Hãy để chúng tôi giúp bạn giải trí

7 316 0
Hãy để chúng tôi giúp bạn giải trí

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hãy để chúng tôi giúp bạn giải trí Các nhà marketer luôn là những người đã từng trải qua “đòn phản hồi” đau thương từ phía khách hàng. Một loạt các quảng cáo hiện diện trên tất cả phương tiện truyền thông ngày nay đang khiến mọi người cảm thấy khó chịu hay cảm thấy bị gián đoạn trong nhiều trường hợp. Hoặc chúng đang có khuynh hướng bị mọi người phớt lờ đi. Thông điệp đang được chuyển đến từng hộ gia đình. Các marketer đặt câu hỏi về việc chi tiêu vào những phương tiện truyền thống đại chúng truyền thống trong khi họ đang tìm kiếm những cách khác, sáng tạo hơn để thu hút khách hàng. Trong một xã hội có tác động qua lại cao như ngày nay, đã đến lúc suy nghĩ lại làm thế nào có thể kết nối được với khách hàng bằng những cách có ý nghĩa. Quảng cáo theo lối truyền thống là con đường một chiều. Chúng ta không ủng hộ việc đặt dấu chấm hết cho mọi quảng cáo, nhưng có lẽ đã đến lúc ta nên lấy lại một số tiền chi tiêu vào việc quảng cáo, đánh giá lại cách quảng cáo và sử dụng những phương thức khác để thu hút khách hàng bằng cuộc đối thoại. Mọi người ứng đối hay nhất khi nào: khi được trò chuyện, hoặc bị thu hút trong cuộc nói chuyện giữa 2 phía. Khách hàng sẵn lòng tiếp xúc với thương hiệu công ty theo cách tác động qua lại lẫn nhau. Và những cuộc đối thoại 2 chiều chính là cách có thể đạt được điều ấy. Chúng ta hãy đối mặt với việc này. Mạng lưới xã hội và Web 2.0 có thể là mốt thịnh hành trong việc kinh doanh ngày nay. Nhưng các nhà marketer phải hỏi chính mình rằng liệu phí tổn và hứa hẹn khi tiến hàng theo phương pháp này có đáng giá hay không. Bởi vì đây vẫn còn là một lĩnh vực mới nên một số công ty bất đắc dĩ mới tiến sâu vào. Hoặc họ vẫn chưa chắc chắn trong việc chọn lựa những con đường tương tác như thế này. Thế còn về ý tưởng trong việc tiến hành các dạng truyền thông xã hội có giá trị giải trí thì như thế nào? Điều này có thể làm nảy sinh ra những kết quả tiếp thị hay nhất. Các marketer có kiến thức thực tiễn hiện đang thiết lập các blog, ở đây các cuộc đối thoại của khách hàng có thể diễn ra dễ dàng và tự nhiên. Nếu blog được xem là những kênh giao tiếp thật sự mà không cần tới những lời quảng cáo truyền thống, chúng sẽ trở nên rất tích cực và được đón nhận rộng rãi. Những khách hàng nào hăng hái tiên phong thực hiện các cuộc đối thoại 2 chiều trên blog công ty sẽ có cơ may nhận được giải thưởng thực sự. Khi khách hàng và marketer thực hiện cuộc trò chuyện, họ sẽ chia sẻ trải nghiệm về thương hiệu và tất cả họ trở thành những người có ảnh hưởng trong một mối quan hệ sâu sắc. Các nhà marketer khôn ngoan sẽ luôn lưu tâm đến các lời chỉ trích, quan sát những mong muốn của khách hàng và phục vụ vì họ. Hãy ghé thăm website dellideastorm.com để hiểu rõ hơn những gì chúng tôi muốn nói ở đây. Trong khi một số khách hàng hiểu rằng họ đang phải làm công việc tiếp thị sản phẩm, nếu những trải nghiệm về thương hiệu online của họ đáng nhớ, họ sẽ trả lời với giọng điệu hăng say tích cực. Ngoài ra, có một sự khác biệt sâu sắc giữa khái niệm “bị cản trở” và “được mời” khi kể lại một trải nghiệm rất thú vị. Vậy thì tại sao không mời các khách hàng tham gia một trò để đánh bóng cho thương hiệu? Vì tất cả chúng ta đều muốn được giải trí mà. Advergames (các trò chơi nhằm mục đích quảng cáo) rất thú vị và được thiết kế rất công phu. Website Candystand.com của LifeSavers’ cung cấp rất nhiều loại games kết hợp thương hiệu và quảng cáo thông qua hình thức giải trí. Các games dùng trong việc quảng bá thương hiệu hiện nay là một cuộc sống thực trên mạng Internet, và bản thân chúng cũng đa dạng như các thương hiệu. MTV, ESPN, PepsiCo, Yahoo!, Mattel và Campbell’s, tất cả đều có advergames được thiết kế rất bát mắt trên website của họ. Cái hay của Web 2.0 ngoài việc sử dụng advergames để đánh bóng thương hiệu, nó còn có rất nhiều cung bậc để chuyển tải thông điệp của các marketers ra bên ngoài. Thực vậy, các nhà marketers khôn ngoan hiện đang sử dụng wireless, hộp đều khiển videogame, CD-ROM và cũng như các kiosk. Việc đưa ra những tài sản thương hiệu luôn là động cơ chính và quan trọng. Cuối cùng, cuộc chiến giành lấy “thị phần tâm trí” người tiêu dùng đang ngày một trở nên dữ dội và quan trọng hơn bao giờ hết. Những gì liên quan đến sản phẩm của họ phải được cô đọng lại trong tâm trí người tiêu dùng. Một nhiệm vụ rất nặng nề. Với mỗi sản phẩm, các công ty phải tìm 1 góc quay và cách tiếp cận thích hợp để có thể tạo nên kết nối bền lâu với người tiêu dùng, cung cấp sự giải trí. Ngày nay những phức tạp trong khâu tiếp thị ngày càng lớn hơn, đặc biệt trong thời đại thế giới hiện nay - thời đại của những cú click chuột và việc nhận tin nhắn thông qua không gian ảo chỉ trong tích tắc đã khiến cho hàng ngàn doanh nghiệp khác cạnh tranh nhau gay gắt nhằm thu hút sự chú ý và thị phần. Phương tiện truyền thông bằng hình thức tương tác đang làm lu mờ việc quảng cáo và hình thức giải trí truyền thống, và nếu được thực hiện tốt, các nhà tiêu dùng hẳn sẽ rất thích thú với thương hiệu mà họ đang tiếp xúc. Việc sử dụng blog, podcasts, advergames và các phương tiện tương tác khác sẽ tạo cơ hội cho các nhà marketer dưới hình thức kể chuyện. Mọi người đều thích một câu chuyện hay. Trên thực tế, việc công bố các sự kiện, con số, thông tin có thể rất cần thiết, nhưng điều này lại khiến cho người ta cảm thấy không mấy hào hứng và không mang tính giải trí. Mặt khác việc kể chuyện gợi cho người đọc một giả thuyết mở, thu hút họ, tạo ra những sự kiện trong một cốt truyện hay và đi đến kết thúc bằng một kết luận đời thực. Việc kể chuyện này tạo một cơ hội để chia sẻ những trải nghiệm chan chứa tình cảm. Theo nhận xét của tôi, một trong những điều khó khăn nhất mà các marketers đang vấp phải đó là việc họ ít khi kiểm tra thương hiệu của mình. Đó là lời xác nhận khiến chúng ta đáng ngạc nhiên. Khi người tiêu dùng sử dụng và đánh giá thương hiệu, tự do thảo luận về sản phẩm với những người tiêu dùng khác thì lại càng khó khăn hơn cho các nhà marketers trong việc định hình hình ảnh thương hiệu mà họ mong muốn, như đã từng làm trong quá khứ. Việc đánh giá có khuynh hướng được nhượng lại cho người tiêu dùng ngày càng nhiều nhờ thế giới tương tác của chúng ta. Vì vậy ta có thể hiểu theo cách này: Việc tiếp thị thông qua hình thức tương tác xã hội có nghĩa các nhà marketers và người tiêu dùng cùng hoạt động song song với nhau. Vì lý do đó, sẽ rất hợp lý khi thu hút người tiêu dùng và chuyển giao những kinh nghiệm thú vị, tích cực dẫn đến việc hình thành mối quan hệ với thương hiệu. Chẳng phải điều này sẽ tạo được hình ảnh thương hiệu tích cực, lâu dài đối với người tiêu dùng sao? Đây có phải là điều mà các marketers đang mong ước không? . Hãy để chúng tôi giúp bạn giải trí Các nhà marketer luôn là những người đã từng trải qua “đòn. lời chỉ trích, quan sát những mong muốn của khách hàng và phục vụ vì họ. Hãy ghé thăm website dellideastorm.com để hiểu rõ hơn những gì chúng tôi muốn

Ngày đăng: 29/10/2013, 00:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan