Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch Ngân hàng ngoại thương Việt Nam

26 444 0
Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch Ngân hàng ngoại thương Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực trạng quản rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch Ngân hàng ngoại thương Việt Nam 2.1. Khái quát về sở giao dịch ngân hàng ngoại thương Việt Nam 2.1.1. Lịch sử và phát triển Ngày 01 tháng 04 năm 1963, NHNT chính thức được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN). Theo Quyết định nói trên, NHNT đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm .), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ) . Ngoài ra, NHNT còn tham mưu cho Ban lãnh đạo NHNN về các chính sách quản ngoại tệ, vàng bạc, quản quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế. Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHNT theo mô hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ. Trải qua gần 45 năm xây dựng và trưởng thành, tính đến thời điểm cuối năm 2006, NHNT đã phát triển lớn mạnh theo mô hình ngân hàng đa năng với 58 Chi nhánh, 1 Sở Giao dịch, 87 Phòng Giao dịch và 4 Công ty con trực thuộc trên toàn quốc; 2 Văn phòng đại diện và 1 Công ty con tại nước ngoài, với đội ngũ cán bộ gần 6.500 người. Ngoài ra, NHNT còn tham gia góp vốn, liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như kinh doanh bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư . Tổng tài sản của NHNT tại thời điểm cuối năm 2006 lên tới xấp xỉ 170 nghìn tỷ VND (tương đương 10,4 tỷ USD), tổng dư nợ đạt gần 68 nghìn tỷ VND (4,25 tỷ USD), vốn chủ sở hữu đạt hơn 11.127 tỷ VND, đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% theo chuẩn quốc tế. Trong định hướng phát triển của Vietcombank, để trở thành một tập đoàn tài chính mạnh có nhiều công ty con, chiếm thị phần lớn trên thị trường tài chính, kinh doanh ngày càng hiệu quả, thì vấn đề cơ cấu lại tổ chức là cấp thiết. Hệ thống Vietcombank liên tục phát triển, số chi nhánh càng ngày càng lớn, chỉ riêng năm 2007 số chi nhánh đã tăng lên gấp đôi so với 2006 (lên 59 chi nhánh), nguồn vốn huy động và cho vay tăng mạnh từng năm, VCB lại vừa cổ phần hóa và thực hiện đợt IPO đầu tiên, tạo điều kiện thuận lợi để tăng vốn chủ sở hữu. Cùng lúc đó, các công ty con của VCB liên tục ra đời và phát triển, như công ty chứng khoán VCB, công ty cho thuê tài chính VCB, công ty quản nợ và khai thác tài sản VCB, công ty TNHH cao ốc VCB 198… Trong điều kiện đó, việc để Hội sở chính vừa thực hiện chức năng kinh doanh và chức năng quản là không còn phù hợp nữa, VCB đã tách bộ phận kinh doanh của HSC và thành lập sở giao dịch NHNT VN với chức năng hoạt động như một chi nhánh cấp 1, từ đầu năm 2006. Năm 2007, SGD đã chuyển địa điểm từ 198 Trần Quang Khải sang đóng tại 31-33 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. SGD có phạm vi hoạt động lớn, bao gồm cả thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận. Sau khi tách khỏi HSC, và đặc biệt từ khi chuyển địa điểm, SGD đã rất cố gắng mở rộng phạm vi, thâm nhập tìm kiếm khách hàng, và có được những thành công nhất định, đặc biệt huy động vốn của SGD chiếm khoảng 16% địa bàn Hà Nội, là mũi nhọn phát triển cho NHNT phía Bắc. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức Bảng 2.1: đồ cơ cấu tổ chức các phòng ban trong SGD SGD NHNT VN xây dựng theo mô hình hiện đại, có những đổi mới tiên tiến với quy mô phù hợp. Lãnh đạo cấp cao nhất của SGD là Ban giám đốc gồm 4 người, 1 giám đốc và 3 phó giám đốc. Phía dưới là các phòng nghiệp vụ, mỗi phòng có chức năng và nhiệm vụ riêng: - Phòng quan hệ khách hàng: phòng này là đầu mối quan hệ với khách hàng, có nhiệm vụ duy trì và không ngừng mở rộng mối quan hệ với các khách hàng, sâu sát trong tất cả các quy trình các giai đoạn hoạt động, các sản phẩm kinh doanh… - Phòng đầu tư dự án: phòng đáp ứng những nhu cầu vay vốn trung và dài hạn của khách hàng, chức năng bao gồm cả phân tích rủi ro, thẩm định dự án, đánh giá tính khả thi, tính hiệu quả của các dự án. - Phòng quản rủi ro tín dụng: chức năng ngiên cứu và phân tích, đồng thời quản rủi ro, cả rủi ro chung (rủi ro hệ thống, rủi ro thị trường) và rủi ro riêng (rủi ro của từng khách hàng, từng dự án kinh doanh) nhằm đảm bảo mở rộng phát triển tín dụng an toàn hiệu quả, giảm thiểu rủi ro. - Phòng quản nợ: phòng quản nợ quản trực tiếp các tác nghiệp liên quan đến các nghiệp vụ giải ngân, thu hồi nợ, đảm bảo số liệu trên hệ thống khớp số liệu trên hồ và trên thực tế, lưu giữ hồ vay an toàn và đầy đủ, đảm bảo tuân thủ quy trình tín dụng. - Phòng doanh nghiệp vừa và nhỏ: phụ trách quan hệ với khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có những món vay không lớn, phòng có thể tự đánh giá, thẩm định và cho vay. Được thành lập từ tháng 10/2007 để khắc phục nhược điểm của quy trình 90. - Phòng tín dụng tiêu dùng: toàn quyền với các khách hàng là cá nhân hay doanh nghiệp vay vốn để tiêu dùng hàng hóa dịch vụ chất lượng cao, như mua nhà, ôtô trả góp, vay du học, . - Phòng thanh toán quốc tế: do số lượng giao dịch lớn nên được chia nhỏ thành 2 phòng là thanh toán xuất khẩu và thanh toán nhập khẩu, thực hiện các nghiệp vụ bao gồm tài trợ thương mại, thực hiện thanh toán L/C xuất nhập khẩu, các nghiệp vụ khác như nhờ thu, chiết khấu chứng từ, bảo lãnh thanh toán… - Phòng bảo lãnh:thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh:bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh bảo đảm tham gia dự thầu, bảo lãnh đảm bảo khả năng thanh toán… - Phòng vay nợ viện trợ: thực hiện công tác quản các khoản vay có tính viện trợ của nước ngoài, như các tổ chức quốc tế nhằm mục đích phát triển kinh tế xã hội, cải thiện môi trường… - Phòng kế toán giao dịch : Phòng trực tiếp thực hiện giao dịch với khách hàng và tổ chức hạch toán kế toán cho SGD. - Phòng thanh toán thẻ : phòng thực hiện quản quá trình thanh toán thẻ của NHNT VN, kiểm soát các giao dịch, các nghiệp vụ như chuyển tiền rút tiền, mua hàng - Phòng kho quỹ: quản an toàn kho quỹ, quản quỹ tiền mặt và tổ chức điều chuyển tiền giữa quỹ nghiệp vụ của SGD và NHNN, các chi nhánh cùng hệ thống trên địa bàn, các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong ngoài quầy, thu chi tiền mặt giao dịch với giá trị lớn. Ngoài ra còn có phòng hối đoái, phòng dịch vụ tài khoản khách hàng, phòng khách hàng đặc biệt, phòng quản nhân sự, phòng hành chính quản trị, phòng kinh doanh ngoại tệ và 24 phòng giao dịch khác trên địa bàn Hà Nội. 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh Do mới tách ra từ hội sở chính và hoạt động độc lập, nên dù vẫn có lợi thế về thương hiệu và những ưu thế khác, song SGD đã gặp nhiều khó khăn về tổ chức và những nghiệp vụ mới áp dụng. Những khách hàng lớn trước đây chuyển lên HSC quản khiến cho SGD gần như phải xây lại từ nền. Tuy vậy, SGD đã đạt được nhiều kết quả trong 2 năm 2006 và 2007. - Ổn định tổ chức và hoạt động kinh doanh bình thường. - Kế thừa hệ thống phòng giao dịch trước đây nên đã hoàn thành chỉ tiêu huy động vốn. - Các mảng dịch vụ bán lẻ, dịch vụ thanh toán, tài trợ thương mại vẫn duy trì ổn định như trước. Song, hoạt động tín dụng chưa hiệu quả, tỷ lệ dư nợ so tổng nguồn vốn thấp. (khoảng 6.96% -2006) trong khi tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu phải là 8%. Về huy động vốn: Nghiệp vụ huy động vốn đã duy trì được hiệu quả sau khi SGD tách ra và hoạt động độc lập. Đến cuối năm 2007, nguồn vốn huy động được từ nền kinh tế của SGD quy VNĐ đạt xấp xỉ 39.408,36 tỷ VND, tăng 4646,55 tỷ VND, xấp xỷ 13,36% so với năm 2006. Thị phần vốn huy động quy VND tại SGD trên địa bàn Hà Nội là 16,23% trong đó thị phần huy động vốn VND là 10,86% và ngoại tệ quy USD là 28,19%. Bảng 2.2 : Nguồn vốn huy động của SGD năm 2007 Đơn vị : tỷ đồng, triệu USD Chỉ tiêu 31/12/2007 So với 31/12/2006 (%) VND USD Quy VND VND USD Quy VND I.Huy động từ liên ngân hàng 0 0 0 - - - II. Huy động từ nền kinh tế 14947,10 1.231,42 34.761,81 25,03 16,77 21,13 1. Tiền gửi của tổ chức kt 11.124,89 439,71 18.200,31 30,29 46,12 36,68 1.1 Tiền gửi không kỳ hạn 4.070,31 398,77 10.486,96 -45,81 53,09 -9,96 1.2 Tiền gửi có kỳ hạn 7.054,58 40,94 7.713,35 587,13 22 362,22 2. Tiết kiệm và kỳ phiếu, trái phiếu 3.822,21 791,70 16.561,50 11,86 5,05 7,67 2.1 Tiết kiệm 3.409,72 717,29 14.951,68 16,26 0,75 5,03 - Tiết kiệm không kỳ hạn 29,58 9,55 183,20 59,89 -18,32 -10,22 - Tiết kiệm có kỳ hạn < 12 tháng 1.888,73 216,77 5.376,84 21,38 14,29 17,73 - Tiết kiệm có kỳ hạn > 12 tháng 1.491,41 490,97 9.391,64 9,79 -3,85 -0,77 2.2 Kỳ phiếu, trái phiếu 412,49 74,41 1.609,83 -14,76 78,43 40,48 Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh các năm 2006, 2007 Tính tổng nguồn vốn quy VND năm 2007, huy động từ nguồn tiền gửi của tổ chức chiếm 54% tổng nguồn vốn, huy động từ tiền tiết kiệm của dân cư là 44%, còn lại là từ các tổ chức tín dụng khác và kho bạc Nhà nước. Huy động vốn ngoại tệ đóng góp tỷ lệ cao nhưng thấp hơn 2006. Kết quả này là do đồng USD bị yếu đi và cuộc chạy đua lãi suất huy động VND trong năm 2007. Mặt khác, SGD cũng mất đi một số khách hàng lớn được giữ lại ở HSC nên lượng huy động ngoại tệ có chiều hướng giảm này. - Về sử dụng vốn: Công tác quản và sử dụng vốn của SGD được thực hiện theo phương châm an toàn và hiệu quả nhất, để vừa đảm bảo khả năng sinh lời cao vừa giải quyết vấn đề rủi ro thanh khoản cho Ngân hàng. Cho vay trực tiếp: Cuối năm 2007 dư nợ tín dụng của SGD quy VND đạt khoảng 3509,73 tỷ đồng, trong đó tín dụng ngắn hạn đạt 2561,48 tỷ đồng, tín dụng trung và dài hạn đạt 948,25 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng chiếm 7,26% trên nguồn vốn của SGD. Bảng 2.3: Dư nợ tín dụng các năm 2005-2007 Đơn vị: tỷ đồng Các chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % So sánh 05/06 (%) Số tiền Tỷ trọng % So sánh 06/07 (%) Tổng dư nợ 8795,0 100,00 2449,08 100,00 -259,00 3509,73 100,00 -1060,65 Nợ ngắn hạn 6302,5 71,66 2081,37 84,97 -67,00 2561,48 72,98 -480,11 Nợ trung và dài hạn 2492,5 28,34 367,45 15,03 -85,00 948,25 27,02 -580,80 Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh các năm 2005 – 2007 + Tín dụng ngắn hạn Từ 1/7/2006, SGD đã thực hiện quy trình tín dụng mới, quy trình 90, giúp kiểm soát chặt chẽ hơn các khoản tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng. Việc SGD tách khỏi HSC đã ảnh hưởng lớn đến công tác tín dụng của SGD. Các khách hàng dư nợ lớn đều chuyển lên trung ương quản lý, tại SGD chỉ còn các khách hàng nhỏ và vừa với mức dư nợ trung bình và nhỏ. Dư nợ cho vay ngắn hạn cảu SGD tập trung vào kinh doanh thương mại do 80% doanh số cho vay tổ chức kinh tế để hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu nên khách hàng chủ yếu vay bằng ngoại tệ, SGD vẫn cố gắng thâm nhập thị trường tìm nguồn khách hàng vay VND mới. Đối với dư nợ tín dụng ngắn hạn bằng ngoại tệ đến 31/12/2007 đạt 96,42 triệu USD do giá cả nhiều mặt hàng trên thế giới tăng mạnh, nên nhu cầu vay ngoại tệ để thanh toán nhập khẩu của các doanh nghiệp đều tăng. Lãi suất USD tuy tăng song tỷ giá vẫn được duy trì, lãi suất VND lại cao hơn nhiều nên dư nợ ngoại tệ càng chiếm tỷ trọng lớn. + Tín dụng trung dài hạn Sau khi tách khỏi HSC, phần lớn dư nợ cho vay có kỳ hạn dài đều chuyển lên trung ương, tại SGD chỉ còn các khoản dư nợ nhỏ và hoạt động đầu tư bắt đầu lại từ con số không. Dư nợ tín dụng trung và dài hạn bằng VND năm 2007 đạt 340,46 tỷ VND, tăng 41,66% so năm 2006. Cùng lúc đó, nhiều hợp đồng cho vay trung và dài hạn chưa thể giải ngân năm 2006 đã giải ngân năm 2007 làm cho số dư nợ tăng mạnh. (dự án ximang Bỉm Sơn, thủy điện Sesan 4,…) [...]... hạn tín dụng với từng khách hàng, dựa trên việc rà soát và chấm điểm tín dụng cho khách hàng định kỳ Một thành tựu lớn đó là từ khi có quy trình quản rủi ro mới, số lượng nợ quá hạn phát sinh là rất thấp, đặc biệt từ hoạt động cho vay doanh nghiệp 2.4 Thực trạng quản rủi ro tín dụng tại SGD NHNT VN 2.4.1 Quy trình quản rủi ro tín dụng tại SGD NHNT VN * Quy trình xác định giới hạn tín dụng: bao... Thực trạng rủi ro tín dụng tại SGD NHNT VN 2.2.1 Quy trình và chính sách tín dụng tại SGD NHNT VN Chính sách cho vay đối với khách hàng xây dựng trên cơ sở quyết định số 407/QĐ-NHNT-HĐQT ngày 29/3/2002 của hội đồng quản trị NHNT v/v ban hành hướng dẫn của NHNT về quy chế cho vay đối với khách hàng Cẩm nang tín dụng của NHNT Việt Nam, ngày 15/1/2004, bao gồm chính sách tín dụng, chính sách quản rủi. .. hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Hình thức Các nội dung của chính sách cho vay được miêu tả trong văn bản Hướng dẫn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam về quy chế cho vay đối với khách hàng, văn bản này được sửa đổi phù hợp với thực tế hoạt động và theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Một số nội dung cơ bản * Đối tượng vay vốn: Chính sách cho vay áp dụng với mọi đối... định rủi ro tín dụng chi tiết Thẩm định rủi ro tín dụng là bước đánh giá rủi ro toàn diện và chi tiết đối với khoản đề xuất cấp tín dụng, thể hiện bởi báo cáo thẩm định rủi ro * Thẩm định rủi ro đối với khách hàng đang xác định GHTD Bước 1 : Đánh giá ngành hàng lĩnh vực kinh doanh chính của khách hàng Nhân viên thẩm định sẽ xem xét đặc điểm ngành hàng và lĩnh vực kinh doanh chính của khách hàng trong... mới của sở, tuy vậy, sự phát triển của nghiệp vụ này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng Trong năm 2006, SGD bắt đầu triển khai hoạt động theo mô hình quản tín dụng mới, hiện đại hơn, nhằm tăng khả năng quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng Quy trình mới này áp dụng cho khách hàng là doanh nghiệp, phân tách chức năng của công tác quan hệ khách hàng, công tác quản trị rủi ro và công tác quản nợ Do... định của mình trong việc lựa chọn biện pháp bảo đảm tiền vay để giảm thiểu rủi ro Hệ thống tính điểm tín dụng tại SGD Ngân hàng Ngoại thương Ngân hàng Ngoại thương sử dụng 3 phương pháp chấm điểm tín dụng khác nhau cho 3 nhóm khách hàng chính, đó là tổ chức tài chính, các doanh nghiệp và cá nhân Ở đây chỉ đề cập đến việc chấm điểm cho doanh nghiệp và cá nhân Nguyên tắc chấm điểm tín dụng: + Với mỗi... quốc doanh có tính năng động cao hơn song do việc chấm điểm tín dụng chưa hợp nên khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng làm doanh số tín dụng thấp Đây cũng là một vấn đề rủi ro lớn của ngân hàng - Vòng quay vốn của SGD thấp, phản ảnh khả năng thu hồi nợ kém và ngân hàng bị chiếm dụng vốn lớn, nếu có thể tăng chỉ tiêu này thì ngân hàng sẽ có điều kiện tăng cường mở rộng tín dụng SGD còn kém trong vấn đề... độ rủi ro đối với cá nhân được phân thành 10 loại từ A+ đến D theo nhiều bước, đầu tiên là lựa chọn bộ Sau đó các khách hàng qua mức này sẽ được chấm điểm và phân loại Giới hạn tín dụng Giới hạn tín dụng của một khách hàng là tổng mức dư nợ tín dụng tối đa mà NHNT có thể chấp nhận giao dịch đối với khách hàng đó trong một thời kỳ (thường là 1 năm) Tổng mức dư nợ tín dụng trong 1 giới hạn tín dụng. .. bản Bước 1: Đề xuất giới hạn tín dụng( GHTD): Phòng quan hệ khách hàng (QHKH) thu thập thông tin và hồ tài liệu về khách hàng, đề xuất thiết lập quan hệ tín dụng với khách hàng và chịu trách nhiệm lập báo cáo đề xuất giới hạn tín dụng Bước 2: Thẩm định rủi ro, xác định GHTD: Phòng quản rủi ro (QLRR) chịu trách nhiệm lập báo cáo thẩm định rủi ro và xác định giới hạn tín dụng đối với doanh nghiệp theo... Quyết định cấp tín dụng, thời hạn và lãi suất, tài sản bảo đảm + Đánh giá khách hàng trong quá trình theo dõi vốn vay tức quản nợ + Quản danh mục tín dụng và trích dự phòng rủi ro Ngân hàng cũng phát triển cơ sở dữ liệu và hệ thống chấm điểm tín dụng + Xếp hạng đối với doanh nghiệp 10 cấp khác nhau có mức độ rủi ro từ thấp đến cao là AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D Điểm số được chấm dựa . Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch Ngân hàng ngoại thương Việt Nam 2.1. Khái quát về sở giao dịch ngân hàng ngoại thương Việt Nam. phân tích, đồng thời quản lý rủi ro, cả rủi ro chung (rủi ro hệ thống, rủi ro thị trường) và rủi ro riêng (rủi ro của từng khách hàng, từng dự án kinh

Ngày đăng: 06/11/2013, 22:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan