THI CÔNG NỀN ĐƯỜNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP NỔ PHÁ - XÂY DỰNG NỀN MẶT ĐƯỜNG KHI NÂNG CẤP CẢI TẠO VÀ TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT

7 6.9K 101
THI CÔNG NỀN ĐƯỜNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP NỔ PHÁ - XÂY DỰNG NỀN MẶT ĐƯỜNG KHI NÂNG CẤP CẢI TẠO VÀ TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chương 6 : THI CÔNG NỀN ĐƯỜNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP NỔ PHÁ 6.1 Vật liệu nổ 1) Thuốc nổ: là một loại hoá chất không ổn định, dưới tác dụng của năng lượng bên ngoài (ma sát, va đập, nhiệt lượng, lửa đốt…) dễ phát sinh ra những phản ứng hoá học mạnh đồng thời giải phóng nhiệt lượng tạo ra được lượng khí lớn có áp suất cao, gây tác động xung kích đẩy ép đối với các vật chất xung quanh làm cho chúng bị phá vỡ. Qúa trình giải phóng năng lượng như vậy được gọi là nổ phá. Các loại thuốc nổ: có rất nhiều loại thuốc nổ, thường dùng các loại nổ phá sau: a) Amônít: là loại thuốc nổ được sử dụng rộng rãi nhất được sản xuất nhiều nhất trong công nghiệp thuốc nổ hiện nay. Đó là một loại hỗn hợp thuốc nổ loại nitrat amôn, mầu vàng, dạng bột mịn, tạo thành do phối hợp NH 4 NO 3 + Tôlít. b) Nitrat amôn trộn dầu: là một loại thuốc nổ nitrat amôn mơí phát triển từ những năm 50 trở lại đây. là hỗn hợp NH 4 NO 3 trộn với dầu hoả. Là loại vật liệu dễ kiếm, phối chế đơn giản, giá thành rẻ, sử dụng an toàn . c) Đinamít: có thành phần chính là C 3 H 5 (ONO 2 ) 3 nitrat kali (hoặc nitrat natri ) mầu vàng, thể dẻo, các thành phần khác còn có bột gỗ các hợp chất hữu cơ khác …Đinamít là chất nổ mạnh, có thể nổ cả trong nước. d) Thuốc đen: là loại thuốc nổ địa phương, là một hỗn hợp được tạo thành bằng cách trộn nitrat kali (diêm tiêu), lưu huỳnh than củi theo tỷ lệ nhất định (tốt nhất là 75:10 :15). 2) Vật liệu gây nổ: Trong nổ phá, để đảm bảo thuốc nổ có thể nổ một cách an toàn, đúng lúc tin cậy thì phải nhờ vào vật liệu nổ. Các vật liệu nổ thường dùng gồm có: a) Dây cháy (hay dây dẫn lửa ): dây có lõi làm bằng thuốc đen, giữa lõi có dây gai, bên ngoài cuốn chặt bằng giấy phòng nước, ngoài cùng quét một lớp bitum, đường kính dây cháy là 5- 6mm. b) Kíp mìn: dùng để truyền dẫn nổ cho khối thuốc chủ yếu hoặc cho dây dẫn nổ thông qua khối thuốc gây nổ nằm trong kíp. c) Dây nổ: có bề ngoài giống như dây cháy, nhưng lõi lại dùng thuốc nổ mạnh cao cấp, bề ngoài có màu đỏ hoặc đỏ vàng xen kẽ, dây nổ không cần qua kíp nổ. 6.2 Nguyên lý tính toán thuốc nổ: 1) Tác dụng nổ phá của gói thuốc nổ: - Gói thuốc nổ là một lượng thuốc nổ nhất định, được đặt bên trong môi chất để chuẩn bị tiến hành gây nổ. - Khi khối thuốc nổ nổ bên trong môi chất đồng nhất bán vô hạn ( tương đương với chỗ rất sâu dưới mặt đất ) thì áp lực tĩnh sóng xung kích sẽ khuếch tán đều theo bốn phía, làm cho môi chất xung quanh bị chấn động phá hoại theo các mức độ khác nhau. a) Vùng co ép: gần gói thuốc nổ nhất, chịu tác dụng trực tiếp của sức nổ, nếu là loại đất dẻo thì vùng này có thể bị đẩy ép thành một khoảng trống; nếu là đá cứng sẽ bị vỡ vụn. b) Vùng nổ tung: nằm ngay sát vùng co ép vẫn chịu tác dụng nổ rất lớn, ngoài việc làm cho đất đá bị vở vụn thi nếu gặp mặt thoáng sẽ tung văng các hòn đá vỡ vụn. c) Vùng nổ om: ở vùng này đất đá không bị tung văng ra ngoài nhưng vẫn có thể làm cho kết cấu của đá bị phá hoại ở các mức độ khác nhau. d) Vùng chấn động: sức nổ yếu đến mức chỉ có thể gây ra các hiện tượng chấn động, ngoài vùng chấn động này thì năng lượng nổ phá gần như hoàn toàn bị tiêu tan. - Khi gói thuốc nổ đặt trong môi chất hữu hạn (có một hay nhiều mặt thoáng), thì do ảnh hưởng của các vùng tác dụng sẽ có các loại hình thái phá hoại khác nhau. Nếu môi chất đồng nhất thì tác dụng nổ phá trước hết sẽ nhắm vào các chỗ có lực cản của môi chất là nhỏ nhất, tức là phát sinh tác dụng trước hết ở các chỗ có khoảng cách từ tâm gói thuốc đến mặt thoáng là nhỏ nhất, khoảng cách này được gọi là đường kháng nhỏ nhất W. + Nổ ngầm: W >R 3 nghĩa là chiều sâu đặt gói thuốc W lớn hơn bán kính nổ om R 3 thì sau khi nổ, mặt đất không có vết tích bị phá hoại. + Nổ om: R 2 < W < R 3 nghĩa là chiều sâu đặt gói thuốc W lớn hơn bán kính nổ om R 3 nhưng nhỏ hơn bán kính nổ tung R 2 thì sau khi nổ, bề mặt môi chất chỉ bị rời rạc theo hướng đường kháng nhỏ nhất thì mặt đất bị đẩy trồi lên. + Nổ tung: W < R 2 thuốc được chôn sâu ở độ sâu nhỏ hơn bán kính nổ tung R 2 thì sau khi nổ, một phần đá sẽ tung văng ra ngoài, toàn bề mặt môi chất sẽ hình thành phễu nổ. Ngưới ta thường dùng chỉ số tác dụng nổ phá n để đặc trưng cho hình dạng của phễu nổ n = W r Trong đó: r là bán kính phễu nổ, n lớn thì phễu nổ rộng nông, n nhỏ thì phễu hẹp sâu.  n =1, góc ở đáy phễu là góc vuông, phễu nổ được gọi là phễu nổ tiên chuẩn gói thuốc tạo nên phễu như vậy là gói thuốc nổ tung tiêu chuẩn.  n >1, góc ở đáy phễu là góc tù, phễu nổ gọi là phễu nổ tung mạnh, tương ứng với gói thuốc nổ tung mạnh.  n <1, góc đáy phễu là góc nhọn, tương ứng với phễu nổ tung yếu gói thuốc nổ tung yếu. 2) Phương pháp tính toán lượng thuốc nổ: - Công thức tính lượng thuốc nổ cần thiết dựa vào quan hệ bậc nhất giữa lượng thuốc nạp trong gói thuốc với thể tích đá cần nổ phá. Q = q.V Trong đó: Q : lượng thuốc nạp trong gói thuốc (kg). V : thể tích đá cần nổ phá bởi gói thuốc Q (m 3 ). q : hệ số tỷ lệ, là lượng thuốc nổ tiêu hao cho một đơn vị thể tích đá cần nổ phá, gọi là lượng thuốc nổ đơn vị (kg/m 3 ). - Khi nổ tung tiêu chuẩn, r =W : V = 3 1 . π .r 2 .W.W 3 Q = 3 1 π .r 2 .W.q.W 3 = q 0 .W 3 = e.k.W 3 Trong đó: q 0 : lượng thuốc nổ đơn vị khi hình thành phễu nổ tung tiêu chuẩn k : thường lấy bằng trị số q 0 tương ứng với loại thuốc amônít số 2 e : hệ số tính đổi về loại thuốc phụ thuộc năng lực của thuốc nổ - Khi nổ tung không tiêu chuẩn: công thức tính toán phải đưa vào chỉ số tính chất nổ phá F = f (x) = (0,4 – 0,6n 3 ). Q =e.k.W 3 .F 3) Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả nổ phá: (SGK) 6.3 Các phương pháp nổ phá 1) Phương pháp lỗ mìn: - Cách tiến hành: khoan vào đá cần nổ phá các lỗ đặt thuốc nổđường kính ≤ 30 cm, sau đó nạp thuốc (thuốc gói thành các thỏi dài) lấp lỗ, rồi tiến hành gây nổ. Tuỳ theo đường kính độ sâu, lỗ mìn chia làm hai loại là lỗ nông lỗ sâu. a) Nổ phá lỗ nông: đường kính 25- 50mm, chiều sâu ≤ 5m, tạo lỗ bằng cách khoan hơi ép hoặc dùng nhân công để đào. - Nhược điểm: + Do đường kính lỗ nhỏ lượng thuốc nạp ít nên lượng đá nổ phá của mỗi lỗ mìn không quá 10m 3 . + Khi khối lượng đá lớn thì phải khoan nhiều lỗ, năng suất không cao. - Ưu điểm: + Không đòi hỏi các thiết bị khoan phức tạp, thao tác thi công đơn giản. + Anh hưởng chấn động tới xung quanh nhỏ. - Phạm vi áp dụng: sử dụng rộng rãi cho nền đường đào nông, đào hào rãnh, tu sữa taluy, sữa sang mặt bằng, phá vỡ các hòn đá mồ côi, đào hầm đặt thuốc nổ… - Lưu ý: + Khi chọn vị trí của lỗ mìn phải dựa vào điều kiện địa hình, địa chất tại chỗ. Độ sâu của lỗ mìn thường không vượt quá phạm vi đào để tránh nổ phá quá lớn. + Nếu có một mặt thoáng thì hướng của lỗ mìn nên giao cắt với mặt thoáng một góc 30 - 60 0 . + Nếu nổ phá thành từng hàng phải dùng phương pháp nổ cùng lúc. Khoảng cách giữa các lỗ mìn cùng hàng lấy bằng (0,8 ÷2)W. Nếu dùng nhiều hàng thì phải bố trí xen kẽ kiểu hoa mai khoảng cách giữa các hàng là 0,86a. - Lượng thuốc nạp không cần tính toán mà lấy theo kinh nghiệm phải khống chế chiều dài nạp thuốc bằng ( 2 1 ÷ 3 1 ) chiều dài lỗ mìn. Trong trường hợp đặc biệt cho phép lấy > 2 1 nhưng không vượt quá 3 2 chiều dài lỗ mìn. b) Nổ phá lỗ sâu: đường kính ≥ 75mm, chiều sâu >5m, tạo lỗ phải dùng máy khoan đục lỗ ngầm hoặc máy khoan lỗ. - Nhược điểm: + Đòi hỏi phải có máy khoan vừa lớn, công tác chuẩn bị phức tạp. + Sau khi nổ phá có 10 – 15% đá tương đối lớn cần phải nổ phá lần 2 để làm nhỏ. - Ưu điểm: năng suất cao, lượng đá phá được một lần lớn, tốc độ thi công nhanh, hiệu quả của nổ phá dễ khống chế sử dụng tương đối an toàn. - Để tăng hiệu quả nổ phá tiện cho thao tác của máy khoan trước hết cần tạo bậc trên mặt đất. W 1 =( 20 – 40 )d đường kháng ở đáy bậc. d đường kính lỗ khoan phụ thuộc khối lượng cần nổ phá. a = ( 0,7 – 1,2 )W min là khoảng cách giữa các lỗ mìn. W 2 khoảng cách giữa các hàng, lấy bằng W 1 . b khoảng cách từ mép trên của bậc cấp đến miệng lỗ khoan phía trước tính từ W 1 , h, ß, . - Lượng thuốc nổ: Q = e.k.W.H.a W =W 1 đối với lỗ mìn có một hàng hoặc hàng đầu tiên. W =W 2 đối với lỗ mìn ở hàng sau. 2) Phương pháp nổ mìn bầu: - Cách tiến hành: dùng một lượng thuốc nhỏ để mở rộng đáy của lỗ mìn thành một bầu nạp thuốc hình cầu, sau đó nạp thuốc vào bầu, nhờ lượng thuốc nạp tập trung nên tăng cường được khả năng nổ phá. Mỗi một bầu thuốc nạp 5 – 8 kg thuốc nổ khối lượng đất đá mỗi bầu thuốc có thể nổ phá được từ hàng chục đến hàng trăm m 3 , đá nổ ra phần lớn là đá tảng to. - Phạm vi áp dụng: thích hợp ở đất cứng, đá cứng, với những đoạn đườngmặt đất có độ dốc lớn. - Khối lượng thuốc nạp: Q =e.k.W 3 . - Đối với phương pháp nổ mìn bầu thì công tác tạo bầu là chủ yếu nhất.Phải chờ cho nhiệt độ trong bầu giảm xuống dưới 40 0 mới tiến hành lần nổ tiếp theo. 3) Phương pháp hầm thuốc: - Cách tiến hành: đầu tiên dùng mìn nhỏ để đào các đường hầm (hầm ngang hoặc giếng thẳng đứng) hầm thuốc (chiều dài mỗi cạnh thường không nhỏ hơn 1m). Sau đó bố trí thuốc nổ từ vài trăm cân đến vài tấn, vài chục tấn tiến hành nổ phá. - Ưu điểm: năng suất cao, khối lượng nổ phá rất lớn rút ngắn được thời gian thi công. - Nhược điểm: do khói lượng thuốc nổ lớn nên sau khi nổ phá dễ gây mất ổn định đối với sườn dốc, đào đường hầm hầm thuốc khó khăn, sau khi nổ phá đá quá cỡ tương đối nhiều. - Phạm vi áp dụng: nơi tập trung khối lượng lớn, địa hình hiểm yếu hoặc những đoạn yêu cầu thi công nhanh; không nên dùng ở nơi đá phong hoá mạnh, các đoạn đường có điều kiện địa chất, thuỷ văn xấu. - Tuỳ thuộc vào tính chất của hầm thuốc mà có các cách nổ phá như sau: a) Nổ văng xa: là loại nổ tung áp dụng cho trường hợp mặt cắt đào hoàn toàn trong điều kiện địa hình, địa chất bằng phẳng hoặc độ dốc ngang < 30 0 .Tỷ lệ văng xa 80%, chỉ số nổ n =1,5 - 2,2. Cách nổ này phải sử dụng nhiều thuốc, ảnh hưởng tương đối lớn đến độ ổn định của taluy nền đường nên ít sử dụng trong công trình đường bộ. b) Nổ tung: áp dụng cho nền đào hoàn toàn độ dốc ngang 30 -70 0 , hiệu quả nổ phátrường hợp này tốt hơn sovơí trên địa hình bằng phẳng nên giảm được khối lượng thuốc nổ. Tỷ lệ tung văng 60%, chỉ số nổ n =1,0 -1,5. c) Nổ tung sụp: áp dụng cho nền nửa đào độ dốc ngang >30 0 , đất đá bên trên sụp lở xuống có góc mái đống đá lớn hơn góc nghỉ tự nhiên khiến cho chúng tiếp tục trượt lở xuống phía dưới nền đường nhờ đó tăng hiệu quả nổ phá.Tỷ lệ văng sụp là 45 -85%. Để trên mặt đỉnh taluy nền đường không bị tác dụng phá hoại khi nổ phá thì phải đặt khối thuốc trong hầm cách mặt đỉnh mặt taluy một khoảng cách nhất định nghĩa là phải giữ lại một tầng bảo hộ, chiều dày tầng bảo hộ tính theo công thức : đ = 0,062 3 . ∆ Q µ đ : bề dày tầng bảo hộ để lại (m). Q : lượng thuốc nạp trong khối thuốc (kg). ∆ : mật độ thuốc nổ (g/cm 3 ). ì: hệ số ép co của đá - Lượng thuốc nạp: Q =e.k.W 3 .Ư(E).f () E: hệ số tung (%). Ư(E): hàm số của tỷ lệ tung. (%) : độ dốc của mặt đất tự nhiên. f(): hệ số tung sụp, tra bảng. - Tính bán kính phá hoại phía dưới: R = W. 2 1 n+ W : đường kháng nhỏ nhất n = ( 3 )().51,0 55 α f E + - Tính bán kính phá hoại phía trên: R’ = W. 2 ' 1 nA α + A : hệ số sụp lở. ’ : độ dốc ngang của mặt đất tại chỗ lân cận với phễu sụp lỡ. - Khoảng cách giữa các hầm thuốc: + Nổ tung văng: a = )1( 2 +n W W : trị số trung bình các đường kháng nhỏ nhất của hai khối thuốc gần nhau. + Nổ tung trên sườn dốc: a = W . 3 F + Nổ tung sụp hay nổ om: a =(1÷1,3) W 6.4 kỹ thuật an toàn (SGK) Chương 7: XÂY DỰNG NỀN MẶT ĐƯỜNG KHI NÂNG CẤP CẢI TẠO TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT 7.1 Trường hợp nâng cấp cải tạo - Cải tạo nền đườngcông tác đưa đường lên cấp kỹ thuật cao hơn dẫn tới phải xây dựng đường theo các tiêu chuẩn mới. - Khi nâng cấp cải tạo nên làm đường mới bên cạnh đường cũ hoặc đi theo một hướng mới sử dụng đường cũ phục vụ giao thông địa phương. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp tuyến nâng cấp cải tạo trùng với tuyến cũ sử dụng một phần nền đường mặt đường của tuyến cũ. 1) Mở rộng nền đường: - Mở rộng nền đườngtrường hợp thường gặp nhất trong nâng cấp cải tạo đường. Tuỳ theo cấp đường cần nâng cấp mà chiều rộng của nền đường sẽ được mở rộng thêm 2 - 7m. a) Nền đắp: * Tim tuyến mới trùng với tim tuyến cũ: có thể mở rộng về hai bên, để quy định việc mở rộng này cần kết hợp xem xét biện pháp thi côngđặc điểm của máy làm đất. * Khi chiều rộng mở thêm nhỏ hơn để thi công được bằng máy thì phải mở rộng về một bên khi đó phải dịch tim đường về vị trí mới. Trên các đoạn nền đường đắp cao, để đảm bảo an toàn cho xe máy thi công chiều rộng phần mở thêm không nhỏ hơn 3 – 4m. * Trường hợp chiều rộng mở thêm nhỏ hơn 1,5 – 2m thì phải tăng lên đến 2 – 3m để đảm bảo có thể mở rộng bằng máy, chiều rộng nền đường sẽ tăng so với tiêu chuẩn. Do đó để chiều rộng chỉ tăng lên một trị số nhỏ so với tiêu chuẩn thì phải đào một phần nền đường sau đó đánh cấp để xe máy thi công có thể làm việc thuận tiện. b) Nền đào: Để đảm bảo đủ diện thi công thì hợp lý nhất là mở rộng về một phía. Trước tiên đào bỏ lớp đất hữu cơ ở mái taluy, sau đó đào đất ở mái taluy để đắp đầm chặt rãnh biên. Khi mở rộng nền đường phải đảm bảo cho phần mở rộng cùng chịu lực với nền đường cũ thành một kết cấu thống nhất, do đó tốt nhất nên dùng cùng một loại đất với nền cũ. Cũng như khi làm đường mới trong thời gian xây dựng phải đảm bảo tốt công tác thoát nước. Để đảm bảo an toàn giao thông trên đường khi mở rộng về hai bên, trước tiên phải mở rộng một bên trước rồi mới mở rộng phần bên kia. 2) Tôn cao nền đường: Trong nhiều trường hợp, khi cải tạo đường thường nâng cao độ của nền đường cũ lên để cải thiện trắc dọc. Tuỳ theo biện pháp thi công có thể tôn nền theo các phương pháp sau: + Khi áo đường cũ không đắt tiền thì có thể đắp nền đường lên trên, trong trường hợp này áo đường cũ sẽ có tác dụng như lớp trên của nền đất, cải thiện chế độ thuỷ nhiệt của mặt đường. + Trường hợp tận dụng vật liệu mặt đường cũ, trước khi đắp đất phải phá bỏ mặt đường vận chuyển đến các đoạn đường khác để làm móng đường. + Trường hợp đường cũ có đủ chiều rộng để tôn cao nền đường thì tiến hành mở rộng nền đường trước để đảm bảo độ dốc yêu cầu của mái taluy chiều rộng của nền đường mới. 7.2 Xây dựng nền đường qua vùng đất trượt 1) Nguyên tắc chung: - Điều tra làm rõ tính chất của khối đất trượt, điều kiện về địa hình địa chất, quy mô của vùng đất trượt. - Khi thiết kế cần tránh các vùng đất trượt có quy mô lớn, tính chất phức tạp. Khi tuyến đường đi qua các đoạn trượt nhỏ thì nên tiến hành xử lý tận gốc bằng các biện pháp thoát nước, chống đỡ hoặc cải thiện tính chất của công trình. - Khi kiểm toán ổn định của mái taluy thì lấy hệ số an toàn là 1,15 - 1,2, đường cao tốc 1,2 – 1,3. - Nền đường phía thấp của khối đất trượt nên làm nền đắp, nền đường ở phía cao nên làm kiểu đào. 2)Biện pháp xử lý: a) Thoát nước mặt: + Làm rãnh chắn nước ngoài phạm vi đường nứt của khối đất trượt ít nhất là 5m trong vùng đất ổn định. Phải căn cứ vào địa hình, lưu lượng nước cần thoát mà làm một hoặc một số rãnh chắn nước cách nhau từ 50 – 60m. + Phải đầm chặt mặt mái taluy không cho nước thấm vào bịt đường nứt. + Phải làm rãnh thoát nước cho các tụ nước nhỏ các mạch nước lộ trong phạm vi khối đất trượt. b) Thoát nước ngầm: + Phải căn cứ vào điều kiện cụ thể để bố trí các thiết bị thoát nước thích hợp để thoát nước ngầm ra ngoài phạm vi đất trượt. c) Giảm trọng phản áp: + Đây là nguyên tắc cần chú ý khi thiết kế đường: phía cao của khối trượt nên thiết kế đào để giảm trọng lượng gây trượt, phía thấp thì thiết kế đắp có tác dụng như một bệ phản áp tăng ổn định. d) Làm các công trình chống đỡ như tường chắn, cọc neo các công trình phòng chống xói. 7.3 Xây dựng nền đườngcác đọan đá lăn, đá sụt 1)Nguyên tắc chung: - Với các đoạn nền đường qua vùng đá lăn, đá sụt phải tiến hành điều tra tình hình địa chất, thuỷ văn, địa hình, xác định phạm vi, loại hình nguyên nhân hình thành, mức độ nguy hại đối với đường. - Tránh đánh cấp, đào sâu tốt nhất cho tuyến tránh xa khu vực này. - Xử lý tổng hợp bằng các phương pháp bịt mặt, chống đỡ, đào bỏ… 2) Biện pháp xử lý: a) Bịt mặt làm tường phòng hộ: + Với các mái taluy hoặc mái dốc tự nhiên tương đối bằng phẳng nếu bề mặt đã bị phong hóa thì phải dùng vữa ximăng để bịt mặt hoặc làm tường phòng hộ để ngăn ngừa không cho phong hoá tiếp. b) Đào bỏ: + Nếu khối lượng lớn, mức độ phá hoại của đá không nghiêm trọng thì có thể đào bỏ toàn bộ làm thoải mái taluy. c) Làm tường chắn đá máng hứng đá rơi: + Với các đoạn đá bị phá hoại nghiêm trọng thường bị lăn, sụt thì phải làm tường chắn máng hứng đá rơi. + Tường chắn đá máng hứng đá rơi thường phối hợp sử dụng. d) Làm lớp phòng hộ bằng cọc neo phun vữa xiămng: + Với các mái taluy cao lớp mặt kết cấu yếu dễ bị sụt, trượt thì áp dụng biện pháp xử lý này để chống phong hoá bề mặt. 7.4 Xây dựng nền đường qua vùng hang độ 1) Nguyên tắc chung: - Khi tuyến qua vùng hang động thì phải tiến hành điều tra tình hình địa mạo, địa chất, mức độ phát triển của hang động, quy luật hoạt đọng của nước ngầm. - Tốt nhất là thiết kế tuyến tránh vùng hang động. - Để xử lý hang động castơ nước trong hang động thường phải căn cứ vào tình hình mặt nước mặt nước ở gần nền đường, vị trí, độ lớn tính ổn định của hang động mà áp dụng các biện pháp dẫn dòng, bịt kín gia cố hoặc làm đường máng cho nước vượt qua đường. 2) Các biện pháp xử lý: + Phải thoát nước ra ngoài phạm vi nền đường bằng mọi biện pháp. + Với hang động khô nằm trên taluy nền đào thì có thể đắp đá, cửa hang xây đá bịt kín. + Với hang động khô nằm ở đáy nền đường, nếu cửa hang nhỏ nông thì có thể đầm chặt, nếu cửa hang rộng tương đối sâu thì nên làm cầu vượt. + Để đề phòng đáy hang động bị sụt thấm nước cần gia cố theo các biện pháp sau: Nếu hang động sâu hẹp thì gia cố bằng tấm bản bêtông cốt thép. Nếu hang động rộng dễ thi công thì xây tường đá, cột đá để chống đỡ. . TẠO VÀ TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT 7.1 Trường hợp nâng cấp cải tạo - Cải tạo nền đường là công tác đưa đường lên cấp kỹ thuật cao hơn dẫn tới phải xây dựng. đến hiệu quả nổ phá: (SGK) 6.3 Các phương pháp nổ phá 1) Phương pháp lỗ mìn: - Cách tiến hành: khoan vào đá cần nổ phá các lỗ đặt thuốc nổ có đường kính

Ngày đăng: 07/11/2013, 16:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan