“Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên vùng đất dốc ở huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An”

66 2.7K 24
“Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên vùng đất dốc ở huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài: Đất là tài nguyên vô cùng quý giá, là địa bàn phân bố của con người, là nơi phát triển xây dựng các cơ sở kinh tê – văn hoá – xã hội. Đặc biệt đất là tài li

Luận văn tốt nghiệp SV: Hồ Thị Hồng Hạnh - KHĐ51 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ1.1 Tính cấp thiết của đề tài:Đất là tài nguyên vô cùng quý giá, là địa bàn phân bố của con người, là nơi phát triển xây dựng các cơ sở kinh tê – văn hoá – xã hội. Đặc biệt đất là tài liệu không có gì thay thế được trong sản xuất nông - lâm – ngư nghiệp. Hầu hết các nước trên thế giới đều xây dựng một nền kinh tế trên cơ sở phát triển nông nghiệp dựa vào khai thác tiềm năng của đất, lấy đó làm cơ sở cho sự phát triển của các ngành khác. Do đó, việc tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên đất hợp lý đầy đủ và đem lại hiệu quả cao theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề cấp thiết. Trong mấy thập kỷ gần đây, do sự gia tăng của dân số quá nhanh cùng với sự phát triển của Khoa học kỹ thuật đã làm cho yêu cầu sử dụng đất ngày càng cao. Đất không những dành cho nông – lâm – ngư nghiệp mà còn tham gia vào mục đích khác như công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, giao thông, … Việc sử dụng đất vào nhiều mục đích khác nhau đã làm ảnh hưởng tới đất theo nhiều hướng khác nhau. Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đặc biệt quan tâm tới vấn đề phát triển bền vững, trong đó việc sử dụng đất bền vững là một lí do để FAO đề ra “Hiến chương đất đai “ hợp lí vì sự an toàn lương thực và sự tồn tại của loài người trên thế giới.Vấn đề cấp thiết có tính toàn cầu là cần có kế hoạch, biện pháp bảo vệ và xây dựng đầy đủ, hợp lí tài nguyên đất - nguồn tài nguyên đang trở nên khan hiếm để phát triển nông nghiệp bền vững. trong đó việc sử dụng những vùng đất dốc được đặt lên hàng đầu vì việc sử dựng 1 Luận văn tốt nghiệp SV: Hồ Thị Hồng Hạnh - KHĐ51vùng đất dốc nếu không được chú trọng quản lí một cách chặt chẽ sẽ gây ra hiện tượng xói mòn rửa trôi làm thoái hoá đất một cách nhanh chóng. Đặc biệt, Việt Nam là một nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nguồn tài nguyên đất phong phú với ¾ diện tích đất tự nhiên là đồi núi và trong tổng số 61 tỉnh thành thì đất đồi núi có mặt trong 41 tỉnh thành , chúng thường tập trung thành những dải liên tục suốt từ Bắc xuống Nam. Vùng đất dốc nước ta có vai trò rất quan trọng cho sản xuất nông lâm nghiệp và các ngành khác, tuy nhiên việc sử dụng đất dốc gặp rất nhiều trở ngại do địa hình bị chia cắt, đất dốc dễ bị rửa trôi xói mòn dẫn đến thoái hóa gây suy kiệt nguồn dinh dưỡng trong đất làm ảnh hưởng tới vấn đề môi trường và sự tồn tại của các thế hệ trong tương lai. Chính bởi vậy việc sử dụng tài nguyên đất dốc cần phải được nhìn nhận một cách khoa học trên cơ sở sử dụnghiệu quả và bền vững để tránh những hậu hoạ khôn lường do sử dụng chúng một cách thiếu ý thức và duy ý chí.Huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An là một huyện miền núi nằm phía Bắc của tỉnh với diện tích 75.578 ha. Huyện có đồi núi không cao, thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam bao quanh là các dãy núi cao từ 300 – 400 m. Vùng trung tâm với nhiều dãy đồi bát úp thấp và thoải, xen kẽ giữa chúng là các thung lũng bằng phẳng với độ cao trung bình từ 50 – 70 m. Với điều kiện địa hình như vậy đã tạo cho huyện có nhiều diện tích đất canh tác tốt. Tuy nhiên, nhìn chung toàn bộ diện tích đất canh tác của huyện đều nằm trên địa hình cao nên việc sử dụng đất đây cũng gặp nhiều trở ngại , dễ bị xói mòn gây suy thoái đất. Nghiên cứu thực trạng, đánh giá hiệu quả sử dụng đất dốc Nghĩa Đàn để phát triển các 2 Luận văn tốt nghiệp SV: Hồ Thị Hồng Hạnh - KHĐ51yếu tố tích cực và khắc phục các yếu tố hạn chế là rất cần thiết từ đó làm cơ sở định hướng đối với người quản lí và sử dụng đất địa phương.Xuất phát từ những vấn đề trên và nhằm góp một phần sức mình trong chiến lược phát triển quê hương, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên vùng đất dốc huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An” 3 Luận văn tốt nghiệp SV: Hồ Thị Hồng Hạnh - KHĐ511.2. Mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu:1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu:- Đánh giá các loại hình sử dụng đất dốc và lựa chọn các loại hình sử dụng đất dốchiệu quả và bền vững huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An.- Đề xuất hướng sử dụng đất hợp lí, bền vững cho vùng đất dốc trên địa bàn nghiên cứu. 1.2.2. Yêu cầu nghiên cứu:- Số liệu thu thập phải đảm bảo chính xác, trung thực và có ý nghĩa đối với mục đích sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.- Các điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của vùng cần được xem xét, cân nhắc kỹ cho các hướng sử dụng đất hợp lí, hiệu quả và biện pháp.- Các phương pháp và các hệ thống chỉ tiêu vận dụng trong đánh giá phải mang tính khoa học phù hợp với thực tiễn.- Phương hướng, giải pháp đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất dốc của địa phương nghiên cứu phải đảm bảo tính khả thi và phù hợp với điều kiện thực tế của vùng.4 Luận văn tốt nghiệp SV: Hồ Thị Hồng Hạnh - KHĐ51 PHẦN II: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng đất dốc trên thế giới và Việt Nam:2.1.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng đất dốc trên thế giới:Trên thế giới, đất dốc đã được người dân khai thác và sử dụng cho các mục đích nông lâm ngư nghiệp từ rất lâu đời. Đất dốc chiếm 14.7% tổng tài nguyên đất của thế giới.Nhìn chung, đối với các nước có trình độ phát triển vấn đề sử dụng đất dốc được người ta nhìn nhận một cách thích hợp trên cơ sở khai thác một cách hợp lý nhưng đối với các nước đang và chậm phát triển do sức ép về đảm bảo lương thực và do sự bùng nổ dân số diễn ra trong những thập kỷ gần đây đã đẩy các quốc gia này phải khai thác một cách triệt để cả những vùng đất dốc mức giới hạn hoặc thậm chí rất ít có khả năng sử dụng được vào các mục đích sản xuất và điều này đã làm cho phần lớn các diện tích đất dốc sau khi đã phá rừng, khai thác đất không được bao lâu đã bị thoái hoá hay thậm chí mất khả năng sản xuất.Ở vùng Đông Nam Á có tới 1/3 đất canh tác được sử dụng theo kiểu nương rẫy ﴾ Dobbi 1950,1978﴿. Người ta ước tính khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có 80 triệu người du canh và sử dụng 120 triệu ha đất nương rẫy. Philippin nơi mà ¾ đất đai là rừng vào cuối Thế chiến thứ 2 nhưng đến năm 1970 chỉ còn 38% diện tích là rừng, với việc biến đất rừng thành đất nông nghiệp tăng với tốc độ 500 km2/năm của 350 ngàn người du canh. Inđônêxia, hàng năm có khoảng 2000 ha đất bị nghèo kiệt dinh dưỡng do canh rác nương rẫy. Ấn Độ hàng năm có đến 9 - 10 triệu ha rừng bị chặt đốt để làm nương rẫy… 5 Luận văn tốt nghiệp SV: Hồ Thị Hồng Hạnh - KHĐ51Hệ thống canh tác trên đất dốc là hệ thống canh tác diễn ra vào mùa mưa và thường xuyên gặp hạn hán, trong khi đó từ trước tới nay canh tác trên đất dốc chủ yếu theo kiểu canh tác nương rẫy, đây là biện pháp canh tác có thể chấp nhận được khi mật độ dân số thưa thớt và thời gian bỏ hoá kéo dài từ 10 – 30 năm. Đây là kiểu canh tác điển hình có ưu điểm là tiết kiệm được năng lượng của hoạt động sống, số calo cần thiết để đầu tư cho sản xuất ra một đơn vị thức ăn là rất thấp. Tuy nhiên kiểu canh tác nương rẫy đã làm phá vỡ cân bằng của các hệ thống đang tồn tại trong tự nhiên dẫn tới các tác động tiêu cực và bất ngờ về mặt xã hội – môi trường.[5]Nhiều tác giả đã công bố những công trình nghiên cứu về sử dụng lâu bền nguồn tài nguyên đất dốc các khía cạnh khác nhau. Một số công trình nghiên cứu đất dốc, xói mòn trên đất dốc được tiến hành trong 15 năm gần đây tại Srilanka, Ấn Độ, Oxtraylia, Nhật Bản, Thái Lan… Đã đi đến kết luận là: Hiện tượng nghiêm trọng xẩy ra vùng nhịêt đới là do tính xâm kích rất mạnh của khí hậu hơn là do tính cảm ứng hay tính bền vững của đất nhiệt đới. Ngoài các trận mưa làm đất bị rửa trôi và suy thoái còn có một nhân tố khí hậu khác tác dụng thay đổi tính chất vật lý của đất đó là sự bốc hơi nước xẩy ra mãnh liệt về mùa khô, làm phần trên của phẫu diện đất bị khô, sự kết dính tăng mạnh gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thực vật. Về sự rửa trôi, những cơn mưa nhiệt đới có cường độ mạnh đã mang theo những nguyên tố khoáng kéo chúng xuống sâu vượt khỏi tầm hút của rễ cây. Người ta nhận thấy rằng tình trạng nghèo chất hoá học do rửa trôi vùng nhiệt đới rất khác nhau tùy từng nơi, đặc biệt khác nhau lớn những vùng nhiệt đới ẩm hoặc xích đạo. Chẳng hạn như dưới rừng chuối Azaguize và rừng chuối Versalless ﴾Pháp﴿ tổn thất Ca2+ tương tự nhau. Nhưng Versalless 6 Luận văn tốt nghiệp SV: Hồ Thị Hồng Hạnh - KHĐ51tổn thất về đạm cao gấp 5 lần, về Mg2+ cao gấp 11 lần, K+ gấp 74 lần so với Azaguize. [ 4 ].Sản xuất trên đất dốc gặp khó khăn lớn nhất là xói mòn, Liên Xô theo Xô – bô – lép mỗi năm xói mòn đã làm trôi mất 535 triệu tấn đất màu, gây thiệt hại về kinh tế rất lớn tương đương 4,5 tỷ rúp tại thời những năm 1978 ﴿. Hoa Kỳ, theo H.N Benet, hàng năm xói mòn làm phá hỏng 113 triệu ha đất canh tác và điều này đã làm mất đi trị giá tương đương với 10 tỷ đô la . Mặt khác qua nghiên cứu, nhiều công trình trên thế giới đã xác định dùng cây phân xanh xen với cây trồng chính có tác dụng che phủ chống được rửa trôi, xói mòn và sự chiếu thẳng của ánh sáng mặt trời. Do đó làm giảm bớt sự mất chất dinh dưỡng của đất đặc biệt là mùn và đạm. Cây họ đậu được đưa vào xen canh có thể cải thiện sự hấp thụ Nitơ của các cây ngũ cốc và cây trồng chính khác làm tăng hiểu quả của phân đạm bón vào đất ﴾Shanchen 1976﴿. Tại đảo Madagarca dùng phân xanh phối hợp với phân khoáng làm tăng năng suất cây trồng rõ rệt.Như vậy, vấn đề sử dụng đất dốc đã được rất nhiều quốc gia và các nhà khoa học đất trên thế giới quan tâm như: những biện pháp công trình cắt, dẫn dòng chảy, những mô hình canh tác ruộng bậc thang, các mô hình canh tác trên đất dốc ﴾ SALT1, SALT2, SALT3, SALT4 ﴿, các mô hình nông - lâm kết hợp, tăng khả năng che phủ đất …đây là những biện pháp kĩ thuật sử dụnghiệu quả và bảo vệ chống suy thoái điều kiện canh tác trên đất dốc, rất nhiều các cuộc hội thảo quốc tế nhằm hướng tới mục tiêu sử dụng và bảo vệ đất dốc đã giúp cho việc xác định các giải pháp canh tác bền vững trên đất dốc.7 Luận văn tốt nghiệp SV: Hồ Thị Hồng Hạnh - KHĐ512.1.2 Tình hình nghiên cứu và sử dụng đất dốc Việt Nam: Việt Nam là một nước có lịch sử canh tác trên đất dốc lâu đời với các tập quán truyền thống như đốt nương làm rẫy để trồng lúa, ngô và các cây hoa màu ngắn ngày. Hiện tượng chặt phá rừng bừa bãi, kết hợp với canh tác du canh du cư đốt nương làm rẫy đã làm cho hiện tượng mất rừng và diện tích che phủ rừng của nước ta bị suy giảm nhanh chóng theo số liệu thống kê từ 43% năm 1945 xuống chỉ còn 28% vào năm 1993. Tỷ lệ này rất thấp vùng Tây Bắc (đặc biệt tỉnh Sơn La) chỉ còn khoảng 9 – 11% do hậu quả của việc chặt phá rừng, khai thác rừng và canh tác bừa bãi theo kiểu phát nương làm rẫy. Gần 13 triệu ha đất trống đồi núi trọc nước ta là hậu quả của việc khai thác rừng và sử dụng đất dốc không có kiểm soát dẫn đến đất bị suy thoái nghiêm trọng do xói mòn, rửa trôi, bạc màu hoá và sau đó là hiện tượng xói mòn trơ sỏi đá làm cho đất không có khả năng sản xuất và điều đáng lưu tâm đây là khi lớp đất màu mỡ bị phá huỷ thì phải đòi hỏi một thời gian rất dài mới phục hồi lại được và trong nhiều trường hợp hầu như không có khả năng phục hồi.Bảng 2.1: Tỷ đất bị thoái hoá do xói mòn vùng đồi núi Việt NamVùng sinh tháiTỷ lệ đất dốc( %)Tỷ lệ đất thoái hoá do xói mòn ( %)1. Miền núi phía Bắc 95 802. Miền núi khu IV cũ 80 703. Miền núi Duyên Hải miền Trung 70 654. Vùng cao nguyên Tây Nguyên 90 60 ( Nguồn: Thái Phiên, Nguyễn Tử Xiêm, 1999) Theo Bùi Quang Toản, Vùng Tây Bắc nước ta chỉ tính riêng 10 vạn ha đất canh tác thì hàng năm xói mòn đã cuốn đi khoảng 27 triệu tấn đất tương đương với khoảng 4 – 6 vạn tấn Đạm, 2 – 3 vạn tấn Lân và hàng chục vạn tấn Kali. Một trận mưa lớn ﴾ khoảng 100 – 150mm﴿ có thể làm mất đi 8 Luận văn tốt nghiệp SV: Hồ Thị Hồng Hạnh - KHĐ51lớp đất dày một đến vài cm, trong khi để tạo ra lớp đất tơi xốp dày 5mm – 2cm thì cần có thời gian khoảng 100 năm.Diện tích đồi núi nước ta chiếm 2/3 diện tích đất tự nhiên. Do vậy, việc sử dụng đất đồi núi sản xuất nông - lâm nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Trong 9 vùng sinh thái thì có 7 vùng thuộc vùng đồi núi. Trong tổng số 22 triệu ha đất đồi núi thì diện tích đất chưa sử dụng còn khoảng gần 4.5 triệu ha có khả năng khai thác đưa vào sử dụng.Bảng 2.2: Phân bố diện tích đất đồi núi trong các vùng sinh thái nước taTT Tên vùng sinh thái Diện tích ( ha )1 Vùng Đông Bắc 3.232.2522 Vùng Tây Băc 5.485.2063 Vùng Bắc Trung Bộ 4.298.0894 Vùng Duyên Hải Nam trung Bộ 3.583.4825 Vùng Tây Nguyên 4.601.8486 Vùng Đông Nam Bộ 1.753.176 ( Nguồn: Số liệu thống kê bộ TN & MT, 2005)Các nghiên cứu về đặc điểm và hướng sử dụng đất đồi núi nước ta đang được đặc biệt chú ý. Ngay từ những năm sau hoà bình, các nhà thổ nhưỡng Việt Nam cùng chuyên gia Liên Xô ﴾cũ﴿ V.M.Fridland đã dày công điều tra phân tích các loại đất vùng đồi núi, xác định các quá trình hình thành đất đặc trưng của vùng nhiệt đới nóng ẩm như quá trình Ferralit, Alit, Latertic…Về sử dụng đất đồi núi, Viện Quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp đã phân cấp độ dày tầng đất và độ dốc của các loại đất phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng đấthiệu quả và lâu bền. Từ những năm 60 đã có nhiều công trình nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật chống xói mòn đất, bảo vệ đất dốc ﴾ Nguyễn Trọng Hà 1976; Bùi Quang Toản 1965; Nguyễn Xuân Cát 9 Luận văn tốt nghiệp SV: Hồ Thị Hồng Hạnh - KHĐ511980; Nguyễn Văn Tiễn 1988; Thái Phiên với chương trình IBSRAM 1900 – 1999; Nguyễn Thế Đặng 1991 - 2000﴿ Theo nhóm biên tập bản đồ đất năm 1995 nước ta đất đồi gò trung du miền núi chiếm 24 triệu ha và phân chia ra: Bảng 2.3 : Độ dốc và tỷ lệ diện tích trong vùng đất đồi núi nước taĐộ dốc ﴾0﴿ < 15015 - 250> 250Tỷ lệ ﴾%﴿ 21 14 65Trước đây, diện tích đất đồi núi sử dụng cho nông nghiệp chỉ vào khoảng 1,55 triệu ha, cho lâm nghiệp khoảng 9,6 triệu ha ( Nguyễn Khang, 1997) cho đến nay, diện tích đất đồi núi sử dụng cho nông nghiệp lên tới 9,3 triệu ha, cho lâm nghiệp 11,6 triệu ha còn dịên tích đất đồng cỏ và trồng cỏ để phục vụ chăn nuôi có khoảng 534.000 ha. Đất đồi núi thuận lợi cho việc mở ra những vùng chuyên canh cây trồng mang tính hàng hoá cao. những diện tích đã được khai phá vùng đồi núi thì diện tích trồng các loại cây lâu năm mới chỉ khoảng 2,2 triệu ha tập trung chủ yếu các loại cây có giá trị như cá phê, cao su, chè, hồ tiêu Tây Nguyên; cao su, điều vùng Đông Nam bộ; vùng đồi núi phí Bắc được trồng các loại cây chè, trẩu, quế, mía đồi và các loại cây ăn quả như vải, nhãn, mận, hồng… Theo Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên 1999 thì trung du và đồi núi nước ta có 18 vùng chuyên canh cây cao su, 13 vùng chuyên canh cây cà phê, 16 vùng chuyên canh cây ăn quả và 11 vùng chuyên canh cây đặc sản. Những cây trồng này cho thu nhập cao hơn hẳn so với cây lương thực và mở ra nhiều ngành sản xuất như chế biến nông sản, dịch vụ tạo thêm công việc cho người lao động, làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội miền núi.[2]Vùng đồi núi nước ta có độ dốc cao, địa hình chia cắt mạnh, mạng lưới sông suối dày đặc, sông ngắn dốc, kết hợp với mưa nhiều và tập trung đã tạo 10 [...]... trạng sử dụng đất dốc - Đánh giá hiệu quả sử dụng đất dốc - Xác định lựu chọn các LUT sử dụng bền vững trên đất dốc huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An - Định hướng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất dốc tại địa phương 3.3 Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp điều tra, khảo sát thu thập số liệu thứ cấp: thu thập trên cơ sở các tài liệu, số liệu đã có sẵn từ các cơ quan nhà nước như phòng nông nghiệp. .. 276 1. 4- Đất nông nghiệp khác 40 2- Đất phi nông nghiệp 8.882 14,4 3- Đất chưa sử dụng 2.583 4,2 3. 1- Đất bằng chưa sử dụng 66 3. 2- Đất đồi chưa sử dụng 1.697 820 3. 3- Núi đá không có rừng cây tích cơ cấu (%) ( Nguồn: Kết quả thống kê của phòng TN & MT) Từ số liệu thống kê trên cho thấy quỹ đất Nghĩa Đàn cơ bản đã được khai thác sử dụng triệt để cho các mục đích Diện tích đất chưa sử dụng còn lại... về sử dụng đất của huyện: Bảng 4.1: Tình hình chung sử dụng quỹ đất của huyện năm 2008 Loại đất Diện Tổng diện tích tự nhiên (ha) 61.785 100 1- Đất nông nghiệp 50.320 81,4 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 27.142 1.1. 1- Đất trồng cây hàng năm 19.467 1.1. 2- Đất trồng cây lâu năm 7.675 1. 2- Đất lâm nghiệp 22.862 1.2. 1- Rừng sản xuất 18.156 1.2. 2- Rừng phòng hộ 4.705 1. 3- Đất nuôi trồng thuỷ sản 276 1. 4- Đất. .. sử dụng đất chính là cây hàng năm như ngô, sắn, khoai, mía và lúa phân bố chủ yếu loại đất có độ dốc từ 5 – 100 Mỗi xã được chọn ngẫu nhiên 30 hộ nông dân để điều tra phỏng vấn theo mẫu phiếu có sẵn - Phương pháp phân tích, so sánh: Hiệu quả sử dụng đất dốc được đánh giá thông qua hệ thống các chỉ tiêu kinh tế - xã hội – môi trường sau: Các chỉ tiêu chung đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất: Ở. .. toàn huyện - Nhóm đất lúa vàng đồi núi: Diện tích 3.410 ha, chiếm 5,95% đất toàn huyện .- Nhóm đất Feralít đỏ vàng vùng đồi núi (17 0-2 00m): Diện tích 30.207 ha, chiếm 52,69% đất thổ toàn huyện - Nhóm đất đen: Diện tích 3.870 ha, chiếm 6,75% đất toàn huyện - Nhóm đất Feralít đỏ vàng vùng núi thấp (20 0-1 .000m): Diện tích 6.730 ha, chiếm 11,62% đất toàn huyện 22 Luận văn tốt nghiệp SV: Hồ Thị Hồng Hạnh -. .. nông nghiệp ngoài ngoài những hiệu quả chung về kinh tế xã hội còn phải quan tâm rất nhiều đến hiệu quả về môi trường để khai thác sử dụng quỹ đất một cách bền vững Nếu chỉ xem xét hiệu quả trên phạm vi cá biệt, mọi hoạt động kinh tế có thể mang lại hiệu quả kinh tế cho một cá nhân, một đơn vị nhưng xét trên phạm vi toàn xã hội nó có thể ảnh hưởng xấu đến hiệu quả chung chính vì vậy đánh giá hiệu quả. .. pháp có hiệu quả cao trên đất dốc ít màu mỡ miền núi ﴾ Nguyễn Dậu, Võ Minh Khang, Nguyễn Văn Tiễn 1984 ﴿ Vì những lí do trên đây, trong sử dụng đất dốc việc hạn chế và chống xói mòn luôn là công việc quan trọng hàng đầu khi có ý định khai phá mở rộng 12 Luận văn tốt nghiệp SV: Hồ Thị Hồng Hạnh - KHĐ51 và canh tác trên đất dốc, phải chủ động sử dụng các biện pháp phòng chống xói mòn bảo vệ đất mới... mở rộng và canh tác trên vùng đất dốc Như vậy, chắc chắn vùng đất dốc sẽ tham gia tích cực vào quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước với sản xuất nông – lâm nghiệp, miền núi sẽ nhanh chóng trở thành một vùng được mở mang phát triển cho sản xuất nông nghiệp xứng đáng với vị trí chiến lược cả về kinh tế, xã hội và môi trường trong tương lai 2.2 Nghiên cứu một số vấn đề chung về hiệu quả và hiệu. .. triệu đồng, (ước cả tỉnh: 10, 5 triệu đồng) - Hiện tại Nghĩa đàn đang là huyện thuần nông, với tỷ trọng ngành Nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tới 59,3%; Công nghiệp - xây dựng: 15,7% và Dịch vụ thương mại 24,47 % Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế đến 60,0% từ nông - lâm - ngư, dịch vụ chiếm 25,0% và công nghiệp - xây dựng chỉ chiếm 15,0% - Tổng thu ngân sách của huyện năm 2008 còn thấp, chỉ đạt 24.302 triệu... lúa trên các loại đất thuộc nhóm 33 Luận văn tốt nghiệp SV: Hồ Thị Hồng Hạnh - KHĐ51 đất đỏ vàng Loại đất này thường thích hợp để trồng lúa và các loại cây ngắn ngày Có 2 loại đất: - Đất dốc tụ (D): 3.250 ha - Đất Feralít biến đổi do trồng lúa nước (Fl): 871 ha 4.2. 4- Nhóm đất Feralít đỏ vàng vùng đồi núi (17 0-2 00m): Diện tích 30.207 ha, chiếm 52,69% đất thổ nhưỡng toàn huyện, trong đó có 2 loại đất . chất đất) .- Đánh giá thực trạng sử dụng đất dốc- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất dốc. - Xác định lựu chọn các LUT sử dụng bền vững trên đất dốc ở huyện Nghĩa. hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên vùng đất dốc ở huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An” 3 Luận văn tốt nghiệp

Ngày đăng: 01/11/2012, 10:41

Hình ảnh liên quan

4.3.1. Tình hình chung về sử dụng đất của huyện: - “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên vùng đất dốc ở huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An”

4.3.1..

Tình hình chung về sử dụng đất của huyện: Xem tại trang 36 của tài liệu.
Bảng 4.3: Tình hình chung sử dụng đất theo các cấp độ dốc khác nhau của huyện: - “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên vùng đất dốc ở huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An”

Bảng 4.3.

Tình hình chung sử dụng đất theo các cấp độ dốc khác nhau của huyện: Xem tại trang 38 của tài liệu.
4.3.5. Tình hình sản xuất đất dốc trong sản xuất lâm nghiệp của huyện: - “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên vùng đất dốc ở huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An”

4.3.5..

Tình hình sản xuất đất dốc trong sản xuất lâm nghiệp của huyện: Xem tại trang 43 của tài liệu.
4.4.2.1. LUT cây ăn quả xen cây hàng năm theo mô hình nông lâm kết hợp: - “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên vùng đất dốc ở huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An”

4.4.2.1..

LUT cây ăn quả xen cây hàng năm theo mô hình nông lâm kết hợp: Xem tại trang 50 của tài liệu.
Như vậy, trong ba mô hình cây ăn quả chính trong huyện thì mô hình cam trồng thuần trên đất đồi đang là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao  hơn cả, nó vừa cho thu nhập cao nhất mà chi phí phải bỏ ra lại thấp nhất - “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên vùng đất dốc ở huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An”

h.

ư vậy, trong ba mô hình cây ăn quả chính trong huyện thì mô hình cam trồng thuần trên đất đồi đang là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cả, nó vừa cho thu nhập cao nhất mà chi phí phải bỏ ra lại thấp nhất Xem tại trang 54 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan