TÌM HIỂU ĐÔI NÉT VỀ VIỆC HỌC TẬP CỦA BÁC HỒ THỜI NIÊN THIẾU

8 915 2
TÌM HIỂU ĐÔI NÉT VỀ VIỆC HỌC TẬP CỦA BÁC HỒ THỜI NIÊN THIẾU

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TÌM HIỂU ĐÔI NÉT VỀ VIỆC HỌC TẬP CỦA BÁC HỒ THỜI NIÊN THIẾU TS Bùi Thị Thu Hà Học viện Chính trị Khu vực I - Học viện CTQG Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh được UNESCO tôn vinh năm 1990: “Vị anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam và là nột nhà văn hoá lớn”. Trong sự trưởng thành của Hồ Chí Minh - từ một nhà yêu nước truyền thống trở thành người cộng sản, chiến sĩ quốc tế, người lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam có ảnh hưởng của quê hương hiếu học Nghệ An, sự giáo dục của gia đình, đặc biệt của cụ thân sinh Nguyễn Sinh Sắc và các thầy đồ ở làng Kim Liên. Kim Liên là địa phương có truyền thống hiếu học, nhiều người đỗ đạt trong các kì thi thời phong kiến: trong 96 khoa thi Hương từ 1635 đến 1890 có 193 người đỗ tú tài và cử nhân (1) . Ở Kim Liên, trong phong trào đấu tranh chống Pháp xâm lược có nhiều nhà nho yêu nước, như Vương Thúc Mậu - người tổ chức Chung Nghĩa binh và hy sinh năm 1886. Trong bài thơ “Điếu Vương Thúc Mậu” có những câu ca tụng ông: “Lăng lăng kỳ tử Kỳ Sơn Bất tử ninh dung nghịch lỗ hoàn” (Dịch nghĩa: “Tài khí lạ của ông vòi vọi như núi Kỳ Sơn Không chết thì không để cho quân giặc trở về”) Con ông là Vương Thúc Quý cũng tham gia “Thí sinh quân” do Phan Bội Châu lập, sau về làng mở trường dạy học. Vương Thúc Quý là “thày khai tâm” của Nguyễn Sinh Cung. Từ lúc lọt lòng mẹ, Nguyễn Sinh Cung đã được nuôi dưỡng trong tiếng hát của mẹ, những câu chuyện do bà ngoại và mẹ kể và những trò chơi dân gian của trẻ con trong làng. Những hiểu biết sơ giản về tự nhiên, lịch sử, quan hệ xã hội… là những bài học đầu tiên mà Nguyễn Sinh Cung tiếp nhận từ gia đình, quê hương. Những điều tiếp nhận này sống mãi trong tâm trí Hồ Chí Minh và tạo nên ở Người những đặc tính nổi bật của con người xứ Nghệ, mà dù có xa quê hương 50 năm, trong đó sống xa Tổ quốc 30 năm, cũng không hề bị phai mờ ở Người. Đây là bài học mà ngày nay trong giáo dục thế hệ trẻ chúng ta cần ( 1) Có t i lià ệu ghi trong thời gian 1635 - 1890 có 82 người ở Kim Liên đỗ Tú t i v Cà à ử nhân 1 lưu ý, làm sao cho các em giữ mãi ấn tượng đầu tiên được quan sát, hiểu biết ở quê hương. Những điều được giáo dục ở quê hương là cơ sở để Nguyễn Sinh Cung tiếp cận với những nơi xa, vượt khỏi làng quê. Khi lần đầu tiên vào Huế (1895), cậu đã nhìn thấy và nảy sinh thắc mắc về những cảnh “lạ”, “Vì sao có nhà cao to đẹp, lại có nhà thấp bé ?”, “Vì sao có ông Tây, ông quan to béo ngồi chễm chệ cho người phu xe gầy yếu kéo ?”… Biết bao nhiều điều mới lạ ở chốn kinh thành đập vào mắt cậu bé ở làng quê xứ Nghệ. Song cậu không chỉ ngạc nhiên mà còn tò mò, thắc mắc về những hiện tượng này. Cũng như lúc bé ở quê nhà khi nghe tiếng sấm, cậu Cung đã hỏi “Sấm ở đâu mà sinh ra”, bây giờ cậu lại hỏi mẹ với sự đăm chiêu, suy nghĩ: “Vì sao có những cảnh như vậy ?”. Làm sao mẹ có thể giải thích cho cậu con mới 5 tuổi hiểu được nguồn gốc sự bất công của xã hội có áp bức, bóc lột. Vì thế mẹ Hoàng Thị Loan chỉ nói: “Về điều này, lớn lên rồi con sẽ biết !”. Câu trả lời của mẹ không làm cho cậu Cung nản lòng vì “vấn đề khó, không thể biết được” và được khuyến khích: cố gắng học tập để lớn lên sẽ tự giải đáp. Vấn đề đặt ra và câu trả lời của mẹ đã được Hồ Chí Minh ghi nhớ và tìm hiểu suốt đời. Qua quan sát, học tập, suy nghĩ, Hồ Chí Minh đã dần dần hiểu được vì sao nhân dân ta khổ cực, mà cả nhân dân bị áp bức trên thế giới cũng bị nghèo khổ và phải làm gì để xoá bỏ sự bất công này, để nhân dân lao động được hạnh phúc, ấm no. Qua câu chuyện trên chúng ta cũng rút bài học về mẹ dạy học: biểu dương những suy nghĩ, thắc mắc của con trẻ, song không nên giải thích quá sức hiểu biết của con mà động viên, khuyến khích sự suy nghĩ tiếp theo. Trong thời gian ở Huế, Nguyễn Sinh Cung tuy còn nhỏ tuổi song cũng bắt đầu theo học lớp chữ Hán, do thân sinh mở vào năm 1898 ở nhà ông Nguyễn Sĩ Khuyến làng Dương Nổ, xã Phú Dương, huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên. Cậu bé 8 tuổi này theo các bậc đàn anh đến lớp chỉ để bước đầu biết mặt chữ, biết tô chữ, tập viết, chứ chưa hiểu gì nhiều về nội dung học tập. Tuy nhiên làm quen với không khí lớp học cũng là điều cần thiết của một cậu bé đã đến tuổi đi học. Lúc bấy giờ việc học tập của học sinh chưa phân lớp, song thầy đồ vẫn phân biệt trình độ khác nhau mà hướng dẫn các em tự học. Ngày 10 - 2 - 1901, bà Hoàng Thị Loan qua đời. Đây là một tổn thất lớn cho cậu Cung; tuy nhiên trong đau thương này, khi mà cụ Nguyễn Sinh Sắc vắng nhà, mới thấy được sự chịu đựng quá sức của cậu bé lên 11 tuổi. Cảnh mẹ 2 mất, cha vắng nhà, em khát sữa đã suốt đời khắc sâu vào tâm trí của Hồ Chí Minh. Năm 1901, Nguyễn Sinh Cung về quê ngoại và cùng anh Nguyễn Sinh Khiêm được cha làm lễ vào làng, mang tên mới Nguyễn Tất Thành (tháng 9 - 1901). Trong những năm trở lại quê, Nguyễn Tất Thành được tiếp tục đi học chữ Nho với thày Hoàng Phan Quỳnh. Khi cụ Nguyễn Sinh Sắc đậu Phó bảng, gia đình về quê nội, Nguyễn Tất Thành lần lượt học chữ Nho với các thầy Vương Thúc Quý và Trần Thân. Vào thời gian này, Nguyễn Tất Thành đã tỏ rõ một học sinh nhanh nhẹn, thông minh, có trí nhớ tốt và bước đầu tỏ ra có những suy nghĩ sâu sắc. Điều này cũng do ảnh hưởng cách dạy của thầy Vương Thúc Quý - thày thường dạy cho học sinh sách suy nghĩ để hiểu, chứ không theo cách “tầm chương trích cú”. Một lần thắp đèn, dầu vương ra sách, để thử sức học của học trò, thầy Quý ra câu đối. Thắp đèn lên dầu vương ra đế Một học trò lớn tuổi liền đối một câu rất chỉnh: Đốt nhang rồi gió quạt bay tàn Nguyễn Tất Thành cũng xin đối: “Cưỡi ngựa dong thẳng Tấn lên Đường” (1) Trong vế ra của thầy Quý có các từ “vương” và “đế”, vừa có nghĩa là “để dầu vương vãi ra đế đèn”, vừa ngụ ý chỉ các “bậc vua chúa, hoàng đế”; câu đối của Nguyễn Tất Thành có từ “Tấn” và “Đường”, vừa có nghĩa là “tiến lên đường” vừa hàm ý chỉ hai triều đại phong kiến trong lịch sử Trung Quốc - nhà Tấn xưng vương và nhà Đường xưng đế. Rõ ràng câu đối của Nguyễn Tất Thành rất chỉnh mà lại tỏ ra có khí phách của một con người luôn muốn vươn lên, không chịu khuất phục, nên được thầy khen. Nguyễn Tất Thành chỉ học với thày Quý một thời gian ngắn, nhưng đã tiếp nhận ở thầy tấm lòng yêu nước, ý chí cầu tiến mạnh mẽ, có lối học thông minh, thanh thoát, không nệ cổ… Vì vậy, dù trước đó Thành đã đi học với các thầy giáo khác rồi, song cụ Sắc vẫn xem cụ Quý là “thày giáo khai tâm” của con mình. Cụ muốn lấy thày Quý, người đạo đức, học rộng, chữ viết đẹp, làm gương cho con mình noi theo. ( 1) Dẫn theo Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Nghệ An: Bác Hồ thời niên thiếu, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.33. 3 Những năm tháng học chữ Hán với các thầy đồ ở quê không chỉ đem lại cho Nguyễn Tất Thành “dăm ba chữ thánh hiền” mà còn đặt cơ sở cho việc thấu hiểu đạo lý của Nho giáo để ứng xử trong cuộc sống. Những tri thức đầu tiên tuy đơn giản song sâu sắc nên đã khắc sâu vào tâm trí Hồ Chí Minh. Ngoài việc học các thày đồ, Nguyễn Tất Thành còn học nhiều điều hay, mới lạ ở bà con, hàng xóm, và cũng để lại ở Người nhiều kỉ niệm sâu sắc, một số kiến thức thiết thực rất bổ ích. Nguyễn Tất Thành còn theo cha đi dạy học nhiều nơi, được thăm nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều di tích lịch sử, như làng Đông Thái, quê hương Phan Đình Phùng, thành Lục Niên được xây dựng trong kháng chiến chống Minh của Lê Lợi - Nguyễn Trãi, miếu thờ La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp… Anh còn được nghe nhiều câu chuyện lịch sử về những cuộc đấu tranh của nhân dân Nghệ - Tĩnh, trong đó có đồng bào quê hương Nam Đàn, Chung Cự của mình đã anh dũng chống ngoại xâm. Những hiểu biết, cũng như những cảm xúc mà Thành thu nhận được trong đời sống đã góp phần không nhỏ vào sự hình thành nhân cách, tình cảm của anh đối với đồng bào, quê hương đất nước. Những hiểu biết và ấn tượng thời niên thiếu sống mãi ở Hồ Chí Minh. Cụ Nguyễn Sinh Sắc là một nhà nho thức thời, cụ sớm nhận thấy không thể cho các con mình cứ tiếp tục theo học chữ Hán ở trường làng khi thời thế đã đổi thay, tân học đã dần dần thay thế cho nho học. Bởi vì, cùng với việc xác lập nền đô hộ ở Việt Nam, thực dân Pháp cũng dần xây dựng nền giáo dục mới - giáo dục tư sản thực dân, để mong đào tạo một lớp người phục vụ cho chúng. Giáo dục thực dân tư sản là cơ sở thống trị của chế độ thuộc địa, nửa phong kiến. Tuy vậy, cụ Sắc cũng nhận thức rằng phải cho các con mình tiếp xúc với Tây học để hiểu rõ hơn nước Pháp và các nước khác ở châu Âu. Khoảng tháng 9 - 1905, Nguyễn Tất Thành và Nguyễn Tất Đạt được theo học lớp Dự bị (Cours Préperatoire) ở Trường tiểu học Pháp - bản xứ của thành phố Vinh, cách làng Kim Liên chừng 14 kilômét. Hai anh em trọ nhà một gia đình nghèo tại vùng Cầu Rầm. Ở trường tiểu học này, lần đầu tiên Nguyễn Tất Thành được làm quen với các từ “Tự do”, “Bình đẳng”, “Bác ái” mà cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789 đã nêu lên (1) . Cuối tháng 5 - 1906, Nguyễn Tất Thành cùng anh theo cha vào Huế lần thứ hai, khi cụ Nguyễn Sinh Sắc (Nguyễn Sinh Huy) không thể từ chối mãi lệnh của triều đình Huế phải vào kinh đô nhậm chức Thừa biện bộ Lễ. Cụ nhận thấy ( 1) Theo, Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin v tà ư tưởng Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh - Biên niên tiền sử, Nxb Thông tin lý luận, H Nà ội, Tập 1, 1992, tr. 33 4 làm quan là “một nỗi nhục” đối với những người có lòng thương dân, có ý thức dân tộc. Tháng 9 năm 1907, Nguyễn Tất Thành sau khi học trường tiểu học Pháp - Việt Đông Ba (Huế), được nhận vào học trường Quốc học, lớp Nhì (Cours Moyen). Đây là bước ngoặt trong cuộc đời học vấn của Nguyễn Tất Thành, vì anh có dịp tiếp xúc, hiểu rõ hơn nền văn minh Pháp, châu Âu, ý thức hơn về nỗi khổ của nhân dân đang rơi vào cảnh đói khổ, thất học. Vào đầu thế kỷ XX, nhân dân các tỉnh Nam Trung Kỳ bị thực dân Pháp và phong kiến tay sai bóc lột, phải chịu nhiều loại sưu thuế nặng nề. Vì vậy, vào năm 1908 phong trào đòi bỏ lệ đi xâu, giảm thuế diễn ra mạnh mẽ ở các tỉnh Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi… Ở Thừa Thiên, phong trào đấu tranh diễn ra từ tháng 4 - 1908. Nhân dân kéo đến Huế, nhưng bị bọn cầm quyền đàn áp, bắn chết một người. Đoàn người biểu tình xông lên, tước vũ khí của binh lính, trói tên Lãnh binh và bắt viên Phủ Doãn phải dẫn đầu đoàn biểu tình. Khi vào thành phố, số người tham gia ngày càng đông, nhất là học sinh các trường Quốc học, Quốc Tử giám… Cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân làm thức tỉnh mạnh mẽ hơn lòng yeu nước của học sinh Nguyễn Tất Thành. Anh tham gia cuộc biểu tình chống thuế của nông dân Thừa Thiên, đang tập hợp trước toà Khâm sứ Trung Kỳ (nay là trường Đại học sư phạm thuộc trường Đại học Huế). Đây là lần đầu tiên Nguyễn Tất Thành thể hiện lòng yêu nước thương dân, ý chí cứu nước, cứu dân bằng một hành động yêu nước công khai và cụ thể mà không kể gì đến những điều nguy hiểm đang chờ đợi anh và cha mình. Đúng như vậy, vì tham gia phong trào đấu tranh của nông dân nên Nguyễn Tất Thành bị thực dân Pháp theo dõi và khiển trách cụ Nguyễn Sinh Sắc “không biết dạy con”, để cho Nguyễn Tất Thành có những hoạt động chống nhà cầm quyền thuộc địa. Trong “Hồ sơ Nguyễn Sinh Huy”, số A3780I, ngày 21 - 1 - 1920 của Sở Mật thám Trung Kỳ, ghi rõ lý do ông Nguyễn Sinh Huy bị thực dân Pháp khiển trách. Đó là vì: “hạnh kiểm của hai người con ở trường Quốc học, đã nói trước mặt thày giáo những lời bài Pháp trong dịp dân chúng biểu tình”. Cụ Sắc bị điều đi nhậm chức Tri huyện ở Bình Khê - một huyện miền núi của tỉnh Bình Định (nay là huyện Tây Sơn, Bình Định). Tháng 6 - 1909, Nguyễn Tất Thành bỏ học trường Quốc học Huế vào thăm cha ở Bình Khê. Để tiếp tục việc học tập, Nguyễn Tất Thành được cụ Sắc 5 gửi đến Quy Nhơn học thêm tiếng Pháp với thày Phạm Ngọc Thọ (thân sinh Anh hùng Lao động, cố Bộ trưởng Bộ Y tế Phạm Ngọc Thạch), đang dạy tại Trường tiểu học Pháp - bản xứ Quy Nhơn. Anh được bổ túc kiến thức để đạt trình độ lớp Nhất (Cours Supéreur, tương đương với lớp Năm, bậc tiểu học ngày nay). Đầu năm 1910, cụ Nguyễn Sinh Sắc bị triều đình Huế bãi chức và triệu hồi về Huế với lý do là không xét xử các vụ kiện của bọn cường hào địa phương dựa vào thế lực của thực dân Pháp để áp bức, đè nén những người nghèo khổ. Tiêu biểu là vụ án Tạ Đức Quang (1) . Vào khoảng đầu tháng 9 năm 1910, Nguyễn Tất Thành rời Quy Nhơn vào Nam. Trên đường đi đến thị xã Phan Thiết (Bình Thuận), Nguyễn Tất Thành tạm dừng chân ở đây. Được các ông Nguyễn Trọng Lôi và Nguyễn Quý Anh (con trai cụ Nguyễn Thông, một nhân sĩ yêu nước ở Nam Kỳ ra sống ở Phan Thiết) (2) giới thiệu, Nguyễn Tất Thành vào dạy trường Dục Thanh. Về lý do Bác Hồ dừng chân ở Phan Thiết, có nhiều ý kiến khác nhau, có người cho rằng “do hết tiền, anh phải xin dạy học tại trường Dục Thanh” (3) . Dù với lý do nào, việc Nguyễn Tất Thành dừng chân, dạy học ở trường Dục Thanh (Phan Thiết) có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc đời của những thanh niên yêu nước lúc bấy giờ. Qua việc học tập của Hồ Chí Minh với thời niên thiếu, chúng ta có thể rút ra một số bài học cho việc giáo dục thế hệ trẻ ngày nay. Thứ nhất, việc giáo dục, theo nghĩa rộng, p hải bắt đầu từ thuở ấu thơ, điều này có ảnh hưởng sâu sắc đến trẻ em, đặc biệt là việc giáo dục của gia đình, của các bà mẹ. Lời ru, chuyện kể không chỉ có tác dụng để cho con trẻ được ngủ ngon mà đi sâu vào tâm trí, gắn chặt suốt đời. Vì vậy, việc giáo dục của các bà mẹ trẻ, của các chị, mẹ nuôi trẻ ở các lớp mầm non cần được chú trọng tốt hơn về mọi mặt, và ở mọi vùng miền. ( 1) Tạ Đức Quang l mà ột cường h o à ở Bình Khê, dựa v o thà ế lực của Coutelle v Slager - hai sà ĩ quan người Pháp - l m à đơn kiện dân chúng địa phương đã “xâm phạm lợi ích” của mình. Cụ Nguyễn Sinh Huy không xét xử m còn bà ắt giam hắn. Vợ Quang đã tố cáo về Kinh, nên triều đình cách chức Tri huyện cụ Nguyễn Sinh Huy (theo lời tâu của bộ Hình ng y 19 - 4 nà ăm Duy Tân thứ 14 - tức ng y 23-9-1910 (theo t i lià à ệu của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 2). ( 2) Có t i lià ệu cho rằng: “… nhờ sự giới thiệu của ông Trương Gia Mô v ông Hà ồ Tá Bang (bạn cũ của ông Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc), anh Th nh à được v o day hà ọc ở trường Dục Thanh” (“Bác Hồ thời niên thiếu” . Sđd, tr. 107). ( 3) Hồ Chí Minh biên niên tiền sử, tập 1, Sđd, tập 1, tr. 42 - 43. 6 Thứ hai, đối với trẻ em trước tuổi đến trường, cần phải tôn trọng, có tinh thần dân chủ, bình đẳng, khuyến khích các em học tập, suy nghĩ vừa sức, không làm thui chột các ý nghĩa ngây thơ mà làm cho nó phát triển trong những thời kỳ tiếp theo, phù hợp với trình độ, tuổi tác. Thứ ba, từ lớp học đầu tiên đã phải chú trọng rèn luyện trí thông minh, phát huy tính tích cực học sinh. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá là điều quan trọng, sẽ để lại dấu ấn sâu sắc, nếp suy nghĩ đúng từ nhỏ và tiếp tục phát triển sau này. Điều này sẽ góp phần hình thành tinh thần tự học, phương pháp tự họcBác Hồ luôn luôn nhắc nhở: việc học tập phải lấy “tự học làm cốt”. Việc tự học được rèn luyện từ nhỏ. Thứ tư, việc giáo dục trẻ em phải tiến hành một cách toàn diện, mở rộng môi trường, các hình thức giáo dục. Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất Thành từ nhỏ đã học trong cuộc sống (qua các trò chơi dân gian), đã đi vào cuộc sống đến các nơi danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử. Điều này không chỉ mở mang kiến thức mà có tác dụng giáo dục tư tưởng, thích ghi với cuộc sống thực tế. Cuối cùng, giáo dục trẻ em phải theo sự phát triển của xã hội, phù hợp và đáp ứng với yêu cầu của đất nước. Cụ Nguyễn Sinh Sắc đã thức thời, sớm nhận thức điều này, nên đã mạnh dạn cho các con mình học chữ Pháp, tiếp nhận nền tân học với những kiến thức khoa học mới, chứ không bo bo nệ cổ. Nguyễn Tất Thành qua tiếp thụ kiến thức Tây học đã luôn liên hệ với thực tế cuộc sống, dùng những kiến thức mới tiếp thu để suy nghĩ về tình hình, nhiệm vụ đất nước. Đây là một cơ sở để Người có quyết định đi ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Bài học cho chúng ta trong việc hội nhập với thế giới và khu vực ngày nay là biết tiếp thu kiến thức mới, song phải suy nghĩ đem lại lợi ích gì cho đất nước, phải giữ vững nền văn hoá, giáo dục dân tộc, không lai căng, mất gốc. * * * Tìm hiểu đôi nét về việc học tập của Hồ Chí Minh thời niên thiếu không phải chỉ để biết Bác Hồ được giáo dục như thế nào mà chủ yếu xem xét việc học tập này để góp phần tạo nên Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh như thế nào. Đồng thời, qua đó rút bài học bổ ích cho việc giáo dục trẻ em ngày nay như thế nào cho có hiệu quả. 7 B. T. T. H 8 . TÌM HIỂU ĐÔI NÉT VỀ VIỆC HỌC TẬP CỦA BÁC HỒ THỜI NIÊN THIẾU TS Bùi Thị Thu Hà Học viện Chính trị Khu vực I - Học viện CTQG Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh. * Tìm hiểu đôi nét về việc học tập của Hồ Chí Minh thời niên thiếu không phải chỉ để biết Bác Hồ được giáo dục như thế nào mà chủ yếu xem xét việc học tập

Ngày đăng: 07/11/2013, 11:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan