Kinh nghiem lam bai thi

2 464 0
Kinh nghiem lam bai thi

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KINH NGHIỆM ÔN TẬP VÀ LÀM BÀI MÔN LỊCH SỬ 1. Về kinh nghiệm học và ôn tập môn Lịch sử Muốn học Lịch sử tốt, trước hết phải tập trung nắm chắc các sự kiện cơ bản, các vấn đề nổi bật, biết hệ thống hóa chương, bài, biết đối chiếu, so sánh, phân tích …Trước mắt, các em cần có đề cương ôn tập do các thầy cô biên soạn . Trước hết, học sinh cần biết hệ thống hoá kiến thức theo các giai đoạn lịch sử và hệ thống hoá kiến thức theo vấn đề - Hệ thống hoá kiến thức theo giai đoạn lịch sử giúp chúng ta nắm được những sự kiện cốt yếu của từng giai đoạn,như: Liên Xô và Đông Âu; Phong Trào GPDT Á-Phi-Mĩ latinh; Các nước Tư bản, …….nắm các sự kiện tiêu biểu ,ngoài việc nắm các kiến thức cơ bản chúng ta cần rèn luyện kĩ năng liên kết các sự kiện theo chuỗi ( chiều dọc và chiều ngang) để nắm kiến thức theo chỉnh thể. - Hệ thống hoá kiến thức theo vấn đề hay chuyên đề ( chuyên đề về đấu tranh GPDT, kinh tế; chính trị…) giúp chúng ta không những nắm các sự kiện mà còn biết phát hiện những điểm giống và khác nhau, sự phát triển từ thấp đến cao của các sự kiện… từ đó có thể nắm sâu kiến thức. Sau khi học, chúng ta cần chú ý trả lời câu hỏi SGK để rèn luyện kĩ năng làm bài * Trong khi học cần chú ý đặc thù của bộ môn: mỗi sự kiện lịch sử phải gắn liền với thời gian và địa điểm xảy ra sự kiện; nắm được hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của sự kiện - Không học thuộc lòng, phải hiểu và phân tích được các sự kiện Lịch Sử. Để làm được điều này phải chú ý nghe giáo viên giảng bài, ghi chép đầy đủ. Cuối mỗi bài phải chốt được các phần trọng tâm. - Phải nắm chắc tên bài, tên các tiểu mục. Chuyển các tiểu mục ấy thành câu hỏi.Ví dụ như "Từ ASEAN 6 phát triển thành ASEAN 10” . Tự đặt ra câu hỏi như: "phát triển trong hoàn cảnh nào? thời gian? những nước nào gia nhập? Phát triển như vậy nó có ý nghia như thế nào đối với khu vực? - Học theo dàn ý.Trước khi học cả bài hay từng phần nên nắm chắc cái dàn ý của nó. Dàn ý thường theo giai đoạn hoặc theo sự kiện, bao gồm: nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa. Nắm khung giúp nhớ có hệ thống và nhớ lâu, dễ trả lời những câu hỏi tổng hợp. - Nắm những điểm mấu chốt của từng bài. Điểm chốt là thường gắn với một sự kiện quan trọng hoặc tương đối quan trọng. Nếu là sự kiện quan trọng thì phải nhớ cả ngày, tháng, năm. Ví dụ: 8/8/1967…. Nếu chỉ là tương đối quan trọng, có thể chỉ cần nhớ tháng và năm, thậm chí chỉ nhớ năm, cũng tạm được. Nên tìm các mối quan hệ giữa các chốt về thời gian và sự kiện thì dễ nhớ và nhớ lâu. - Cần phải nhớ rõ các thuật ngữ trong bài, không nhớ rõ thì không nên cho vào trong bài thi. 1 - Mỗi mảng vấn đề học theo ý lớn, từ ý lớn các em triển khai đến ý nhỏ. - Người đọc phải biết cắt nhỏ các sự kiện theo từng chủ đề, từng giai đoạn để nắm rõ ràng hơn. 2. Về kinh nghiệm làm bài môn Lịch sử 1. Đọc kĩ đề để xác định yêu cầu của đề, mỗi câu hỏi thi cần xác định thời gian, không gian và trọng tâm. Dành 5 phút để phân tích đề (xác định yêu cầu, phạm vi kiến thức và trọng tâm của các câu hỏi ).Nếu chúng ta bỏ qua khâu này thì rất dễ bị lạc đề, lấy ví dụ câu hỏi sau: Tại sao nói “Từ đầu những năm 90 của TK XX, một chương mới……….” với câu hỏi này cần xác định: thời gian là đầu những năm90 TK XX; Không gian là phạm vi Ở ĐNA; Trọng tâm là phần III Từ ASEAN 6 phát triển thành ASEAN 10. Viết đề cương sơ lược (các ý chính) cho mỗi câu để khi viết chính thức 2. Dành 10 phút để lập đề cương chi tiết cho các câu 3. Cần phân phối thời gian làm bài cho hợp lí: lấy thời gian làm bài chia cho thang điểm là 10, qua đó tập trung thời gian hợp lí cho từng câu hỏi,lấy ví dụ thời gian làm bài là 90 phút, lấy 70 phút chia cho thang điểm 10 ( dành 20 phút để viết đề cương sơ lược và đọc lại bài sau khi làm xong), như vậy mỗi điểm tương ứng với 7 phút. 4. Một bài Sử cũng như một bài Văn phải có mở bài, thân bài và kết bài. Phần mở bài thường gắn với hoàn cảnh của sự kiện cần phân tích. Thân bài cần phải thể hiện được những yêu cầu mà đề bài ra. Kết bài sẽ là phần kết quả, ý nghĩa, hậu quả hoặc hệ quả.Bố cục bài viết cần rõ ràng, các ý chính viết mạch lạc, thực tế cho thấy rất nhiều bài lịch sử có đủ các yêu cầu của thang điểm nhưng vẫn không đạt điểm cao vì bài của thí sinh viết các ý chính quá tóm tắt và lộn xộn . Trong bài viết không được viết tắt, không sai lỗi chính tả, hạn chế tẩy xoá. 5. Đối với loại câu hỏi trình bày sự kiện (như thế nào?), chúng ta phải trình bày theo thứ tự: hoàn cảnh, chủ trương, diễn biễn, kết quả, ý nghĩa sự kiện. Đối với câu hỏi nâng cao: (Tại sao như vậy?) chúng ta nhất thiết phải tuân thủ nguyên tắc bộ môn: trình bày tóm tăt sự kiện trước khi giải thích tại sao, một bài viết như vậy thì mới đủ hai phần: biết và hiểu lịch sử. 6. Trả lời đúng trọng tâm các câu hỏi. Không trả lời lan man dài dòng sẽ không được điểm.7. Khi viết bài nên đưa nhưng ý chính quan trọng lên làm câu mở đoạn vì một bài Sử chấm điểm theo ý, có ý là cho điểm. Những ý chính đó chính là dàn ý mà các em đã tóm tắt và học thuộc nó. 8. Sau khi làm xong cần giành ra 10 phút để đọc lại bài thi của mình. 9. C ần làm đầy đủ tất cả các câu hỏi trong đề thi theo phương châm “ X ấu đều hơn tốt lỏi’ 2 . KINH NGHIỆM ÔN TẬP VÀ LÀM BÀI MÔN LỊCH SỬ 1. Về kinh nghiệm học và ôn tập môn Lịch sử Muốn học Lịch. giai đoạn để nắm rõ ràng hơn. 2. Về kinh nghiệm làm bài môn Lịch sử 1. Đọc kĩ đề để xác định yêu cầu của đề, mỗi câu hỏi thi cần xác định thời gian, không

Ngày đăng: 09/11/2013, 13:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan