nhân lực. Tuyển dụng nhân sự là tiền đề của ba nội dung còn lại, là cơ sở của quản trị nhân lực vì kết quả của quá trình tuyển dụng nhân sự là đội ngũ nhân sự với trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp tốt, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh của mình. • Tác động tới bố trísử dụng nhân sự: Nếu thực hiện tốt công tác tuyển dụng thì doanh nghiệp sẽ có được đội ngũ nhân sự có chuyên môn, kinh nghiệm, phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, là cơ sở để thực hiện tốt quá trình bố trísử dụng nhân sự. Thông qua quá trình tuyển dụng nhân sự nhà quản trị có thể đánh giá được trình độ chuyên môn kỹ thuật, kinh nghiệm cũng như những phẩm chất nghề nghiệp của từng nhân viên, đó là cơ sở để bố trísử dụng nhân sự được hợp lý, hiệu quả. • Tác động tới đào tạo và phát triển nhân sự: Thông qua quá trình tuyển dụng nhân sự, nhà quản trị sẽ biết được trình độ chuyên môn kỹ thuật, kinh nghiệm của từng ứng viên, sẽ biết được điểm mạnh cũng như điểm yếu, tâm tư nguyện vọng của từng người. Đây là cơ sở để nhà quản trị quyết định đến việc đào tạo và phát triển cho từng nhân viên. Giúp cho việc đầo tạo hiệu quả, không gây lãng phí. Bên cạnh đó kết quả của quá trình phân tích công việc sẽ là căn cứ để nhà quản trị biết được yêu cầu của từng công việc, từ đó xác định được nội dung của đào tạo và phát triển. • Tác động tới đãi ngộ nhân sự: Việc tuyển dụng nhân sự sẽ tạo điều kiện giúp cho công tác đãi ngộ nhân sự đúng đắn hiệu quả hơn. 2.2. Tác động của bố trísử dụng nhân sự. • Tác động tới tuyển dụng nhân sự: Thông qua các hoạt động của bố trísử dụng nhân nhân sự: dự báo nhu cầu nhân sự, đánh giá thực trạng và khả năng đáp ứng của đội ngũ nhân sự doanh nghiệp đang có,…thì nhà quản trị sẽ biết được thực trạng nhân sự cảu doanh nghiệp, biết được doanh nghiệp đang thừa thiếu nhân sự ra sao. Từ đó có thể đề ra kế hoạch tuyển dụng cho công ty, tránh sự lãng phí trong công tác tuyển dụng. • Tác động tới đào tạo và phát triển: Cùng với sự phát triển của doanh nghiệp, các bộ phận tổ chức trong doanh nghiệp cũng không cố định mà phải thay đổi sắp xếp lại cho phù hợp với yêu cầu quản lý. Chính hoạt động này đã tạo tiền đề cho hoạt động đào tạo và phát triển nhân sự. Khi bố trísử dụng một nhân viên sang một vị trí mới thì cần phải đaof tạo thêm cho nhân viên đó về kỹ năng chuyên môn kỹ thuật cũng như các kỹ năng nghề nghiệp để có thể thực hiện tốt nhất công việc được giao nhằm đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp. Mặt khác chính hoạt động đánh giá thực trạng nguồn nhân sự của công ty trong quá trình bố trísử dụng nhân sự là cơ sở để nhà quản trị xác định đựơc nội dung đào tạo. • Tác động tới đãi ngộ nhân sự: Bố trísử dụng nhân sự có tác động rất lớn tới đãi ngộ nhân sự của công ty vì chính hoạt động bố trísử dụng nhân sự sẽ là cơ sở để nhà quản trị đưa ra các chính sách đãi nhộ nhân sự. Các mức lương thưởng phụ cấp, … sẽ được xác định trên cơ sở của việc bố trísử dụng nhân sự. Thông qua các hoạt động của bố trísử dụng nhân sự công ty có thể biết chính xác năng lực của mỗi nhân viên, sự đóng góp của mỗi nhân viên, và đó là một phần căn cứ để xác định mức đãi ngộ cho nhân viên. 2.3. Tác động của đào tạo và phát triển. • Tác động tới tuyển dụng nhân sự: Hoạt động đào tạo và phát triển sẽ tạo tiền đề cho doanh nghiệp trong việc tuyển dụng nhân sự, nó cúng chính là sự đãi ngộ nhân sư. Nếu chính sách về đào tạo thêm cho người lao động, chính sách phát triển nhân sự mà công ty đang sử dụng mà tốt thì sẽ thu hút được nhiều ứng viên tuyển dụng hơn nguồn tuyển dụng của công ty sẽ phong phú, giúp cho việc tuyển dụng đạt kết quả cao hơn. Trong hoạt động đào tạo và phát triển công ty cũng biết được những đặc điểm cơ bản của nguồn nhân lực hiện tại và sự cần thiết của các kỹ năng, kiến thức cho từng công việc. Từ đó có thể bổ sung thêm vào bảng tiêu chuẩn công việc của công ty, giúp cho việc tuển dụng đạt hiệu quả cao hơn. • Tác động tới bố trísử dụng: Hoạt động đào tạo và phát triển là căn cứ để nhà quản trị tiến hành bố trísử dụng nhân sự. Khi hoạt động đào tạo và phát triển nhân viên được thực hiện tốt thì công tác bố trísử dụng nhân sự sẽ có nhiều thuật lợi hơn. Dựa vào kế hoạch đào tạo và phát triển công ty sẽ bố trísử dụng nhân viên hợp lý hơn. Những nhân viên được đào tạo tốt sẽ được nhà quản trị bố trí sắp xếp vào vị trí mới. Những nhân viên có khả năng phát triển cũng được bố trísử dụng hợp lý. • Tác động tới đãi ngộ nhân sự. Như đã nói ở trên đào tạo và phát triển cũng chính là một hình thức đãi ngộ nhân sự. Nó bổ sung cho công tác đãi ngộ nhân sự, làm cho hoạt động đãi ngộ nhân sự trở lên phong phú đa dạng hơn. Đào tạo và phát triển là cơ sở sau này cho việc xây dựng các chính sách đãi ngộ nhân sự. 2.4. Tác động của đãi ngộ nhân sự. Đãi ngộ nhân sự liên quan chặt ché với các nội dung khác của quản trị nhân sự. Đãi ngộ tốt sẽ là cơ sở quan trọng thúc đẩy các khâu còn lại. • Tác động tới tuyển dụng nhân sự Công tác đãi ngộ tác động rất lớn tới hoạt động tuyển dụng của doanh nghiệp. Nó quyết định phần lớn tới việc công ty có tuyển chọn thu hút được người tài hay không. Các mức lương thưởng trợ cấp …cùng với văn hóa doanh nghiệp ( đãi ngộ phi tài chính) của công ty mà tốt thì việc tuyển dụng sẽ gặp nhiều thuận lợi. Công ty sẽ có được nguồn tuyển dụng lớn và phong phú. • Tác động tới bố trísử dụng nhân sự Hoạt động đãi ngộ nhân sự giúp cho công tác bố trísử dụng đạt kết quả cao hơn. Sẽ phát huy được tối đa năng lực và tiềm năng của mỗi người. Góp phần duy trì nguồn nhân lực ổn định cho doanh nghiệp. • Tác động tới đào tạo và phát triển Đãi ngộ nhân sự thúc đẩy hoạt động đào tạo và phát triển. Thúc đẩy người lao động nâng cao kiến thức trình độ, giúp cho hoạt động đào tạo và phát triển đạt kết quả cao. 3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu mối quan hệ: Thông qua việc nghiên cứu mối quan hệ giữa các nội dung của quản trị nhân lực chúng ta có thể thấy được mối quan hệ khăng khít giữa chúng. Các nội dung của quản trị nhân sự bổ sung tác động qua lại lẫn nhau. Nội dung này là điều kiện, tiền đề cho nội dung kia, chúng thúc đẩy lẫn nhau cùng phất triển.Vì vậy mà chúng ta cần phải nghiên cứu làm rõ mối quan hệ khăng khít này để có thể làm tốt được công tác quản trị nhân sự của công ty. Mỗi một nội dung quản trị nhân lực có một vai trò nhất định không thể thay thế được, vì vậy chúng ta không thế coi thường bất kỳ nội dung nào mà phải làm tốt tất cả các nội dung của nó và phát huy tối đa mối quan hệ giữa chúng. . động quản trị nhân lực. Tuyển dụng nhân sự là tiền đề của ba nội dung còn lại, là cơ sở của quản trị nhân lực vì kết quả của quá trình tuyển dụng nhân sự. Các nội dung của quản trị nhân lực. 1.1 .Tuyển dụng nhân sự. 1.1.1: Khái niệm: Tuyển dụng nhân sự là 1 quá trình tìm kiếm và lựa chọn nhân sự để thoả mãn

Ngày đăng: 18/11/2013, 16:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan