Luận văn tốt nghiệp “Quan hệ thương mại Việt Nam – EU”

94 1.2K 5
Luận văn tốt nghiệp “Quan hệ thương mại Việt Nam – EU”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

- - - [  \ - - - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Quan hệ thương mại Việt Nam EU Lê Thu Hằng Quan hệ thương mại Việt Nam - EU 1 LỜI NÓI ĐẦU Hoạt động kinh tế là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Trong xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá nền kinh tế thế giới đang ngày càng gia tăng như hiện nay, việc mở rộng các hoạt động kinh tế đối ngoại đã trở thành một tất yếu khách quan của mỗi quốc gia. Bằng việc gia nhập ASEAN, thiết lập cơ sở pháp lý cho mối quan hệ h ợp tác với EU, bình thường hoá quan hệ với Mỹ, tham gia AFTA, APEC, và đang trong quá trình đàm phán gia nhập WTO ,Việt Nam đã và đang vững bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Nghiên cứu quan hệ thương mại Việt Nam - EU có thể giúp ta hiểu rõ hơn về chính sách kinh tế mà các nước EU đang tiến hành, đồng thời đóng góp những thông tin quan trọng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu để họ khai thác hiệu quả hơn thị trường EU. Nghiên cứu quan hệ thương mại Việt Nam - EU còn là sự tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển và chiến lược kinh tế của EU cùng với những tác động của nó đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Qua đó, góp phần vào việc tăng cường hiểu biết về EU, về mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với tổ chức này cũng như với 15 nước thành viên. Kể từ năm 1995, khi bản Hiệ p định khung hợp tác Việt nam EU được ký kết, quan hệ Việt Nam EU đã có nhiều biến chuyển tích cực nhưng vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng sẵn có của mỗi bên, đặc biệt là trong thương mại. Vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu đề tài “Quan hệ thương mại Việt Nam EU” trở nên hết sức cần thiết. Nhận thức trên chính là cơ sở khiến tác gi ả lựa chọn đề tài này làm khoá luận tốt nghiệp. Tuy nhiên, tác giả chỉ giới hạn nội dung đề tài ở những mặt hàng có giá trị cao trong hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU; qua đó, nêu lên một số kiến nghị với hy vọng góp phần thúc đẩy hơn nữa với mối quan hệ này. Tuy nhiên, với vốn kiến thức hạn hẹp của một sinh viên sắp ra trường, tác gi ả không kỳ vọng sẽ đưa ra được một bức tranh thật chi tiết, tỉ mỉ, sâu sắc và đầy đủ về mối quan hệ thương mại Việt Nam EU. Chỉ hy vọng rằng, thông qua phương pháp phân tích tổng hợp và việc tập hợp, hệ thống hoá các tài liệu sưu tầm được, người viết có thể nêu ra được cái nhìn khái quát về mối quan hệ này, Lê Thu Hằng Quan hệ thương mại Việt Nam - EU 2 góp phần cung cấp một số thông tin và những hiểu biết cần thiết trong quá trình tìm hiểu và quan hệ với EU. Phương pháp nghiên cứu: Tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, kết hợp với các phương pháp phân tích, thống kê so sánh, đối chiếu tổng hợp,… để làm sáng tỏ các vấn đề cần nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu Khoá luận chỉ tập trung nghiên cứu một lĩnh vực đó là thương mại hàng hoá trong quan hệ với EU, không nghiên cứu quan hệ thương mại dịch vụ. Sự khảo cứu của khoá luận được tập trung vào khoảng thời gian từ 1995 đến nay và dự báo triển vọng đến năm 2010. Kết cấu của khoá luận: Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung được chia thành 3 chương: Chương 1: Khái quát về EU và những nhân tố tác động tới quan hệ thương mại Việt Nam - EU. Chương 2: Quan hệ thương mại Việt Nam EU giai đoạn 1995 - 2001 Chương 3: Triển vọng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam EU. Tác giả xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn ThS. Bùi Thị Lý, các thầy cô giáo trường Đại h ọc Ngoại thương, các cán bộ Trung tâm nghiên cưú Châu Âu cùng một số bạn bè trong suốt thời gian qua đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, đóng góp một phần to lớn cho việc hoàn thành khoá luận này. Mặc dù đã cố gắng hết sức, nhưng do sự hạn chế về mặt thời gian cũng như trình độ, năng lực chủ quan nên chắc chắn bài khoá luận này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, hạn ch ế. Rất mong nhận được sự thông cảm và những ý kiến đóng góp của các thầy các cô và các bạn để đề tài này được hoàn thiện hơn. Tháng 4/2003 Sinh viên thực hiện Lê Thu Hằng. Lê Thu Hằng Quan hệ thương mại Việt Nam - EU 3 Chương I KHÁI QUÁT VỀ EU VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - EU 1. Khái quát về thị trường EU 1.1. Một số đặc điềm chính về thị trường EU Trải qua hơn 50 năm hình thành và phát triển, ngày nay, Liên minh Châu Âu (EU) bao gồm 15 quốc gia và là một liên minh có tiềm lực mạnh về kinh tế, thương mại và là một trong ba trung tâm kinh tế, chính trị quan trọng của thế giới. Với diện tích chiếm hơn 2,4% diện tích điạ cầu, dân số 376,2 triệu người, GDP là 8532 tỷ USD (năm 2000), EU là nhà đầu tư có vị trí quan trọng trong hoạ t động đầu tư quốc tế. Kinh tế EU không chỉ lớn về quy mô; vững mạnh về cơ cấu dịch vụ công nghiệp nông nghiệp với mức tăng trưởng ổn định, lạm phát trung bình ở mức 1,6 1,8%/năm; mà còn có đồng tiền khá mạnh là đồng EURO (đã bắt đầu được chính thức lưu hành ở 12 nước). Các nước thành viên EU đạt trình độ phát triển khá tương đồng và hiện nay đ ang thúc đẩy tiến trình nhất thể hoá về mọi mặt: chính trị, an ninh, quốc phòng, thống nhất về kinh tế, xoá bỏ hàng rào thuế quan, sử dụng đồng tiền chung . Hiện nay, trong các quan hệ thương mại, EU đang hoạt động với tư cách là một khối thống nhất và có thể coi như là một quốc gia khổng lồ siêu quốc gia. Xét về mặt thị trường, EU là nơi có nền công nghiệp hiện đạ i, sức mua lớn, mang tính đa dạng và khu vực cao. Ngoài ra, EU còn là một thị trường khó Lê Thu Hằng Quan hệ thương mại Việt Nam - EU 4 tính được bao bọc bởi các hàng rào thương mại rất chặt chẽ và nhất là hệ thống định chuẩn cực kỳ nghiêm ngặt. Đặc điểm lớn nhất của thị trường EU là tính thống nhất. Hàng hoá, dịch vụ được tự do lưu thông trong phạm vi 15 nước EU mà không hề bị cản trở, như trong cùng một quốc gia. Có thể nói, biên giới của 15 nước thành viên EU đã gần trở thành đồng nh ất. Sự thống nhất của thị trường EU đã khiến cho nó trở thành một thị trường tiêu thụ, một khối mậu dịch lớn nhất và mạnh nhất thế giới. Tuy nhiên, những liên kết quy mô, chặt chẽ ấy giữa các quốc gia thành viên lại thúc đẩy buôn bán nội bộ trong khối nhiều hơn so với bên ngoài. Do đó, tính “hướng nội” trong thương mại cũng là một đặc điểm n ổi trội. Là khu vực tập trung nhiều quốc gia tư bản có nền kinh tế phát triển cao như Đức, Anh, Pháp ., EU trở thành một thị trường có sức mua lớn thứ hai trên thế giới, chiếm 19,72% kim ngạch toàn cầu (so với Mỹ là 20,09%). Thị hiếu người tiêu dùng ở đây rất khó tính. Lý do chủ yếu bởi người dân EU có mức sống cao nên họ rất khắt khe trong việc lựa chọn các loại hàng hoá. Hơn nữa EU còn là nới tập trung nhiều nền văn hoá và nguồn dân cư khác nhau: Châu Âu, Châu Phi, Châu á . vì vậy, yêu cầu về chủng loại sản phẩm cũng rất đa dạng. Hàng hoá xuất khẩu sang EU không những phải đảm bảo chất lượng cao mà còn phải có mẫu mã, bao bì đẹp. Đối với mặt hàng lương thực (như nông, thuỷ sản .) và dệt may, EU còn kỹ tính và chọn lọc một cách khắt khe hơn nhiều. Các khách hàng vốn sành ăn, sành mặ c này không bao giờ chấp nhận những thông số kỹ thuật có sự sai sót trong chế biến cũng như sản xuất cho dù với bất kỳ lý do nào. Đã vậy, khi nhập khẩu, các nhà nhập nhập khẩu EU luôn tìm kiếm những thị trường rẻ, hoặc bằng cách này hay cách khác, cố gắng hạ giá thành sản phẩm tới mức thấp nhất mà họ có thể tại nơi đặt hàng. Tốt, đẹp, rẻ là ba tiêu chuẩ n hàng đầu của người tiêu dùng EU. Điều này lý giải vì sao các doanh nghiệp Việt Nam Lê Thu Hằng Quan hệ thương mại Việt Nam - EU 5 khó lòng “kham” nổi những “cat” hàng dệt may cao cấp của EU như veston, complet . Thậm chí có được cấp hạn ngạch đi chăng nữa, thì họ cũng không dám nhận mà chủ yếu chỉ nhận hai mặt hàng vốn được coi là “truyền thống” là áo sơ-mi và jacket. Đặc điểm khác nữa của thị trường EU là tính cạnh tranh cao. EU nhập khẩu rất nhiều sản phẩm hiện đại, phong phú từ các nước Châu á , châu Mỹ nên hàng hoá cạnh tranh lẫn nhau là chuyện đương nhiên và trở thành một đặc điểm quan trọng. Không chỉ về chất lượng, mẫu mã, hàng hoá xuất khẩu vào EU còn phải đương đầu với nhiều thách thức về giá “siêu rẻ” của các nước đang phát triển, n ơi mà EU dành cho nhiều ưu đãi về thuế nhập khẩu. Do vậy, chất lượng sản phẩm ở thị trường này luôn được nâng cao, cải tiến, vòng đời sản phẩm nhanh để thích ứng với tính cạnh tranh khốc liệt. Tuy là một thị trường rộng mở và các nước thành viên EU đều đang thi hành chính sách tự do hoá thương mại quốc tế, nhưng để xuất khẩu được hàng hoá vào thị trường này không ph ải là chuyện dễ, cho dù đã hội đủ những thông số về mặt kỹ thuật. Muốn có được sự hiện diện ở đây, các nhà cung ứng bên ngoài phải giao dịch và thâm nhập được vào hệ thống phân phối của EU. Hệ thống phân phối là một trong những nhân tố quan trọng trong khâu lưu thông và xuất nhập khẩu hàng hoá của EU bao gồm: các trung tâm mua bán, các đơn vị chế biến, phân phối, các nhà bán buôn và người tiêu dùng các trung tâm kể trên thường kiểm soát khoảng 2/3 lượng thực phẩm, hàng hoá toàn châu Âu. Sẽ là một thiếu sót lớn khi phân tích đặc điểm thị trường EU mà không nói tới các hàng rào thương mại EU đang áp dụng. Đây là yếu tố mà các doanh nghiệp cần nắm rõ khi xuất khẩu sản phẩm của mình sang thị trường khó tính vào bậc nhất thế giới này. Bên cạnh chương trình mở rộng hàng hoá nhằm đẩy mạnh tự do hoá thương mại quố c tế, cắt giảm thuế quan đánh vào hàng nhập khẩu và dành cho những ưu đãi hỗ trợ cho các nước đang phát triển trong quan Lê Thu Hằng Quan hệ thương mại Việt Nam - EU 6 hệ thương mại song phương, EU còn thực hiện các chính sách bảo hộ mậu dịch thông qua một loạt các công cụ, biện pháp khác nhau. Điển hình là: thuế chống xuất khẩu bán phá giá, thuế chống tài trợ và các điều kiện bảo hộ khác, những quy định về “giải quyết trở ngại thương mại” cho phép chống lại khuôn khổ WTO và một số biện pháp trái với luật lệ cân bằng mà các nước th ứ ba áp dụng, các biện pháp chống hàng giả nhằm ngăn chặn không cho nhập khẩu những hàng hoá đánh cắp bản quyền EU cũng đã thương thuyết những hiệp định về nhập khẩu hạn chế một số mặt hàng có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của các ngành kinh tế EU và áp dụng một số biện pháp thực hiện như đánh 30% thuế nhập khẩ u đối với sản phẩm điện tử của Hàn Quốc và Singapore, nhôm của Nga, xe hơi của Nhật Bản, giày dép của Trung Quốc, đánh thuế 50% - 100% đối với các xí nghiệp sản xuất camera truyền hình của Nhật Bản Những biện pháp nêu trên của EU đều nhằm mục đích bảo vệ các ngành công nghiệp của mình trước những hành động không trung thực và thiếu lành mạnh của các đối thủ cạnh tranh. Hiện nay, cả 15 nước thành viên EU đều áp dụng chung một biểu thuế quan đối với hàng xuất nhập khẩu. Mức thuế trung bình đánh vào hàng nông sản nhập khẩu là 18%, còn hàng công nghiệp là 2%. EU còn chia các sản phẩm của các nước đang phát triển được hưởng GSP của mình thành 4 nhóm với mức thuế ưu đãi khác nhau dựa trên mức độ nhạy cảm đối với bên nhập khẩu, mức độ phát triển của các nước xu ất khẩu và những văn bản thoả thuận giữa hai bên. Đó là: - Nhóm hàng rất nhạy cảm: được hưởng mức thuế GSP bằng 85% thuế suất MFN vì đây là nhóm mặt hàng EU hạn chế nhập khẩu (như chuối, quần ấo may sẵn, thuốc lá, lụa tơ tằm .) -Nhóm sản phẩm nhậy cảm: được hưởng mức thuế GSP bằng 70% thuế suất MFN. Đây là mặt hàng EU không khuyến khích nh ập khẩu, chủ yếu là hàng điện tử dân dụng, đồ chơi trẻ em,một số loại thực phẩm và đồ uống . - Nhóm sản phẩm bán nhậy cảm: được hưởng mức thuế GSP bằng 35% thuế suất MFN. Đây là nhóm mặt hàng EU khuyễn khích nhập khẩu, phần lớn là Lê Thu Hằng Quan hệ thương mại Việt Nam - EU 7 thuỷ sản đông lạnh, một số nguyên liệu và hoá chất, hàng công nghiệp dân dụng . - Nhóm sản phẩm không nhạy cảm : được hưởng mức thuế suất GSP bằng 0% - 10% thuế suất MFN. Đây là nhóm mặt hàng EU đặc biệt khuyến khích nhập khẩu bao gồm chủ yếu là một số loại thực phẩm và đồ uống như bia, nước khoáng, một số loại nông sản như dừa cả vỏ, hạt điều . Trong mỗi nhóm hàng nêu trên đều được EU quy định từng chủng loại hàng cụ thể với các mức thuế suất khác nhau thuộc phạm vi giới hạn của GSP giai đoạn từ 1/7/1999 đến 31/12/2001. Hạn ngạch (quota) cũng là một trong những công cụ hữu hiệu mà EU sử dụng để hạn chế số lượng hay giá trị một số chủng loại hàng nhập khẩ u qua việc phân bổ quota từ các nước đang phát triển được hưởng GSP theo chương trình hỗ trợ của EU. Một số mặt hàng EU áp dụng hạn ngạch là đường, quần áo may sẵn, thuỷ sản . Ngoài hai biện pháp là thuế quan và hạn ngạch nêu trên, thị trường EU còn được bảo vệ bởi một hàng rào phi thuế quan khác là các công cụ hành chính. Chẳng hạn, EU không nhập khẩu các sản phẩm đánh cắp bản quyền, không nhập khẩu lông thú động vật bị bẫy bằng bẫy chân đúc bằng thép kể từ ngày 1/12/1997 . vì lý do nhân đạo và bảo vệ môi trường. Về quy chế và giấy phép nhập khẩu: do quy chế nhập khẩu tự do nên EU không yêu cầu hàng hoá phải có giấy phép nhập khẩu, trừ một số mặt hàng thuộc chủng loại nhạy cảm như đã quy định. Tuy nhiên, đối với một vài nước trong đó có Trung Quốc, EU lạ i quy định phải có giấy phép, nhưng những giấy phép này thường được phát hành tự do, không được kiểm soát chặt chẽ. Về mã hiệu thương mại như nhãn mác thương mại, xuất xứ hàng hoá nhập khẩu . cũng được quy định rất nghiêm ngặt. Đối với từng loại sản phẩm, EU đều có những quy định riêng. Ví dụ đối với thực phẩm đồ uống đóng gói phải ghi rõ tên sả n phẩm, trọng lượng, thời gian sử dụng, cách sử dụng, địa chỉ sản xuất hay Lê Thu Hằng Quan hệ thương mại Việt Nam - EU 8 nơi bán, điều kiện bảo quản, mã số, mã vạch Đối với thuốc men thì phải được kiểm tra, đăng ký và phải được các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia thành viên EU cho phép nhập khẩu. Trong trường hợp phát hiện một loại thuốc nào đó có tác dụng phụ thì loại thuốc ấy sẽ được các cơ quan chức năng của EU hoặc của Uỷ ban châu Âu về định chuẩn t ịch thu ngay lập tức, tránh gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Đối với các loại vải (hay lụa), EU lập ra một hệ thống thống nhất về mã hiệu cho các loại sợi cấu thành nên loại vải (hay lụa) được bán ra thị trường. Tức là tuỳ thuộc vào tỷ lệ % về trọng lượng của loại sợi cấu thành mà đặt tên của những loại sợi khác đã được sử dụ ng. Tóm lại, EU luôn coi nhãn hiệu, xuất xứ là một thứ “căn cước” của sản phẩm để tránh các thông tin sai sự thật nhằm bảo vệ người tiêu dùng. Ngoài ra, để bảo vệ người tiêu dùng đồng thời cũng là để hạn chế bớt số lượng hàng nhập khẩu, EU còn áp dụng một hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn vệ sinh dịch tễ khắt khe, nghiêm ngặt vào bậc nhất thế giới. Do đ ó, tiêu chuẩn “EU” là điều kiện cần thiết mà mỗi doanh nghiệp nước ngoài phải đạt được khi muốn thâm nhập vào thị trường này. để đảm bảo cho người tiêu dùng, EU kiểm tra chất lượng sản phẩm ngay từ nơi sản xuất và có hệ thống báo động giữa các nước thành viên, đồng thời bãi bỏ việc kiểm tra các sản phẩm ở biên giới. EU đã thông qua và áp dụng những quy định bảo v ệ quyền của người tiêu dùng về độ an toàn chung cho các sản phẩm bán ra như: các hợp đồng quảng cáo, dịch vụ bán hàng tận nhà, dịch vụ trọn gói Hiện nay EU có ba tổ chức định chuẩn là : Uỷ ban châu Âu về định chuẩn, Uỷ ban châu Âu về định chuẩn điện tử và Viện định chuẩn viễn thông châu Âu. Đồng thời, EU còn có hai tổ chức về định chuẩn và định chế mang tính quốc tế là International European Article Numbering (Tổ chức đánh số hàng hoá quốc tế của châu Âu, viết tắt là EAN) và Uniform Code Coucil (Hội đồng mã thuế đồng bộ thể hiện dưới dạng mã vạch, viết tắt là UCC). Lê Thu Hằng Quan hệ thương mại Việt Nam - EU 9 Tóm lại, thị trường EU có rất nhiều đặc điểm. Tất cả những gì nêu trên chỉ là những đặc điểm cơ bản nhất. Các nhà xuất khẩu Việt Nam cần đặc biệt chú ý đến những đặc điểm này khi xuất khẩu hàng hoá của mình sang thị trường EU vì chúng đóng vai trò hết sức quan trọng đến khâu lưu thông và tiêu thụ sản phẩm. Do tính đặc thù của một thị trườ ng tiêu thụ hàng hoá là thị hiếu người tiêu dùng EU luôn luôn thay đổi nên sản phẩm sản xuất ở Việt Nam có thể cạnh tranh và phổ biến được ở đây hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng nắm bắt, thích ứng của các nhà doanh nghiệp Việt Nam đối với những biến động thường xuyên của thị trường này. 1.2. Vị thế của EU trong thương mại thế giới Tuy dân số ch ỉ chiếm 6,2% dân số thế giới nhưng EU chiếm tới 20% trị giá thương mại toàn cầu. Hiện nay, EU là khối thương mại mở lớn nhất thế giới và là một trong những thành viên chủ chốt của WTO. EU có nền ngoại thương phát triển với thị trường xuất nhập khẩu lớn hàng đầu thế giới với tốc độ kim ngạch xuất khẩu trung bình là gần13% năm và tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu trung bình khoảng 11%/năm, cán cân thương mại khá cân bằng. Bảng 1: Kim ngạch xuất-nhập khẩu bình quân của EU Trong giai đoạn 1991 2000 Đơn vị tính : tỷ USD Giai đoạn 1991 - 2000 Giá trị trung bình XNK XK NK EU 3637.80 1840.50 1797.3 Mỹ 1277.43 553.54 723.89 Nhật Bản 671.01 384.60 286.41 Thế giới 9258.1 4588.0 4670.1 [...]... nghệ cao, máy chế biến thực phẩm, phương tiện vận tải, máy bay, hoá chất, tân dược, nguyên phụ liệu dệt - may - da 20 Lê Thu Hằng Quan hệ thương mại Việt Nam - EU Chương II THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM EU GIAI ĐOẠN 1995 - 2001 1 Quan hệ Việt nam EU từ 1995 đến nay (từ khi ký kết Hiệp định khung đến nay) Một sự kiện quan trọng đánh dấu bước tiến mới đặc biệt về chất trong quan hệ Việt Nam. .. việc EC cho Việt Nam hưởng ưu đãi của hệ thống ưu đãi phổ cập Rõ ràng, những hoạt động này đã góp phần đáng kể phát triển các ngành công nghiệp xuất khẩu của Việt Nam Hiện nay, EU chiếm khoảng 252% xuất khẩu của Việt Nam và trở tành đối tác thương mại thưa hai của Việt Nam sau Nhật Bản Hiện nay, tuy đang thâm hụt thương mại với Việt Nam, EU mong muốn tới một ngày, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ tạo... của Việt Nam Trong các chuyến thăm này, nhiều hiệp định khung, nhiều thoả thuận hợp tác từ các cấp quốc gia tới các ngành, các doanh nghiệp đã 31 Lê Thu Hằng Quan hệ thương mại Việt Nam - EU được Việt Nam ký kết với các đối tác thành viên EU; các nước EU đều cam kết sẽ ủng hộ Việt Nam sớm hoà nhập với Tổ chức thương mại thế giới (WTO)… Trên cơ sở những nhận thức chung đó, mối quan hệ giữa Việt Nam. .. với Việt Nam, vào cuối năm 1995, EU đã cử ngay một số quan chức nghiên cứu giúp Việt Nam đẩy nhanh chương trình chuyển sang nền kinh tế thị trường Từ tháng 9/1995, đại diện của Việt Nam đã bắt đầu tham gia các hoạt động của Uỷ ban ASEAN ở Brussels trong khuôn khổ quan hệ giữa các nước ASEAN và EU Như vậy, quan hệ thương mại Việt Nam – EU còn tạo thêm điều kiện cho Việt Nam mở rộng hơn nữa các quan hệ. .. Lê Thu Hằng Quan hệ thương mại Việt Nam - EU lớn của Việt Nam (chiếm khoảng 18,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước) Liên minh châu Âu đã trở thành thị trường xuất khẩu hàng dệt may theo hạn ngạch lớn nhất của Việt Nam Tháng 2/1997, EU đã ký chính thức hiệp định hợp tác EU ASEAN Điều này đã tạo cho Việt Nam một vị thế mới trong ASEAN đối với quan hệ EU ASEAN Qua đó, Việt Nam sẽ có nhiều... thêm nhiều ưu đãi của EU Những dấu hiệu tốt đẹp nêu trên trong quan hệ giữa Việt Nam và EU còn là nguồn động lực tác động mạnh tới việc thúc đẩy nhanh chóng mối quan hệ Việt Nam Hoa Kỳ theo chiều hướng ngày càng tích cực hơn Không những thế, EU còn có nhiều nỗ lực ủng hộ Việt Nam trong tiến trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Quan hệ Việt Nam EU chắc chắn sẽ có nhiều bước tiến vượt... Việt Nam sang EU Sau khi hiệp định khung hợp tác Việt Nam EU được ký kết và Việt Nam gia nhập ASEAN, được hưởng chính sách ưu đãi của EU trong quan hệ EU ASEAN, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng lên nhanh chóng Năm 1996 đạt 900,5 triệu USD, năm 2002 trị giá xuất khẩu sang thị trường EU 25 Lê Thu Hằng Quan hệ thương mại Việt Nam - EU của Việt Nam đã lên tới 2,961 tỷ USD tăng gấp hơn 3 lần... Việt Nam - Liên minh Châu Âu, EU có khả năng hỗ trợ một cách đáng kể cho tiến trình này 11 Lê Thu Hằng Quan hệ thương mại Việt Nam - EU Trên thực tế, EU đã hỗ trợ Việt Nam phát triển thành một đối tác thương mại qua hiệp định Dệt may đầu tiên với Việt Nam năm 1992 Kể từ đó đến nay, Hiệp định này đã được điều chỉnh hai lần - năm 1997 và đầu năm 2001 - để hàng dệt may quần áo của Việt Nam thâm nhập tốt. .. bước tiến mới đặc biệt về chất trong quan hệ Việt Nam EU diễn ra vào ngày 31/5/1995 tại Brussels, Ngoại trưởng 21 Lê Thu Hằng Quan hệ thương mại Việt Nam - EU Nguyễn Mạnh Cầm thay mặt Nhà nước CHXHCN Việt Nam cùng ông Manuel Marin Phó Chủ tịch uỷ ban châu Âu thay mặt Liên minh châu Âu ký chính thức bản “Hiệp định khung hợp tác Việt Nam EU” trước sự chứng kiến của Ngoại trưởng 15 nước thành... nhưng 28 Lê Thu Hằng Quan hệ thương mại Việt Nam - EU làm giả mạo giấy chứng nhận xuất xứ của lô hàng để đưa vào EU (phổ biến trong ngành da giầy, phần lớn bạn hàng trong khu vực đã làm giả giấy chứng nhận xuất xứ của Việt Nam để được hưởng những ưu đãi mà EU dành cho Việt Nam) Trong quan hệ xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU vào những năm gần đây (từ 1997 đến 2002), Việt Nam thường xuất siêu sang . - - - [  - - - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Quan hệ thương mại Việt Nam – EU Lê Thu Hằng Quan hệ thương mại Việt Nam - EU 1 LỜI NÓI ĐẦU Hoạt động. quát về EU và những nhân tố tác động tới quan hệ thương mại Việt Nam - EU. Chương 2: Quan hệ thương mại Việt Nam – EU giai đoạn 1995 - 2001 Chương 3: Triển

Ngày đăng: 26/10/2013, 22:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan