Đề và Hướng dẫn chấm kiểm tra Học kì I môn Ngữ văn lớp 9 - Năm học 2009-2010 (Đà Nẵng)

2 2.3K 27
Đề và Hướng dẫn chấm kiểm tra Học kì I môn Ngữ văn lớp 9 - Năm học 2009-2010 (Đà Nẵng)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC I THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM HỌC 2009 – 2010 MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút (không tính thời gian giao đề) Câu 1. (2 điểm) Thế nào là tuân thủ phương châm lịch sự trong khi giao tiếp? Hãy nêu 2 câu tục ngữ (hoặc ca dao) có nội dung liên quan trực tiếp đến phương châm lịch sự. Câu 2. (3 điểm) Tóm tắt cốt truyện nêu chủ đề đoạn trích Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng (Ngữ văn 9, Tập 1). Câu 3. (5 điểm) Hãy kể lại một việc (một câu chuyện) thể hiện lòng nhân ái mà em đã làm (hoặc chứng kiến, hoặc nghe kể ), trong đó có sử dụng các yếu tố nghị luận miêu tả nội tâm. - Hết - SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC I THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM HỌC 2009 – 2010 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 Câu 1. (2 điểm) - Nêu đúng thế nào là tuân thủ phương châm lịch sự khi giao tiếp: 1 điểm - Nêu đúng 2 câu ca dao (hoặc tục ngữ): 1 điểm (đúng mỗi câu 0,5 điểm). Câu 2. (3 điểm) 1. Yêu cầu về năng: Học sinh biết cách tóm tắt cốt truyện một văn bản tự sự. Diễn đạt trôi chảy, rõ ý, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về nội dung: a/ Tóm tắt cốt truyện đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng (Ngữ văn 9, Tập 1): Bảo đảm đúng cốt truyện, kể mạch lạc câu chuyện: 2 điểm. (GV tham khảo nội dung tóm tắt đoạn trích Chiếc lược ngà trong Sách giáo viên Ngữ văn 9, Tập 1, trang 125). b/ Nêu đúng chủ đề của đoạn trích: 1 điểm Lưu ý: Tổ chấm thảo luận thống nhất biểu điểm chi tiết. Khi chấm, GV lưu ý cả 2 yêu cầu về năng nội dung. Câu 3. (5 điểm) 1. Yêu cầu: 1.1 Yêu cầu về năng: - Bài viết có đủ 3 phần: Mở bài, thân bài kết bài. - Diễn đạt trôi chảy, rõ ý. Biết kết hợp giữa ngôn ngữ kể chuyện sử dụng các yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm một cách có hiệu quả. Chữ viết rõ ràng. Trình bày sạch đẹp. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 1.2 Yêu cầu về nội dung: Đề bài yêu cầu kể lại một việc (một câu chuyện) thể hiện lòng nhân ái mà học sinh đã làm hoặc chứng kiến, hoặc nghe kể. Lòng nhân ai ở đây được hiểu theo nghĩa là lòng yêu thương con người, do vậy, học sinh phải biết chọn xây dựng một câu chuyện thích hợp. Dàn bài gợi ý: a/ Mở bài: Giới thiệu về việc làm hoặc câu chuyện (bản thân đã làm hay đã chứng kiến hoặc nghe kể lại). b/ Thân bài: Kể câu chuyện. - Việc làm hoặc câu chuyện đó có liên quan đến ai, đến việc gì? Xảy ra lúc nào? Ở đâu? Trong hoàn cảnh nào? - Diễn biến câu chuyện thế nào? Kết thúc ra sao? - Cảm xúc, tâm trạng của những người trong cuộc? Điều gây ấn tượng sâu sắc nhất? c/ Kết bài: Ý nghĩa của việc làm hoặc câu chuyện. Những suy nghĩ, tình cảm của mình về việc làm hoặc câu chuyện đó. 2. Biểu điểm: 2.1 Hình thức: 1 điểm: bố cục, văn phong, diễn đạt, chữ viết, trình bày. 2.2 Nội dung: 4 điểm: mở bài: 0,5 điểm; thân bài: 3 điểm; kết bài: 0,5 điểm. Ghi chú: + Phần nội dung nêu trên chỉ là những gợi ý, tổ chấm thảo luận thống nhất nội dung biểu điểm chi tiết. + Tuy biểu điểm có phân chia điểm cụ thể nhưng khi chấm, giáo viên cần đánh giá một cách tổng hợp cả nội dung lẫn hình thức trình bày bài viết của học sinh. Cần khuyến khích những học sinh có cách làm bài sáng tạo, độc đáo. ______________________ . GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM HỌC 20 09 – 2010 MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 Th i gian làm b i: 90 phút (không tính th i gian giao đề) . SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ I THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM HỌC 20 09 – 2010 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 Câu 1. (2 i m) - Nêu đúng thế nào là tuân

Ngày đăng: 11/11/2013, 05:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan