MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH GIÚP HỌC SINH LỚP 4 GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN

10 7.7K 106
MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH  GIÚP HỌC SINH LỚP 4 GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường Tiểu học “ A” Ô Long Vĩ Sáng kiến kinh nghiệm MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH GIÚP HỌC SINH LỚP 4 GIẢI TOÁN LỜI VĂN A / THỰC TRẠNG BAN ĐẦU : - Vào đầu mỗi năm học trường tôi đều tổ chức thi khảo sát đầu năm để tìm hiểu phân định trình độ kiến thức của các em học sinh sau ba tháng hè cũng như những kiến thức mà các em đã tiếp thu được từ những lớp trước . Qua nhiều năm khảo sát tôi nhận thấy các em đều gặp trở ngại ngay khi thực hiện giải bài toán lời văn .Cũng như mọi năm năm nay tôi được giao nhiệm vụ đảm nhận chủ nhiệm lớp 4 A . Qua khảo sát đầu năm lớp tôi đa số thực hiện các bài toán các phép tính tương đối khá duy chỉ đến bài toán lời văn hầu hết đa số các em đều lung túng không biết tiến trình giải , cách giải cách đặt lời giải cho bài toán . Từ việc giải không được các bài toán lời văn làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em làm các em mất tự tin trong việc giải toán . B/ LÝ DO ĐẶT VẤN ĐỀ: - Ta thấy rằng cũng như các môn học khác môn toán là môn hết sức quan trọng vì nó tác dụng vô cùng to lớn toàn diện làm ảnh hưởng đến thực tế cuộc sống rất nhiều như : + Thông qua việc giải toán học sinh sẽ tiếp nhận được những kiến thức phong phú về cuộc sống điều kiện để rèn luyện khả năng áp dụng kiến thức toán học vào thực tiễn cuộc sống . + Mỗi đề toán đều là một bức tranh thu nhỏ của cuộc sống . Khi giải mỗi bài toán học sinh phải biết rút ra từ cái bức tranh thu nhỏ đó cái bản chất toán học của nó , học sinh phải biết chọn lựa những phép tính thích hợp , biết làm đúng phép tính đó , biết đặt lời giải chính xác … Vì thế quá trình giải toán sẽ giúp học sinh rèn luyện khả năng quan sát , khả năng giải quyết vấn đề của cuộc sống bằng khả năng toán học của mình + Việc giải toán sẽ giúp học sinh phát triển trí thông minh , óc sáng tạo thói quen làm việc khoa học . Bởi vì khi giải toán học sinh phải tập trung nhận biết cái nào là cái đã cho cái nào là cái phải tìm , phải biết phân tích tìm ra các mối liên quan vv… Nhờ đó mà giúp các em sáng suốt hơn , tinh tế hơn , tư duy các em sẽ linh hoạt , chính xác hơn , cách suy nghĩ việc làm của các em sẽ khoa học hơn . + Việc giải toán còn đòi hỏi học sinh phải biết tự mình xem xét vấn đề , tự mình tìm tòi cách giải quyết vấn đề , tự mình thực hiện các phép tính , tự mình kiểm tra lại các kết quả …Do đó giải toánmột đức tính rất tốt để rèn luyện tính kiên trì , tự lực vượt khó , cẩn thận chu đáo yêu thích sự chặt chẽ chính xác . - Chính vì những lý do trên nên tôi quyết định chọn nghiên cứu tìm hiểu một số phương pháp giúp học sinh lớp 4 giải tốt các bài toán lời văn giúp các em học tốt hơn môn toán cũng như các môn học khác . C/ NỘI DUNG BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH GV : Quách Thị Thanh Trúc 1 Trường Tiểu học “ A” Ô Long Vĩ Sáng kiến kinh nghiệm - Trước khi tiến hành thực hiện các phương pháp giúp học sinh thực hiện giải toán lời văn tôi tiến hành tìm hiểu nội dung chương trình những dạng bài toán lời văn được quy định trong chương trình toán lớp 4 I/ NỘI DUNG CÁC BÀI TOÁN LỜI VĂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH MÔN TOÁN LỚP 4 : - Nội dung chủ yếu các bài toán lời văn trong chương trình Toán lớp 4 bao gồm : Tiếp tục giải các bài toán đơn các bài toán hợp dạng đã học từ lớp 1, 2 , 3 phát triển các bài toán đó đối với các phép tính trên phân số các số đo đại lượng đã họclớp 4 .Đồng thời cũng tập trung giải các bài toán sau : + Giải bài toán vế “ Tìm số trung bình cộng “ + Giải toán về “ Tìm hai số khi biết tổng hiệu của hai số đó “ + Giải toán về “ Tìm hai số khi biết tổng ( hoặc hiệu ) tỉ số của hai số đó “ + Giải bài toán nội dung hình học . + Giải bài toán khác như : “ Tìm phân số của một số “ , bài toán liên quan đến biểu đồ , ứng dụng “ tỉ lệ bản đồ “ , toán “ trắc nghiệm “ II / CÁC BƯỚC NÊN THỰC HIỆN KHI GIẢI CÁC BÀI TOÁN LỜI VĂN LỚP 4 Muốn giải toán lời văn học sinh cần nắm vững các bước sau : 1/ Đọc kĩ đề toán : xác định cái đã cho cái phải tìm 2/ Tóm tắt đề toán : nhiều cách tóm tắt đề toán nhưng ở chương trình toán lời văn lớp 4 thường áp dụng những cách tóm tắt sau : + Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng : trong cách tóm tắt này người ta dùng các đoạn thẳng để biểu thị các đã cho , cái phải tìm , các quan hệ toán học trong đề toán . Ví dụ : Tổng hai số là 70 . Hiệu hai số đó là 10 . Tìm hai số đó Số lớn : I I I 10 70 Số bé : I I + Tóm tắt đề toán bằng ngôn ngữ ký hiệu ngắn gọn : đây là một cách viết tắt các ý chính , chủ yếu của đề toán ; phối hợp cùng các dấu móc , dấu ngoặc để kết hợp các điều kiện ; dùng mũi tên hoặc dấu gạch ngang để chỉ sự tương tác giữa các số liệu ; dùng dấu sổ để phân chia cái đã cho cái phải tìm v.v… Ví dụ : Một cửa hàng bán 13 kg đường loại 5200 đồng một ki – lô – gam 18 kg đường loại 5500 đồng một kí – lô – gam . Hỏi khi bán hết hai loại đường trên cửa hang đó thu được số thu được tất cả bao nhiêu tiền ? Tóm tắt : Đường loại : 1 kg 5200 đồng Bán 13 kg ? đồng ? đồng Đường loại : 1 kg 5500 đồng Bán 18 kg ? đồng GV : Quách Thị Thanh Trúc 2 Trường Tiểu học “ A” Ô Long Vĩ Sáng kiến kinh nghiệm 3 / Phân tích đề toán để tìm cách giải : - Muốn giúp học sinh tìm ra cách giải bài toán đúng cách tôi cần hướng dẫn học sinh kĩ hơn ở bước này : Muốn trả lời câu hỏi của bài toán thì cần phải biết những gì , cần phải làm những phép tính gì ? Trong những điều ấy cái gì đã biết cái gì chưa biết ? Muốn tìm cái chưa biết ta cần phải biết những gì tìm tính gì ? Ví dụ : Một nhà máy sản xuất trong 4 ngày được 680 chiếc ti vi . Hỏi trong 7 ngày nhà máy đó sản xuất được bao nhiêu chiếc ti vi , biết số ti vi sản xuất mỗi ngày là như nhau ? * Phân tích đề toán để tìm cách giải : - Bài toán hỏi gì ? ( Trong 7 ngày nhà máy sản xuất được bao nhiêu chiếc ti vi ? - Bài toán cho biết gì ? ( Trong 4 ngày sản xuất được 680 chiếc ti vi số ti vi sản xuất trong mỗi ngày là như nhau .) - Muốn biết 7 ngày sản xuất được bao nhiêu chiếc ti vi ta cần biết gì ? ( Biết mỗi ngày sản xuất được bao nhiêu chiếc ti vi ) - Để biết mỗi ngày sản xuất được bao nhiêu ta cần thực hiện phép tính gì ? ( tính chia lấy 680 : 4 ) 4/ Giải bài toán thử lại kết quả : Dựa vào phân tích ở trên ta lần lượt thực hiện đặt lời giải phép tính sau đó thử lại kết quả . 5/ Khai thác bài toán ( dành cho học sinh khá giỏi ) Sau khi giải xong bài toán ta thể hỏi thêm học sinh tìm cách khác để bài toán nhiều cách giải phong phú hơn , kích thích tư duy cho những em khá giỏi gây hứng thú tìm tòi cho các em giúp các em học tập tốt hơn . III / BIỆN PHÁP THỰC HIỆN VỚI TỪNG DẠNG TOÁN LỜI VĂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH TOÁN LỚP 4 Với nội dung các bước thực hiện như trên tôi tiến hành áp dụng giảng dạy cho học sinh lớp tôi với từng đối tượng học sinh theo từng dạng bài tập từ dễ đến khó , từ cái căn bản đến những bài toán hợp phức tạp . Đầu tiên tôi hướng dẫn cung cấp kiến thức cho các em theo các bước giải theo sách giáo khoa , sau đó từ các ví dụ tôi tổng hợp lại thành các bước giải chung , rút ra những cái cần làm ( những công thức ) những điều cần lưu ý khi thực hiện từng dạng bài . 1/ Bài toán dạng “ Tìm số trung bình cộng “ a/ Nêu các ví dụ từ sách giáo khoa Ví dụ : Số học sinh của 3 lớp lần lượt là 25 học sinh , 27 học sinh , 32 học sinh . Hỏi trung bình mỗi lớp bao nhiêu học sinh ? * Các bước thực hiện : - Đầu tiên tôi yêu cầu học sinh đọc kĩ đề toán tìm ra các dữ liệu đề bài đã cho để tóm tắt , thể tóm tắt bằng lời hoặc bằng sơ đồ đoạn thẳng . - Hướng dẫn hoặc yêu cầu học sinh tóm tắt bài toán - Hướng dẫn phân tích đề toán để tìm cách giải : + Bài toán cho biết gì ? ( 3 lớp học sinh lần lượt là 25, 27 , 32 em ) GV : Quách Thị Thanh Trúc 3 Trường Tiểu học “ A” Ô Long Vĩ Sáng kiến kinh nghiệm + Bài toán hỏi gì ? ( Trung bình mỗi lớp bao nhiêu học sinh ? + Muốn tìm trung bình số học sinh mỗi lớp trước hết ta cần tìm gì ? Thực hiện tính gì ? ( Tìm tổng số học sinh 3 lớp , ta thực hiện tính cộng 25 + 27 + 32 ) + tổng số học sinh 3 lớp ta làm sau để tính trung bình mỗi lớp bao nhiêu em ? ( Lấy tổng số học sinh chia làm 3 ) * Trình bày bài giải : Tổng số học sinh của 3 lớp là : 25 + 27 + 32 = 84 ( học sinh ) Trung bình số học sinh mỗi lớp là : 84 : 3 = 28 ( học sinh ) Đáp số : 28 học sinh b/ Rút ra quy tắt hoặc công thức : Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số , ta tính tổng các số đó , rồi chia tổng đó cho các số hạng . c/ Áp dụng vào bài tập : d/ Những điều lưu ý khi thực hiện dạng toán “ Tìm số trung bình cộng của nhiều số “ - Giải thích rõ thế nào là số “ trung bình “ - Xây dựng quy tắt tính trung bình dựa vào các số đã cho . - thể áp dụng vào công thức tính trực tiếp cũng thể áp dụng vào bài giải 2/ Bài toán dạng “ Tìm hai số khi biết tổng hiệu của hai số đó “ a/ Nêu các vì dụ từ sách giáo khoa : b/ Rút ra quy tắt hoặc công thức : Số lớn = ( tổng + hiệu ) : 2 Số bé = ( tổng – hiệu ) : 2 c/ Áp dụng vào bài tập : Ví dụ : Tuổi bố con cộng lại là 58 tuổi . Bố hơn con 38 tuổi . Hỏi bố bao nhiêu tuổi , con bao nhiêu tuổi ? * Các bước thực hiện : - Đầu tiên tôi yêu cầu học sinh đọc kĩ đề toán tìm ra các dữ liệu đề bài đã cho để tóm tắt , thể tóm tắt bằng lời hoặc bằng sơ đồ đoạn thẳng . - Hướng dẫn hoặc yêu cầu học sinh tóm tắt bài toán - Hướng dẫn phân tích đề toán để tìm cách giải : + Bài toán cho biết gì ? (Tuổi của bố con cộng lại là 58 tuổi ) + Bài toán hỏi gì ? ( Tìm bố bao nhiêu tuổi con bao nhiêu tuổi ? ) + Bài toán dạng gì ? ( Tìm hai số khi biết tổng hiệu của hai số đó ) + Để giải bài toán dạng này ta cần biết gì ? ( Tổng của hai số , hiệu của hai số , xác định số lớn , xác định số bé ) + Tổng hai số là bao nhiêu ? ( 58 ) Hiệu hai số là bao nhiêu ? ( 38 ) Số lớn là tuổi của ai ? ( tuổi bố ) Số bé là tuổi ai ? ( Tuổi con ) GV : Quách Thị Thanh Trúc 4 Trường Tiểu học “ A” Ô Long Vĩ Sáng kiến kinh nghiệm * Trình bày bài giải : * Cách 1: Hai lần số tuổi bố : 58 + 38 = 96 ( tuổi ) Số tuổi bố : 96 : 2 = 48 ( tuổi ) Số tuổi con : 48 – 38 = 10 ( tuổi ) Đáp số : Tuổi bố : 48 tuổi Tuổi con : 10 tuổi * Cách 2 : Hai lần số tuổi con : 58 – 38 = 20 (tuổi ) Số tuổi con là : 20 : 2 = 10 ( tuổi ) Số tuổi bố : 10 + 38 = 48 ( tuổi ) Đáp số : Tuổi bố : 48 tuổi Tuổi con : 10 tuổi d/ Những điểm cần lưu ý khi giải bài toán dạng “ Tìm hai số khi biết tổng hiệu của hai số đó “ - Không bắt buộc phải tìm số lớn trước hay tìm số bé trước . Khi trình bày bài giải chỉ nên yêu cầu học sinh trình bày một trong hai cách . - Không bắt buộc học sinh vẽ sơ đồ vào bài giải 3/ Bài toán dạng “ Tìm hai số khi biết tổng ( hoặc hiệu ) tỉ số của hai số đó “ a/ Nêu các vì dụ từ sách giáo khoa : b/ Rút ra quy tắt hoặc công thức : - Vẽ sơ đồ tóm tắt - Tính tổng ( hiệu ) số phần bằng nhau - Tính giá trị một phần ( thể gộp lại với tìm số lớn hoặc số bé ) - Tính số lớn - Tính số bé c/ Áp dụng vào bài tập : 2 Ví dụ : Mẹ hơn con 25 tuổi . Con bằng tuổi mẹ . Tính tuổi của mỗi người . 7 * Các bước thực hiện : - Đầu tiên tôi yêu cầu học sinh đọc kĩ đề toán tìm ra các dữ liệu đề bài đã cho để tóm tắt , thể tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng . - Hướng dẫn hoặc yêu cầu học sinh tóm tắt bài toán - Hướng dẫn phân tích đề toán để tìm cách giải : 2 + Bài toán cho biết gì ? ( Mẹ hơn con 25 tuổi ,tuổi con bằng tuổi mẹ ) + Bài toán hỏi gì ? ( Tìm tuổi của mỗi người ? ) 7 + Bài toán dạng gì ? ( Tìm hai số khi biết hiệu tỉ số của hai số đó ) + Để giải bài toán dạng này ta cần biết gì ? ( Tuổi con mấy phần , tuổi mẹ mấy phần , hiệu số phần tuổi con tuổi mẹ ) + Tuổi con mấy phần ? ( 2 phần ) Tuổi mẹ mấy phần ? ( 7 phần ) + Vậy muốn tìm hiệu số phần bằng nhau của mẹ con ta làm sao ? ( lấy 7 phần của mẹ trừ 2 phần tuổi con ) + hiệu số phần bằng nhau ta tiến hành tìm giá trị một phần bằng cách nào ? ( Lấy số tuổi hơn của mẹ chia cho hiệu số phần vừa tìm ) GV : Quách Thị Thanh Trúc 5 Trường Tiểu học “ A” Ô Long Vĩ Sáng kiến kinh nghiệm + được giá trị một phần ta tiến hành tìm số tuổi con hoặc số tuổi mẹ . * Trình bày tóm tắt bài giải : - Tóm tắt : ? tuổi Số tuổi con : I I I 25 tuổi Số tuổi mẹ : I I I I I I I I ? tuổi Bài giải Hiệu số phần bằng nhau : 7 – 2 = 5 ( phần ) Giá trị một phần : 25 : 5 = 5 Số tuổi con : 5 x 2 = 10 ( tuổi ) Số tuổi mẹ : 10 + 25 = 35 ( tuổi ) Đáp số : con : 10 tuổi Mẹ : 35 tuổi Hoặc : Bài giải Hiệu số phần bằng nhau : 7 – 2 = 5 ( phần ) Số tuổi con : 25 : 5 x 2 = 10 ( tuổi ) Số tuổi mẹ : 10 + 25 = 35 ( tuổi ) Đáp số : con : 10 tuổi Mẹ : 35 tuổi d/ Một số lưu ý khi thực hiện giải bài toán tìm hai số khi biết tổng ( hiệu ) tỉ của hai số đó : - Cần yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ đoạn thẳng trước khi trình bày bài giải toán . 4/ Giải các bài toán nội dung hình học : a/ Nêu các bài toán từ sách giáo khoa b/ Rút ra công thức tính chu vi hoặc diện tích của hình . c./ Áp dụng vào các dạng bài tập liên quan d/ Một số lưu ý khi giải các bài toán nội dung hình học : - Tùy theo yêu cầu của đề bài mà phải vẽ hình hay không . Chẳng hạn những bài toán tính chu vi diện tích với kích thước đã cho thì chỉ yêu cầu áp dụng vào công thức là được . Ví dụ : Tính diện tích hình bình hành biết dộ dài đáy là 4 dm , chiều cao là 34 dm . * Các bước thực hiện : - Đầu tiên tôi yêu cầu học sinh đọc kĩ đề toán tìm ra các dữ liệu đề bài - Hướng dẫn áp dụng công thức ( Diện tích bằng độ dài đáy nhân với chiều cao ) thực hiện bài giải . * Trình bày bài giải Diện tích hình bình hành là : 4 x 34 = 136 ( dm 2 ) GV : Quách Thị Thanh Trúc 6 Trường Tiểu học “ A” Ô Long Vĩ Sáng kiến kinh nghiệm Đáp số : 136 dm 2 5/ Giải bài toán dạng tìm phân số của một số : - Tương tự những cách hướng dẫn trên đối với bài toán dạng này cần lưu ý các vần đề sau : + Giải bài toán dạng này dựa vào cách giải toán dạng bài “ Tìm một phần mấy của một số “ mà các em đã họclớp 3 . 1 Ví dụ : Anh 15 quyển vở , anh cho em số nhãn vở . Hỏi em được mấy nhãn vở ? 3 + Còn ở lớp 4 giải tìm phân số của một số ta cũng thực hiện như cách giải lớp 3 2 nhưng thêm một bước nữa chẳng hạng : Anh 15 quyển vở , anh cho em số 3 nhãn vở . Hỏi em được mấy nhãn vở ? . Ta thể giải như sau : 1 nhãn vở là : 15 : 3 = 5 ( nhãn ) 3 2 nhãn vở là : 5 x 2 = 10 ( nhãn ) 3 Hoặc thể gộp lại : Số nhãn vở em được là : 15 : 3 x 2 = 10 ( nhãn ) Đáp số : 10 nhãn IV/ KẾT QUẢ THỰC HIỆN Qua nhiều năm thực hiện các biện pháp trên , tôi nhận thấy các em học yếu các bài toán dạng lời văn dần dần được tiến bộ , các em biết cách đặt lời giải , biết cách tóm tắt , biết cách tìm các dữ liệu đã cho liên quan để tiến hành giải toán áp dụng phù hợp các dạng bài trong chương trình . Qua nhiều năm thực hiện thống kê kết quả học sinh yếu khi giải toán lời văn như sau : Năm Tổng số Đầu năm GHKI Cuối HKI GHKII Cả năm Năm 2008- 2009 36 18 / 36 10/ 36 6 / 36 4 / 36 0 / 36 Năm 2009 – 2010 34 15 / 34 12/ 34 8 / 34 2 / 34 0 / 34 Năm học 2010 – 2011 với sĩ số đầu năm 34 em trong đó 15 em yếu phần giải toán lời văn qua kết quả khảo sát đầu năm . Sau khi áp dụng các biện pháp các bước nêu trên dần dần các em nhiều tiến bộ rõ rệt , các em biết cách tóm tắt dựa vào các dữ liệu đã cho , biết đặt lời giải tìm được cách giải từ những dữ liệu liên quan nên đến giữa học kì I số lượng sinh giải được toán lời văn tăng lên chỉ còn lại vài em ( 4 – 5 em ) còn lúng túng khi đặt lời giải . V / NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG : Qua nhiều năm giảng dạy đối với những em học yếu hoặc chậm môn toán nhất là toán lời văn , muốn giúp các em học tập môn toán tiến bộ lấy lại căn bản môn GV : Quách Thị Thanh Trúc 7 Trường Tiểu học “ A” Ô Long Vĩ Sáng kiến kinh nghiệm toán cần giúp các em niềm tin vào việc giải toán . Tôi đã kiên trì hướng dẫn các em từ các bài toán đơn giản, từ cách đặt lời giải , cách tìm các dữ liệu , các tóm tắt đề tóm . Tôi thực hiện nhiều phương pháp cách thức tổ chức lớp học như: - Tổ chức các trò chơi , thi đua tìm lời giải - Tổ chức học nhóm tìm các dữ liệu liên quan - Chuẩn bị nhiều đồ dung dạy học trực quan nhiều màu sắc giúp các em dễ dàng liên tưởng đến các bài liên quan nhất là các dạng toán hình học về cắt ghép hình . - Khi truyền thụ kiến thức mới tôi phải tìm cách nói ngắn gọn không dài dòng , không vội làm thay cho học sinh mà phải để cho các em từ từ phát hiện chiếm lĩnh kiến thức một cách tự tin . - Tổ chức lớp học theo đôi bạn cùng tiến , dựa vào những học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu tìm kiến thức mới . VI/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM Từ những nguyên nhân trên bản thân tôi rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân như sau : - Cần phải rèn tính kiên trì , bình tĩnh ,chịu khó trong giảng dạy cũng như trong học tập . - Tổ chức nhiều trò chơi học tập . - Làm sử dụng nhiều đồ dung dạy học trực quan hơn - Tổ chức nhiều phương pháp hình thức học tập như nhóm , trao đổi cặp , cá nhân - Tránh tạo mặc cảm yếu kém từ các em , bằng mọi cách phải tạo cho các em tự tin với bản thân mình giúp các em tự mình chiếm lĩnh kiến kiến thức một cách nhẹ nhàng , tự nhiên hứng thú . Giáo viên cần thường xuyên gần gũi , quan tâm giúp đỡ các em luôn tìm các phương pháp giảng dạy ngắn gọn để hiểu , dể nhớ , dể áp dụng thực hành . D / KẾT LUẬN Tóm lại việc giải các bài toán lời văn lớp 4 là một phần rất quan trọng trong việc học toán , vì phần lớn thời gian học Toán đều dành cho việc giải toán . Kết quả học toán của học sinh cũng được đánh giá ngay vào việc giải toán ấy . Biết giải thành thạo các dạng toán lời vănmột trong những tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá trình độ học toán của học sinh . Chính vì vậy mỗi học sinh cần rèn luyện cho mình kĩ năng giải toán lời văn một cách nhuần nhuyễn , nhận dạng thực hiện các dạng toán một cách dễ dàng sẽ giúp các em mau tiến bộ học giỏi chẳng những môn Toán mà còn ở các môn học khác . Người viết Quách Thị Thanh Trúc GV : Quách Thị Thanh Trúc 8 Trường Tiểu học “ A” Ô Long Vĩ Sáng kiến kinh nghiệm MỤC LỤC STT Nội dung Trang 1. A/ Thực trạng ban đầu …………………………………………………1 2. B/ Lý do đặt vấn đề ……………………………………………………1 3. C/ Nội dung biện pháp tiến hành ………………………… 1 I. Nội dung các bài toán lời văn trong chương trình toán 4…… .2 II. Các bước thực hiện khi giải bài toán lời văn lớp 4………………2 III. Biện pháp thực hiện với từng dạng toán lời văn Trong chương tri2ng toán lớp 4 ……………………………………3 IV. Kết quả thực hiện …………………………………………………. 7 V. Nguyên nhân thành công………………………………………… 7 VI. Bài học kinh nghiệm……………………………………………… 8 4. D/ Kết luận …………………………………………………………… 8 GV : Quách Thị Thanh Trúc 9 Trường Tiểu học “ A” Ô Long Vĩ Sáng kiến kinh nghiệm TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giúp học sinh tiểu học giải toán lời văn ( Nhà xuất bản giáo dục ) 2. Hỏi đáp về dạy học toán 4 ( Nhà xuất bản giáo dục ) 3. Phương pháp dạy học các môn học lớp 4 ( Nhà xuất bản giáo dục ) 4. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy học các môn học lớp 4 ( Nhà xuất bản giáo dục ) 5. Sách giáo khoa toán 4 ( Nhà xuất bản giáo dục ) GV : Quách Thị Thanh Trúc 10 . Trường Tiểu học “ A” Ô Long Vĩ Sáng kiến kinh nghiệm MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH GIÚP HỌC SINH LỚP 4 GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN A / THỰC TRẠNG. “ II / CÁC BƯỚC NÊN THỰC HIỆN KHI GIẢI CÁC BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN LỚP 4 Muốn giải toán có lời văn học sinh cần nắm vững các bước sau : 1/ Đọc kĩ đề toán :

Ngày đăng: 11/11/2013, 07:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan