thực trạng bảo hiểm y tế tại việt nam hiện nay

31 3.8K 29
thực trạng bảo hiểm y tế tại việt nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sức khỏe là vốn quý của con người, là nguồn nhân lực và tài sản đặc biệt của quốc gia. Chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng để tạo nhiều năng lượng phục vụ cuộc sống, công việc tốt hơn đang là vấn đề bức thiết của mọi xã hội từ xã hội phong kiến đến xã hội hiện đại, từ quốc gia nghèo khó đến các nước hung mạnh. Đất nước việt Nam ta cũng không ngoại lệ, chính sách bảo hiểm y tế đã khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và nhà nước trong chăm sóc sức khỏe nhân dân. Sau hơn 20 năm phát triển bảo hiểm y tế đã từng bước phát triển, đạt được một số thành tựu quan trọng. Bảo hiểm y tế đã tạo ra nguồn tài chính công đáng kể cho công tác khám chữa bệnh, góp phần thực hiện mục têu công bằng trong sức khỏe nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên bảo hiểm y tế cũng có những khiếm khuyết cần phải có những chính sách khắc phục. Trong đề tài: “Bảo hiểm y tế tại Việt Nam” của nhóm sẽ trình bày cụ thể về những thành tự và thách thức đối với ngành bảo hiểm tại Việt Nam.

LỜI NÓI ĐẦU Sức khỏe là vốn quý của con người, là nguồn nhân lực và tài sản đặc biệt của quốc gia. Chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng để tạo nhiều năng lượng phục vụ cuộc sống, công việc tốt hơn đang là vấn đề bức thiết của mọi xã hội từ xã hội phong kiến đến xã hội hiện đại, từ quốc gia nghèo khó đến các nước hung mạnh. Đất nước việt Nam ta cũng không ngoại lệ, chính sách bảo hiểm y tế đã khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và nhà nước trong chăm sóc sức khỏe nhân dân. Sau hơn 20 năm phát triển bảo hiểm y tế đã từng bước phát triển, đạt được một số thành tựu quan trọng. Bảo hiểm y tế đã tạo ra nguồn tài chính công đáng kể cho công tác khám chữa bệnh, góp phần thực hiện mục têu công bằng trong sức khỏe nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên bảo hiểm y tế cũng có những khiếm khuyết cần phải có những chính sách khắc phục. Trong đề tài: “Thực trạng bảo hiểm y tế tại Việt Nam” của nhóm sẽ trình bày cụ thể về những thành tự và thách thức đối với ngành bảo hiểm tại Việt Nam. Mục lục I. Khái quát chung về Bảo hiểm y tế 2 1. Khái niệm 2 2. Phân loại BHYT .2 3. Bản chất của BHYT 3 4. Đặc điểm của BHYT 3 5. Vai trò của BHYT trong đời sống 3 II. Những nội dung cơ bản của BHYT .4 1. Nguyên tắc của BHYT 4 2. Đối tượng tham gia BHYT .5 3. Mức đóng và trách nhiệm đóng BHYT 6 4. Quỹ BHYT 7 III. Thực trạng BHYT ở Việt Nam 1. Khái quát về BHYT ở Việt Nam 9 2. Thực trạng BHYT ở Việt Nam .10 2.1 Thành tựu .11 2.2 Hạn chế .19 IV. Giải pháp 21 1 I. Khái quát chung về Bảo hiểm y tế. 1. Khái niệm. Bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội do nhà nước tổ chức thực hiện nhằm huy động sự đóng góp của cộng đồng, chia sẻ rủi ro bệnh tật và giảm bớt gánh nặng tài chính cho người dân tạo nguồn tài chính hỗ trợ cho hoạt động y tế, thực hiện mục đích công bằng và nhân đạo trong lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân. 2. Phân loại bảo hiểm y tế. 2.1 Bảo hiểm y tế bắt buộc. BHYT bắt buộc là loại hình BHYT chỉ áp dụng đối với một nhóm đối tượng nhất định, thường là những khu vực có tiềm lực kinh tế (thành phố, thị xã, trung tâm .), có thu nhập ổn định (tiền lương, tiền công). Tiêu chí để định mức phí BHYT thường được tính theo tỷ lệ % thu nhập của người tham gia bảo hiểm, người có thu nhập cao thì đóng nhiều, nhưng việc hưởng chế độ BHYT lại dựa trên sự kiện pháp lý (ốm đau, tai nạn…) theo quy định của pháp luật. 2.2 Bảo hiểm y tế tự nguyện. BHYT tự nguyện là loại hình BHYT thứ hai đang được thực hiện ở nước ta. So với BHYT bắt buộc, BHYT tự nguyện có số lượng tham gia đông đảo, đa dạng về thành phần và nhận thức xã hội, có điều kiện kinh tế và nhu cầu chăm sóc sức khỏe khác nhau. BHYT tự nguyện được triển khai theo địa giới hành chính (áp dụng cho hộ gia đình, tổ chức triển khai theo cấp xã , phường, thị trấn…) và theo nhóm đối tượng (học sinh, sinh viên, hội viên các đoàn thể…) BHYT tự nguyện gồm nhiều loại hình khác nhau: bảo hiểm KCB nội trú, bảo hiểm KCB ngoại trú, bảo hiểm bổ sung cho loại hình BHYT bắt buộc; BHYT cộng đồng, BHYT hộ gia đình và các loại hình BHYT khác. Khung mức đóng BHYT tự nguyện được xác định theo khu vực và theo nhóm đối tượng. Đơn vị tính: đồng/người/năm ĐỐI TƯỢNG KHU VỰC Thành thị Nông thôn Thành viên hộ gia đình 160.000 - 320.000 120.000 - 240.000 Học sinh, sinh viên 60.000 - 120.000 50.000 - 100.000 2 3. Bản chất của bảo hiểm y tế. - Chia sẻ rủi ro: ốm đau, bệnh tật. San sẻ tài chính giữa những người tham gia theo nguyên tắc số đông bù số ít. Càng nhiều người tham gia đóng góp bảo hiểm y tế thì nguồn tài chính bảo hiểm y tế càng lớn mạnh và rủi ro của người dân càng được dàn mỏng. Quy luật số đông bù số ít trong bảo hiểm càng phát huy tối đa tác dụng. - Bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội của nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu công bằng xã hội và thể hiện bản chất tốt đẹp của mottj thể chế chính trị. Đây là chính sách xã hội đặc thù và được boa phủ rộng nhất để bảo vẹ và chăm sóc sức khỏe nhân dân. - Tính nhân đạo trong bảo hiểm y tế thể hiện rõ nhất trong số tất cả các loại hình bảo hiểm. Cũng giống như BHXH, BHYT hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, mà là vì con người , hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người dân, không phân biệt tong giáo, dân tộc, nghề nghiệp, giới tính, địa vị xã hội,… 4. Đặc điểm của BHYT. Trên cơ sở khái niệm BHYT nói trên, có thể thấy bên cạnh những tính chất chung của một chế độ an sinh xã hội, BHYT còn có một số đặc điểm sau: - BHYT có đối tượng tham gia rộng rãi, bao gồm mọi thành viên trong xã hội không phân biệt giới tính, tuổi tác, khu vực làm việc, hình thức quan hệ lao động… - BHYT không nhằm bù đắp cho thu nhập cho người hưởng bảo hiểm (như chế độ BHXH ốm đau, tai nạn lao động…) mà nhằm chăm sóc sức khỏe cho họ khi bị bệnh tật, ốm đau… trên cơ sở quan hệ BHYT mà họ tham gia. - BHYT là chi phí ngắn hạn, không xác định trước, không phụ thuộc vào thời gian đóng, mức đóng mà phụ thuộc vào mức độ bệnh tật và khả năng cung ứng các dịch vụ y tế. 5. Vai trò của BHYT trong đời sống xã hội. Một là, giúp người dân khắc phục khó khăn, chủ động về mặt tài chính khi gặp rủi ro lien quan tới sức khỏe của mình, đảm bảo sự công bằng rong khám chữa bệnh và điều trị Hai là, tạo điều kiện để mọi người dân đều được tiếp cận với những dịch vụ y tế hiện đại, từ đó nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Cho dù dịch vụ y tế ngày càng đắt đỏ, giá thuốc chữa bệnh ngày càng có xu hướng tăng cao, trang thiết bị y tế ngày càng hiện đại và đắt tiền, song mọi người dân đều được khám chữa bệnh và điều trị. Ba là, góp phần nâng cấp các cơ sở khám bệnh và điều trị, giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách nhà nước. BHYT ra đời đã góp phần đảm bảo an sinh xã hội trong điều kiện hiện nay trên toàn thế giới. 3 Bốn là, BHYT còn có tác dụng góp phần giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Hiện nay kinh phí cho y tế được cấu thành chủ yếu từ 4 nguồn: - Từ Ngân sách nhà nước - Từ quỹ BHYT. - Thu một phần viện phí và dịch vụ y tế. - Tiền đóng góp của các tổ chức quần chúng, của các tổ chức từ thiện và viện trợ quốc tế. Trong bốn nguồn trên từ khi chưa có BHYT thì nguồn do ngân sách Nhà nước cấp là chủ yếu. Do vậy BHYT ra đời đã thực sự góp phần giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Năm là, chỉ tiêu phúc lợi xã hội trong mỗi nước cũng biểu hiện trình độ phát triển của nước đó. Do vậy, BHYT là một công cụ vĩ mô của Nhà nước để thực hiện tốt phúc lợi xã hội, đồng thời tạo nguồn tài chính hỗ trợ, cung cấp cho hoạt động chăm sóc sức khoẻ của người dân. Sáu là, BHYT còn góp phần đề phòng và hạn chế những bệnh hiểm nghèo theo phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Với việc kết hợp với các cơ sở khám chữa bệnh BHYT kiểm tra sức khoẻ, chăm sóc sức khoẻ cho đại đa số những người tham gia BHYT, từ đó phát hiện kịp thời những căn bệnh hiểm nghèo và có phương pháp chữa trị kịp thời, tránh được những hậu quả xấu, mà nếu không tham gia BHYT tâm lý người dân thường sợ tốn kém khi đi bệnh viện, do đó mà coi thường hoặc bỏ qua những căn bệnh có thể dẫn đến tử vong. II. Những nội dung cơ bản của bảo hiểm y tế. 1. Nguyên tắc của bảo hiểm y tế. BHYT được thực hiện trên 5 nguyên tắc: - Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHYT. - Mức đóng BHYT được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương tối thiểu của khu vực hành chính (sau đây gọi chung là mức lương tối thiểu). - Mức hưởng BHYT theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi quyền lợi của người tham gia BHYT. - Chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT do quỹ BHYT và người tham gia BHYT cùng chi trả. - Quỹ BHYT được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảm cân đối thu, chi và được Nhà nước bảo hộ. 2. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế. 4 Trong quá trình phát triển của bảo hiểm y tếViệt Nam, đối tượng tham gia đã ngày càng mở rộng. Từ chỗ chỉ bảo hiểm cho người lao động làm thuê (người có quan hệ lao động), rồi đến BHYT cho người lao động tự do, cho người lao động trong nông nghiệp ., BHYT đã bao phủ đối tượng tham gia rộng lớn, trong mọi thành phần kinh tế. Theo quy định của luật Bảo hiểm y tế, đối tượng tham gia BHYT bao gồm: 1) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao động; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là người lao động). 2) Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân. 3) Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng. 4) Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. 5) Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước. 6) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng. 7) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp từ ngân sách nhà nước hằng tháng. 8) Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. 9) Người có công với cách mạng. 10) Cựu chiến binh theo quy định của pháp luật về cựu chiến binh. 11) Người trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước theo quy định của Chính phủ. 12) Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm. 13) Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật. 14) Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn. 15) Thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng. 16) Thân nhân của các đối tượng sau đây theo quy định của pháp luật về sĩ quan Quân đội nhân dân, nghĩa vụ quân sự, Công an nhân dân và cơ yếu: a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân đang tại ngũ; hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ trong Quân đội nhân dân; b) Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật 5 đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân phục vụ có thời hạn; c) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang làm công tác cơ yếu tại Ban Cơ yếu Chính phủ và người đang làm công tác cơ yếu hưởng lương theo bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan Quân đội nhân dân và bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân nhưng không phải là quân nhân, công an nhân dân. 17) Trẻ em dưới 6 tuổi. 18) Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác. 19) Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam. 20) Người thuộc hộ gia đình cận nghèo. 21) Học sinh, sinh viên. 22) Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp. 23) Thân nhân của người lao động quy định tại khoản 1 Điều này mà người lao động có trách nhiệm nuôi dưỡng và sống trong cùng hộ gia đình. 24) Xã viên hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể. 25) Các đối tượng khác theo quy định của Chính phủ (điều 1, Nghị định 62/2009/NĐ-CP) a) Công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 206/CP ngày 30/05/1979 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ). b) Thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp theo Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg ngày 18/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ BHYT và trợ cấp mai táng phí đối với thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. c) Người lao động được hưởng chế độ ốm đau theo quy định của pháp luật về BHXH do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ tế ban hành. d) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. 3. Mức đóng và trách nhiệm đóng BHYT. - Mức đóng hằng tháng của đối tượng là người lao động và Sĩ quan, hạ sĩ quan đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân tối đa bằng 6% mức tiền lương, tiền công tháng của người lao động, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì người lao động 6 và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được tính vào thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục để hưởng chế độ bảo hiểm y tế. Nếu người lao động có thêm một hoặc nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương, tiền công cao nhất. - Mức đóng hằng tháng của đối tượng là người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng tối đa bằng 6% mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng; - Mức đóng hằng tháng của các đối tượng: người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước; cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, tối đa bằng 6% mức lương tối thiểu và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng; - Mức đóng hằng tháng của người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa bằng 6% mức trợ cấp thất nghiệp và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng; - Mức đóng hằng tháng của các đối tượng : Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp từ ngân sách nhà nước hằng tháng; người có công với cách mạng; cựu chiến binh theo quy định của pháp luật về cựu chiến binh, người trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước theo quy định của Chính phủ; Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm; người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật; người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng, tối đa bằng 6% mức lương tối thiểu và do ngân sách nhà nước đóng; - Mức đóng hằng tháng của người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam tối đa bằng 6% mức lương tối thiểu và do cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp học bổng đóng; - Mức đóng hằng tháng của các đối tượng: Người thuộc hộ gia đình cận nghèo; học sinh, sinh viên; người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp, tối đa bằng 6% mức lương tối thiểu và do đối tượng đóng; ngoài ra Ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ thêm Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật BHYT. 7 4. Quỹ bảo hiểm y tế. Quỹ BHYT là một quỹ tài chính độc lập do các các đối tượng tham gia đóng góp và cơ quan BHYT quản lý theo quy định của pháp luật. Quỹ BHYT có đặc điểm: - Nó ra đời, tồn tại và phát triển do nhu cầu khách quan đòi hỏi sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. việc quản lý quỹ không đặt mục đích kinh doanh lên hang đầu, mà là vì đảm bảo sức khỏe cho nhân dân, vì sự công bằng và tiến bộ xã hội. - Quỹ BHYT là một bộ phận quan trọng trong tài chính y tế. Khi BHYT bao phủ đến toàn dân thì thậm chí nó còn được coi là hạt nhân của tài chính y tế. - Quỹ BHYT phụ thuộc vào số lượng đối tượng tham gia và mức đóng góp BHYT. Nhìn chung quỹ được nhà nước bảo trợ và hỗ trợ khi cần thiết. - Quản lý quỹ BHYT rất khó khăn phức tạp. nội dung quản lý chủ yếu phụ thộc vào mô hình tổ chức BHYT, vào hình thức và phương thức BHYT, Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm y tế: - Phí BHYT do các đối tượng tham gia đóng góp theo quy định. - Tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư bộ phận quỹ nhàn rỗi. - Từ tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. - Từ các nguồn khác. Quản lý quỹ bảo hiểm y tế: - Quỹ BHYT được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch và có sự phân cấp quản lý trong hệ thống tổ chức BHYT. - Chính phủ quy định cụ thể về việc quản lý quỹ BHYT, quyết định nguồn tài chính để bảo đảm nguồn khám bệnh, chữa bệnh BHYT trong trường hợp mất cân đối thu, chi quỹ BHYT Mục đích sử dụng quỹ BHYT: - Thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho những người tham gia khi họ bị ốm đau bệnh tật. - Chi quản lý bộ máy BHYT. - Trích lập quỹ dự phòng theo quy định. - Quỹ nhàn rỗi sẽ được đem đầu tư sinh lời và đương nhiên phải có chi phí cho hoạt động đấu tư III. Thực trạng bảo hiểm y tế Việt Nam 8 1. Khái quát về BHYT ở Việt Nam. Sự ra đời và phát triển của BHYT ở Việt Nam. Mặc dù còn là một trong những nước nghèo trên thế giới nhưng chúng ta có quyền tự hào về những thành tự trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân trong những năm qua. Kể từ khi hình thành hệ thống BHYt đến nay, cơ cấu tổ chức và quản lý hệ thống BHYT đã thay đổi qua 3 giai đoạn: - Giai đoạn từ năm 1992-1998 : BHYT Việt Nam, BHYT tỉnh, thành phố và BHYT ngành hoaatj động theo nguyên tắc hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng - Giai đoạn từ năm 1998-2002 : quỹ BHYT được quản lý tập trung thống nhất, tạo thuận lợi hơn cho hoạt động bảo toàn và tăng trưởng quỹ, đồng thời chủ động việc điều tiết khi có sự mất cân đối giữa các vùng, miền, khu vực, tạo sự bảo đảm an toàn quỹ BHYT. - Giai đoạn từ 2002 đến nay : Giai đoạn này BHYT Việt Nam được sáp nhập vào BHXH Việt Nam theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Cùng với các chế bộ BHXH, BHYT cũng được tổ chức theo ngành dọc và cơ quan BHXH Việt Nam đã hình thành Ban BHYT. BHYT vẫn được thực hiện dưới hai hình thức bắt buộc và tự nguyện. 2. Thực trạng BHYT Việt Nam. Ra đời từ năm 1992 đến nay, chính sách bảo hiểm y tế đã khẳng định được tính đúng đắn trong việc lựa chọn tài chính để giảm bớt gánh nặng chi phí khám chữa bệnh, chia sẻ rủi ro trong cộng đồng, tạo điều kiện cho nhiều người được khám chữa bệnh hơn. Hơn 20 năm qua, BHYT đã góp phần to lớn trong việc thực hiện chăm sóc sức khỏe cho người dân. Trong qua trình hình thành và phát triển, BHYT Việt Nam không ngừng được bổ sung và hoàn thiện về nội dung cũng như cơ chế quản lý. Đã thể hiện sâu sắc tính nhân đạo, chia sẽ rủi ro trong cộng đồng, nhiều người bệnh nặng, chi phí cao đã được cộng đồng người tham gia giúp đỡ, nhiều người dân có đóng BHYT cả dời cũng không đủ để chi trả điều trị, người bệnh được sử dụng các kĩ thuật cao như chụp cắt lớp, điều trị ung thư, điều trị can thiệp tim mạch… đã được hưởng BHYT. Hiện nay cả nước có 36,78 triệu người tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc và 11,1 triệu người tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện. Mỗi năm khoảng 60 triệu người được khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm. Tuy vậy, đa số những đối tượng tự nguyện đều không mặn mà với bảo hiểm, tham gia không ổn định, chủ yếu là những người có nguy cơ đau ốm, bệnh tật, sức khoẻ yếu…, mức đóng của đối tượng bắt buộc lại thấp. Theo quy định hiện hành, mức đóng 9 bảo hiểm y tế bắt buộc là 3% tiền lương và phụ cấp. Mức đóng của người nghèo là 80.000 đồng/người/năm…Mấy năm gần đây, mức đóng bảo hiểm tăng nhanh nhờ lộ trình điều chỉnh tiền lương. Nhưng, lại có sự chênh lệch rất lớn giữa khu vực bảo hiểm y tế bắt buộc và bảo hiểm y tế tự nguyện. Từ đó dẫn đến quỹ bảo hiểm y tế mất cân đối thu chi nghiêm trọng. Bình quân mức đóng của cả hai loại hình bắt buộc và tự nguyện đều chưa đáp ứng được nhu cầu chi phí y tế thực tế và không bảo đảm tính công bằng giữa các nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm. 2.1 Thành tựu - Hệ thống tổ chức bộ máy và chính sách BHYT từng bước được hoàn thiện: Chính sách BHYT ở Việt Nam bắt đầu được triển khai từ năm 1992. Theo Điều lệ BHYT được ban hành kèm theo Nghị định 299/NĐ/CP của Chính phủ, BHYT Việt Nam trực thuộc Bộ Y tế; BHYT các tỉnh và ngành trực thuộc BHYT Việt Nam. ` 10 Hội đồng quản trị Bộ y tế Bảo hiểm y tế Việt Nam Phòng chức năng Phòng chức năng Sở y tế Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, cơ quan BHYT tỉnh thành phố, ngành Phòng chức năng Phòng chức năng BHYT quận huyện thị xã BHYT xã phường . Chính phủ. Cùng với các chế bộ BHXH, BHYT cũng được tổ chức theo ngành dọc và cơ quan BHXH Việt Nam đã hình thành Ban BHYT. BHYT vẫn được thực hiện dưới. tham gia BHYT theo nhóm đối tượng 2011 Chỉ số Đối tượng đích (người) Có BHYT (người) Tỷ lệ % có BHYT (%) Chưa có BHYT (người) Tỷ lệ % chưa có BHYT (%)

Ngày đăng: 07/11/2013, 10:25

Hình ảnh liên quan

Sơ đồ mô hình tổ chức cơ quan BHXH Việt Nam - thực trạng bảo hiểm y tế tại việt nam hiện nay

Sơ đồ m.

ô hình tổ chức cơ quan BHXH Việt Nam Xem tại trang 13 của tài liệu.
Tình hình tham gia BHYT theo nhóm đối tượng 2011 - thực trạng bảo hiểm y tế tại việt nam hiện nay

nh.

hình tham gia BHYT theo nhóm đối tượng 2011 Xem tại trang 15 của tài liệu.
Bảng 2: Số lượt KCB nội trú, ngoại trú theo tuyến năm 2010 - thực trạng bảo hiểm y tế tại việt nam hiện nay

Bảng 2.

Số lượt KCB nội trú, ngoại trú theo tuyến năm 2010 Xem tại trang 18 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan