TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ

15 248 0
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ 1.1. Kinh tế thế giới 1.1.1. Diễn biến chính trong năm 2009 Năm 2009 đã khép lại với nhiều biến động kinh tế trên phạm vi toàn cầu, 1 năm được khởi đầu với không khí bi quan bao trùm bởi những lo ngại đến từ cuộc khủng hoảng được coi là sâu và rộng nhất từ sau Đại khủng hoảng 1929-1933. Những kế hoạch kích cầu lớn chưa từng có, sự đồng thuận của cộng đồng quốc tế trong việc đưa ra những giải pháp can thiệp mạnh tay nhằm trợ giúp nền kinh tế vượt qua suy thoái, các nền kinh tế hàng đầu thế giới bắt đầu tăng trưởng trở lại, những vụ phá sản lớn, nỗi lo khủng hoảng nợ . là những câu chuyện cần điểm qua về kinh tế thế giới trong năm 2009 này. Để có cái nhìn khái quát về diễn biến kinh tế thế giới trong năm 2009, có thể chia thành 2 giai đoạn chính: Giai đoạn trượt dốc: nền kinh tế thế giới trượt dốc mạnh trong quý I/2009 và tạo đáy trong quý II/2009 Các nền kinh tế lún sâu vào suy thoái, trong đó Hoa Kỳ, Nhật Bản và khu vực đồng tiền chung EURO có mức sụt giảm nặng nề nhất. Làn sóng phá sản dâng cao, thị trường lao động bao trùm 1 màu xám ảm đạm. Các chỉ số công nghiệp, tiêu dùng, bán lẻ, chứng khoán, bất động sản lần lượt ghi nhận những mức thấp kỉ lục. Kim ngạch thương mại toàn cầu giảm 33% trong quý II so với cùng kì năm 2008. Giai đoạn này cũng chứng kiến việc triển khai các biện pháp can thiệp tích cực của các chính phủ trong một nỗ lực ngăn chặn và hạn chế các tác hại của khủng hoảng: sự kết hợp các chính sách tiền tệ nới lỏng, cắt giảm đáng kể lãi suất cho vay, thi hành các gói kích thích kinh tế quy mô lớn. +) Chính sách tài khóa. Bảng 1 thống kê các gói kích thích kinh tế của 55 nước đưa ra vào cuối năm 2008 và đầu năm 2009 với tổng số lên đến 2,6 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 4,7% GDP của các nước này. Độ lớn của gói kích thích kinh tế của các nước dao động từ 0,5% đến 15% GDP. Bảng 1: Các gói kích thích của 55 nước giai đoạn cuối năm 2008 đầu năm 2009 +) Chính sách tiền tệ Trước bối cảnh suy thoái kinh tế, ngân hàng trung ương của hầu hết các nước đều tiến hành chính sách giảm lãi suất, một số ngân hàng trung ương của các nước phát triển đã cắt giảm lãi suất đến gần mức 0%. Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), ngân hàng Nhật Bản (BOJ), ngân hàng Anh, ngân hàng Canada và ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đã cắt giảm lãi suất xuống mức thấp lịch sử. Hình 1: Diễn biến lãi suất cơ bản của FED 2007-2009 Nguồn: Cục dữ trữ Liên bang Mỹ (FED) Những tín hiệu phục hồi của kinh tế thế giới bắt đầu xuất hiện trong quý II/2009 và ngày càng rõ rệt trong hai quý cuối năm, tuy nhiên sự phục hồi còn rất mong manh. Những biện pháp kích thích kinh tế của nhiều quốc gia bắt đầu phát huy tác dụng. Kể từ đầu quý III, những tín hiệu lạc quan hơn về kinh tế thế giới đã liên tục được ghi nhận. Theo tính toán của các chuyên gia Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), tốc độ tăng trưởng GDP năm 2009 của cả thế giới chỉ bị giảm 1,1%, trong đó của các nước phát triển bị giảm 3,4%, còn nhóm các thị trường đang lên và các nước đang phát triển ước tính tăng 1,7% so với năm 2008. So với mức dự báo của IMF vào tháng 7-2009, mức dự báo hiện tại về tốc độ tăng trưởng GDP thế giới đã được cải thiện 0,3%. Hơn nữa, theo dự báo dài hạn, kinh tế thế giới sẽ đạt tốc độ tăng trưởng dương ở mức 3,1% vào năm 2010 và tiếp tục tăng trong những năm sau đó. Cùng với sự phục hồi của kinh tế thế giới, nhu cầu của các thị trường có xu hướng tăng trở lại, thị trường chứng khoán và hàng hóa toàn cầu cũng khởi sắc. Theo số liệu do tạp chí Business Week cung cấp, trong 11 tháng đầu năm 2009, các loại trái phiếu có định mức tín nhiệm thấp trên thế giới đem đến cho giới đầu tư tỷ lệ lợi nhuận 58%, tiếp đó là thị trường hàng hóa với mức lợi nhuận 36%, vàng (34%), chứng khoán (29%), trái phiếu doanh nghiệp hạng đầu tư (23%), và trái phiếu chính phủ (8%). Nền kinh tế đang được cải thiện nhưng còn rất mong manh. Nền kinh tế thế giới đang dần hồi phục sau cơn bão lớn. Tuy nhiên, giai đoạn này vẫn được coi là chưa bền vững khi những khó khăn còn chồng chất và nguy cơ kinh tế toàn cầu có thể rơi vào một cuộc khủng hoảng kép là chưa thể loại bỏ. Tốc độ hồi phục chậm, sự phục hồi còn rất mong manh, dễ tổn thương và chứa đựng nhiều rủi ro do phụ thuộc vào các gói kích thích của các nền kinh tế lớn. Kinh tế thế giới đang phải đương đầu với những thách thức sau khủng hoảng: 1. Các chương trình kích thích kinh tế đang dần hết hạn và được các chính phủ rút lại, trong khi hệ thống ngân hàng tài chính vẫn bị tổn thương, thất nghiệp ở mức cao. 2. Thế giới vẫn đang phải đối mặt với tình trạng nợ quốc gia tăng cao ở nhiều nước: đổ vỡ tín dụng ở Dubai, khủng hoảng nợ Hy Lạp, nguy cơ tiếp theo tại Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia . 3. Nguy cơ hình thành bong bóng tài sản ở một số thị trường mới nổi như Trung Quốc, biểu hiện đầu tiên là giá tài sản hay nguyên liệu, tất cả đều có xu hướng tăng lên trên thị trường thế giới. Đó là những thách thức lớn đe dọa tiến trình hồi phục kinh tế hậu khủng hoảng. 1.1.2. Xu thế kinh tế thế giới năm 2010 Kinh tế Thế giới sẽ tiếp tục phục hồi với tốc độ chậm. Châu Á đang phát triển sẽ là đầu tàu kéo Thế giới khỏi khủng hoảng. Theo Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), kinh tế thế giới năm 2010 sẽ tăng trưởng 3,1%, cao hơn so với mức 1,1% của năm 2009, song vẫn thấp hơn nhiều so với các năm trước. Còn theo dự báo của Liên hiệp quốc thì năm 2010, nền kinh tế thế giới có thể đạt mức tăng trưởng 2,4%, tuy nhiên sự phục hồi này còn rất mong manh. Ở các nước đang phát triển, tăng trưởng kinh tế dự báo sẽ phục hồi với tốc độ cao hơn và đạt khoảng 5,3% trong năm 2010, thấp hơn mức tăng trưởng trước thời kỳ khủng hoảng (bình quân khoảng 7%). Một số nước đang phát triển sẽ phục hồi sớm hơn các nước khác. Kích thích tài chính và phục hồi thương mại và sản xuất sẽ thúc đẩy tăng trưởng ở châu Á. Các nền kinh tế chuyển đổi cũng có sự phục hồi sau khi giảm sút mạnh trong năm 2009. Tăng trưởng của các nước này dự báo sẽ đạt 1,6%, một sự phục hồi yếu. Tốc độ tăng trưởng chung của châu Á (ngoại trừ Nhật Bản) có thể đạt 7,1%. Châu Mỹ Latinh, Trung Đông và châu Phi có thể tăng trưởng trong khoảng 3 - 4%. Trong khi đó, các nền kinh tế mới nổi ở châu Âu may ra chỉ tăng trưởng 1,7%. Trật tự kinh tế mới đang hình thành với sự tham gia ngày càng tích cực của các nền kinh tế mới phát triển. Trật tự kinh tế mới đang hình thành theo hướng tăng cường tầm ảnh hưởng của các nền kinh tế mới, có tốc độ tăng trưởng nhanh, dẫn đầu là nhóm BRICs song song với giảm dần vai trò của các cường quốc kinh tế đương thời (nhóm G7) Thế giới đang phải đối mặt với những nguy cơ tiềm ẩn mới: Thâm hụt ngân sách, nợ công và bong bóng tài sản. Gói kích thích kinh tế được thực hiện ở các nước trên thế giới năm 2009 bên cạnh những mặt tích cực cũng tạo ra nhưng tiêu cực, đó là làm gia tăng nợ và thâm hụt ngân sách. IMF dự báo thâm hụt ngân sách ở các nước EU sẽ đạt đến 6,5% GDP trong năm 2010. Thâm hụt ngân sách dự báo sẽ lên đến 10,3% GDP ở Nhật Bản, 11,6% ở Anh và trên 10% ở Mỹ. Ở các nước đang phát triển, thâm hụt ngân sách sẽ tiếp tuc tăng khoảng từ 3-5% GDP. Và dư địa cho tiếp tục gói kích kinh tế ở các nước đang phát triển là rất hạn chế trừ khi các nước này tiếp cận được các nguồn tài chính từ bên ngoài. Lạm phát không phải là vấn đề ngắn hạn Lạm phát dự đoán vẫn sẽ ở mức thấp trong năm 2010 mặc dù nhiều nước tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ. Sức ép tăng chi phí cũng sẽ không cao. Với sự phục hồi yếu của nhu cầu sẽ hạn chế sự gia tăng tiếp theo của giá cả hàng hóa cơ bản, trong khi tỷ lệ thất nghiệp leo thang và những nỗ lực của các doanh nghiệp để giảm chi phí sản xuất sẽ làm cho áp lực tăng lương giảm xuống. Do vậy, sức ép lạm phát xuất phát từ hậu quả của thâm ngụt ngân sách và gia tăng cung tiền trong thời kỳ khủng hoảng sẽ không phải là vấn đề ngắn hạn mà mà là vấn đề của trung hạn sau khi nền kinh tế phục hồi. Áp lực lạm phát chỉ có thể xuất hiện ở ở những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, mà chủ yếu là ở châu Á và những nước định giá thấp đồng nội tệ so với đôla Mỹ. Thương mại toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề của suy thoái nhưng sẽ dần cải thiện Với sự phục hồi yếu của nền kinh tế toàn cầu, thương mại toàn cầu dự báo sẽ tăng khoảng 5% trong năm 2010. Tuy nhiên, khuynh hướng chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch gia tăng bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng sẽ làm cho môi trường thương mại toàn cầu kém hấp dẫn 1.2. Kinh tế Việt Nam. 1.2.1. Những nét chính năm 2009 và xu thế 2010. Nhu cầu tiêu thụ trên thế giới giảm sút khiến kinh tế Việt Nam bị tác động nặng nề: Do đặc thù nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu, khủng hoảng đã khiến doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn. Bước thăng trầm của nền kinh tế Việt Nam năm 2009 có mối tương quan chặt chẽ với biến động kinh tế thế giới: quý I sụt giảm sâu, quý II có dấu hiệu phục hồi và dấu hiệu đó càng rõ nét hơn vào cuối năm. Gói hỗ trợ kinh tế của Chính phủ đã giúp các doanh nghiệp vượt qua thời kì khó khăn nhất của khủng hoảng. Gói giải pháp hỗ trợ kinh tế dung thời điểm của chính phủ, trọng tâm là chương trình hỗ trợ lãi suất 4% cho các khoản vay ngắn hạn (theo quyết định 131/QĐ-TTg ngày 23/01/2009), hỗ trợ 4% lãi suất cho các khoản vay trung và dài hạn (theo quyết định 443/QĐ-TTg ngày 04/04/2009) đã đem lại nhiều thành quả, tiếp sức cho doanh nghiệp vượt qua ảnh hưởng của khủng hoảng và tăng trưởng trở lại. Đây là chính sách đúng đắn và quan trọng nhất năm 2009. Sang năm 2010, những chính sách mang tính chất “kích thích” kinh tế trên diện rộng của Chính phủ sẽ được rút lại, thay vào đó là những chính sách hỗ trợ có trọng tâm hơn, với mục tiêu đẩy nhanh tái cấu trúc và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế. a) Tốc độ tăng trưởng Tăng trưởng mặc dù suy giảm so với những năm trước, nhưng vẫn ở mức cao so với khu vực và thế giới, vượt qua mọi dự đoán của các tổ chức quốc tế. Năm 2009, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 5,3%, vượt mức dự báo của nhiều tổ chức quốc tế cũng như mục tiêu 5% được Chính phủ đề ra. Với triển vọng nền kinh tế toàn cầu được cải thiện, kinh tế trong nước đang phục hồi tốt, việc hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng 6,5% được Quốc hội và Chính phủ đề ra cho năm 2010 theo chúng tôi là tương đối khả thi. b) Tỷ lệ thất nghiệp Ngày 19/1, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực thành thị của Việt Nam năm 2009 là 4,66%. Đây là tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi từ 15 - 60 đối với nam và 15 - 55 đối với nữ. Năm 2009, tỷ lệ thiếu việc làm của Việt Nam ở mức 5,1%. Đáng chú ý, tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn lên tới 6,1%, còn khu vực thành thị là 2,3%. c) Lạm phát Kiềm chế lạm phát dưới 7% là một thành công trong điều hành kinh tế Việt Nam 2009 Lạm phát được giữ ở mức thấp năm 2009, trung bình ở mức 6,88%, hoàn thành mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 7% của Chính phủ. Nhiệm vụ kiềm chế lạm phát năm 2010 hết sức khó khăn do những nguyên nhân bên ngoài và bên trong nền kinh tế. Lạm phát do cầu kéo: Những năm gần đây, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể. Đặc biệt, các chương trình kích thích tiêu dùng, an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, lộ trình tăng lương cơ bản tiếp tục được Chính phủ triển khai trong năm 2010 sẽ góp phần đáng kể làm tăng sức mua của người dân. Chính sách tài khóa của Chính phủ mặc dù sẽ được thắt chặt so với năm 2009, nhưng kế hoạch chi tiêu được đưa ra vẫn ở mức cao với thâm hụt ngân sách dự tính khoảng 6,2% GDP. Nhu cầu đầu vào cho hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục được cải thiện. Đây là những yếu tố làm tăng tổng cầu của nền kinh tế trong năm 2010, dẫn tới nguy cơ đẩy lạm pát lên cao. Lạm phát do chi phí đẩy: Kể từ cuối năm 2009, giá các mặt hang nhiên liệu, nguyên liệu trên thế giới có dấu hiệu tăng và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong năm 2010. Hàng năm, Việt Nam phải nhập một lượng lớn xăng dầu, nguyên liệu, máy móc phục vụ sản xuất, khi giá các mặt hang này tăng sẽ đẩy chi phí đầu vào của sản xuất tăng lên. Ngoài ra, lộ trình tăng lương, phí bảo hiểm y tế, giá điện, nước, than… được triển khia trong năm 2010 sẽ làm tăng đáng kể chi phí của doanh nghiệp, từ đó tác động lên lạm phát. Lạm phát trở thành một trong những mối quan ngại lớn nhất đối với nền kinh tế Việt Nam năm 2010. Thông diệp đầu năm 2010 của Chính phủ đã khẳng định mục tiêu ổn định vĩ mô, phát triển bền vững được ưu iên hang đầu, lạm phát kiềm chế ở mức chấp nhận được để đảm bảo tăng trưởng bền vững. Về cơ bản, chúng tôi nhận định lạm phát năm 2010 sẽ cao hơn năm 2009 nhưng vẫn ở mức an toàn dưới 10%. d) Chính sách tài khóa của Chính phủ. 2009 – một năm vất vả đối với những người hoạch định chính sách. Năm 2009 là năm rất khó khăn đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung và ngành Tài chính nói riêng, khi mà nền kinh tế vừa trải qua nhiệm vụ chống lạm phát trong năm 2008, lại phải đối mặt với những khó khăn do suy giảm từ kinh tế toàn cầu vào cuối năm 2008 - đầu năm 2009, cộng với những diễn biến phức tạp của thiên tai, lũ lụt và dịch bệnh… Điểm nổi bật của năm là đã đề xuất để sửa đổi, bổ sung nhiều cơ chế, chính sách để triển khai có hiệu quả các giải pháp của Chính phủ, trong đó có chính sách miễn, giảm, giãn thuế đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có thêm lực phát triển sản xuất-kinh doanh; đồng thời thực hiện bảo lãnh tín dụng giúp các doanh nghiệp vay vốn để đầu tư phát triển, cơ cấu lại sản xuất. Theo tính toán cả năm, tổng số thuế miễn, giảm, giãn khoảng 20.000 tỷ đồng; đồng thời đã tiếp tục rà soát để bãi bỏ khoảng 140 tỷ đồng các khoản phí và lệ phí khác. Kết quả là doanh nghiệp có điều kiện phát triển kinh doanh, mở rộng sản xuất, góp phần ngăn chặn được suy giảm kinh tế. GDP tăng trưởng nhanh và cao hơn dự báo. Cả năm đạt 5,32% (dự báo là 5%), riêng quý IV/2009 tăng trưởng đạt 6,9%. Tuy nhiên, cũng cần thẳng thắn cho rằng: Mặc dù thu NSNN năm 2009 đạt được kết quả tích cực, nhưng tình trạng thất thu, nợ đọng thuế vẫn còn; việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu NSNN còn thấp so với tiềm năng và yêu cầu, nhất là trong các lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất; công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách tài khóa vẫn chưa đạt như mong muốn. Chính sách tài khóa nào cho Việt Nam trong năm 2010? Trọng tâm ngắn hạn của chính sách tài khóa là giữ vững mức động viên vào NSNN khoảng 1/4 GDP - không giảm nhưng cũng không được tăng để không tăng thêm gánh nặng huy động vào NSNN. Bên cạnh đó, giảm tối thiểu và tiến tới xóa bỏ sự phân biệt thành phần kinh tế trong thực hiện nghĩa vụ thu nộp NSNN; giảm mức độ thâm hụt NSNN trong lộ trình tiến tới cân bằng cán cân NSNN dài hạn. Nếu chính sách tài khoán nên "trung tính" trong ngắn hạn và chủ động thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế trong trung dài hạn, thì chính sách tiền tệ trở thành công cụ chính sách then chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. e) Chính sách tiền tệ của Chính phủ. 2009 – Khó khăn đã vượt qua NHNN đã thực thi CSTT một cách linh hoạt phối hợp đồng bộ với nhiều giải pháp khác để giữ bình ổn thị trường. Thị trường tiền tệ từng bước được bình ổn, tuy nhiên 6 tháng đầu năm 2009, thị trường ngoại hối có những diễn biến không thuận lợi. Do áp lực từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, lo ngại rủi ro biến động tỷ giá, các doanh nghiệp có tâm lý găm giữ ngoại tệ. Mặt khác do tác động phụ của chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay bằng VND và việc điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản bằng VND, nhiều doanh nghiệp không muốn vay ngoại tệ mà chuyển sang vay VND để mua ngoại tệ, dẫn đến nhu cầu mua ngoại tệ tăng mạnh, tình hình cung cầu ngoại tệ trở nên căng thẳng. Để tăng nguồn cung và ổn định thị trường ngoại tệ, NHNN đã triển khai quyết liệt nhiều giải pháp như mở rộng biên độ ấn định tỷ giá mua bán USD/VND của các ngân hàng thương mại từ +/-3% lên +/-5% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng cùng phối hợp với các biện pháp điều tiết cung cầu ngoại tệ trên thị trường như bán ngoại tệ hỗ trợ nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu đảm bảo ổn định sản xuất và đời sống; điều hoà ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ trên ngân hàng Đồng thời, trình Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính bán nguồn ngoại tệ thu được từ phát hành trái phiếu Chính phủ cho NHNN; đề nghị một số doanh nghiệp nhập khẩu lớn chuyển từ mua ngoại tệ sang vay bằng ngoại tệ; phối hợp chặt chẽ với Bộ Công thương trong việc kiểm soát nhập siêu và đáp ứng các nhu cầu ngoại tệ thiết yếu của nền kinh tế. Các biện pháp chấn chỉnh hoạt động ngoại hối cũng được tăng cường như phối hợp với các bộ, ngành kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các hành vi quảng cáo, niêm yết giá hàng hóa bằng ngoại tệ, mua, bán ngoại tệ trái phép; tăng cường kiểm tra hoạt động mua bán ngoại tệ của các ngân hàng thương mại và hoạt động của các đại lý đổi ngoại tệ, xử lý nghiêm các vi phạm. Đặc biệt, áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế tâm lý găm giữ ngoại tệ của các doanh nghiệp và người dân như đẩy mạnh công tác tuyên truyền và công bố công khai, rộng rãi các thông tin về tình hình ngoại hối, tỷ giá; yêu cầu các NHTM nhà nước giảm lãi suất cho vay và huy động bằng ngoại tệ (lãi suất cho vay giảm từ mức 6-6,5%/năm xuống không quá 4%/năm kể từ ngày 15/4/2009 và giảm tiếp xuống mức không quá 3%/năm kể từ ngày 01/6/2009, lãi suất huy động giảm xuống mức không quá l,5%/năm kể từ ngày 01/6/2009) Đồng thời đề nghị Hiệp hội Ngân hàng yêu cầu các NHTM cổ phần đồng thuận giảm lãi suất huy động và cho vay bằng ngoại tệ như các NHTM nhà nước kể từ ngày 8/6/2009. Các biện pháp trên đã có tác động giảm áp lực thiếu cung ngoại tệ trên thị trường, giữ được thị trường ổn định. Chính sách tiền tệ năm 2010: Siết chặt sau nới lỏng! Không hẳn phải chờ đến những ngày cuối cùng trong năm mới dò đoán được phương hướng chủ đạo trong các biện pháp điều hành chính sách tiền tệ của NHNN cho năm 2010. Ngay từ những tháng cuối năm 2009, những biện pháp điều hành chính sách tiền tệ của NHNN bắt đầu cho thấy dấu hiệu chuyển dần từ nới lỏng sang chính sách thắt chặt. Trong lúc thực hiện mở rộng tín dụng đối với nền kinh tế, phù hợp với mục tiêu tăng trưởng kinh tế và định hướng tăng trưởng tín dụng của hệ thống, NHNN cũng yêu cầu hệ thống TCTD không được hạ thấp các điều kiện cho vay và kiểm soát chặt chẽ vốn cho vay lĩnh vực phi sản xuất. Việc đáp ứng các nhu cầu vốn phục vụ kinh doanh bất động sản, đầu tư chứng khoán hay cho vay tiêu dùng, kinh doanh theo đó sẽ bị kiểm soát chặt chẽ hơn trong thời gian tới. Điều chỉnh giảm các chỉ tiêu tăng trưởng, từ mức 28,7% tăng tổng phương tiện thanh toán và 37,73% tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế đến cuối năm 2009 xuống chỉ còn 25% trong năm 2010 cho thấy quyết tâm rõ rệt và cụ thể nhất của NHNN. Cán cân thương mại Cán cân thương mại thâm hụt trong năm 2009, đặc biệt trong những tháng cuối năm. Trong quý I/2009, Việt Nam đã có thặng dư thương mại nhưng phần lớn do xuất khẩu vàng tăng đột biến trong 2 tháng đầu năm, nếu loại bỏ yếu tố này, thực tế Việt Nam vẫn nhập siêu.Từ quý II, nhập siêu tăng dần và tính đến hết tháng 12, Việt Nam ghi nhận mức thâm hụt thương mại cả năm lên tới 12,2 tỷ USD. Xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu năm 2009 giảm lần đầu tiên kể từ năm 1986, chỉ đạt 56,7 tỷ USD; giảm 9,7% so với năm 2008. Kim ngạch xuất khẩu giảm chủ yếu do mặt bằng giảm giá, nếu xét về lượng, xuất khẩu năm nay vẫn tăng so với năm 2008. Năm 2010, xuất khẩu có nhiều thuận lợi và thách thức: Thuận lợi:  Nhu cầu từ các thị trường xuất khẩu truyền thống như Hoa Kì, châu Âu, Nhật bản sẽ tăng theo đà phục hồi của các quốc gia này. [...]... bản kinh tế chính trong năm 2010 Dựa trên đánh giá các sự kiện trong và ngoài nước trong năm 2010, chúng tôi đưa ra hai kịch bản chính cho nền kinh tế Việt Nam Kịch bản một dựa trên cơ sở những thuận lợi khách quan và chủ quan tác động tới nền kinh tế Việt Nam, có tính tới những chỉ tiêu được Chính phủ đề ra và quyết tâm thực hiện theo chủ trương chung đã được Thủ tướng nhấn mạnh là giữ ổn định kinh. .. gắn liền với cơ cấu và mô hình phát triển của nền kinh tế hiện nay Những nguy cơ này sẽ tác động tiêu cực, cản trở sự phát triển ổn định của nền kinh tế trong giai đoạn tiếp theo Một trong những giải pháp cần thiết để khắc phục những nguy cơ này là tích cực đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trên kinh tế tri thức, tạo ra sản phẩm và dịch vụ có sức... đắn nhằm giữ cho nền kinh tế ổn định, tuy nhiên hoạt động tín dụng của các ngân hang có thể bị ảnh hưởng đáng kể, từ đó tác động tiêu cực lên doanh nghiệp Lãi suất cơ bản dự báo sẽ được nâng lên trong năm nay; thời điểm và mức đọ phụ thuộc vào các yếu tố như lạm phát, nhu cầu tín dụng của nền kinh tế và tốc đọ phục hồi của doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài: Đầu tư nước ngoài sẽ khả quan trong năm 2010... lớn để doanh nghiệp Việt Nam đa dạng hóa thị trường tiêu thụ  Mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu vẫn được áp dụng cho nền kinh tế Việt Nam trong những năm tới, do đó hoạt động sản xuất kinh doanh phục vụ xuất khẩu sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ phía Chính phủ Khó khăn:  Kinh tế thế giới được đánh giá là sẽ phục hồi chậm trong năm 2010 sẽ ảnh hưởng bất lợi đến xuất khẩu  Giá nhiên liệu, nguyên... lại ít do phần lớn là sản phẩm gia công và nguyên vật liệu thô Xét trong bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới đang phục hồi , chúng tôi cho rằng dù phải đối mặt với những khó khăn nhất định nhưng triển vọng xuất khẩu của Việt Nam năm 2010 sẽ tương đối khả quan với kim ngạch tăng trưởng khoảng 6% năm 2010 Nhập khẩu Hình 2: Cơ cấu xuất khẩu 2009 (Nguồn: PSI) Trong 6 tháng đầu năm 2009, nhập khẩu... tướng nhấn mạnh là giữ ổn định kinh tế và phát triển bền vững Kịch bản hai phần lạc quan hơn khi nền kinh tế tăng trưởng quá nóng Thâm hụt thương maijcos thể lên trên 14 tỷ USD, tăng trưởng tín dụng trên 30%, khiến việc kiềm chế lạm phát trở nên khó khăn Lạm phát trong năm có thể lên mức 10% - 15%, gây mất ổn định cho nền kinh tế Các chỉ tiêu chính Kịch bản một Kịch bản hai Tăng trưởng GDP 6% - 7% 7% -... đáng kể của nguồn vốn ODA cam kết lên tới 8 tỷ USD và đầu tư nước ngoài sẽ khả quan hơn Nhìn chung, năm 2009 đánh giá nhiều thành công của Việt Nam trên phương diện quản lí, điều hành vĩ mô, kết quả thể hiện ở những con số hết sức ấn tượng về tăng trưởng, kiềm chế lạm phát Tuy nhiên vẫn nổi cộm lên ban guy cơ lớn của nền kinh tế, đó là thâm hụt thương mại; thâm hụt ngân sách; nguy cơ lạm phát thường... thiện trong một sớm một chiều Với những phân tích trên, chúng tôi dự báo nhập siêu năm 2010 của Việt Nam sẽ vào khoảng 12 – 14 tỷ USD Nhập siêu lớn là một yếu tố gây ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế Việt Nam Hình 3: Cơ cấu xuất khẩu 2009 (Nguồn: PSI) Tỷ giá hối đoái Tỷ giá trong năm 2010 sẽ ổn định Tỷ giá hối đoái được giữ ổn định trong quý I, sau đó có xu hướng tăng lên từ tháng 3 sau khi Ngân... của nền kinh tế và tốc đọ phục hồi của doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài: Đầu tư nước ngoài sẽ khả quan trong năm 2010 nhờ triển vọng và tính hấp dẫn của thị trường Việt Nam Hình 4: Cơ cấu FDI theo quốc gia năm 2009 (Nguồn: PSI) Hình 5: Cơ cấu FDI theo lĩnh vực năm 2009 (Nguồn: PSI) Không nằm ngoài bối cảnh chung của thế giới, nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong năm 2009 đã giảm mạnh... so với năm 2008, tính tới cuối năm, tổng vốn FDI đạt khoảng 21,48 tỷ USD, chỉ bằng 30% so với năm 2008, tuy nhiên cả năm đã giải ngân được 10 tỷ USD Kết quả này được đánh giá là tương đối khả quan trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khủng hoảng Vốn đầu tư FDI cũng giảm mạnh vào đầu năm 2009 do khủng hoảng tài chính khiến các công ty đầu tư rút vốn tại Việt Nam, tuy nhiên vào nửa sau của năm, dòng vốn này . TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ 1.1. Kinh tế thế giới 1.1.1. Diễn biến chính trong năm 2009 Năm 2009 đã khép lại với nhiều biến động kinh tế. Những biện pháp kích thích kinh tế của nhiều quốc gia bắt đầu phát huy tác dụng. Kể từ đầu quý III, những tín hiệu lạc quan hơn về kinh tế thế giới đã liên

Ngày đăng: 07/11/2013, 01:20

Hình ảnh liên quan

Hình 1: Diễn biến lãi suất cơ bản của FED 2007-2009 Nguồn: Cục dữ trữ Liên bang Mỹ (FED) - TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ

Hình 1.

Diễn biến lãi suất cơ bản của FED 2007-2009 Nguồn: Cục dữ trữ Liên bang Mỹ (FED) Xem tại trang 3 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan