Bài thảo luận quản trị tri thức ứng dụng thương mại điện tử

11 469 2
Bài thảo luận quản trị tri thức ứng dụng thương mại điện tử

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài thảo luận quản trị tri thức ứng dụng thương mại điện tử

Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Đề tài: Ứng dụng thương mại điện tử nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch Phân I: Giới thiệu sơ lược về Thương mại Điện Tử 1.1 Thương mại điện tử (TMĐT) là gì Thương mại điện tử có tên tiếng anh là : E-commerce(electric commerce) Theo GS.R.KALAKOTA và A. WINSTON,TMĐT được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau: Góc độ Mô tả CNTT TMĐT là việc cung cấp, phân phối thông tin, các sản phẩm / dịch vụ, và các phương tiện thanh toán qua đường dây điện thoại , các mạng truyền thông hoặc các phương tiện điện tử khác Kinh Doanh TMĐT là việc ứng dụng công nghệ (chủ yếu là công nghệ thông tin) để tự động hoá các giao dịch kinh doanh và các thông tin kinh doanh Dịch vụ TMĐT là công cụ để các doanh nghiệp, người tiêu dùng, các nhà quản lý cắt giảm các chi phí dịch vụ, đồng thời nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ và tăng tốc độ cung cấp dịch vụ cho khách hàng Trực tuyến TMĐT cung cấp khả năng tiến hành các hoạt động mua, bán hàng hoá, trao đổi thông tin trực tiếp trên internet cùng nhiều dịch vụ trực tuyến khác Khái niệm Thương mại điện tử: 1 Ebook.VCU – www.ebookvcu.com “Thương mại điện tử là việc tiến hành các giao dịch thương mại thông qua mạng internet, các mạng truyền thông và các phương tiện điện tử khác” 1.2 Đặc điểm của Thương Mại điện tử -TMĐT là một phương thức thương mại sử dụng các phương tiện điện tử để làm thương mại. Nói chính xác hơn, TMĐT là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ thông tin, mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong bất kỳ công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao dịch - Hoạt động TMĐT được thực hiện trên cơ sở các nguồn thông tin dưới dạng số hoá của các mạng điện tử . Nó cho phép hình thành những dạng thức kinh doanh mới và những các thức mới để tiến hành hoạt động kinh doanh - Các bên tiến hành giao dịch trong TMĐT không nhất thiết phải gặp gỡ nhau trực tiếp và không cần phải biết nhau trước. Việc sử dụng các phương tiện điện tử , các thông tin thương mại được số hoá cho phép giao dịch Người – Máy – Máy - Người giữa các bên được tiến hành - TMĐT là một hệ thống bao gồm nhiều giao dịch thương mại . Các giao dịch này không chỉ tập trung vào việc mua , bán hàng hoá và dịch vụ để trực tiếp tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp, mà bao gồm nhiều giao dịch hỗ trợ lợi nhuận (Ví dụ: hệ thống hỗ trợ việc trào bán , cung cấp các dịch vụ khách hàng hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thông tin, liên lạc giữa các đối tác kinh doanh …) 1.3 Lợi ích của việc ứng TMĐT trong kinh doanh 2 Ebook.VCU – www.ebookvcu.com 1.3.1. Lợi ích đối với các tổ chức -Mở rộng thị trường: Mở rộng thị trường với chi phí thấp; Dễ dàng tìm kiếm, tiếp cận người cung cấp, khách hàng và đối tác trên khắp thế giới; mở rộng mạng lưới nhà cung cấp, khách hàng cũng cho phép các tổ chức có thể mua với giá thấp hơn và bán được nhiều sản phẩm hơn -Giảm chi phí sản xuất: Giảm chi phí giấy tờ, giảm chi phí chia sẻ thông tin, chi phí in ấn , gửi văn bản truyền thông -Cải thiện hệ thống phân phối: giảm lượng hàng tồn kho và độ trễ trong phân phối hàng ; hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc được hỗ trợ bởi các showroom trên mạng - Vượt giới hạn về thời gian: Việc tự động hoá các giao dịch thông qua web và internet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7//365 - Sản xuất hàng theo yêu cầu: còn được biết đến dưới tên gọi chiến lược kéo, lôi kéo khách hàng đến với doanh nghiệp bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầucủa khách hàng - Mô hình kinh doanh mới: các mô hình kinh doanh mới với những lợi thế về giá trị mới cho khách hàng - Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường : lợi thế về thông tin; khả năng phối hợp giữa các doanh nghiệp => tăng hiệu quả sản xuất và giảm thời gian tung sản phẩm ra thị trường - Giảm chi phí thông tin liên lạc: - Giảm chi phí mua sắm: thông qua giảm chi phí quản lýhành chính, giảm giá mua hàng - Củng cố quan hệ khách hàng : Giao tiếp thuận tiện qua mạng; quan hệ với trung gian và khách hàng dễ dàng hơn; việc cá biệt hoá sản phẩm và dịch vụ cũng góp phần thắt chặt quan hệ với khách hàng và củng cố lòng trung thành 3 Ebook.VCU – www.ebookvcu.com - Thông tin cập nhật:Mọi thông tin trên web như sản phẩm, dịch vụ , giá cả… đều có thể được cập nhật nhanh chóng và kịp thời - Chi phí đăng ký kinh doanh: Một số nước và khu vực khuyến khích bằng cách giảm hoăcj không thu phí đăng ký kinh doanh qua mạng. Thực tế, việc triển khai cũng gặp nhiều khó khăn do đặc thù của internet - Các lợi ích khác: Nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp Cải thiện chất lượng phục vụ khách hàng - Đối tác kinh doanh mới - Đơn giản hoá và chuẩn hoá các quy trình giao dịch - Tăng năng suất và giảm chi phí giấy tờ - Tăng khả năng tiếp cận thông tin và chi phí vận chuyển - Tăng sự linh hoạt trong giao dich và hoạt động kinh doanh 1.3.2.Lợi ích đối với người tiêu dùng - Vượt giới hạn về không gian và thời gian: thương mại điện tử cho phép khách hàng mua sắm mọi nơi, mọi lúc đối với các cửa hàng trên khắp thế giới - Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ về sản phẩm và dịch vụ: thương mại điện tử cho phép người mua có nhiều lựa chọn hơn vì tiếp cận được nhiều nhà cung cấp hơn - Giá thấp: Do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên khách hàng có thể so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp thuận tịên hơn và từ đó tìm được mức giá phù hợp nhất - Giao hàng nhanh đối với những hàng hoá số hoá được: đối với các sản phẩm số hoá được như phim, nhạc, sách, phần mềm… việc giao hàng được thực hiện dễ dàng thông qua mạng internet 4 Ebook.VCU – www.ebookvcu.com - Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: khách hàng có thể tìm được thông tin nhanh chóng và dễ dàng thông qua các công cụ tìm kiếm ; thông tin đa phương tiện (âm thanh, hình ảnh) - Đấu giá: Mô hình đấu giá trực tuyến ra đời cho phép mọi người đều có thể tham gia mua, bán trên các sản phẩm đấu giá và đồng thời có thể tìm, sưu tầm những món hàng mình quan tâmtại mọi nơi trên thế giới - Cộng đồng thương mại điện tử: Môi trường kinh doanh thương mại điện tử cho phép mọi người tham gia có thể phối hợp chia xẻ thông tin và kinh nghiệm hiệu quả và nhanh chóng - Đáp ứng mọi nhu cầu: Khả năng tự động hoá cho phép chấp nhận các đơn hàng khác nhau mọi khách hàng -Thuế:Trong giai đoạn đầu của thương mại điện tử, nhiều nước khuyến khích bằng cách miễn thuế đối với các giao dịch trên mạng 1.3.3. Lợi ích đối với xã hội - Hoạt động trực tuyến:Thương mại điện tử tạo ra môi trường để làm việc, mua sắm,giao dịch… từ xa -> giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn - Nâng cao mức sống: nhiều hàng hoá, nhiều nhà cung cấp -> áp lực giảm giá -> khả năng mua sắm của khách hàng cao hơn -> nâng cao mức sống - Lợi ích cho các nước nghèo:Những nước nghèo có thể tiếp cận với các sản phẩm và dịch vụ từ những nước phát triển hơn thông qua mạng internet và thương mại điện tử. Đồng thời cũng có thể học tập được kinh nghiệm, kỹ năng …. được đào tạo qua mạng - Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn: các dịch vụ công như y tế, giáo dục các dịch vụ công của chính phủ … được thực hiện qua mạng với chi phí thấp hơn , thuận tiện hơn. Cấp các loại giấy phép qua mạng, vấn y tế …là các ví dụ thành công điển hình. 5 Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Phần II.ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiêp nói chung và trong doanh nghiệp du lịch nói riêng 2.1 ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp nói chung Hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam đang phát triển ngày một sâu rộng và được các doanh nghiệp sẵn sàng đón nhận và ứng dụng rộng rãi. Việc ứng dựng công nghệ thanh toán qua điện tử cũng đang được khởi sắc, phát triển nhanh và đi vào cuộc sống. Ngày 8/11/2008, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chính thức đưa vào vận hành hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng giai đoạn II. Và như vậy Việt Nam đã sẵn sàng cho TMĐT. Các doanh nghiệp Việt Nam đã triển khai ứng dụng sâu rộng lĩnh vực TMĐT và mang lại hiệu quả cao, thể hiện qua hàng loạt các con số thống kê trong Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2008 của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin của Bộ Công Thương. Các tổ chức đào tạo chính quy tại Việt Nam đã thực sự quan tâm tới thị trường giàu tiềm năng đó là lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công nghệ TMĐT. Theo Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2008 của Cục TMĐT và CNTT - Bộ Công Thương, trong tổng số 1.600 doanh nghiệp được điều tra tại Việt Nam, có 100% doanh nghiệp đã được trang bị máy tính, trong đó tỷ lệ doanh nghiệp có từ 11- 20 máy trở lên đạt 20%, 99% đã được kết nối internet, 45% doanh nghiệp có website riêng, 75% doanh nghiệp có tỷ trọng doanh thu từ TMĐT chiếm tới 5% trở lên. Một số doanh nghiệp lớn đã nhanh chóng tiếp cận và triển khai các ứng dụng cộng nghệ thương mại điện tử vào sản xuất kinh doanh. Cảng Hải Phòng là một trong những đơn vị đi đầu trong việc ứng dụng này. Các cơ quan Nhà nước đã quan tâm nhiều hơn đến công tác xây dựng, phổ biến, tuyên truyền về công nghệ trong TMĐT. Bộ Công Thương được đánh giá là đơn vị đi đầu trong việc ứng dụng TMĐT về dịch vụ công. Dịch vụ cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ đã được đưa vào triển khai toàn diện trong cả nước. 6 Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Đây chính là thành công nổi bật trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Việt Nam. Nếu như từ năm 2007 về trước, đầu công nghệ TMĐT của các doanh nghiệp chỉ tập trung chủ yếu dưới dạng phát triển phần cứng, thì năm 2008, các doanh nghiệp Việt Nam đã chuyển mạnh sang phát triển công nghệ TMĐT phần mềm (chiếm 46% trong tổng vốn đầu cho TMĐT, tăng gấp đôi so với năm 2007). Điều này chứng tỏ một điều rằng, thị trường công nghệ TMĐT Việt Nam đang chuyển mạnh sang phát triển nguồn nhân lực. Cũng theo Báo cáo TMĐT Việt Nam năm 2008, trong tổng điều tra tại hơn 108 trường đại học và cao đẳng của Việt Nam, có tới 49 trường có khoa TMĐT và bộ môn TMĐT, trong đó có 30 trường đại học và 19 trường cao đẳng. Số liệu khảo sát tại các trường này cho biết, có 33 trường trong thời gian tới sẽ xây dựng ngành TMĐT và 52 trường dự kiến đào tạo TMĐT. Trong TMĐT, vi phạm liên quan đến thông tin cá nhân ngày một nhiều hơn. Vì thế, Việt Nam đã và đang tích cực tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ thông tin cá nhân. Các doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức được tầm quan trọng của việc này và đã thực sự quan tâm tới vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân. Số liệu điều tra tại Báo cáo cho biết 18% doanh nghiệp Việt Nam đã có có quy chế bảo vệ thông tin cá nhân, 40% doanh nghiệp sẽ xây dựng quy chế trong tương lai gần và 67% triển khai cả hai nhóm giải pháp công nghệ và quản lý để bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng. Việt Nam đang sãn sàng cho sự phát triển công nghệ TMĐT, việc thanh toán qua điện tử đang được phát triển nhanh và đi vào cuộc sống. Ngày 8/11/2008, Ngân hàng nhà nước Việt Nam chính thức đưa vào vận hành hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng giai đoạn II. Tính đến hết năm 2008, đã có 39 tổ chức ngân hàng phát hành được hơn 13 triệu thẻ thanh toán, lắp đặt và đưa vào sử dụng 7051 máy ATM. Số lượng máy POS đạt trên 24.000 chiếc. Một loạt thanh toán điện tử với những giải pháp khác nhau đã xuất hiện. Trong năm 2008, tại Việt Nam đã có 50 website triển khai dịch vụ thanh toán trực tuyến cho khách hàng. Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán giảm xuống còn 14 % (năm 2008 là 18%). 7 Ebook.VCU – www.ebookvcu.com 2.2. ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp du lịch Du lịch đang được đánh giá là ngành công nghiệp không khói đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. Để phát triển ngành này không những chỉ đầu cho công tác quảng bá mà chúng ta cần chú trọng đến nâng cao năng lực quản lý và kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Xuất phát từ thực trạng của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam, Công ty Cổ phần Truyền thông Thời Đại và Tập đoàn lữ hành quốc tế NBA đã đưa ra ý tưởng xây dựng Cổng Thương mại điện tử (TMĐT) ngành du lịch VIETNAMTOUR-ONLINE.COM, là giải pháp đồng thời cũng là công cụ để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp lữ hành. Cổng TMĐT gồm 3 hệ thống chính: Phần mềm quản lý doanh nghiệp lữ hành; Sàn giao dịch B2B giữa các doanh nghiệp lữ hành; Sàn giao dịch B2C giữa doanh nghiệp lữ hành với khách du lịch. Cổng giải quyết tương đối đầy đủ các yêu cầu về nghiệp vụ quản lý và kinh doanh của các công ty hoạt động trong lĩnh vực lữ hành du lịch. Cổng là bước đột phá trong việc thay đổi quy trình quản lý và kinh doanh của các công ty lữ hành du lịch chuyển từ làm việc thủ công, không có sự liên kết, sang làm việc điện tử trên môi trường mạng, có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Phần mềm được xây dựng gồm nhiều module: Quản lý nhân sự, Quản lý cơ sở dữ liệu dịch vụ du lịch; module quản lý khách sạn; module quản lý nhà hàng; module quản lý ô tô du lịch; module quản lý thuyền du lịch; module quản lý vé máy bay . Ưu điểm của cổng rất lớn. Lần đầu tiên các công ty du lịch có 1 phần mềm thực hiện được toàn bộ các thao tác về nghiệp vụ quản lý và kinh doanh. Hệ thống sàn giao dịch B2B đúng nghĩa cũng là một điều mới ở Việt Nam: nơi các doanh nghiệp du lịch có thể trao đổi các sản phẩm dịch vụ của nhau một cách dễ dàng. 8 Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Hiện tại, Cổng đã và đang được ứng dụng tại rất nhiều công ty lữ hành du lịch. Tiêu biểu là Tập đoàn NBA đã đưa Cổng vào ứng dụng cho tất cả các công ty thành viên của mình: Công ty Nam Long, Công ty Gia Bách, Văn phòng Nam Long tại TPHCM, Văn phòng đại diện Vietnam Adventure tại Hà Nội, và hệ thống các Seller của tập đoàn trên khắp các tỉnh thành trong nước và tại Trung Quốc. Đánh giá về ứng dụng CNTT của ngành Du Lịch, theo báo cáo kết quả khảo sát của trung tâm Tin Học- tổng cục du lịch, ứng dụng ở các cấp quản lý cấp tỉnh, thành (sở) chỉ đạt mức trung bình, việc khai thác phục vụ cho công tác quản lý còn thấp, cơ sở dữ liệu (CSDL) còn hạn chế, bảo mật chưa được chú trọng so với khối doanh nghiệp Theo tổng cục du lịch, năm 2007 du lịch thế giới đạt 898 triệu lượt khách (tăng 6,5% so với 2006), dự kiến đạt 1,6 tỷ lượt vào 2020; thu nhập DL 2007 đạt 733 tỷ USD. Năm 2007, hơn 41% khách du lịch tại Tây Ban Nha đăng ký tour qua mạng và tại Mỹ, số người đăng ký tour qua mạng bắt đầu vượt số người đăng ký trực tiếp. Với hơn 1,4 tỷ người dùng Internet hiện nay, ứng dụng CNTT là nhân tố tạo sức cạnh tranh cho các nước đang phát triển có tiềm năng du lịch cạnh tranh bình đẳng với các cường quốc du lịch. So với năm 2006, năm 2007 du lịch Việt Nam đón hơn 4,2 triệu lượt khách quốc tế, tăng 17,2% và hơn 19,2 triệu lượt khách nội địa, tăng 9,7%, thu nhập xã hội từ du lịch ước đạt 56.000 tỷ đồng, tăng 9,8%. Mức độ ứng dụng CNTT trong ngành du lịch hiện ở bước khởi đầu. Theo chỉ số sẵn sàng ứng dụng CNTT (Vietnam ICT Index): năm 2005, ngành du lịch xếp hạng khá 8/26 bộ, ngành; năm 2006 là 12/36 bộ, ngành (do thành lập một số bộ, ngành mới). Ứng dụng CNTT trong ngành du lịch hiện chia thành 3 cấp: cấp trung ương, cấp tỉnh và cấp doanh nghiệp. Ở cấp trung ương, hệ thống cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, đầu phát triển ứng dụng tương đối tốt. Tuy nhiên môi trường, chính sách để thúc đẩy ứng dụng chưa được quan tâm, chưa có ban chỉ đạo ứng dụng cấp bộ, chưa có chiến lược phát triển cụ thể cho ngành. Cấp tỉnh, tuy lãnh đạo nhận thức rõ lợi ích CNTT thể hiện qua việc đầu cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực nhưng mức độ chưa được đồng đều giữa các vùng, miền. Cấp doanh nghiệp, việc ứng dụng tương đối khá do nhu cầu gắn liền với hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp chủ động về cơ chế chính sách, tài chính. 9 Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Nhìn chung, việc ứng dụng CNTT của ngành du lịch còn hạn chế, chưa được phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp, còn mang tính tự phát và nhỏ lẻ, chưa tập hợp tất cả nguồn lực để tạo nên hình ảnh chung cho du lịch Việt Nam, chưa thống nhất một chuẩn chung về trao đổi dữ liệu. Nếu xây dựng được chuẩn chung này,doanh nghiệp không phải đầu mà sẽ tận dụng giới thiệu hình ảnh, sản phẩm từ những chiến dịch quảng bá của Nhà Nước, có môi trường trao đổi dịch vụ, kế hoạch giữa các doanh nghiệp. Với các cấp quản lý, dựa trên số liệu thống kê có thể phân tích thị trường để hoạch định chính sách phát triển du lịch. Hiện nay, các tổ chức du lịch thế giới khuyến cáo các cơ quan quản lý du lịch nên ứng dụng hệ thống quản lý điểm đến DMS (Destination Management System). Một hệ thống DMS hoàn chỉnh hiện nay được xem là mức độ ứng dụng CNTT cao nhất của ngành du lịch. Qua DMS, du khách có thông tin đầy đủ để so sánh, lựa chọn dịch vụ. doanh nghiệp du lịch trao đổi thông tin nghiệp vụ, cơ quan quản lý khai thác số liệu qua sự tương tác trao đổi giữa người sử dụng - doanh nghiệp du lịch du- khách tiềm năng. Để có được mô hình này, việc kết hợp giữa khu vực công (quản lý) và khu vực (doanh nghiệp cung cấp giải pháp) là cần thiết. Ngành du lịch Việt Nam đang nghiên cứu đầu theo từng bước, từ website đã xây dựng sẽ phát triển thành cổng thông tin du lịch, sau đó xây dựng DMS theo chuẩn quốc tế. Để hỗ trợ thúc đẩy ứng dụng, tổng cục du lịch đang đẩy mạnh thông tin quảng bá trên hệ thống website, sẵn sàng tiếp nhận thông tin từ các tỉnh, đưa thông tin của doanh nghiệp miễn phí và cung cấp giải pháp cho doanh nghiệp có nhu cầu. 10

Ngày đăng: 18/11/2013, 10:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan