NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

37 426 0
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN BẢN VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT I. CHI PHÍ SẢN XUẤT PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT 1. Chi phí sản xuất. Sự phát sinh phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trình sản xuất. Nền sản xuất xã hội của bất kỳ phương thức sản xuất nào cũng gắn liền với sự vận động tiêu hao các yếu tố bản tạo nên quá trình sản xuất. Nói cách khác quá trình sản xuất hàng hóa là quá trình kết hợp của 3 yếu tố: Tư liệu lao động, đối tượng lao động, sức lao động. Đồng thời quá trình sản xuất hàng hóa cũng chính là quá trình tiêu hao của chính bản thân các yếu tố trên. Như vậy để tiến hành sản xuất hàng hóa phải bỏ ra chi phí về thù lao lao động về tư liệu lao động, đối tượng lao động. Vì thế sự hình thành nên các chi phí sản xuất sẽ tạo ra giá trị sản phảm sản xuất là tất yếu khách quan, không phụ thuộc vào ý chí của người sản xuất. Như vậy chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Nói cách khác chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phídoanh nghiệp bỏ ra để thực hiện sản xuất kinh doanh tiêu thụ sản phẩm. Một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp ngoài những hoạt động liên quan đến quá trình sản xuất sản phảm hoặc lao vụ còn những hoạt động khác không tính chất sản xuất như hoạt động bán hàng, hoạt động quản lý, các hoạt động mang tính chất sự nghiệp. Song chỉ những chi phí hoạt động sản xuất mới được coi là chi phí sản xuất. Thực chất, chi phí sản xuất là sự chuyển dịch vốn, chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá. 2. Phân loại chi phí sản xuất: - 1 - 1 Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp các chi phí sản xuất vào từng loại, từng nhóm khác nhau theo những đặc tính nhất định. Tùy theo sự xem xét chi phícác góc độ khác nhau mục đích quản chi phí mà người ta thể lựa chọn tiêu thức phân loại cho phù hợp. Tuy nhiên về mặt hạch toán chi phí sản xuất thường được phân theo các tiêu thức sau: 2.1 Phân loại yếu tố chi phí. Cách phân loại này giúp cho việc xây dựng phân tích định mức vốn lưu động cũng như việc lập, kiểm tra phân tích dự đoán chi phí. Theo quy định hiện hành ở Việt Nam, toàn bộ chi phí được chia thành 7 yếu tố sau: - Yếu tố nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ…Để sử dụng sản xuất kinh doanh. - Yếu tố nhiên liệu, động lực: Sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ (trừ số dùng không hết nhập lại kho phế liệu thu hồi). - Yếu tố tiền lương các khoản phụ cấp lương: Phản ánh tổng số tiền lương phụ cấp mang tính chất phải trả cho công nhân viên chức. - Yếu tố BHXH, BHYT, KPCĐ: Phản ánh số trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương phụ cấp phải trả cho công nhân tính vào chi phí. - Yếu tố khấu hao TSCĐ: Phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. - Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng sản xuất kinh doanh. - Yếu tố chi phí khác bằng tiền: Gồm các khoản chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh ở các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. 2.2 Phân theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm. Cách phân loại: Dựa vào công dụng của chi phí mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Theo quy định hiện hành giá thành sản phẩm bao gồm 5 khoản mục chi phí sau: - 2 - 2 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu liên quan trực tiếp đến sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. - Chi phí phân công trực tiếp: Bao gồm toàn bộ tiền lương các khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ dịch vụ cùng với các khoản trích theo tỷ lệ quy định cho các quý KPCĐ, BHXH, BHYT (phần trích vào chi phí). - Chi phí sản xuất chung: Gồm toàn bộ các chi phí còn lại phát sinh trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất sau khi đã loại trừ chi phí nguyên liệu chi phí nhân công trực tiếp. - Chi phí bán hàng: Bao gồm toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa lao dịch vụ trong kỳ. - Chi phí quản doanh nghiệp: Bao gồm toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến QTKD QLHC trong phạm vi toàn doanh nghiệp mà không tách được bất kỳ hoạt động hay phân xưởng nào. 2.3 Phân theo cách thức cách chuyển chi phí. Theo cách thức này chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành: - Chi phí sản phẩm: Là những chi phí được gắn liền với các sản phẩm được sản xuất ra hoặc đựơc mua. - Chi phí thời kỳ: Là những chi phí làm giảm lợi tức trong một kỳ nào đó, nó không phải là một phần giá trị của sản phẩm được sản xuất ra được hoặc mua lên được xem là các phí tổn, cần được khấu trừ ra lợi nhuận của thời kỳ mà chúng phát sinh. 2.4 Phân theo quan hệ của chi phí với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành. Để thuạn lợi cho việc lập kế hoạch kiểm tra chi phí, đồng thời làm căn cứ để ra quyết định kinh doanh, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được phân theo quan hệ với khối lượng công việc hoàn thành. Theo cách này chi phí được phân thành biến phí định phí. - 3 - 3 - Biến phí: Là những chi phí thay đổi về tổng số, tỷ lệ so với khối lượng công việc hoàn thành, chẳng hạn chi phí về nguyên vật liệu, nhân công trực tiếp. Cần lưu ý rằng các chi phí biến đổi nếu tính trên một đơn vị sản phẩm thì nó là cố định. - Định phí: Là những chi phí không thay đổi nếu về tổng số tới khối lượng công việc hoàn thành, chẳng hạn các chi phí về khấu hao TSCĐ, chi phí thuê mặt bằng, phương tiện kinh doanh…Các chi phí này nếu tính cho một đơn vị sản phẩm không đổi. II. GIÁ THÀNH PHÂN LOẠI GIÁ THÀNH. 1. Khái niệm bản chất của giá thành. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của các khoản hao phí về lao động sống lao động vật hóa liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành. Trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những chi phí tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, tiêu thụ phải được bồi hoàn để tái sản xuấtdoanh nghiệp mà không bao gồm những chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Những chi phí đưa vào giá thành của sản phẩm phải phản ánh được giá trị thực của tư liệu sản xuất tiêu dùng cho sản xuất, tiêu thụ các khoản chi tiêu khác liên quan tới việc bù đắp giản đơn các hao phí, lao động sống. Mọi cách tính toán chủ quan không phản ánh đúng các yếu tố giá trị trong giá thành đều thể dẫn đến việc phá vỡ các quan hệ hàng hóa - tiền tệ, không xác định được hiệu quả kinh doanh không thực hiện được tái sản xuất giản đơn tái xuất mở rộng. 2. Phân loại giá thành. Để đáp ứng yêu cầu của quản lý, hạch toán kế hoạch giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hóa, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toàn khác nhau. 2.1 Phân theo thời điểm tính nguồn gốc số liệu để tính giá thành. Theo cách phân loại này chỉ tiêu tính giá được phân thành: - 4 - 4 - Giá thành kế hoạch: Được xác định trước khi bước vào sản xuất kinh doanh, trên sở giá thành thực tế kỳ trước các định mức các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch. - Giá thành định mức: Cũng được xác định trước khi sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên khác với giá thành kế hoạch. Giá thành định mức được xây dựng trên sở các định mức chi phí hiện hành tại thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch (thường là đầu tháng) nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành. - Giá thành thực tế: Được xác dịnh sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm dựa trên sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm. Cách phân loại này tác dụng trong việc quản giám sát chi phí xác định các nguyên nhân hụt, vượt định mức chi phí trong kỳ hạch toán. Từ đó điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức cho chi phí phù hợp. 2.2 Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí. Theo cách phân loại này chỉ tiêu giá thành được chia thành giá thành sản xuất giá thành tiêu thụ. - Giá thành sản xuất: (giá thành công xưởng) là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan tới việc sản xuất chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất. - Giá thành tiêu thụ (giá toàn bộ hay giá thành đầy đủ) là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan tới việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Giá thành tiêu thụ được tính theo công thức: Giá thành toàn bộ của SP = Giá thành sản xuất của sản phẩm + Chi phí bán hàng + Chi phí quản doanh nghiệp Cách phân loại này tác dụng giúp các nhà quản biết được kết quả kinh doanh (lỗ, lãi) của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. Tuy nhiên do những hạn chế nhất định khi lựa chọn tiêu thức phân bổ chi - 5 - 5 phí bán hàng chi phí quản doanh nghiệp cho từng mặt hàng, từng loại dịch vụ nên cách phân loại này chỉ mang ý nghĩa học thuật, nghiên cứu. III. MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ SẢN XUẤT GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. Giữa các chi phí sản xuất giá thành sản phẩm mối quan hệ chặt chẽ hữu với nhau trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Chi phí biểu hiện mặt hao phí sản xuất còn giá thành biểu hiện mặt kết quả sản xuất. Đây là 2 mặt thống nhất của 1 quá trình, vì vậy chúng giống nhau về chất. Chi phí sản xuất giá thành sản phẩm đều baog ồm các hao phí về lao động sống lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình chế tạo sản phẩm. Tuy nhiên bộ phận chi phí sản xuất lại khác nhau về lượng thể hiện. - Chi phí sản xuất luôn gắn liền với một thời kỳ nhất định, còn giá thành sản phẩm gắn liền với một loại sản phẩm, công việc lao dịch vụ nhất định. Trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm chi phí thực tế đã phát sinh hoặc phần chi phí phát sinh vào kỳ sau, những chi phí đã ghi nhận là chi phí ở kỳ này. Ngoài ra giá thành sản phẩm còn chứa đựng cả một phần chi phí của kỳ trước chuyển sang. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất giá thành sản phẩm được cụ thể hóa bằng sơ đồ sau: A - Chi phí dở dang đầu kỳ B - Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ C - Tổng giá thành sản phẩm D - Chi phí dở dang cuối kỳ Ta có: AC = AB + BD – CD Hay: Tổng giá thành sản phẩm = Chi phí SX dở dang đầu kỳ + Chi phí SX phát sinh trong kỳ - Chi phí SX dở dang cuối kỳ Khi giá trị dở dang đầu kỳ cuối kỳ bằng nhau hoặc các ngành sản xuất không sản phẩm dở dang thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí sản xuất trong kỳ. IV. HẠCH TOÀN CHI PHÍ SẢN XUẤT. - 6 - 6 1. Đối tượng phương pháp hạch toán: Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là công việc đầu tiên quan trọng của tổ chức hạch toán quá trình sản xuất. Tổ chức hạch toán là quá trình sản xuất bao gồm 2 giai đoạn kế tiếp nhau mối quan hệ mật thiết với nhau. Đó là giai đoạn hạch toán chi tiết chi phí sản xuất phát sinh theo từng sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng, giai đoạn công nghệ, phân xưởng…và giai đoạn tính giá thành sản phẩm, chi tiết sản phẩm theo đơn vị tính giá thành quy định. Việc phân chia này xuất phát từ quá trình quản lý, kiểm tra phân tích chi tiết, yêu cầu hạch toán kinh doanh nội bộ đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ của từng doanh nghiệp yêu cầu tính giá thành sản phẩm theo đơn vị tính giá thành quy định. thể nói việc phân chia quá trình hạch toán thành 2 giai đoạn là do sự khác nhau bản về giới hạn tập hợp chi phí trong hạch toán, chi phí sản xuất giá thành sản phẩm, hoàn thành cần phải tính giá thành một đơn vị, tức là đối tượng tính giá thành. Như vậy xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là việc xác đinh nơi phát sinh chi phí chịu chi phí. Trên sở đối tượng hạch toán chi phí, kế toán lựa chọn phương pháp hạch toán thích ứng. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí. Về bản phương pháp hạch toán chi phí sản xuất bao gồm các phương pháp sau: - Hạch toán chi phí theo giai đoạn công nghệ hoặc phân xưởng. - Hạch toán chi phí theo sản phẩm. - Hạch toán chi phí theo nhóm sản phẩm. - Hạch toán chi phí theo đơn đặt hàng. Nội dung chủ yếu của các phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là kế toán mở thẻ hoặc theo dõi chi tiết hạch toán chi phí sản xuất theo từng đối tượng - 7 - 7 đã xác định phản ánh các chi phí phát sinh liên quan đến đối tượng, hàng tháng tập hợp chi phí theo từng đối tượng. Mỗi phương pháp hạch toán chỉ thích ứng với một loại đối tượng hạch toán chi phí nên tên gọi của các phương pháp này là biểu hiện đối tượng mà nó cần tập hợp phân loại chi phí. 2. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất. Việc tập hợp chi phí sản xuất phải được tiến hành theo một trình tự hợp lý, khoa học thì mới thể tính giá thành sản phẩm một cách chính xác kịp thời. Trình tự này phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất của từng nghành nghề, từng doanh nghiệp mối quan hệ giữa các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên thể khái quát trung trình tự hạch toán chi phí sản xuất qua 4 bước sau đây: - B1: Tập hợp chi phí sản xuất liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng. - B2: Tính toán phân bổ lao vụ của các ngành nghề sản xuất kinh doanh phụ liên quan trực tiếp tới từng đối tượng sử dụng trên sở lao vụ phục vụ giá thành đơn vị lao vụ. - B3: Tập hợp phân bổ chi phí sản xuất trung cho các đối tượng liên quan. - B4: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. Tùy theo phương pháp hạch toán hàng tồn kho áp dụng trong doanh nghiệp mà nội dung cách thức hạch toán chi phí sản xuất những điểm khác nhau. 3. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất. Để tiến hành hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất các doanh nghiệp thể áp dụng 2 phương pháp: Kê khai thường xuyên hoặc kiểm kê định kỳ. 2 phương pháp này những ưu nhựơc điểm riêng phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp. - 8 - 8 - Phương pháp kê khai thường xuyên là: Là phương pháp theo dõi, phản ánh thường xuyên, liên tục, hệ thống tình hình nhập xuất, tồn kho vật tư hàng hóa trên sổ kế toán. Khi xử dụng phương pháp kê khai thường xuyên thì các tài khoản hàng tồn kho nói chung được dùng để phản ánh số liệu hiện có, tình hình biến động tăng giảm vật tư, hàng hóa. Vì vậy giá trị vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán thể xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ hạch toán. Đến cuối kỳ hạch toán căn cứ vào số liệu kiểm kê hàng hóa, vật tư tồn kho, so sánh với số liệu tồn kho trên sổ kế toán để xác định số lượng vật tư thừa, thiếu truy tìm nguyên nhân để giải pháp xử kịp thời. Phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX), áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp sản xuất các đơn vị thương nghiệp kinh doanh những mặt hàng giá trị lớn. - Phương pháp kiểm kê định ky (KKĐK): là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị hàng tồn kho cuối kỳ trên sổ kế toán, tổng hợp từ đó tính ra giá trị vật tư, hàng hóa đã xuất kho trong kỳ theo công thức: Giá trị vật tư hàng hóa xuất kho = Tổng giá trị vật tư hàng hóa mua vào trong kỳ. + Trị giá vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ - Trị giá vật tư hàng hóa tồn cuối kỳ Theo phương pháp KKĐK, mọi biến động, vật tư hàng hóa không theo dõi, phản ánh trên các tài khoản hàng tồn kho. Giá trị vật tư, hàng hóa mua vào nhập kho được phản ánh trên một tài khoản riêng: Tài khoản mua hàng. Phương pháp KKĐK thường được áp dụng ở những doanh nghiệp nhiều chủng loại vật tư, hàng hóa với quy cách khác nhau, giá trị thấp được xuất thường xuyên. - 9 - 9 Phương pháp này ưu điểm là giảm nhẹ khối lượng công việc hạch toán, nhưng độ chính xác về vật tư hàng hóa, xuất dùng cho các mục đích khác nhau phụ thuộc công tác quản tại kho, quầy, bến bãi… Chứng từ kế toán xử dụng: - Phiếu xuất kho nguyên vật liệu. - Bảng phân bổ tiền lương các khoản trích về BHYT, BHXH, KPCĐ. - Phiếu xuất công cụ, dịch vụ. - Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dịch vụ. - Bảng phân bổ khấu hao. - Phiếu chi. - Các chứng từ khác liên quan. Tài khoản kế toán sử dụng: TK 621, TK 622, TK 627, TK 154, TK 631… - 10 - 10 [...]... phẩm Chi phí bước 2 tính cho thành phẩm Chi phí bước … tính cho thành phẩm Chi phí bước n tính cho thành phẩm - 33 - 33 - 34 - 34 VI HỆ THỐNG SỔ KẾ TOÁN SỬ DỤNG ĐỂ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1 Tổ chức các hệ thống sổ chi tiết Kế toán chi phí sản xuấtgiá thành dựa vào các chứng từ hạch toán chi phí như: Bảng phân bổ NVL, công cụ, dụng cụ, bảng... đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm để tính ra giá thành sản phẩm gốc giá thành từng loại sản phẩm Giá thành đơn vị sản phẩm gốc Giá thành đơn vị từng loại SP Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm Tổng số sản phẩm gốc (kể cả quy đổi) = Giá thành đơn vị sản = phẩm gốc Tổng giá thành Giá trị SP SX của các loại = dở dang đầu + SP kỳ x Hệ số quy đổi Tổng chi phí SX... pháp cộng chi phí Áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng hạch toán chi phí sản xuấtcác bộ phận chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất Giá thành sản phẩm được xác định tổng giá thành SP Chi phí PX1 = phân bổ cho SP hoàn thành Chi phí PX2 + phân bổ cho SP hoàn thành Chi phí PXN... giảm chi phí sản phẩm TK 622 TK 155, 152 Chi phí nhân công Nhập kho vật tư SP thực tế TK 627 Chi phí sản xuất chung - 23 - Tổng giá thành thực tế sản phẩm 23 TK 157 Gửi bán lao vụ hoàn thành TK 632 Tiêu thụ thẳng 3.5.2 Tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp KKĐK Để phục vụ cho việc tổng hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm Kế toàn sử dụng TK 632- giá vốn sản xuất TK này được hạch toán chi. .. - Giá trị SP dở dang cuối kỳ 2.4 Phương pháp tỷ lệ chi phí Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm quy cách phẩm chất khác nhau như: may mặc, dệt kim Để giảm bớt khối lượng hạch toán kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí thực tế sản xuất với chi phí sản xuất kế hoạch (định mức), kế toán. .. Các phần trên đã nghiên cứu cách hạch toán phân bổ các loại chi phí sản xuất Các chi phí này cuối cùng phải được tập hợp vào bên Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang TK 154 được mở chi tiết theo từng nghành sản xuất, từng nơi phát sinh chi phí hay từng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ…của các bộ phận sản xuất kinh doanh chính hay phụ 3.5.1 Tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp KKTX... quá trình sản xuất Để tính được giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần thiết phải tiến hành kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang Tùy theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ tính chất cả sản phẩmdoanh nghiệp thể áp dụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau: 3.6.1 Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí NVL chính Theo phương pháp này, toàn bộ chi phí chế biến... sản phẩm hỏng được xem là không thể tránh khỏi trong quá trình sản xuất, nên phần chi phí cho những sản phẩm này được coi là chi phí sản xuất chính phẩm + Sản phẩm hỏng ngoài định mức: Là những sản phẩm hỏng nằm ngoài dự kiến của nhà sản xuất do các nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan Thiệt hại của những sản phẩm hỏng này không được chấp nhận nên chi phí của chúng không được cộng vào chi phí sản xuất. .. toán sẽ tính ra giá thành đơn vị tổng giá thành sản phẩm từng loại Giá thành thực tế đơn vị SP từng loại = Giá thành kế hoạch (định mức) đơn vị SP từng loại x Tỷ lệ chi phí 2.5 Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ Phương pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp mà trong một quá trình sản xuất, bên cạnh các sản phẩm chính thu được còn thể thu được những sản phẩm phụ Để tính giá trị sản phẩm. .. hạch toán Chi phí NVL chính Chi phí chế biến bước 1 Giá thành Chi phí chế BTP bước 1 biến bước - 32 - - - Giá trị SP dở dang bước 1 Giá trị SP dở dang bước 2 32 = = Giá thành bán thành phẩm bước 1 Giá thành bán thành phẩm bước2 2 Giá thành BTP bước 1 Chi phí chế biến bước - n Giá trị SP dở dang bước n = Giá thành bán thành phẩm bước n 2.7.2 Tính giá thành phân bước theo phương án không thành phẩm Phương . NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT I. CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ PHÂN LOẠI CHI. GIỮA CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. Giữa các chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ hữu cơ với nhau trong quá trình sản xuất

Ngày đăng: 29/10/2013, 16:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan