ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY ẢNH HƯỞNG ĐẾN HẠCH TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

14 419 0
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY ẢNH HƯỞNG ĐẾN HẠCH TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY ẢNH HƯỞNG ĐẾN HẠCH TOÁN CHI PHÍ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. I. Quá trình hình thành phát triển của Công ty Công ty cầu I Thăng Long thuộc tổng công xây dựng cầu Thăng Long, nguyên là xí nghiệp cầu 202 được thành lập tháng 6 năm 1982 trên cơ sở hợp nhất Công ty đại tu cầu I của cục quản lý đường bộ Công ty công trình 108 thuộc xí nghiệp liên hiệp công trình 5. Trong thời gian bao cấp kinh tế kế hoạch hoá tập trung, Công ty trực thuộc liên hiệp các xí nghiệp xây dựng công trình giao thông 2 (nay là khu quản lý đường bộ 2). Hiện nay, Công ty cầu I là thành viên của tổng Công ty xây dựng cầu Thăng long, có trụ sở đóng tại Thịnh Liệt, Thanh Trì, Hà nội. Công ty cầu I Thăng Long là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập ngày 27/3/1993 theo quyết định số 506/TCLĐ của Bộ GTVT là doanh nghiệp loại I theo quyết định 338/TTG của Thủ tướng chính phủ có nhiệm vụ xây dựng công trình giao thông như : cầu đường bộ, cầu đường sắt, các loại cầu tàu biển, tàu sông… Trong giai đoạn đầu từ năm 1983 đến năm 1991, Công ty gặp khá nhiều khó khăn trong quản lý cũng như tổ chức sản xuất do Công ty vừa mới thành lập, lại gặp ngay sự thay đổi cơ chế quản lý kinh tế của nhà nước từ tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, những khó khăn bước đầu càng làm cho đội ngũ lãnh đạo công nhân viên toàn thể Công ty thêm quyết tâm tìm ra con đường phát triển đúng đắn phù hợp cho mình trong thời kì mới. Nhiều công trình do Công ty thi công đã được đưa vào sử dụng được đánh giá cao đã là một động lực quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của Công ty trong những năm tiếp theo. Giai đoạn từ năm 1991 đến nay, với những nỗ lực không ngừng trong hơn 10 năm đổi mới, bình quân mỗi năm Công ty thi công hoàn thành từ 7 đến 10 công trình gồm cầu, cảng các công trình công nghiệp dân dụng. Tổng hợp trong hơn 10 năm đổi mới Công ty đã xây dựng mới, đại tu sửa chữa, nâng cấp, mở rộng 135 công trình với tổng chiều dài trên 10000 m cầu các loại, trong đó có trên 100 công trình đã đưa vào sử dụng có hiệu quả trong nhiều năm gồm: 18 cầu đường sắt, 80 cầu đường bộ 10 cảng biển, cảng sông. Có thể nói là bất cứ chủng loại công trình nào dù khó khăn gian khổ phức tạp đến đâu, Công ty cũng đều thi công hoàn thành đúng vượt tiến độ. Bên cạnh những thành tích đạt được trong sản xuất kinh doanh, công ty cũng đã tích cực hưởng ứng tham gia nhiều công tác xã hội. Với những đóng góp cả về kinh tế xã hội của mình, Công ty đã vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lao động trong thời kì đổi mới năm 2000 cùng với nhiều Huân chương lao động hạng nhất, hạng nhì, hạng ba. II. Đặc điểm sản xuất kinh doanh 1. Ngành nghề kinh doanh Công ty cầu I Thăng Long la doanh nghiệp hoạt động trong ngành giao thông với các chuyên ngành cụ thể sau: - Xây dựng các công trình giao thông - Xây dựng các công trình công nghiệp - Sản xuất vật liệu xây dựng - Gia công cơ khí sửa chữa máy thi công - Xây dựng các công trình thủy lợi vừa nhỏ - Gia công, chế sửa cấu kiện thép, sản xuất cấu kiện bê tông - Thi công nền móng các công trình XDCB - Vận tải phục vụ xây dựng công trình 2. Địa bàn hoạt động Trong những năm qua, với những cố gắng nỗ lực trong việc đầu tư đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, bằng sự năng động, sáng tạo, Công ty đã tích cực mở rộng địa bàn hoạt động của mình với 21 tỉnh, thành từ biên giới địa đầu cực Bắc của Tổ quốc đến các tỉnh miền Trung miền Nam Trung Bộ. Tên tuổi của Công ty đã gắn liền với nhiều địa danh, nhiều công trình giao thông cầu cống, sân bay, bến cảng có quy mô tầm cỡ trải rộng trên khắp các tỉnh, thành phố từ biên giới địa đầu của Tổ quốc đến các tỉnh miền Trung, Nam Trung Bộ như: cầu Tràng Tiền, cảng Khuyếch Lương, cụm cầu đường sắt Nam Thăng Long Hà nội… Hiện nay, Công ty đang tiến hành thi công các công trình: cảng Nghi Sơn, cầu Đá Sao, cầu Hồ Kiều 2, cầu Khanh, cầu Nậm Pô, cầu Kim Tân… 3. Quy trình công nghệ Đây là đặc điểmảnh hưởng quan trọng đến việc hạch toán chi phí tính giá thành sản phẩm của Công ty. Đối với một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm xây lắp nói chung cầu đường nói riêng như Công ty cầu I Thăng Long, quy trình công nghệ thường khá phức tạp, một công trình bao gồm nhiều hạng mục công trình, mỗi một hạng mục lại gồm nhiều bước công việc với yêu cầu về kỹ thuật rất chặt chẽ. Do đó, các chi phí phát sinh tương đối đa dạng, đòi hỏi phải theo dõi ghi chép đầy đủ, đúng đối tượng thì mới có thể chính xác được. Quy trình sản xuất của Công ty thường tuân theo một quy trình chung như sau: Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty * Giai đoạn 1: Đấu thầu ký hợp đồng kinh tế * Giai đoạn 2: Khảo sát, thiết kế kỹ thuật lập kế hoạch thi công Trên cơ sở khảo sát, thu thập số liệu về những yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế thi công như đặc điểm địa hình cao thấp, vị trí địa lý…, phòng kỹ thuật sẽ tiến hành thiết kế bản vẽ thi công của công trình, đồng thời căn cứ vào điều kiện trong hợp đồng kinh tế, giá trị dự toán của công trình điều kiện thi công của từng khu vực, phòng kế hoạch sẽ lập kế hoạch về tiến độ thi công qua từng giai đoạn. Khảo sát, thiết kế kỹ thuật v là ập kế hoạch thi công Tổ chức thi công Nghiệm thu v b n giaoà à công trình Đấu thầu v à ký kết hợp đồng kinh tế * Giai đoạn 3: Tổ chức thi công bao gồm các bước công việc sau: - Chuẩn bị thi công: trong bước này bao gồm những công việc như giao nhận mặt bằng, bố trí thực địa (dựng lán trại cho cán bộ công nhân viên, chuẩn bị điện, nước phục vụ cho công tác thi công, tiến hành san lắp mặt bằng, làm hàng rào cho công trình, làm các sân bãi), tập kết xe, thiết bị thi công. - Thực hiện thi công: Tiến hành thi công từng hạng mục công trình theo kế hoạch đã đề ra. Ví dụ như các bước làm cầu bao gồm các bứoc sau: + Đắp bờ vây ngăn nước để làm mố trụ cầu hoặc đóng cọc ván thép ngăn nước. + Đóng cọc bê tông móng mố trụ cầu + Đổ bê tông móng mố trụ cầu. + Lắp dầm cầu. + Dọn sạch lòng sông, thông thuyền, đổ mặt cầu - Hoàn thiện thi công: hoàn thiện những hạng mục công việc sau cùng để có thể bàn giao, đưa công trình vào sử dụng. Ví dụ, hoàn thiện việc thi công cầu bao gồm: Làm đường lên cầu, cọc tiêu, biển báo, sơn cầu, rãnh nước, đèn đường, đèn cầu. *Giai đoạn 4: Nghiệm thu, thử tải trọng cầu bàn giao công trình Các bước kỹ thuật công nghệ xây dựng cầu nhìn tổng thể thì không nhiều nhưng chi tiết lại rất nhiều đòi hỏi giám sát kĩ thuật rất chặt chẽ. Ví dụ như vật liệu phải được thử cường độ, tiêu chuẩn kĩ thuật có xác nhận của cơ quan chuyên môn là phù hợp với yêu cầu thiết kế thì mới được sử dụng, qua mỗi bước quy trình công nghệ phải nghiệm thu kĩ thuật chặt chẽ, như đổ bê tông trụ cầu thì nghiệm thu đào đất móng trụ đạt yêu cầu mới đổ bê tông thân trụ, bê tông thân trụ có cấp phối phải giống mẫu bê tông đã làm mẫu đi thử ( thử mẫu phải có cơ quan chuyên trách xác nhận); sau móng trụ, thân trụ là mũ trụ, mũ trụ thường có yêu cầu kỹ thuật cao hơn như mác bê tông, thép xá mũ, nghiệm thu cốt thép sau đó mới đổ bê tông, bảo dưỡng bê tông. Đội cầu 2 Đội cầu 5 Đội cầu 7 Đội cầu 8 Đội cầu 11 Đội cầu12Đội cầu 6 …. …. Đội cầu 1 PhòngVật tưPhòngThiết bị PhòngTài vụ PhòngKế hoạch PhòngKĩ thuật Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giámđốc Đội cơ giới Đội xây dựng Xưởng cơ khí Đội thiết bị BAN CHỈ ĐẠO PhòngY tế Giám đốc Phòng TCLĐHC Với quy trình sản xuất trên, Công ty đang tiến hành thi công với phương thức hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợp bằng máy trong đó lao động thủ công ngày càng chiếm tỷ lệ nhỏ trong giá trị của các công trình (8-10%). III. Tổ chức sản xuất kinh doanh 1.Mô hình tổ chức quản lý Hiện nay bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng. Sơ đồ 2: Mô hình tổ chức quản lý của Công ty Giám đốc * Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban nghiệp vụ Đứng đầu công ty là ban giám đốc, dưới đó là các phòng ban chức năng, các phân xưởng, các tổ đội sản xuất các bộ phận liên quan trực thuộc sản xuất. • Ban giám đốc gồm: - Giám đốc: Giám đốc công ty vừa là đại diện cho Nhà nước, vừa đại diện cho cán bộ công nhân viên, quản lý công ty theo chế độ một thủ trưởng, có quyền quyết định điều hành hoạt động của công ty theo đúng kế hoạch, chính sách Pháp luật của Nhà nước nghị quyết của đại hội công nhân viên chức, chịu trách nhiệm trước Nhà nước tập thể lao động về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Giám đốc đại diện cho toàn quyền của Công ty trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, phụ trách chung trực tiếp chỉ đạo các phòng ban. - Phó giám đốc: Hiện nay công ty có 4 phó giám đốc, là những người giúp việc cho giám đốc về một số lĩnh vực theo sự phân công của giám đốc như phó giám đốc phụ trách về kĩ thuật, về vật tư, thiết bị, kế hoạch tổ chức nhân sự. Các phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc về những nhiệm vụ được giao. • Các phòng ban chức năng: Các phòng ban chức năng gồm có: Phòng kế hoạch, phòng kĩ thuật, phòng kế toán tài chính, phòng tổ chức lao động tiền lương, phòng vật tư, phòng máy móc thiết bị phòng y tế. Mỗi phòng do một trưởng phòng lãnh đạo có từ 1 đến 2 phó phòng giúp việc định biên cụ thể của từng phòng do giám đốc công ty căn cứ chức năng, nhiệm vụ cụ thể tình hình thực tế của cán bộ công nhân viên để bó trí với tổng số cán bộ công nhân viên các phòng ban tối đa không quá 60 người. - Phòng kế hoạch: Có chức năng tham mưu cho giám đốc về công tác sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ bản công tác thống kê kế hoạch của toàn công ty.Với chức năng trên, phòng kế hoạch thống kê chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty nhiệm vụ chủ yếu là: lập kế hoạch trình duyệt với giám đốc, tổng công ty hàng quý, hàng năm cùng với các phòng có liên quan như: phòng kĩ thuật, phòng vật tư thiết bị, phòng tổ chức lao động hành chính, phòng kế toán để xác định kế hoạch thi công các công trình, hạng mục công trình cho các đơn vị thi công đồng thời hướng dẫn cho các đơn vị thuộc công ty lập kế hoạch sản xuất hàng năm, điều động, phân phối lực lượng thi công đảm bảo cho toàn công ty hoàn thành nhiệm vụ được giao, cùng đó theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch của các đơn vị, chỉ đạo nghiệp vụ toàn bộ hệ thống kế hoạch thống kê từ công ty đến các đơn vị, hoàn thành tốt các chức năng giám đốc giao. - Phòng kĩ thuật: có chức năng tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức thi công, theo dõi quản lý về kĩ thuật, chất lượng công trình đặt dưới sự chỉ đạo của phó giám đốc phụ trách công tác kĩ thuật. Trên cơ sở nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ, thiết kế kĩ thuật các công trình, lập phương án thiết kế kết hợp với các phòng ban liên quan, lập dự trữ vật tư, thiết bị, máy móc, tiến độ thi công các công trình, chỉ đạo biện pháp thi công, an toàn kĩ thuật, an toàn lao động, thiết kế kĩ thuật xây dựng cơ bản, các công trình phục vụ cho thi công công trình chính, nghiệm thu kĩ thuật, thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình từ khâu vật tư, kết cấu bán sản phẩm đến hoàn thiện công trình. - Phòng tổ chức lao động hành chính: Chức năng chủ yếu là tham mưu cho giám đốc công tác tổ chức sản xuất tổ chức quản lý về công tác nhân sự, giáo dục cho toàn công ty dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty. - Phòng vật tư: Tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực vật tư, tổ chức khai thác, cung ứng, dự trữ vật tư, có nhiệm vụ cân đối, điều hoà quản lý vật tư, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, đảm bảo hiệu quả kinh tế. - Phòng thiết bị: Có chức năng tham mưu cho giám đốc công ty về lĩnh vực thiết bị máy móc, tổ chức khai thác, cung ứng thiết bị máy móc phục vụ cho thi công đảm bảo hiệu quả kinh tế. - Phòng kế toán tài chính (phòng tài vụ): có chức năng tham mưu cho giám đốc về công tác tài chính trên cơ sở chính sách Nhà nước quy định. Công tác tài chính kế toán của công ty đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc. Chịu trách nhiệm về mặt tài chính cho các hoạt động sản xuất kinh doanh như: xin cấp các loại vốn theo quy định, quản lý cấp phát các loại quỹ, quản lý vốn lưu động, vốn cố định nhằm phát huy hiệu quả kinh tế, chế độ quản lý vật tư, hạch toán kinh tế, quyết toán công tác đầu tư mua sắm tài sản cố định nguồn vốn (quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ BHXH…) làm tròn các nhiệm vụ khác do giám đốc giao. - Phòng y tế: chức năng chính là công tác phòng bệnh, chữa bệnh, tổ chức điều trị, tổ chức đi điều dưỡng, nghỉ ngơi nhằm nâng cao sức khỏe cho toàn bộ cán bộ công nhân viên. 2.Tổ chức sản xuất Đặc điểm về tổ chức sản xuất của Công ty ảnh hưởng lớn đến việc xác định cách thức hạch toán chi phí tính giá thành sản phẩm của mỗi doanh nghiệp. Với mỗi cách thức tổ chức sản xuất khác nhau sẽ tạo ra những địa điểm phát sinh chi phí khác nhau, yêu cầu về cung cấp thông tin khác nhau từ đó tác động đến việc lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí khác nhau, yêu cầu về quản lý từng loại chi phí cũng khác nhau dẫn đến việc xây dựng các tài khoản chi tiết khác nhau phù hợp với nhu cầu theo dõi chi phí của từng doanh nghiệp. Hiện nay, Công ty cầu I Thăng Long không áp dụng phương thức khoán trong việc tổ chức sản xuất. Mọi việc chỉ đạo thi công tại các công trình đều nằm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc các phòng ban chức năng thông qua các Ban chỉ đạo đặt tại các công trình lớn các khu vực sản xuất. Thông thường, trưởng Ban chỉ đạo do các phó giám đốc Công ty phụ trách. Các Ban chỉ đạo này sẽ thay mặt Giám đốc trực tiếp tổ chức điều hành sản xuất ngay tại hiện trường, đảm bảo công trình được thi công hoàn thành đúng tiến độ theo đúng yêu cầu kĩ thuật. Các Ban chỉ đạo đều có tư cách pháp nhân không đầy đủ, được mở tài khoản chuyên chi tại các ngân hàng địa phương tạo thuận tiện trong việc nghiệm thu thanh toán khối lượng công trình trong phạm vi quyền hạn cho phép. Hiện nay, công ty có một số ban chỉ đạo như sau: - Ban chỉ đạo miền Trung (Huế) - Ban chỉ đạo Lào cai, Lai Châu, Thanh Hoá Kế toán trưởng Kế toán tiên vốn Kế toánTSCĐ Kế toán vật tư Kế toánLương BHXHKPCĐ Kế toán thanh toánKế toán tổng hợpThủ quỹ Thống kê đội Thống kê độiThống kê đội - Ban chỉ đạo cầu Đá Bạc, cảng Nghi Sơn, cầu Tạ Khoa… Công ty có 12 đội cầu di chuyển cơ động theo công trình, có nhiệm vụ đảm bảo thi công các công trình theo hợp đồng công ty kí kết dưới sự chỉ đạo trực tiếp của các ban chỉ đạo đặt tại các công trình. Bên cạnh 12 đội cầu, công ty còn có 2 đội thiết bị thi công, 1 đội cơ giới, 1 đội xây dựng 1 xưởng cơ khí với những chức năng như sau: - Xưởng cơ khí: Có nhiệm vụ sửa chữa máy móc thiết bị, gia công dầm cầu, rivê, bulông để cung cấp cho các công trình phục vụ thi công mà không bán ra ngoài. - Đội cơ giới: Có nhiệm vụ điều hành xe vận tải, máy thi công phục vụ cho việc thi công các công trình. Đây là đội có số lượng công nhân cao nhất, bao gồm nhiều tổ máy thi công luôn sẵn sàng phục vụ kịp thời cho tất cả các công trình theo điều động của cấp trên. - Đội xây dựng: có chức năng xây dựng các công trình nội bộ như xây mới, sửa chữa các kho, lán trại, các công trình tạm phục vụ cho thi công các công trình. - Đội thiết bị thi công: phục vụ thiết bị để thi công các công trình, 2 đội thiết bị này chịu sự điều động trực tiếp của phòng thiết bị, căn cứ vào sự chỉ đạo của giám đốc. IV. Tổ chức bộ máy kế toán 1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán Hiện nay, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo kiểu tập trung. Theo hình thức này, tại các đội cầu đóng tại công trình, xưởng cơ khí, đội cơ giới đội đội thiết bị thi công không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà toàn bộ mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh của công ty đều được tiến hành tập trung tại phòng kế toán. Kế toán trưởng là người trực tiếp quản lý chỉ đạo toàn bộ nhân viên trong phòng kế toán. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo sơ đồ sau: Sơ đồ 3 : Mô hình tổ chức kế toán tại Công ty  Chức năng bộ phận của từng bộ phận phòng kế toán - Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm cao nhất về công tác kế toán trước ban lãnh đạo (giám đốc) công ty. Kế toán trưởng có nhiệm vụ điều hành tổ chức công việc trong phòng, hướng dẫn hạch toán, chỉ đạo hoạt động của toàn bộ phòng tài chính kế toán, giúp giám đốc kí kết các hợp đồng kinh tế đồng thời có nhiệm vụ báo cáo tài chính tham mưu cho giám đốc về những vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính của doanh nghiệp. - Kế toán tổng hợp giá thành: Định kì lập các báo cáo tài chính theo yêu cầu của Bộ tài chính. Đồng thời phải tiến hành tập hợp chi phí giá thành theo từng hạng mục công trình, công trình, xác định doanh thu, thuế phải nộp tính lỗ lãi, sau đó xem xét tất cả các chỉ tiêu kế toán có cân đối hay không có trách nhiệm báo cáo với kế toán trưởng để kế toán trưởng ký đưa cho giám đốc duyệt. - Kế toán tiền vốn: Theo dõi các nghiệp vụ về tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, nguồn vốn chủ sở hữu các khoản tiền vay của Công ty. - Kế toán vật tư: Có nhiệm vụ phản ánh tình hình vật tư thu mua sử dụng vật tư cho các công trình, phản ánh vào sổ sách có liên quan đến phần vật tư. [...]... chế độ tương xứng với công việc - Thống kê đội: Có nhiệm vụ ghi sổ chi tiết cho các chi phí sản xuất phát sinh tại đội, có trách nhiệm thu thập chứng từ, chính xác các chứng từ gốc phát sinh theo theo từng công trình, hạng mục công trình, định kì sẽ chuyển về phòng kế toán của Công ty - Thủ quỹ: Công ty có 2 thủ quỹ, 1 thủ quỹ ở phòng kế toán tài chính của công ty ở Hà nội, có nhiệm vụ thu, chi tiền... Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình thanh toán với người bán, với đơn vị chủ đầu tư tình hình trả vốn vay - Kế toán tài sản cố định: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng, giảm, khấu hao, sửa chữa lớn tài sản cố định của Công ty - Kế toán tiền lương các khoản trích theo lương: Có nhiệm vụ tính lương các khoản trích theo lương cho cán bộ công nhân viên chức trong toàn công ty, ... toàn công ty Còn 1 thủ quỹ ở Huế có nhiệm vụ giám sát quản lý tiền cả công ty trong khu vực miền Trung 2.Hình thức tổ chức hạch toán kế toán tại công ty * Chế độ kế toán áp dụng: Là một doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, công ty hiện đang áp dụng chế độ kế toán trong doanh nghiệp Nhà nước theo quyết định số 1864/1998/QĐ-BTC ngày 16/12/1998 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính về việc ban hành Chế độ Kế toán. .. chứng từ: Công ty áp dụng thống nhất hệ thống chứng từ cả về biểu mẫu phương thức luân chuyển theo chế độ của Nhà nước đã ban hành Điều này đảm bảo cho công tác hạch toán kế toán tuân thủ đúng chế độ, thuận lợi cho công tác kiểm tra, đối chi u * Hệ thống tài khoản: Hệ thống tài khoản của công ty hiện nay đang áp dụng về cơ bản cũng tuân theo hệ thống tài khoản thống nhất do chế độ kế toán của Nhà... sổ: Công ty lựa chọn hình thức kế toán chứng từ ghi sổ Theo đó, hệ thống sổ kế toán sử dụng bao gồm: + Sổ cái các tài khoản + Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ + Sổ (thẻ) kế toán chi tiết * Trình tự ghi sổ - Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế toán tổng hợp số liệu, lập chứng từ ghi sổ Căn cứ vào chứng từ ghi sổ do các kế toán phần hành lập, kế toán tổng hợp sẽ ghi vào sổ... số phát sinh - Sau khi đối chi u khớp đúng số liệu ghi trên Sổ Cái Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo Tài chính *Hệ thống báo cáo tài chính Các báo cáo của công ty bao gồm: - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả kinh doanh - Bảng thuyết minh báo cáo kết quả kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Bên cạnh đó, Công ty cũng có những báo cáo quản... sau đó ghi vào sổ cái các tài khoản có liên quan Các chứng từ gốc, sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết - Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, tính tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có số dư của từng tài khoản trên sổ Cái Căn cứ vào sổ Cái... cho yêu cầu nội bộ như các báo cáo nhanh về tình hình sản xuất kinh doanh hàng tháng, báo cáo giá trị sản lượng, báo cáo doanh thu, báo cáo thu chi tiền mặt… Những báo cáo này không cố định mà sẽ được cung cấp theo yêu cầu của người sử dụng thông tin (ban lãnh đạo công ty) nhằm phục vụ cho quá trình ra quyết định Sơ đồ 4: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ Chứng từ gốc(Bảng... toán theo hình thức chứng từ ghi sổ Chứng từ gốc(Bảng tổng hợp chứng từ gốc) Sổ quỹ Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng đối chi u số phát sinh Sổ kế toán Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng chi tiết số phát sinh Bảng cân đối kế toán báo cáo kế toán khác Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chi u chi tiết . ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY ẢNH HƯỞNG ĐẾN HẠCH TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty cầu. Đây là đặc điểm có ảnh hưởng quan trọng đến việc hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm của Công ty. Đối với một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm xây

Ngày đăng: 06/11/2013, 09:20

Hình ảnh liên quan

Sơ đồ 2: Mô hình tổ chức quản lý của Công ty - ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY ẢNH HƯỞNG ĐẾN HẠCH TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

Sơ đồ 2.

Mô hình tổ chức quản lý của Công ty Xem tại trang 5 của tài liệu.
Chứng từ gốc(Bảng tổng hợp chứng từ gốc) - ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY ẢNH HƯỞNG ĐẾN HẠCH TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

h.

ứng từ gốc(Bảng tổng hợp chứng từ gốc) Xem tại trang 14 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan