LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP

21 296 0
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP ***** 1.1 Khái niệm tiêu thụ thành phẩm Tiêu thụ thành phẩm là quá trình đơn vị xuất giao hàng hóa, sản phẩm cho đơn vị mua thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận thanh toán tiền hàng theo giá thỏa thuận giữa đơn vị bán và đơn vị mua. Chỉ qua tiêu thụ, tính chất hữu ích của sản phẩm sản xuất ra mới được thực hiện hay nói cách khác sản phẩm tiêu thụ xong mới được xem là có giá trị sử dụng hoàn toàn. Thực chất của hoạt động tiêu thụ sản phẩm là quá trình sản xuất kinh doanh. - Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, thông qua tiêu thụ sản phẩm thực hiện được giá trị và vốn hàng hóa được chuyển thành vốn tiền tệ. - Tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển hóa vốn từ hình thái vật chất sang hình thái tiền tệ, làm cho vốn trở lại trạng thái ban đầu khi nó bước vào mỗi giai đoạn sản xuất mới. - Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng, kết thúc một quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thực hiện tôt khâu tiêu thụ sản phẩm tức là doanh nghiệp đã hoàn thành một quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Khi sản phẩm được sản xuất xong đem bán ra thị trường là khi đó sản phẩm được thực hiện hai chức năng của mình là giá trị và giá trị sử dụng. - Nếu thực hiện tốt khâu tiêu thụ sản phẩm thì sẽ mang lại cho doanh nghiệp một lượng doanh thu khá lớn không những nhằm đáp ứng đủ vốn đầu tư bỏ ra mà còn mang lại khoản lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh, giành thế chủ động trên thị trường, mở ra một tương lai lâu dài cho doanh nghiệp. Chính vì vậy một quy trình sản xuất ra được thị trường chấp nhận và sẵn sàng mua. - Trong doanh nghiệp kế toán được sử dụng như một công cụ sắc bén và có hiệu lực để phản ánh khách quan và giám đốc toàn diện mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của một đơn vị. Qua đó ta có thể thấy được tầm quan trọng của tiêu thụ sản phẩm có một vị trí lớn, quyết định tới doanh thu và sự sống còn của doanh nghiệp. Bất kỳ một doanh nghiệp nào kinh doanh có hiệu quả khi toàn bộ chi phí bỏ ra trong quá trình kinh doanh đều bù đắp bằng doanh thu tiêu thụ và có lãi. 1.2 Các hình thức tiêu thụ thành phẩm trong các doanh nghiệp Để tạo điều kiện thuận lợi cho các mối quan hệ mua bán, các doanh nghiệp cùng tổ chức nhiều phương thức bán hàng khác nhau để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. 1.2.1 Phương thức bán hàng trực tiếp Theo phương thức này bên khách hàng uỷ quyền cho cán bộ nghiệp vụ đến nhận hàng tại kho của doanh nghiệp bán hoặc giao hàng tay ba. Người nhận hàng sau khi ký vào chứng từ bán hàng của doanh nghiệp thì hàng hóa được xác nhận là đã bán (hàng đã chuyển, quyền sở hữu). a. Bán buôn hàng hóa Là bán hàng cho mạng lưới bán lẻ, cho sản xuất, cho tiêu dùng và cho xuất khẩu. Đặc điểm của bán buôn hàng hóa là: - Đối tượng bán hàng hóa là các doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp sản xuất và các tổ chức kinh tế khác. - Hàng hoá có thể là vật phẩm tiêu dùng hay tư liệu sản xuất. - Khối lượng sản phẩm bán ra mỗi lần thường lớn. - Thanh toán tiền hàng chủ yếu không dùng tiền mặt mà thông qua ngân hàng bằng các phương thức thanh toán khác. - Hàng hóa bán buôn vẫn nằm trong lĩnh vực lưu thông. * Các hình thức bán buôn hàng hóa: - Bán buôn qua kho: là phương thức bán hàng mà hàng bán được xuất ra từ kho bảo quản của doanh nghiệp và được thực hiện theo hai cách: + Bán buôn qua kho theo phương thức chuyển hàng theo hợp đồng: theo phương thức này bên mua và bên bán ký hợp đồng với nhau. Bên bán căn cứ vào hợp đồng đã ký phải vận chuyển hàng đến địa điểm theo yêu cầu của bên mua như đã ký trong hợp đồng bằng phương tiện vận tải tự có hay thuê ngoài. + Bán buôn qua kho theo phương thức bên mua lấy hàng trực tiếp tại kho: theo phương thức này, hai bên ký hợp đồng với nhau trong đó nghi rõ bên mua sẽ cử đại diện đến kho của doanh nghiệp để nhận hàng. Khi người nhận hàng đã nhận đủ số lượng hàng và ký xác nhận trên chứng từ bàn hàng thì số hàng đó không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nữa mà được coi là hàng tiêu thụ, doanh nghiệp được hạch toán vào doanh thu. - Bán buôn không qua kho (mua hàng giao tay ba): các doanh nghiệp khi mua hàng nhận hàng không đưa về nhập kho mà chuyển thẳng cho bên mua. Phương thức này là ưu điểm của doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí lưu thông và tăng nhanh sự vận động của hàng hóa. Tuy nhiên, phương thức này chỉ thực hiện trong điều kiện cung ứng hàng hóa có kế hoạch, hàng hóa không cần có sự phân loại, chọn lọc hay bao gói của đơn vị bán: + Bán buôn vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán: theo hình thức này bên bán căn cứ vào hợp đồng mua hàng để nhận hàng của người cung cấp bán hàng cho khách hàng theo hợp đồng bán hàng không qua kho của doanh nghiệp. Như vậy việc mua bán xảy ra đồng thời. Doanh nghiệp bán buôn vữa tiến hành thanh toán với bên cung cấp vừa tiến hành thanh toán với bên mua hàng. + Bán buôn vận chuyển thẳng không tham gia thanh toán: thực chất đây là hình thức môi giới trong quan hệ mua bán. Công ty bán buôn là đơn vị trung gian giữa bên bán và bên mua. Doanh nghiệp uỷ quyền cho bên mua trực tiếp đến nhận hàng và thanh toán tiền hàng cho bên cung cấp đồng thời doanh nghiệp sẽ được hưởng hoa hồng do bên mua hoặc bên bán trả tiền. Sau đó bên bán gửi cho doanh nghiệp bán buôn chứng từ bán hàng để theo dõi thực hiện hợp đồng đã ký. Theo phương thức này, doanh nghiệp không được nhận nghiệp vụ mua cùng như nghiệp vụ bán. b. Bán lẻ hàng hóa Là việc bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc cho các cơ quan tổ chức để tiêu dùng tập thể không mang tính chất sản xuất. Bán lẻ là giai đoạn cuối cùng của quá trình vận động hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Với phương thức bán lẻ lượng hàng hóa bán ra nhỏ thanh toán ngay và thường bằng tiền mặt, thường không lập chứng từ cho mỗi lần bán. * Các hình thức bán lẻ Bán lẻ thu tiền trực tiếp: theo phương thức này nhân viên bán hàng trực tiếp chịu trách nhiệm vật chất về số lượng sản phẩm hàng hóa nhận bán tại quầy, trực tiếp thu tiền và giao hàng cho khách đồng thời ghi chép vào thẻ quầy hàng. Thẻ hàng có thể mở cho từng mặt hàng, phản ánh cả số lượng và giá trị. Cuối ca, cuối ngày nhân viên bán hàng kiểm tiền bán hàng và kiểm hàng tại quầy để xác định lượng hàng bán ra trong ngày sau đó lập báo cáo bán hàng. Tiền bán hàng được nhân viên bán hàng vào giấy nộp tiền cho thủ quỹ của doanh nghiệp hoặc nộp cho ngân hàng. Báo cáo bán hàng là căn cứ xác định doanh thu và đối chiếu với số tiền đã nộp theo giấy nộp tiền. Thu tiền tập trung: mỗi quầy hàng hay cửa hàng có một nhân viên thu ngân riêng trực tiếp thu tiền của khách và chịu trách nhiệm về số tiền bán hàng. Nhân viên thu ngân có nhiệm vụ viết hóa đơn hoặc tích thu tiền và giao hàng cho khách để khách tới nhận hàng tại quầy của nhân viên bán hàng. Bán hàng tự phục vụ: khách hàng tự chọn lấy hàng hóa trước khi ra cửa hàng mang đến bộ phận thu tiền để thanh toán tiền hàng. Nhân viên thu tiền nhập hóa đơn bán hàng và thu tiền của khách. Hình thức này được áp dụng phổ biến ở các siêu thị, các cửa hàng tự chọn. 1.2.2 Bán hàng theo phương thức gửi bán Theo phương thức này định kỳ doanh nghiệp gửi hàng cho khách trên cơ sở thỏa thuận mua bán hàng giữa hai bên và giao hàng tại địa điểm quy ước trong hợp đồng. Khi xuất kho gửi bán, hàng vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp chỉ khi nào khách đã trả tiền hay chấp nhận thanh toán thì khi ấy hàng mới chuyển quyền sở hữu và được ghi nhận doanh thu bán hàng. 1.2.3 Bán hàng theo phương thức gửi đại Bên chủ hàng (bên giao đại lý) xuất hàng giao cho bên nhận nhận đại ký gửi. Bên đại sẽ được hưởng thù lao đại dưới hình thức hao hồng hay chênh lệch giá. Số hàng gửi đại vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Số hàng được xác định là tiêu thụ khi doanh nghiệp nhận được tiền do bên đại thanh toán hay chấp nhận thanh toán. Theo luật thuế GTGT nếu bên đại bán hàng theo đúng giá do bên giao đại quyết định thì toàn bộ thuế GTGT sẽ do cửa hàng chịu, bên đại sẽ phải chịu thuế GTGT tính trên phần gia tăng này. Bên chủ hàng chỉ chịu thuế GTGT trong phạm vi doanh thu của mình. 1.2.4 Bán hàng theo phương thức trả góp Là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần người mua sẽ thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua, số tiền còn lại người mua chấp nhận trả dần ở các kỳ tiếp theo và phải chịu một tỷ lệ lãi xuất nhất định. Thông thường số tiền trả ở lần tiếp bằng nhau trong đó bao gồm một phần doanh thu gốc và một phần lãi trả chậm. Theo phương thức trả góp về mặt hạch toán khi giao hàng cho người mua thì lượng hàng chuyển giao được coi là bán hàng chỉ khi nào người mua thanh toán hết tiền hàng thì doanh nghiệp mới mất quyền sở hữu. 1.3 Các phương pháp xác định giá vốn hàng bán Tuỳ vào đặc điểm và yêu cầu quản hàng hóa, doanh nghiệp có thể sử dụng một trong bốn phương pháp sau: • Phương pháp tính theo giá đích danh. • Phương pháp nhập trước, xuất trước. • Phương pháp nhập sau, xuất trước. • Phương pháp bình quân gia quyền. Tuy nhiên, dù lựa chọn phương pháp tính giá nào, doanh nghiệp cũng phái tuân theo nguyên tắc nhất quán trong hạch toán, không được thay đổi trong suốt kỳ hạch toán bởi nó có thể ảnh hưởng trọng yếu đến các khoản mục trên báo cáo tài chính. Trong trường hợp nhất thiết phải thay đổi thì doanh nghiệp phải có sự giải thích rõ ràng cũng như công bố đầy đủ ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong các báo cáo tài chính. Sau đây, ta sẽ đi vào cụ thể từng phương pháp: • Phương pháp tính theo giá đích danh Theo phương pháp này, trị giá mua của hàng hóa được xác định theo đơn chiếc hay từng lô hàng. Vì vậy khi xuất bán lô hàng nào thì tính theo trị giá mua thực tế nhập vào của lô ấy. Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc hàng hóa ổn định và dễ nhận diện. Phương pháp này có ưu điểm là công tác tính giá được thực hiện kịp thời và chính xác tới từng lô hàng. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này khá là phức tạp, đòi hỏi doanh nghiệp phải có đủ hệ thống kho tàng cho phép bảo quản riêng từng lô hàng. • Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO): Phương pháp này giả thiết rằng số hàng được nhập trước sẽ xuất trước; xuất hết số nhập trước mới đến số nhập sau theo giá thực tế của từng số hàng xuất. Nói cách khác, cơ sở của phương pháp này là trị giá mua thực tế của hàng hóa nhập kho trước sẽ được dùng làm giá để tính trị giá mua của hàng hóa xuất trước. Do vậy, giá trị của hàng hóa tồn kho cuối kỳ sẽ là giá thực tế của số hàng hóa nhập kho sau cùng. Phương pháp FIFO có ưu điểm là kế toán có thể tính giá hàng hóa xuất kho kịp thời, thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm. Phương pháp này thường áp dụng trong các doanh nghiệp có ít loại hàng hóa, số lần nhập kho của mỗi loại hàng không nhiều. Tuy nhiên độ chính xác này không cao do chưa phản ánh đúng giá trị của từng lô hàng. • Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO): Phương pháp này giả định những hàng hóa mua sau cùng sẽ được xuất trước tiên. Ngược với FIFO, trị giá mua của hàng hóa xuất kho được tính theo giá của lô hàng hóa nhập sau hoặc gần sau cùng. Như vậy, trị giá mua của hàng tồn kho cuối kỳ sẽ là trị giá mua của số hàng mua vào đầu kỳ. Phương pháp này có ưu điểm là doanh nghiệp phản ứng kịp thời với giá cả thị trường thích hợp trong trường hợp giá cả lạm phát. Tuy nhiên, cũng giống phương pháp nhập trước xuất trước, phương pháp LIFO không phản ánh đúng trị giá của từng lô hàng. • Phương pháp giá đơn vị bình quân: Theo phương pháp này, trị giá mua của hàng hóa xuất kho trong kỳ được tính theo công thức: Trong đó, giá đơn vị bình quân có thể tính theo một trong ba cách sau: - Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ: Theo cách tính này, căn cứ vào giá thực tế của hàng hóa tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ, kế toán xác định được giá bình quân của một đơn vị hàng hóa. Cách tính này tuy đơn giản, dễ làm nhưng độ chính xác không cao. Hơn nữa, công việc tính toán lại dồn vào cuối tháng, gây ảnh hưởng đến công tác quyết toán nói chung. - Giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước: Theo cách tính này, kế toán xác định đơn giá bình quân dựa trên giá thực tế và lượng hàng hóa tồn kho cuối kỳ trước theo công thức: Cách tính này cho phép giảm nhẹ khối lượng tính toán của kế toán nhưng độ chính xác của công việc tính giá phụ thuộc vào tình hình biến động giá cả hàng hóa. Nếu giá cả thị trường hàng hóa có sự biến động lớn thì sẽ ảnh hưởng Giá đơn vị bình quân Số lượng từng loại hàng xuất x= Trị giá mua của hàng xuất kho Giá trị thực tế từng loại hàng tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ = Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ Số lượng thực tế từng loại hàng tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ Giá trị thực tế từng loại hàng tồn kho cuối kỳ trước(đầu kỳ này) = Giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước Số lượng thực tế từng loại hàng tồn kho cuối kỳ trước (đầu kỳ này) Trị giá mua của từng loại hàng xuất kho=Số lượng từng loại hàng xuất kho x Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập lớn tới độ chính xác của việc tính giá này, có những trường hợp khiến cho giá trị hàng hóa tồn kho bị âm. - Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập: Theo cách tính này, sau mỗi lần nhập, kế toán phải xác định giá bình quân của từng danh điểm hàng hóa theo công thức sau: Do đó, trị giá mua của từng loại hàng xuất kho là: Trong đó, số lượng từng loại hàng xuất kho ở đây là lượng hàng xuất kho giữa hai lần nhập kế tiếp. Ưu điểm của cách tính này là cho phép kế toán tính giá hàng hóa xuất kho kịp thời nhưng khối lượng công việc tính toán nhiều và cũng phải tính giá theo từng danh điểm hàng hóa. Phương pháp này chỉ sử dụng được ở những doanh nghiệp có ít danh điểm hàng hóa và số lần nhập của mỗi loại không nhiều. Một số phương pháp khác dùng để xác định trị giá mua của hàng tiêu thụ: • Phương pháp giá hạch toán: Giá hạch toán là giá kế hoạch hoặc một loại giá ổn định nào đó trong kỳ. Khi áp dụng phương pháp này, tất cả hàng hóa biến động trong kỳ đều được phản ánh theo giá hạch toán. Giá hạch toán hàng xuất bán được xác định theo công thức sau: Đến cuối kỳ, kế toán tiến hành điều chỉnh từ giá hạch toán sang giá thực tế theo hệ số giá và được tính theo công thức: Trong đó, hệ số giá chính là quan hệ tỷ lệ giữa trị giá mua thực tế với trị giá hạch toán của số lượng hàng hóa tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ. Giá trị thực tế từng loại hàng tồn kho sau mỗi lần nhập = Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập Số lượng thực tế từng loại hàng tồn kho sau mỗi lần nhập Số lượng háng hóa xuất bán xĐơn giá hạch toán = Giá hạch toán hàng hóa xuất Hệ số giá x Giá hạch toán hàng hóa xuất = Trị giá mua của hàng xuất • Phương pháp xác định theo trị giá hàng hóa tồn kho cuối kỳ trên cơ sở giá mua lần cuối. Phương pháp này căn cứ vào đơn giá mua lần cuối để xác định trị giá mua của hàng tồn kho cuối kỳ, từ đó xác định được trị giá mua của hàng xuất kho theo công thức: Trong đó, trị giá mua hàng tồn cuối kỳ được xác định theo công thức sau: Phương pháp này đơn giản, nhanh chóng nhưng độ chính xác không cao, không phản ánh được sự biến động của giá cả. 1.4 Kế toán các phương thức tiêu thụ thành phẩm 1.4.1 Tài khoản sử dụng - Tài khoản 155- Thành phẩm Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại thành phẩm của doanh nghiệp. * Nội dung và kết cấu: Bên Nợ: Trị giá của thành phẩm nhập kho; trị giá của thành phẩm thừa khi kiểm kê; kết chuyển giá trị của thành phẩm tồn kho cuối kỳ (trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm định kỳ). Bên Có: Trị giá thực tế của thành phẩm xuất kho; trị giá của thành phẩm thiếu hụt khi kiểm kê; kết chuyển trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho đầu kỳ (trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm định kỳ). Số dư bên Nợ: Trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho cuối kỳ. - Tài khoản 156- Hàng hóa Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại hàng hóa của doanh nghiệp bao gồm hàng hóa tại các kho hàng, quầy hàng, hàng hóa bất động sản. Trị giá mua hàng tồn cuối - Trị giá mua hàng nhập + Trị giá mua hàng tồn đầu = Trị giá mua hàng xuất kho Đơn giá mua lần cuối cùng trong x Số lượng hàng hóa tồn kho cuối = Trị giá mua hàng tồn * Nội dung và kết cấu: Bên Nợ: Phản ánh trị giá mua vào của hàng hóa theo hóa đơn mua vào; trị giá thuê ngoài gia công chế biến nhập kho; chi phí thu mua hàng hóa; trị giá hàng hóa phát hiện thừa khi kiểm kê; kết chuyển giá trị hàng hóa tồn kho cuối kỳ (phương pháp kiểm định kỳ). Bên Có: Trị giá của hàng hóa xuất kho để bán, giao đại lý, giao cho đơn vị phụ thuộc; thuế ngoài gia công, hoặc sử dụng cho sản xuất kinh doanh; chi phí thu mua phân bổ cho hàng hóa đã bán trong kỳ; chiết khấu thương mại mua hàng được hưởng; các khoản giảm giá hàng mua được hưởng; trị giá hàng hóa trả lại cho người bán; trị giá hàng hóa phát hiện thiếu khi kiểm kê; kết chuyển hàng tồn kho đầu kỳ (phương pháp kiểm định kỳ). Số dư bên Nợ: Trị giá mua vào của hàng hóa tồn kho; chi phí thu mua của hàng hóa tồn kho. - Tài khoản 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán của hoạt động SXKD từ các giao dịch và các nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ. * Nội dung và kết cấu: Bên Nợ: Số thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng và được xác định là đã bán trong kỳ kế toán; số thuế GTGT phải nộp của doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp; doanh thu bán hàng bị trả lại kết chuyển cuối kỳ; khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ; kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản xác định kết quả kinh doanh. Bên Có: Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán. - Tài khoản 512- Doanh thu bán hàng nội bộ [...]... thụ được phản ánh: Nợ TK 155,157 Có TK 632 Các bút toán phản ánh doanh thu tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, các khoản giảm giá chiết khấu bán hàng hạch toán giống phương pháp KKTX 1.5 Hình thức ghi sổ kế toán tiêu thụ thành phẩm trong các doanh nghiệp 1.5.1 Hình thức kế toán nhật ký chung Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung là tất các các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều... Trình tự hạch toán kế toán quá trình tiêu thụ hàng hóa a Trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp khai thường xuyên: • Phương thức bán trực tiếp: Tiêu thụ trực tiếp là phương thức giao hàng cho người mua trực tiếp tại kho, tại các phân xưởng sản xuất ( không qua kho ) của doanh nghiệp Sản phẩm khi bàn giao cho khách hàng được chính thức coi là tiêu thụ: - Trường... phán ánh doanh thu của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong nội bộ doanh nghiệp * Nội dung và kết cấu: tương tự như tài khoản 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Tài khoản 632- Giá vốn hàng bán Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốn của thành phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ * Nội dung và kết cấu Bên Nợ: Trị giá xuất kho của thành phẩm, hàng hóa đã tiêu thụ, trị... là sổ tổng hợp duy nhất để kết hợp ghi chép các nghiệp vụ kế toán theo thứ từ thời gian rồi ghi theo hệ thống Biểu số 1.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký- sổ cái Chứng từ kế toán Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ kế toán NHẬT KÝ SỔ CÁI BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi hàng ngày Ghi cuối thàng Đối chiếu, kiểm tra 1.5.3 Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp... được áp dụng cho cácnghiệp có quy mô sản suất vừa, nghiệp vụ kinh tế phát sinh tương đối nhiều Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ là căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán là “Chứng từ ghi sổ” Biểu số 1.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ Chứng từ kế toán Sổ quỹ Bảng tổng hợp kế toán chứng từ cùng loại Sổ đăng ký chứng từ ghi Sổ thẻ kế toán chi CHỨNG TỪ... thức kế toán Nhật kýChứng từ Chứng từ kế toáncác Bảng NHẬT KÝ CHỨNG TỪ Sổ cái Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 1.5.5 Hình thức kế toán trên máy vi tính Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính Phần mềm kế toán. .. trị giá mua của hàng hóa được tiêu thụ thẳng, phân bổ chi phí mua hàng cho hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ Bên Có: Trị giá hàng bán bị trả lại nhập kho, kết chuyển giá vốn vào tài khoản xác định kết quả kinh doanh - Ngoài các tài khoản trên, trong quá trình tiêu thụ các doanh nghiệp còn sử dụng các tài khoản khác tuỳ theo từng công ty như tài khoản: 157- Hàng gửi bán, 515- Doanh thu hoạt động tài chính,... bên nhận bán hàng đại được hưởng) Có TK 511 - Doanh thu bán hàng (Trị giá hàng bán của hàng gửi đại lý) Có TK 33311 - Thuế GTGT đầu ra Trường hợp tách biệt việc thanh toán tiền doanh thu bán hàng gửi đại lý, ký gửi và hoa hồng đại phải trả cho đơn vị nhận đại lý, ký gửi: + Khi bên nhận bán hàng đại lý, ký gửi thanh toán cho doanh nghiệp về doanh thu của số hàng giao đại lý, ký gửi, ghi: Nợ TK... doanh b Trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm định kỳ: - Đầu kỳ kết chuyển giá trị thành phẩm tồn kho: Nợ TK 632 Có TK 155,156, 157 - Cuối kỳ tiến hành xác định trị giá thành phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành trong kỳ: Nợ TK 632 Có TK 631 - Giá trị thành phẩm tồn kho cuối kỳ, giá trị sản phẩm đã xuất bán nhưng chưa xác định là tiêu thụ được phản ánh:... đại lý, ký gửi doanh nghiệp phản ánh số tiền phải trả cho chủ hàng về số hàng đại lý, ký gửi thực tế đã tiêu thụ, ghi: Nợ TK 111, 112,131 Có TK 331 - Phải trả cho người bán ( số tiền phải trả cho người giao hàng đại = Giá bán + Thuế GTGT - Hoa hồng đại lý) Có TK 511 - Doanh thu bán hàng ( Tiền hoa hồng được hưởng) Khi thanh toán số tiền bán hàng đại lý, ký gửi đã thu được cho người giao hàng đại lý, . LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP ***** 1.1 Khái niệm tiêu thụ thành phẩm Tiêu thụ thành phẩm là quá trình. kinh doanh đều bù đắp bằng doanh thu tiêu thụ và có lãi. 1.2 Các hình thức tiêu thụ thành phẩm trong các doanh nghiệp Để tạo điều kiện thuận lợi cho các

Ngày đăng: 07/11/2013, 16:20

Hình ảnh liên quan

1.5 Hình thức ghi sổ kế toán tiêu thụ thành phẩm trong các doanh nghiệp 1.5.1 Hình thức kế toán nhật ký chung - LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP

1.5.

Hình thức ghi sổ kế toán tiêu thụ thành phẩm trong các doanh nghiệp 1.5.1 Hình thức kế toán nhật ký chung Xem tại trang 17 của tài liệu.
1.5.2 Hình thức kế toán Nhật ký- Sổ cái - LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP

1.5.2.

Hình thức kế toán Nhật ký- Sổ cái Xem tại trang 18 của tài liệu.
Hình thức này được xây dựng và phát triển trên cơ sở hình thức sổ cái được áp dụng cho các xí nghiệp có quy mô sản suất vừa, nghiệp vụ kinh tế phát sinh tương đối nhiều - LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP

Hình th.

ức này được xây dựng và phát triển trên cơ sở hình thức sổ cái được áp dụng cho các xí nghiệp có quy mô sản suất vừa, nghiệp vụ kinh tế phát sinh tương đối nhiều Xem tại trang 19 của tài liệu.
Là hình thức được cải tiến và phát triển trên cơ sở nội dung, nguyên tắc của bảng kê tổng hợp chứng từ ghi sổ - LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP

h.

ình thức được cải tiến và phát triển trên cơ sở nội dung, nguyên tắc của bảng kê tổng hợp chứng từ ghi sổ Xem tại trang 20 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan