TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

38 339 0
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠIKIỂM TOÁN ĐỘC LẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1. Tổng quan về ngân hàng thương mại 1.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh ngân hàng Ngân hàng tồn tại phát triển là tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Hệ thống ngân hàng là một trong những thước đo sự vững mạnh về kinh tế của một quốc gia. Vậy, ngân hàng là gì thực hiện những hoạt động nào trong nền kinh tế? Theo luật các tổ chức tín dụng Việt Nam: “Ngân hàng là một loại hình tổ chức tín dụng được phép thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng các hoạt động khác có liên quan”. Về bản chất, ngân hàng là một loại hình trung gian tài chính giữa một bên “cầu vốn” một bên “cung vốn”. Với nhiều hình thức khác nhau, luồng vốn trong nền kinh tế được luân chuyển từ người tiết kiệm sang các nhà đầu tư thông qua ngân hàng một cách hiệu quả. Hay nói cách khác, ngân hàng đi vay để cho vay. Xét trong một nền kinh tế không có ngân hàng, lượng tiền tiết kiệm trong dân chúng sẽ luôn tồn tại dưới dạng tiền mặt chỉ được sử dụng cho mục đích tiêu dùng, hoặc người có vốn người cần vốn có thể giao dịch trực tiếp với nhau nhưng điều này là rất khó do không phải lúc nào họ cũng gặp được nhau không phải lúc nào cũng trùng khớp về nhu cầu. Nếu có môi giới giữa họ thì phí môi giới lại rất cao. Hay đa dạng hơn một chút là khoản tiền tiết kiệm được sử dụng để mua chứng khoán đầu tư vào các công ty. Nhưng nhìn chung, lượng chứng khoán đầu tư vào các công ty là rất ít. Nguyên nhân có thể là do các công ty chưa tạo được lòng tin đối với dân chúng, hoặc dân chúng sẽ phải mất thời gian, công sức, tiền của thu thập thông tin, phân tích đánh giá tình hình hoạt động của công ty để đi đến quyết định có nên đầu tư hay không mà vẫn không chắc chắn được hiệu quả của việc đầu tư bởi không có một tổ chức chuyên nghiệp thực hiện việc đánh giá tình hình hoạt động của công ty… Mặt khác, tiền có giá trị thời gian, một đồng tiền của ngày hôm nay đã khác rất nhiều so với đồng tiền của ngày mai. Do vậy, nếu đồng tiền được nắm giữ thuần tuý chỉ để tiêu dùng thì đồng tiền sẽ ngày càng bị mất giá điều quan trọng hơn là nền kinh tế sẽ bị “bỏ đói” do không có nguồn vốn cung ứng. Ngân hàng thương mại với vai trò là trung gian tài chính sẽ giải quyết một cách hiệu quả vấn đề nêu trên. NHTM có uy tín của một tổ chức chuyên nghiệp trong lĩnh vực tài chính tiền tệ là nơi tin cậy nhất đối với dân chúng các tổ chức kinh tế khi gửi vào đó khoản tiết kiệm của mình. Bởi NHTM có đội ngũ chuyên gia đánh giá giám sát hoạt động của người vay tiền, kết hợp với công nghệ hiện đại đảm bảo an toàn cho khoản tiền đã nằm trong ngân hàng. NHTM đáp ứng nhu cầu sinh lời cho người gửi tiền với nhiều loại hình tiền gửi khác nhau mức lãi suất tiền gửi tương ứng. Đây chính là lợi ích đầu tiên đối với bên “cung vốn”. Sử dụng lượng “đầu vào” đa dạng phong phú, NHTM tiếp tục thực hiện công việc của mình trên mảng thứ hai là tín dụng. Tức thực hiện việc cho vay các cá nhân, các tổ chức kinh tế cần vốn với những kỳ hạn cho vay khác nhau cùng mức lãi suất cho vay phù hợp với nhu cầu vay. Như vậy, người cần vốn đã có vốn, nền kinh tế đã không bị “bỏ đói”. Tóm lại, với tính chuyên môn hoá qui mô hoạt động lớn, NHTM có thể thực hiện việc luân chuyển vốn hiệu quả nhất trong nền kinh tế. Do đó, NHTM có thể được ví như “huyết mạch” của nền kinh tế. NHTM có 3 chức năng cơ bản sau: Thứ nhất, chức năng luân chuyển tài sản (chức năng trung gian tín dụng): Với chức năng này, NHTM sẽ tiến hành đồng thời hai hoạt động: huy động vốn cấp tín dụng. Ngân hàng huy động vốn bằng nhiều hình thức khác nhau như nhận tiền gửi của khách hàng, phát hành giấy tờ có giá hoặc đi vay từ các tổ chức tín dụng khác, vay NHTW…Đồng thời với lượng vốn huy động được, ngân hàng thực hiện đầu tư bằng cách cấp tín dụng đầu tư chứng khoán (chứng khoán sơ cấp). Thông qua hoạt động này, ngân hàng thực hiện việc chuyển đổi một loại tài sản tài chính này thành một loại tài sản tài chính khác, thoả mãn được nhu cầu của cả người đi vay người cho vay, thúc đẩy luân chuyển vốn trong nền kinh tế. Thứ hai, cung cấp các dịch vụ thanh toán, môi giới, tư vấn cung cấp thông tin: NHTM là nơi tập trung các khoản tiền gửi của cá nhân tổ chức kinh tế vì vậy có điều kiện để thực hiện dịch vụ thanh toán bằng cách “ghi nợ” tài khoản tiền gửi của người trả tiền đồng thời “ghi có” vào tài khoản tiền gửi của người thụ hưởng. Thêm nữa, NHTM với đội ngũ chuyên gia về tài chính, tiền tệ sẽ thực hiện việc nghiên cứu tư vấn đầu tư cho khách hàng, hướng dẫn khách hàng lựa chọn loại chứng khoán mang lại hiệu quả đầu tư cao… Thông qua chức năng cung cấp các dịch vụ thanh toán, môi giới, tư vấn cung cấp thông tin, ngân hàng đã giúp khách hàng giảm chi phí giao dịch chí phái thông tin để đi đến một quyết định đầu tư. Đồng thời, dịch vụ thanh toán qua ngân hàng đã đang cung cấp rất nhiều tiện ích đối với nền kinh tế như góp phần thúc đẩy tốc độ lưu thông hàng hoá, tiền tệ, đảm bảo độ an toàn cho các bên tham gia thanh toán, kiểm soát được hoạt động ngầm trong nền kinh tế…Từ đó, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Thứ ba, chức năng tạo tiền: Các NHTM có khả năng mở rộng tiền gửi không kỳ hạn từ một khoản tiền gửi ban đầu hoặc từ khoản tiền nhận được từ NHTW thông qua việc cấp tín dụng cho các khách hàng là các tổ chức phi ngân hàng. Bất kỳ ngân hàng nào được phép huy động tiền gửi không kỳ hạn cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng đều có khả năng tạo tiền gửi. Mức độ mở rộng tiền gửi phụ thuộc vào hệ số mở rộng tiền gửi . Hệ số này được quyết định bởi các yếu tố như: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ sử dụng tiền mặt của khách hàng/ tiền gửi không kỳ hạn, tỷ lệ dự trữ dư thừa/ tiền gửi không kỳ hạn. Thực hiện tốt cả 3 chức năng trên, NHTM là một trong những nhân tố chính tạo sự phồn vinh đối với bất kỳ một quốc gia nào. Bởi NHTM thực hiện tốt nhất việc điều hoà vốn trong nền kinh tế. Thông qua NHTM, luồng tiền “chảy” từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn. Lượng tiền nhàn rỗi sẽ được sử dụng để đầu tư vào sản xuất, làm đa dạng phong phú các hoạt động kinh tế. Như vậy, đồng tiền khi đã nằm trong ngân hàng không còn là những đồng tiền thuần tuý mà chúng có khả năng gia tăng về mặt giá trị. Thông qua chức năng trung gian tín dụng, NHTM thực hiện giám đốc đối với nền kinh tế do phải giám sát hoạt động của khách hàng vay. Hoạt động này kết hợp với dịch vụ cung cấp thông tin tư vấn đã góp phần tăng tính công khai, minh bạch trong nền kinh tế-yếu tố quan trọng cho sự phát triển bền vững lâu dài một nền kinh tế hiện đại. 1.2. Đặc điểm kinh doanh ngân hàng NHTM hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, cung cấp các dịch vụ tào chính. Do vậy, hoạt động kinh doanh ngân hàng mang những đặc điểm rất khác biệt so với các loại hình doanh nghiệp khác. Những đặc điểm này có ảnh hưởng khá rõ nét đến quá trình tổ chức thực hiện một cuộc kiểm toán. Đặc điểm đầu tiên phải kể đến là NHTM nắm giữ một khối lượng lớn tài sản của nền kinh tế, bao gồm các tài sản tài chính, tiền mặt các giấy tờ có giá. Do vậy, vấn đề đảm bảo an toàn cho lượng tài sản này là một trong nhữn vấn đề quan tâm hàng đầu của các ngân hàng để tránh các hiện tượng tham ô, biển thủ, gian lận có thể xảy ra. Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi các ngân hàng phải có một hệ thống kho quỹ cũng như các thiết bị bảo vệ an ninh, một qui trình nghiệp vụ chặt chẽ có sự kiểm tra chéo giữa các bộ phận nghiệp vụ, thiết lập quyền hạn cụ thể cho mỗi cá nhân, hệ thống kiểm soát nội bộ thực hiện đúng chức năng trách nhiệm của mình… Thứ hai, qui mô hoạt động của ngân hàng rất lớn với mạng lưới chi nhánh rộng khắp cả nước. Đặc điểm này đã kéo theo sự phân quyền lớn gây hạn chế trong việc thống nhất về cách thức tổ chức hoạt động cũng như trong việc thực hiện các chính sách, qui định do ngân hàng đưa ra. Chính sự không nhất quán này cũng là một trong những nhân tố tạo nên tính phức tạp của một cuộc kiểm toán. Thứ ba, ngân hàng thường tham gia vào nhiều cam kết mà không thực hiện việc chuyển giao vốn. Các cam kết này được ghi nhận trong khoản mục ngoại bảng. Chúng không trực tiếp tạo nên sự thay đổi về tài sản nguồn vốn vì vậy không được phản ánh vào bảng tổng kết tài sản. Tuy nhiên, chúng lại có ảnh hưởng lớn tới thu nhập cũng như mức độ rủi ro của ngân hàng trong tương lai làm thay đổi bảng tổng kết tài sản khi chúng được chuyển từ khoản mục ngoại bảng thành khoản mục nội bảng. Hơn nữa, chúng có thể không được phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ vào sổ sách kế toán vì vậy khi có những sai sót xảy ra rất khó phát hiện. Thứ tư, hệ thống ngân hàng chịu sự quản lý chặt chẽ nhất từ phía các cơ quan quản lý. Hoạt động kinh doanh ngân hàng có đặc điểm này là do ngân hàng nắm giữ một khối lượng lớn tài sản của nền kinh tế đồng thời là hoạt động luôn tiềm ẩn rủi ro. Sự sụp đổ của một ngân hàng mang tính dây chuyền, một ngân hàng phá sản có thêt kéo theo sự khủng hoảng trong toàn hệ thống, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế, có thể làm suy yếu nền tài chính của một quốc gia. Vì vậy, việc giám sát chặt chẽ hoạt động của các ngân hàng nhằm quản lý hạn mức rủi ro cũng như việc ngăn chặn kịp thời các hành vi gian lận của mỗi ngân hàng là cần thiết của chính phủ các nước. Chính những luật lệ, qui định nhằm quản giám sát hoạt động ngân hàng của chính phủ đã chi phối tới hệ thống kế toán, thông lệ kiểm toán đối với ngành kinh doanh đặc biệt này. Thứ năm, hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro đặc thù ít xuất hiện trong những ngành kinh doanh khác do ngân hàng thường thực hiện các giao dịch lớn phức tạp về tiền tệ mà tiền tệ lại là một nhân tố nhạy cảm, rất dễ biến động. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có thể phân chia thành 2 loại: Rủi ro bên trong rủi ro bên ngoài. - Rủi ro bên trong: + Rủi ro kinh doanh: Rủi ro có thể xảy ra khi ngân hàng lựa chọn chiến lược kinh doanh không phù hợp, có những quyết định sai lầm trong đầu tư… + Rủi ro vốn về khả dụng: Rủi ro xảy ra có thể do trình độ quản trị tài sản có của ngân hàng kém, dẫn tới rủi ro về kỳ hạn (rủi ro xảy ra khi có sự không cân xứng giữa tài sản Nợ tài sản Có của ngân hàng) kéo theo rủi ro thanh khoản (rủi ro xảy ra khi ngân hàng mất khả năng thanh khoản để thực hiện các nghĩa vụ hay thanh toán các khoản nợ đến hạn). + Rủi ro tác nghiệp: rủi ro phát sinh do những sai sót trong hệ thống thông tin hoặc hệ thống kiểm soát nội bộ dẫn đến thất thoát, bao gồm rủi ro an toàn chung, rủi ro giao dịch, rủi ro do lạm dụng thông tin, rủi ro nhân sự… - Rủi ro bên ngoài: + Rủi ro giá cả: . Rủi ro lãi suất: Rủi ro xảy ra khi có sự thay đổi về lãi suất làm ảnh hưởng không tốt đến kết quả kinh doanh của ngân hàng-bị lỗ do tăng chi phí… , ví dụ lãi suất thay đổi làm giảm giá trị tài sản của ngân hàng, Hoặc có sự không cân xứng về giữa tài sản Nợ tài sản Có của ngân hàng. . Rủi ro tỷ giá: Rủi ro làm ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập chi phí của ngân hàng, phát sinh khi có sự biến động tỷ giá xuất hiện trạng thái hối đoái mở trong kinh doanh ngoại tệ. . Rủi ro do giá cả trong nền kinh tế. + Rủi ro thất thoát: . Rủi ro tín dụng: Rủi ro phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu được đầy đủ cả gốc lãi, hoặc việc thanh toán nợ gốc lãi không đúng kỳ hạn. . Rủi ro ứng trước: Rủi ro phát sinh khi các khoản ứng trước của ngân hàng cho đối tác không được hoàn trả đúng thời hạn. . Rủi ro không có nguồn bù đắp: Rủi ro xảy ra khi một đối tác của ngân hàng không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết với ngân hàng khiến cho ngân hàng không có nguồn để thực hiện cam kết đã ký với một đối tác khác. . Rủi ro pháp lý: Rủi ro phát sinh khi có sự thay đổi trong luật pháp, qui định của các cấp thẩm quyền. Xác suất rủi ro có thể xảy ra đối với một ngân hàng là rất lớn. Để hạn chế rủi ro, Ban lãnh đạo ngân hàng thường áp dụng nhiều biện pháp quản lý rủi ro nhằm đảm bảo có sự an toàn chung, thích đáng để đạt được mục tiêu kinh doanh. Thông thường, quản lý rủi ro trải qua 4 bước: nhận dạng rủi ro, định lượng rủi ro, điều tiết rủi ro giám sát rủi ro. Thực hiện 4 bước trên đòi hỏi ngân hàng phải thiết lập duy trì thường xuyên hệ thống giám sát quản lý rủi ro đồng thời duy trì một đội ngũ các chuyên gia vững mạnh trong việc dự đoán, phân tích đưa ra các giải pháp để phòng ngừa cũng như xử lý những rủi ro có thể xảy ra. Tóm lại, hoạt động kinh doanh ngân hàng đóng một vai trò thiết yếu đối với nền kinh tế của bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới. Những hoạt động này mang đặc điểm rất khác biệt với các loại hình doanh nghiệp khác, chúng mang tính phức tạp luôn tiềm ẩn rủi ro. Vì vậy, hoạt động kiểm toán bao gồm cả kiểm toán nội bộ kiểm toán độc lập các ngân hàng cần phải được chú trọng được thực hiện một cách có chất lượng nhất. 1.3. 1Các báo cáo tài chính của một NHTM (Financial Statements) Hệ thống báo cáo tài chính của NHTM được thiết lập nhằm cung cấp những thông tin về hoạt động kinh doanh của ngân hàng như: tình hình tài chính, những thay đổi tình hình tài chính , kết quả kinh doanh… cho những ai quan tâm. Một NHTM gồm có 5 báo cáo tài chính sau: - Bảng cân đối kế toán (Balance Sheet) - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Income Statement) - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Cashflow Statement) - Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu (Statement of Changes in owner’s equity) - Thuyết minh báo cáo tài chính (Interpretation for financial statements) 1.3.1. Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán (hay bảng tổng kết tài sản) là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị tài sản nguồn hình thành nên tài sản đó tại một thời điểm nhất định theo chỉ tiêu khoản mục Tài sản Nguồn vốn. BCĐKT được lập bằng cách tập hợp theo số dư của các tài khoản trên bảng cân đối tài khoản kế toán (Working Trial Balance). Những tài khoản có số dư nợ được tập hợp bên khoản mục Tài sản, những tài khoản có số dư có được tập hợp bên khoản mục Nguồn vốn (trừ một số trường hợp đặc biệt như tài khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá chứng khoán, chênh lệch đánh giá lại tài sản…). Theo CMKTQT 30, các khoản mục tài sản công nợ không được phép bù trừ cho nhau bằng cách giảm tài sản công nợ trừ khi một quyền hợp pháp cho phép việc bù trừ tồn tại việc bù trừ thể hiện dự tính cho việc ghi nhận tài sản hay thanh toán công nợ. Các khoản mục trên BCĐKT được sắp xếp theo tính lỏng giảm dần BCĐKT gồm những khoản mục cơ bản sau: Tài sản: . Tiền mặt tại quĩ . Tiền gửi tại Ngân hàng Trung ương (bao gồm: tiền gửi bắt buộc tiền gửi dư thừa) . Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng trong ngoài nước . Cho vay đối các tổ chức tín dụngkhác . Cho vay các tổ chức kinh tế cá nhân trong nước . Các khoản đầu tư: đầu tư vào chứng khoán, góp vốn liên doanh mua cổ phần . Tài sản: tài sản cố định các tài sản khác . Tài sản có khác: các khoản phải thu, các khoản lãi cộng dồn dự thu… Nguồn vốn: . Tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước các tổ chức tín dụng khác . Vay Ngân hàng Trung ương các tổ chức tín dụng khác . Tiền gửi của tổ chức kinh tế dân cư . Kỳ phiếu các khoản nợ có chứng từ khác . Vốn tài trợ uỷ thác đầu tư . Phát hành giấy tờ có giá . Tài sản nợ khác: các khoản phải trả, các khoản lãi cộng dồn dự trả, các tài sản nợ khác . Vốn các quỹ Như vậy, thông qua việc phân chia thành 2 mảng là Tài sản Nguồn vốn, BCĐKT được coi là bức tranh toàn cảnh về tình hình hoạt động, tình hình tài chính của NHTM. Bên Nguồn vốn cung cấp thông tin về nguồn gốc hình thành tài sản, từ đó, phản ánh trách nhiệm phải trả của ngân hàng đối với những người gửi tiền, chất lượng cũng như tính kinh tế của nguồn vốn huy động được, đặc biệt là phản ánh qui mô hoạt động của ngân hàng (qui mô của tổng nguồn vốn so với vốn tự có). Đồng thời, thông qua khoản mục Tài sản, người đọc BCĐKT có thể nắm bắt được giá trị của tổng tài sản hiện có, thấy được hình thức biểu hiện tài sản, mức độ sinh lãi hay những rủi ro hàm chứa trong cơ cấu tài sản của ngân hàng…cũng như trình độ quản lý tài sản có của ngân hàng. Tóm lại, BCĐKT là một báo cáo tài chính tuy ngắn gọn, đơn giản nhưng hàm chứa khá đầy đủ thông tin để công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng cho những người cần thông tin của ngân hàng. 1.3.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tình hình thu nhập, chi phí, kết quả kinh doanh thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước trong kỳ kế toán của ngân hàng. BCKQHĐKD được lập trên cơ sở bảng cân đối tài khoản kế toán, sổ tài khoản chi tiết thu nhập, chi phí các loại tài liệu khác. Theo CMKTQT 30, ngân hàng cần trình bày BCKQHĐKD trong đó nhóm các khoản thu nhập chi phí theo bản chất (thu nhập lãi, chi phí lãi, thu nhập ngoài lãi, chi phí ngoài lãi) trình bày các khoản thu nhập chi phí chính. Các khoản thu nhập chi phí không được bù trừ, ngoại trừ những khoản có liên quan đến đối trừ rủi ro các khoản liên quan đến tài sản công nợ đã được bù trừ. BCKQHĐKD gồm những khoản mục sau: . Lãi vay các thu nhập tưưong tự . Chi phí vay các chi phí tương tự . Thu nhập từ cổ tức . Thu nhập từ các khoản phí hoa hồng . Chi phí cho các khoản phí hoa hồng . Lợi nhuận trừ đi lỗ phát sinh từ kinh doanh chứng khoán . Lợi nhuận trừ đi lỗ phát sinh từ đầu tư chứng khoán . Lợi nhuận trừ đi lỗ phát sinh từ kinh doanh ngoại tệ . Các loại thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác . Các chi phí quản lý chung . Các chi phí hoạt động khác BCKQHĐKD là loại báo cáo tài chính quan trọng của ngân hàng vì thông qua các chỉ tiêu của báo cáo này giúp lãnh đạo ngân hàng các cơ quan quản lý, cơ quan thuế, kiểm toán nắm được thực trạng các khoản thu nhập, chi phí, kết quả tài chính chấp hành nghĩa vụ ngân sách của từng ngân hàng cũng như toàn hệ thống. Từ đó giúp công tác lãnh đạo, điều hành, kiểm tra, kiểm toán có hiệu quả [...]... thuộc công ty kiểm toán độc lập tác động tới chất lượng kiểm toán độc lập (1) Việc thực hiện các qui trình kiểm toán Qui trình kiểm toán được thiết lập bởi công ty kiểm toán độc lập theo 3 giai đoạn: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán, hoàn tất lập báo cáo kiểm toán Mỗi giai đoạn đều có sự ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của một cuộc kiểm toán, trong đó lập kế hoạch kiểm toán có ảnh hưởng... của đơn vị nhằm đảm bảo tính hữu hiệu của hoạt động kiểm toán nội bộ  Kiểm toán độc lập (Independent Audit) Kiểm toán độc lập là hoạt động kiểm toán được tiến hành bởi các kiểm toán viên độc lập thuộc các tổ chức kiểm toán độc lập Kiểm toán độc lập chủ yếu thực hiện việc kiểm toán đối với các báo cáo tài chính Tuy nhiên, các công ty kiểm toán độc lập cũng là các thực thể kinh doanh trong nền kinh tế,... tài chính sẽ phản ánh sức mạnh của một ngân hàng Do vậy, yêu cầu quan trọng nhất đối với các báo cáo tài chính là chúng phải được lập một cách chính xác trung thực theo tình hình tài chính thực tế của ngân hàng 2 Tổng quan về kiểm toán kiểm toán độc lập NHTM 2.1 Tổng quan về kiểm toán 2.1.1 Khái niệm phân loại kiểm toán 2.1.1.1 Khái niệm kiểm toán Kiểm toán là một hoạt động đã có từ rất lâu... trưng: uy tín, năng lực độc lập Nhân tố có đầy đủ các đặc trưng này, chính là kiểm toán độc lập Kiểm toán độc lập giải quyết các mâu thuẫn trên bằng cách thực hiện việc xác nhận tính trung thực hợp lý (true and fair) của các thông tin về tình hình tài chính hay bất cứ một thông tin nào cần được kiểm toán theo yêu cầu của khách hàng Kiểm toán độc lập độc lập đối với bên được kiểm toán cũng như bên sử... lãnh đạo ngân hàng, báo cáo kiểm toán của bộ phận này cũng do chính Ban lãnh đạo ngân hàng phê duyệt Vì vậy, báo cáo kiểm toán do bộ phận kiểm toán nội bộ của các ngân hàng đưa ra thường ít tạo được sự tin cậy của thị trường các cơ quan quản lý Do đó, các ngân hàng luôn cần đến sự tham gia kiểm toán từ bên ngoài của các công ty kiểm toán độc lập Các công ty kiểm toán độc lập cung cấp cho những người... mà kiểm toán độc lập mang lại Vì dựa vào kết quả kiểm toán, các nhà đầu tư có thể có sự lựa chọn đầu tư tối ưu Còn các cơ quan quản lý sẽ hiểu rõ hơn về tình hình thực tế của các ngân hàng để có những chính sách quản lý phù hợp với từng ngân hàng nhằm đảm bảo an toàn phát huy hiệu quả hoạt động của các ngân hàng + Đối với ngân hàng: Kiểm toán độc lập là một trong những cách tốt nhất để ngân hàng. .. như kiểm toán Nhà nước, kiểm toán nội bộ Ngoài ra, kiểm toán độc lập cũng có thể được yêu cầu làm loại hình kiểm toán này Kết quả kiểm toán: Kết quả kiểm toán tuân thủ là báo cáo kiểm toán trình bày về mức độ tuân thủ các chính sách, nội qui, chế độ… phục vụ cho các cấp quản lý  Kiểm toán các báo cáo tài chính Khái niệm: Kiểm toán các báo cáo tài chính là việc kiểm tra đưa ra ý kiến nhận xét về. .. thành công chất lượng mỗi cuộc kiểm toán 2.2.2 Định nghĩa một cuộc kiểm toán độc lập có chất lượng tốt Một cuộc kiểm toán độc lập có chất lượng tốt là một cuộc kiểm toán phải đảm bảo đồng thời những yêu cầu sau: 2.2.2.1 Yêu cầu về tính hữu hiệu: Tính hữu hiệu của một cuộc kiểm toán được thể hiện thông qua mức độ hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ của cuộc kiểm toán Báo cáo kiểm toán do các kiểm toán viên... kiểm toán độc lập tạo được độ tin cậy cao đối với những người sử dụng thông tin Họ chỉ tin tưởng vào những thông tin đã được kiểm toán bởi kiểm toán độc lập 2.1.2 Vai trò của kiểm toán độc lập Nền kinh tế không có kiểm toán độc lập sẽ luôn tồn tại những mâu thuẫn không thể giải quyết Một doanh nghiệp muốn mở rộng qui mô hoạt động, phát triển sản xuất có thể đi vay vốn từ ngân hàng Tuy nhiên, ngân hàng. .. dụng thông tin về ngân hàng thường có độ tin cậy cao đối với các báo cáo tài chính hay một vấn đề nào đó liên quan đến ngân hàng được xác nhận bởi công ty kiểm toán độc lập Hay dưới dạng thư quản lý, kiểm toán độc lập đã đưa ra những khuyến nghị góp phần hoàn thiện phát triển hoạt động của các ngân hàng + Đối với công ty kiểm toán: Lợi ích đầu tiên quan trọng nhất mà hoạt động kiểm toán mang lại . TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1. Tổng quan về ngân hàng thương mại 1.1. Khái quát về hoạt động. được lập một cách chính xác và trung thực theo tình hình tài chính thực tế của ngân hàng. 2. Tổng quan về kiểm toán và kiểm toán độc lập NHTM 2.1. Tổng quan

Ngày đăng: 02/11/2013, 06:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan