GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TÂY HÀ NỘI

11 396 0
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TÂY HÀ NỘI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TÂY NỘI Phương thức thanh toán bằng L/C sẽ đảm bảo an toàn cho nhà xuất khẩu nhưng trong môi trường kinh doanh cạnh tranh hiện nay, các nhà nhập khẩu ưa chuộng phương thức T/T trả chậm hơn vì các thủ tục L/C khá phức tạp. Chính vì vậy, để tăng lợi thế cạnh tranh, nhà xuất khẩu có thể phải thay đổi phương thức thanh toán thuận lợi hơn cho nhà nhập khẩu (T/T trả chậm, D/A …). Do đó dịch vụ bao thanh toán ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp trở nên phổ biến trên thế giới hiện nay. 3.1.Định hướng phát triển dịch vụ bao thanh toán xuất khẩu tại NHNo&PTNT Tây Nội trong thời gian tới 3.1.1.Định hướng phát triển chung Chiến lược phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam phải tập trung xây dựng NHNo&PTNT Việt Nam thành một tập đoàn tài chính. Mục tiêu của ngân hàng trong 2 năm tới phải thực hiện bằng được những nội dung cơ bản theo tiến độ Đề án tái cơ cấu lại Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam giai đoạn 2001-2010 đã được Chính phủ phê duyệt, chuẩn bị mọi điều kiện để thực hiện cổ phần hoá vào năm 2009; Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức hợp lý, đảm bảo cân đối, an toàn khả năng sinh lời; đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nông thôn, mở rộng nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng đủ năng lực cạnh tranh; tập trung đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hoá, đủ năng lực cạnh tranh hội nhập. Nâng cao năng lực tài chính phát triển giá trị thương hiệu trên cơ sở đẩy mạnh kết hợp với văn hoá doanh nghiệp. Về hoạt động huy động vốn, NHNo&PTNT Tây Nội phấn đấu tăng tổng nguồn vốn từ 25-28%/năm, tổng dư nợ từ 20-25 %/năm, trong đó tỷ trọng tín dụng trung dài hạn tối đa chiếm 45 % tổng dư nợ trên cơ sở cân đối nguồn vốn cho phép; nợ quá hạn dưới 1 % tổng dư nợ; lợi nhuận tối thiểu tăng 10%. Cùng với định hướng chung của hệ thống ngân hàng NHNo&PTNT Việt Nam, trong những năm tiếp theo, NHNo&PTNT Tây Nội tiếp tục thực hiện định hướng kinh doanh đã lựa chọn, điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp với xu thế phát triển nền kinh tế, đảm bảo tăng trưởng đều vững chắc. Chi nhánh sẽ tiếp tục mở rộng quy mô gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh, đa dạng các hình thức huy động vốn, từng bước nâng cao tỷ trọng nguồn vốn có tính ổn định, có mức lãi suất đầu vào hợp lý, thực hiện cho vay có chọn lọc trong phạm vi khả năng kiểm soát. Trong tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng hiện nay, chi nhánh tích cực đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ để tạo ra ưu thế trong cạnh tranh, đảm bảo ổn định việc làm, thu nhập nâng cao đời sống cán bộ, nhân viên trong toàn chi nhánh. Để định hướng đi vào chi tiết cụ thể hơn, NHNo&PTNT Tây Nội đưa ra các mục tiêu cụ thể về các phương diện như sau: - Về huy động vốn: Nâng dần tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cư, nhất là nguồn vốn trung dài hạn, tiến tới tự cân đối một cách vững chắc nguồn vốn để đầu tư. - Về công tác cho vay: từng bước chuyển đổi cơ cấu đầu tư, đối tượng đầu tư, tập trung cho vay hộ kinh doanh các doanh nghiệp vừa nhỏ. - Công tác đào tạo: chú trọng công tác đào tạo đào tạo lại cán bộ, không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh. - Từng bước hoàn thiện một cách cơ bản cơ sở vật chất cho Chi nhánh. 3.1.2.Định hướng phát triển bao thanh toán Là một ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn – một lĩnh vực chiếm phần đông dân số nước ta trong đó, trọng trách của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam trong việc hỗ trợ phát triển ngành là vô cùng quan trọng. Từ năm 2006 bằng những giải pháp mang tính đột phá cách làm mói NHNo&PTNT VN (Agribank) thực sự khởi sắc. Đến cuối năm 2007, tổng tài sản đạt 325.802 tỷ đồng tương đương với 20 tỷ USD gấp gần 220 lần so với ngày đầu thành lập. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 242.102 tỷ đồng trong đó cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm trên 70% với trên 10 triệu hộ gia đình, cho vay doanh nghiệp nhỏ vừa chiếm trên 36% với gần 3 vạn doanh nghiệp dư nợ. Tổng nguồn vốn 295.048 tỷ đồng gần như hoàn toàn là vốn huy động. Năm 2008 là năm ghi dấu chặng đường 20 năm xây dựng trưởng thành của Agribank cũng là năm có tính quyết định trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế theo chủ trương của Đảng, Chính phủ. Trong chiến lược phát triển của mình, Agribank sẽ trở thành một Tập đoàn tài chính đa nghành, đa sở hữu, hoạt động đa lĩnh vực. Trong quá trình đó, không ngừng phát triển, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ tài chính, đặc biệt là các sản phẩm đáp ứng nhu cầu tín dụng để mở rộng sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp xuất khẩu là nhiệm vụ cần thiết. Bởi vậy, NHNo&PTNT Việt Nam nói chung, NHNo&PTNT Tây Nội nói riêng đang có những nghiên cứu, chuẩn bị các điều kiện tiền đề để có thể sớm triển khai hoạt động bao thanh toán. Đây là một nghiệp vụ phù hợp với mô hình chức năng của ngân hàng, một mặt đáp ứng được nhu cầu phát triển của tập đoàn tài chính mạnh, đa ngành, đa sở hữu như mục tiêu đã đề ra, mặt khác góp phần nâng cao sức cạnh tranh của ngân hàng trong quá trình hội nhập tài chính trong nước quốc tế. 3.2. Giải pháp 3.2.1.Đào tạo, nâng cao chuyên môn cho đội ngũ cán bộ về dịch vụ bao thanh toán xuất khẩu. Theo những phân tích nguyên nhân trong phần thực trạng hoạt động của NHNo&PTNT Tây Nội, điểm yếu của đội ngũ cán bộ của ngân hàng là chưa có kiến thức sâu về bao thanh toán xuất khẩu. Vì vậy, ngân hàng cần phải chú trọng hơn đến công tác đào tạo để kịp thời bổ sung kiến thức cho cán bộ. Đầu tiên cần phải phổ biến, đào tạo cho cán bộ ngân hàng về dịch vụ này. Thông qua việc tổ chức các lớp nói chuyện chuyên đề, mời chuyên gia sang để tập huấn cho đội ngũ cán bộ. NHNo&PTNT Tây Nội cần tận dụng mối quan hệ hữu hảo với các ngân hàng lớn đã thực hiện nghiệp vụ này thành công, mời chuyên gia của họ sang giới thiệu đào tạo về loại hình dịch vụ mới này. Ngân hàng cũng cần tham gia các cuộc hội thảo về hoạt động bao thanh toán tổ chức ở Việt Nam để mở rộng thêm hiểu biết về dịch vụ. Chi phí cho việc đào tạo ban đầu sẽ tương đối cao, nhưng hiệu quả của nó lại rất lớn. Chỉ có hiểu biết về dịch vụ một cách sâu sắc, cán bộ ngân hàng mới có thể thực hiện tốt nhất đưa ra những lời tư vấn giúp ích cho khách hàng, làm cho dịch vụ bao thanh toán xuất khẩu dần trở nên quen thuộc với các doanh nghiệp. Ngoài việc đào tạo trực tiếp, lãnh đạo cán bộ ngân hàng cũng cần tìm hiểu, tra cứu thông tin về dịch vụ bao thanh toán nói chung bao thanh toán xuất khẩu nói riêng để nâng cao kiến thức, học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm. Có rất nhiều kênh thông tin để tham khảo như qua báo chí, qua sách báo nước ngoài qua mạng Internet – một kênh thông tin tiện lợi bổ ích. Một số trang Web về bao thanh toán như: - www.factors-chain.com (Hiệp hội bao thanh toán quốc tế FCI) - www.ifgroup.com (International Factors Group) - www.factorscan.com - www.factorhelp.com nhiều trang web hữu ích khác nữa. 3.2.2.Xây dựng quy trình thực hiện phù hợp Hoạt động bao thanh toán xuất khẩu còn khá mới mẻ với cán bộ ngân hàng nên việc xây dựng quy trình thực hiện phù hợp, chặt chẽ, đồng bộ là hết sức quan trọng. Cán bộ ngân hàng sẽ căn cứ vào quy trình này để thực hiện dịch vụ một cách đúng đắn, hạn chế tối đa rủi ro cho ngân hàng. Khi xây dựng quy trình này cần căn cứ vào quy trình chung tình hình các hoạt động liên quan mật thiết như tín dụng, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối,…để có được một quy trình thống nhất. Đồng thời, quy trình này cũng phải đảm bảo yêu cầu thuận tiện nhất cho khách hàng, tiết kiệm thời gian giao dịch mà vẫn đáp ứng được đòi hỏi về mức độ an toàn tín dụng cho ngân hàng. Ngân hàng nên tham khảo một số quy trình của tổ chức uy tín đã thực hiện thành công. 3.2.3.Marketing dịch vụ bao thanh toán xuất khẩu của NHNo&PTNT Tây Nội Ngay từ đầu, ngân hàng cần tăng cường việc tổ chức Marketing trong lĩnh vực bao thanh toán bằng các biện pháp như xây dựng chiến lược sản phẩm, có hình thức quảng cáo, tiếp thị…hợp lý. Một số biện pháp Marketing Ngân hàng thường gặp để phổ biến những tiện ích của bao thanh toán đến với khách hàng là in tờ rơi quảng cáo sản phẩm, phát những phần quà lưu niệm có tin thông tin về bao thanh toán xuất khẩu, tham gia hội chợ về dịch vụ ngân hàngtài chính…. Đầu tiên, ngân hàng nên hướng vào các khách hàng truyền thống, những người đã có thời gian quan hệ lâu dài với NHNo&PTNT Tây Nội cũng đã tạo được những uy tín nhất định với ngân hàng. Bởi với đối tượng này, ngân hàng sẽ giảm được nhiều gánh nặng trong thẩm định, hạn chế được rủi ro. Một đối tượng khách hàng mục tiêu nữa mà ngân hàng nên nhắm đến là các doanh nghiệp vừa nhỏ đamg tham gia hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Đối tượng này tạo ra một thị trường tiềm năng cho dịch vụ bao thanh toán xuất khẩu. Tuy vậy, ngân hàng cần xem xét kỹ đối tác, nhà nhập khẩu nước ngoài, thị trường nước nhập khẩu. Song song với việc đó, một chính sách lãi suất mức phí linh hoạt hợp lý cũng là một nhân tố quan trọng hấp dẫn khách hàng đến với dịch vụ này của NHNo&PTNT Tây Nội. Theo kinh nghiệm của một số ngân hàng khác đã triển khai dịch vụ này, NHNo&PTNT Tây Nội nên đưa ra một mức lãi suất chung cho dịch vụ bao thanh toán, lãi này đã bao gồm cả lãi thông thường phí. Như vậy khách hàng sẽ không còn cảm thấy mình phải trả quá nhiều thứ phí phực tạp do đặc thù của bao thanh toán xuất khẩu là một dịch vụ phức tạp, liên quan đến hoạt động ngoại thương nên ngoài lãi suất phải trả cho khoản ứng trước, khách hàng còn phải trả thêm nhiều loại phí khác. Chính điều này làm chi phí sử dụng dịch vụ này tăng lên, gây tâm lý e ngại đối với các doanh nghiệp. Trong thời gian đầu tung ra dịch vụ, ngân hàng nên có các hình thức khuyến mãi hoặc ưu đãi để thu hút khách hàng. Việc làm này có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận trước mắt của ngân hàng nhưng sẽ góp phần tạo sự hấp dẫn cho hoạt động bao thanh toán xuất khẩu của ngân hàng. Bao thanh toán xuất khẩu hiện nay còn chưa trở nên gần gũi với doanh nghiệp, NHNo&PTNT Tây Nội nên tận dụng cơ hội này để quảng bá sản phẩm. Đồng thời không quên để lại ấn tượng cho khách hàng về tính chuyên nghiệp, chất lượng dịch vụ tốt, tiện lợi… ngay từ đầu. Có như thế mới tạo được lòng tin của khách hàng để họ tiếp tục sử dụng dịch vụ. 3.3.Kiến nghị 3.3.1.Kiến nghị Hội sở NHNo&PTNT Việt Nam Để tạo điều kiện thuận lợi cho các chi nhánh phát triển dịch vụ bao thanh toán xuất khẩu, Hội sở cần phải thực hiện trước, rút kinh nghiệm để các chi nhánh thực hiện hiệu quả hơn. Căn cứ vào quy định của Nhà nước, Hội sở cần có những nghiên cứu chi tiết để đưa ra những văn bản hướng dẫn cho các chi nhánh thực hiện. Các văn bản nên tập trung vào hướng dẫn xây dựng quy trình cũng như các vấn đề liên quan đảm bảo an toàn trong hoạt động này. NHNo&PTNT Việt Nam cần không ngừng củng cố mối quan hệ chặt chẽ với các ngân hàng đại lý tiếp tục mở rộng mạng lưới này. Các ngân hàng đại lý này đóng một vai trò quan trọng trong việc thẩm định nhà nhập khẩu, xem xét khả năng thanh toán cũng như tình hình nước nhập khẩu để có những đánh giá đúng đắn trong việc cấp tín dụng. Nhằm có được sự giúp đỡ hỗ trợ, NHNo&PTNT Việt Nam nên tham gia vào tổ chức bao thanh toán quốc tế (FCI) mà NHNo&PTNT Việt Nam là thành viên của tổ chức này. Việc trở thành thành viên của tổ chức này giúp cho hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam có những lợi ích thiết thực như được truyền đạt kinh nghiệm, sự hiểu biết về dịch vụ thị trường thế giới, có được sự hỗ trợ của hệ thống ngân hàng đại lý trong tổ chức ở 65 quốc gia, có cơ hội được đào tạo cho cán bộ quản lý nhân viên, chuẩn hóa về quy trình thực hiện, khi xảy ra xung đột giữa các ngân hàng đại lý với nhau cũng có được trung gian giải quyết… Tuy nhiên điều kiện để được tham gia vào tổ chức này đòi hỏi ngân hàng phải có vốn tối thiểu 2 triệu USD, có chất lượng quản lý tốt, nộp phí thành viên,…Nhìn chung, NHNo&PTNT Việt Nam đều có thể đạt được những điều kiện trên. Nếu thành công trong việc gia nhập tổ chức này, việc phát triển bao thanh toán xuất khẩu của NHNo&PTNT Việt Nam sẽ được hỗ trợ nhiều đạt được hiệu quả cao. 3.3.2.Kiến nghị ngân hàng Nhà nước Việt Nam Trước cam kết phải mở cửa hơn nữa khi gia nhập WTO của nước ta, Ngân hàng Nhà nước cần phải tích cực hơn nữa trong việc hoàn thiện hệ thống pháp lý liên quan đến thương mại, ngân hàng, tài chính, tín dụng,…tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho ngân hàng thực hiện hoạt động ngân hàng nói chung hoạt động bao thanh toán xuất khẩu nói riêng. Ngân hàng Nhà nước cũng nên xem xét việc thành lập một Hiệp hội bao thanh toán với sự tham gia của các ngân hàng tổ chức tín dụng thực hiện dịch vụ này. Đây là việc làm cần thiết bởi hiện nay đã có khá nhiều ngân hàng ở Việt Nam phát triển dịch vụ này. trên thế giới, tại các nước đều có hiệp hội riêng cho các tổ chức bao thanh toán. Hiệp hội này được thành lập với mục đích cung cấp thông tin, hỗ trợ công nghệ, định hướng hoạt động cho phù hợp với tình hình xuất khẩu. 3.3.3.Kiến nghị chính phủ thành lập Tổ chức Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Hiện nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nhu cầu mở rộng thị trường xuất khẩu đối với các doanh nghiệp là tất yếu phải cạnh tranh khốc liệt hơn với các doanh nghiệp nước ngoài. Do vậy, nhu cầu về hình thức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là cần thiết cho doanh nghiệp các tổ chức tín dụng. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, phát triển mặt hàng thị trường xuất khẩu, yên tâm hơn khi thâm nhập các thị trường xuất khẩu nhiều rủi ro Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là dịch vụ bảo vệ bồi thường cho người xuất khẩu khi họ cấp tín dụng thương mại (bán trả chậm) hoặc bảo vệ bồi thường cho các ngân hàng khi ngân hàng cho vay trung - dài hạn. Phạm vi bảo hiểm này bao gồm các khiếu nại tổn thất do không thanh toán những khoản phải thu, phát sinh từ hoạt động buôn bán hoặc những khoản cho vay trung - dài hạn vì lý do chính trị, thương mại. Nó được triển khai nhằm cải thiện cán cân thanh toán, tạo thêm việc làm, phát triển kỹ năng tài chính của người xuất khẩu, nâng cao nhận thức của các ngân hàng về tín dụng xuất khẩu, hỗ trợ hoạt động xuất khẩu vì lợi ích quốc gia cũng như tăng cường hoạt động hối đoái nhờ có sự hỗ trợ của các khoản đầu tư nước ngoài. Theo kinh nghiệm ở nước bạn Trung Quốc, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu chịu sự điều chỉnh của một cơ quan trực thuộc chính phủ quản lý, đồng thời các hoạt động ngân hàng giao dịch chứng khoán giống như mô hình tại phần lớn các nước thuộc EU. Hiện nay, Bộ Công Thương Bộ Tài chính đang có kế hoạch trình đề án cho Chính phủ về việc thành lập một tổ chức chuyên cung cấp sản phẩm bảo hiểm tín dụng cho DN với mục tiêu phi lợi nhuận bởi trên thế giới đang có xu hướng thay thế các thanh toán L/C (tín dụng thư) bằng tín dụng mở, do đó rủi ro tín dụng của DN xuất khẩu VN sẽ ngày càng cao. Muốn xuất khẩu VN phát triển mạnh, không gì hơn là phải có một đầu mối thay DN đứng ra chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc biến động tỉ giá hối đoái, về rủi ro trong thanh toán ngoại thương, . Chính phủ cụ thể là Bộ Tài chính nên tiếp tục cử các chuyên gia khảo sát một số quốc gia có thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu phát triển mạnh, để giúp Chính phủ hoàn tất đề án phát triển thị trường bảo hiểm tín dụng ở Việt Nam, còn Bộ Tài chính thì thành lập công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam nên có định chế riêng về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, song hành với hỗ trợ để doanh nghiệp mua bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Ta có thể học hỏi kinh nghiệm của các nước bạn như một chương trình khá thành công của Chính phủ Singapore đó là trợ cấp 1 phần phí bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp vừa nhỏ. 3.3.3.Kiến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần chủ động hơn nữa trong việc tìm hiểu, nắm bắt một dịch vụ mới tiện ích như bao thanh toán xuất khẩu. Các doanh nghiệp không nên đắn đo vì lý do chi phí của dịch vụ này quá cao. Thực chất đây là một dịch vụ trọn gói rất tiện ích với nhà xuất khẩu, chi phí cao bởi nó gồm chi phí của nhiều dịch vụ tổng hợp lại. Các doanh nghiệp cũng nên tạo uy tín với ngân hàng bằng việc vay trả đúng hạn đủ. Có như vậy ngân hàng mới sẵn sàng cung ứng vốn những dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên đa dạng hóa thị trường, không nên quá phụ thuộc vào một thị trường hoặc một loại ngoại tệ. Doanh nghiệp cần tìm thêm những thị trường mới, tiềm năng, ổn định, có hiệu quả với những phương án xuất khẩu chất lượng cao. KẾT LUẬN Hướng tới mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng là mục tiêu của các ngân hàng thương mại nói chung của NHNo&PTNT Tây Nội nói riêng. Hơn nữa, hưởng ứng định hướng xuất khẩu của Chính phủ Việt Nam về hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài còn là trách nhiệm của mỗi đơn vị. Dù đã có nhiều sản phẩm dịch vụ phục vụ khối khách hàng doanh nghiệp, đặc biệt là khối doanh nghiệp xuất khẩu song còn chưa đáp ứng được nhiều mặt nhu cầu đa dạng của các doanh nghiệp này. [...]... Với giải pháp kiến nghị trên đối với các bên liên quan, hy vọng đề tài sẽ góp phần đưa dịch vụ bao thanh toán xuất khẩu vào thực hiện tại NHNo & PTNT Tây Nội, tạo ra một dịch vụ tiện ích hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong giai đoạn nền tài chính đang phát triển với nhiều ngân hàng nước ngoài tham gia vào thị...Nhận thấy bao thanh toán xuất khẩu là một dịch vụ mới với rất nhiều lợi ích đang tạo nên một xu hướng mới trên thế giới, đề tài xin đưa ra một số đề xuất nhằm phát triển dịch vụ này tại NHNo & PTNT Tây Nội: Về giải pháp: Ngân hàng cần tiến hành đào tạo, bồi dưỡng thêm kiến thức về bao thanh toán xuất khẩu cho đội ngũ cán bộ; đưa ra một quy trình thực hiện bao thanh toán xuất khẩu phù... thể hợp lý trong việc quảng bá cũng như đưa dịch vụ mới này vào thực hiện hiệu quả Về kiến nghị: Hội sở NHNo & PTNT Việt Nam cần có những bước đi tiên phong trong việc phát triển dịch vụ này, song song đó phải có kế hoạch cụ thể chuẩn bị để gia nhập tổ chức bao thanh toán quốc tế; ngân hàng Nhà nước cần hoàn thiện hơn nữa các cơ chế chính sách liên quan đến bao thanh toán sớm thông qua đề án thành . : GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TÂY HÀ NỘI Phương thức thanh toán bằng L/C. dụng,…tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho ngân hàng thực hiện hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động bao thanh toán xuất khẩu nói riêng. Ngân hàng Nhà nước cũng

Ngày đăng: 05/11/2013, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan