đề thi hóa lớp 10

5 1.3K 5
đề thi hóa lớp 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bài 1: Nguyên tử của một nguyên tố A có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 48, trong đó số hạt mang điện gấp hai lần số hạt không mang điện. Viết cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố A. Xác định vị trí của A trong bảng hệ thống tuần hoàn. (Đề thi tuyển sinh trường CĐ Giao thông vận tải – 2004) Bài 2: Cho 3 nguyên tố A, B, D (ZA < ZB < ZC). - A, B cùng một phân nhóm chính và ở 2 chu kỳ kiên tiếp trong bảng tuần hoàn. - B, D là 2 nguyên tố kế cận nhau trong 1 chu kỳ. - Tổng số proton trong 2 hạt nhân A, B là 24. Xác định A, B, D và vị trí của A, B, D trong bảng hệ thống tuần hoàn. (Đề thi đề nghị Olympic 30/4/2004 của trường THPT chuyên Nguyễn Du – Tỉnh Đắk Lắk) Bài 3: Một hợp chất cấu tạo từ cation M+ và anion X2-. Trong phân tử M2X có tổng số hạt p, n, e là 140. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt. Số khối của ion M+ lớn hơn số khối của ion X2- là 23. Tổng số hạt trong ion M+ nhiều hơn trong ion X2- là 31. a)Viết cấu hình electron các ion M+ và X2-. b)Xác định vị trí của M và X trong bảng tuần tuần hoàn. (Đề thi đề nghị Olympic 30/4/2004 của trường THPT Mạc Đĩnh Chi – TP Hồ Chí Minh) Bài 4: Hợp chất A được tạo thành từ cation X+ và anion Y-. Phân tử A chứa 9 nguyên tử, gồm 3 nguyên tố phikim. Tỷ lệ số nguyên tử của mỗi nguyên tố là 2:3:4. Tổng số proton trong A là 42 và trong ion Y- chứa 2 nguyên tố cùng chu kỳ, thuộc hai phân nhón chính liên tiếp. Xác định công thức hoá học và gọi tên A. (Đề thi đề nghị Olympic 30/4/2004 của trường THPT chuyên Hoàng Lê Kha –Tây Ninh) Bài 5: Hợp chất A có công thức phân tử M2X. Tổng số hạt trong A là 116, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 36. Khối lượng nguyên tử X lớn hơn M là 9. Tổng số 3 loại hạt trong X2- nhiều hơn trong M+ là 17. a) Xác định M, X. b) Cho 2,34g hợp chất A tác dụng với dd M’(NO3)2 thu 2,8662g kết tủa B. Xác định nguyên tử lương M’. Nguyên tố M’ có 2 đồng vị Y, Z. Biết tổng số khối là 128, số nguyên tử của đồng vị Y bằng 0,37 số nguyên tử của đồng vị Z. Xác định số khối của Y, Z. (Đề thi đề nghị Olympic 30/4/2000 của trường THPT Hùng Vương- TP Hồ Chí Minh) Bài 6: Một hợp chất A có công thức MX2, trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng. M là một kim loại, X là phi kim chu kỳ 3. Trong hạt nhân M có n - p=4, trong hạt nhân của X có n’=p’. Tổng số proton trong MX2 là 58. Hãy xác định M,X và vị trí của chúng trong bảng hệ thống tuần hoàn. (Đề thi đề nghị Olympic 30/4/2000-lớp 11-Trường THPT Hùng Vương – TP Hồ Chí Minh) Bài 7: Hợp chất A tạo thành từ cation R+ và anion Q2-. Mỗi ion đều do 5 nguyên tử của 2 nguyên tố tạo nên. Tổng số proton trong R+ là 11, tổng số electron trong Q2- là 50. Xác định công thức phân tử và gọi tên A, biết hai nguyên tố trong Q2- thuộc cùng một phân nhóm, ở hai chu kỳ liên tiếp. (Đề thi đề nghị Olympic 30/4/2000-lớp 11-Trường THPT chuyên Trần Hưng Đạo-Bình Thuận) Bài 8: Khối lượng phân tử của 3 kim loại A, B, C (đều có hoá trị II) lập thành cấp số cộng có công sai là 16. Tổng số hạt proton, nơtron, electron của 3 hạt nhân nguyên tử 3 nguyên tố A, B, C là 120. Hãy xác định công thức phân tử ba muối cacbonat của ba kim loại trên. Viết phương trình cho ba muối trên tác dụng với dd HNO3 loãng. (Đề thi đề nghị Olympic 30/4/2000-lớp 11-Trường THPT chuyên tỉnh Bạc Liêu) Bài 9: Tổng số proton, nơtron, electron trong nguyên tử của hai nguyên tố M và X lần lượt bằng 82 và 52. M và X tạo thành hợp chất MXa, trong phân tử có tổng số proton bằng 77. Xác định M, X và công thức phân tử của MXa. (Đề thi Olympic Hoá học ngày 04/11/1998 – TỈnh Bắc Giang) Bài 10: Hai nguyên tố A, B tạo thành hợp chất X. Khi đốt nóng đến 800oC, hợp chất X tạo ra đơn chất A. Số electron hoá trị trong nguyên tử nguyên tố A bằng số lớp electron nguyên tử nguyên tố B. Số electron hoá trị trong nguyên tử nguyên tố B bằng số lớp electron nguyên tử nguyên tố A, điện tích hạt nhân nguyên tử của B gấp 7 lần của A. Xác định A, B và công thức phân tử hợp chất X. (Đề thi Olympic Hoá học ngày 04/11/1998 – TỈnh Bắc Giang) Bài 11: X, Y, R, A, B theo thứ tự là 5 nguyên tố liên tiếp trong bảng hệ thống tuần hoàn. Tổng điện tích hạt nhân là 90 (X có số điện tích hạt nhân nhỏ nhất). a. Xác định X, Y, R, A, B. b.Viết cấu hình electron X2-, Y-, R, A+, B2+. So sánh bán kính của chúng và giải thích. (Đề thi Olympic Hoá học – Thành phố Đà Nẵng) Bài 12: Ba nguyên tố X, Y, Z ở trong cùng một chu kỳ có tổng số hiệu nguyên tử là 39. Số hiệu nguyên tử của Y bằng trung bình cộng số hiệu nguyên tử của X và Z. Nguyên tử của ba nguyên tố trên hầu như không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường. a. Xác định vị trí của các nguyên tố trên trong bảng hệ thống tuần hoàn, tính chất cơ bản và gọi tên từng nguyên tố. b.So sánh đô âm điện, bán kính nguyên tử của các nguyên tố đó. (Đề thi Hoá học phần vô cơ và đại cương ngày 30/11/1998 Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh – Trường THPT Năng khíếu) Bài 13: a. Tìm hai nguyên tố A, B ở hai chu kỳ liên tiếp nhau có tổng số điện tích hạt nhân nguyên tử bằng 23. b. Biết A, B ở hai phân nhóm chính liên tiếp, rất dễ tác dụng với nhau tạo thành hợp chất X. Xác định nguyên tử lượng A, B (B có nguyên tử lượng lớn hơn A). (Đề thi Olympic Hoá học – Tỉnh Sóc Trăng) Bài 14: A và B là 2 nguyên tố nằm trong 2 phân nhóm chính liên tiếp, có tổng số hạt proton là 25. A thuộc nhóm VI, đơn chất A không tác dụng được với đơn chất B ở nhiệt độ thường. a.Viết cấu hình electron của A, B. b.Xác định vị trí và tính chất cơ bản của A, B trong bảng hệ thống tuần hoàn. c.Cho biết các hợp chất được tạo ra từ A, B; các hợp chất được tạo ra từ A, B và hidro. Bài 15: Hợp chất Z được tạo bởi 2 nguyên tố M và R có công thức là MaRb. Trong đó R chiếm 6,67% về khối lượng. Trong hạt nhân nguyên tử M có số hạt nơtron bằng số hạt proton cộng thêm 4, còn trong hạt nhân nguyên tử R có số proton bằng số nơtron. Tổng số hạt proton trong phân tử của Z là 84 và a + b = 4. Xác định M, R và công thức phân tử hợp chất Z. Bài 16: Phân tử X cấu tạo từ các ion đều có cấu hình electron của nguyên tố khí hiếm Ar. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong phân tử là 164. Xác định X. Bài 17: Biết tổng số hạt cơ bản của một nguyên tử của nguyên tử của nguyên tố X trong 82 nguyên tố đầu bảng tuần hoàn là: Z + N + E = a. Hãy trình bày phương pháp biện luận để xác định nguyên tố X. Hãy xác định nguyên tố X biết: a) a = 13 b) a = 21 c) a = 34 ( Bài tập lý thuyết và thực nghiệm Hóa học ) Bài 18: X và Y là hai nguyên tố nằm kế tiếp nhau trong một phân nhóm chính của bảng hệ thống tuần hoàn ( dạng ngắn ). Tổng số proton trong hai hạt nhân của chúng bằng 58. a) Hãy viết cấu hình electron của các nguyên tử X và Y b) Từ đó hãy xác định vị trí của X và Y trong bảng tuần hoàn. ( Bài tập lý thuyết và thực nghiệm Hóa học ) Bài 19: A và B là 2 nguyên tố nằm trong hai phân nhóm chính kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn (dạng ngắn ). Biết A thuộc nhóm VI và tổng số hạt proton trong hai hạt nhân của A và B là 25, đơn chất A tác dụng được với đơn chất B a) Hãy viết cấu hình electron của A và B b) Xác định vị trí của A và B trong bảng tuần hoàn. ( Bài tập lý thuyết và thực nghiệm Hóa học ) Bài 20: Một hợp chất ion cấu tạo từ ion M2+ và ion X-. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong phân tử MX2 là 186 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54 hạt. Số khối của ion M2+ nhiều hơn trong X – là 21. Tổng số hạt proton, notron, electron trong M2+ nhiều hơn trong X – là 27 hạt. Viết cấu hình electron của các ion M2+, X-. Xác định vị trí của M và X trong bảng tuần hoàn. ( Bài tập lý thuyết và thực nghiệm Hóa học ) Bài 21: Hợp chất M được tạo nên từ cation X+ và anion Y3 - , mỗi ion đều do 5 nguyên tử của hai nguyên tố phi kim tạo nên. Biết tổng số proton trong X+ là 11 và trong Y 3 – là 47. Hai nguyên tố trong Y 3 – thuộc 2 chu kỳ kế tiếp nhau trong bảng hệ thống tuần hoàn và có số thứ tự cách nhau 7 đơn vị. a) Hãy xác định công thức phân tử của M. b) Mô tả bản chất các kiên kết trong phân tử M. ( Bài tập lý thuyết và thực nghiệm Hóa học ) Bài 22: Một nguyên tố R có 3 đồng vị X, Y ,Z ; biết tổng số các hạt cơ bản ( n, p, e ) trong 3 đồng vị bằng 129, số nơtron đồng vị X hơn đồng vị Y một hạt. Đồng vị Z có số proton bằng số nơtron. a) Xác định điện tích hạt nhân nguyên tử và khối lượng của 3 đồng vị X, Y, Z b) Biết 752,875 . 1020 nguyên tử R có khối lượng m-gam. Tỷ lệ nguyên tử các đồng vị như sau: Z : Y= 2769 : 141 và Y : X = 611 : 390. Xác định khối lượng nguyên tử trung bình của R và tính m. ( Bài tập lý thuyết và thực nghiệm Hóa học ) Bài 23: Có 3 nguyên tố A, B, C với ZA < ZB < ZC ( Z là điện tích hạt nhân). Biết:Tích ZA.ZB.ZC = 952 Tỷ số ( ZA + ZC ) / ZB = 3 Nguyên tử C có electron cuối cùng ứng với bộ 4 số lượng tử: n = 3, l = 1, m = 0, mS = - ½ a) Viết cấu hình electron của C. Xác định vị trí của C trong bảng hệ thống tuần hoàn từ đó suy ra nguyên tố C b) Tính ZA, ZB. Suy ra nguyên tố A, B c) Xác định trạng thái vật lý của hợp chất với Hiđrô của A, B, C. giải thích sự khác nhau giữa các trạng thái này. d) Hợp chất X tạo bởi 3 nguyên tố A, B , C có công thức ABC. Viết công thức cấu tạo của X và gọi tên X. e) Ở trạng thái lỏng, X có tính dẫn điện. Cho biết X được hình thành bằng liên kết gì? ( Bài tập lý thuyết và thực nghiệm Hóa học ) Bài 24: a) Trong một nguyên tử trung hoà điện có 6 electron, khối lượng nguyên tử bằng 12 đvC. Tính số proton, nơtron trong nguyên tử đó. b)Trong một nguyên tử, tổng số hạt mang điện là 26, khối lượng hạt nhân là 27 đvC. Tính số proton, nơtron, và khối lượng của nguyên tử đó. ( Bài tập nâng cao hoá học ) Bài 25: Một nguyên tử khi mất bớt electron biến thành ion dương. Khi nhận thêm electron biến thành ion âm. Tri tuyệt đối của điện tích ion bằng đúng số electron mà nguyên tử mất đi hay nhận thêm. Cho hai ion R4+ và R4–. Số nơtron trong hai ion này đều bằng 14. số electron trong ion R4+ bằng 10. Hãy viết ký hiệu hạt nhân của hai ion đó. Tính số electron trong nguyên tử trung hoà điện R và trong ion R4–. ( Bài tập nâng cao hoá học ) Bài 26: Một nguyên tử kí hiệu là R có tổng số các hạt proton, nơtron, electron bằng 24. a) Viết ký hiệu hạt nhân của nguyên tố và gọi tên nguyên tố đó, b) Viết cấu hình electrpn của nguyên tử và của ion R2– . c) Cho biết trong nguyên tử đó có bao nhiêu obital có electron chiếm giữ. ( Bài tập nâng cao hoá học ) Bài 27: Cho hai nguyên tử A và A’ có số khối lần lượt bằng 79 và 81. Hiệu số giữa số nơtron và số electron trong nguyên tử A là 9 còn trong nguyên tử B là 11 a) Cho biết A và A’ có phải là đồng vị với nhau hay không? b) Nếu trôn lần hai loại nguyên tử A và A’ theo tỷ lệ là: ……….thì tập hợp các nguyên tử thu được có khối lượng nguyên tử trung bình bằng bao nhiêu? c) Tập hợp các nguyên tử đó có phải là một nguyên tố hoá học hay không. Nếu là một nguyên tố thì nguyên tố đó chiếm vị trí nào trong bảng HTTH? ( Bài tập nâng cao hoá học ) Bài 28: Cho hợp chất có dạng MX , M là kim loại X là phi kim . Tổng p , n , e trong MX là 96. Trong đó tổng hạt mang điện lớn hơn tổng số hạt không mang điện là 16 . Tổng số hạt trong X lớn hơn tổng số hạt trong M là 18. Tổng số hạt trong hạt nhân X lớn hơn tổng số hạt trong hạt nhân M là. 1. Xác định số thứ tự của X , M .Gọi tên MX 2. Viết phương trình điều chế MX. Bài 29: Có 5 nguyên tố A , B , C , D , E liên tiếp nhau trong bảng tuần hoàn nguyên tố (được sắp xếp theo chiều tăng dần của số thứ tự biết rằng tổng số hiệu nguyên tử của chúng là 90 . Xác định nguyên tố . Bài 30: Có 2 nguyên tố X , Y mà số thứ tự của X > Y số pX > pY 8 hạt. Mặt khác tổng p , n , e của X là 54 trong đó tổng số hạt mang điện lớn hơn hạt không mang điện 1,7 lần . Hãy gọi tên X , YBài 31: Cho hợp chất MX3 trong đó M là kim loại và X là phi kim. Phân tử MX3 có tổng số p, n , e là 196 trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. Số hạt mang điện trong M nhỏ hơn số hạt trong X là 8. 1. Xác định số thứ tự của M và X . Gọi tên MX3 2. Viết một số phương trình điều chế MX3 Bài 32: Có 2 nguyên tố A ,B nằm ở hai nhóm liên tiếp có tổng proton trong hạt nhân là 25 mà trong đó zA < zB thuộc nhóm VI A 1. Gọi tên A và B 2. Viết công thức các ôxit chứa đồng thời Hydrô A và B Bài 33: Có 2 nguyên tố A và B biết hiệu số về số proton trong hạt nhân bằng 6. Tổng số proton và số notron của A và B là 92 . Xác định số thứ tự z của A , B mà zA > zB 1. Gọi tên A, B 2. Nêu rõ vị trí của A , B trên bảng hệ thống tuần hoàn và nêu lên tính chất giống và khác nhau về cấu tạo vỏ. Bài 34: Tính tỉ số khối lượng nguyên tử có x proton, y notron và x electron với khối lượng hạt nhân của nguyên tử đó. Rút ra kết luận . Bài 35: Có 3 nguyên tố A , B , C cùng trong phân nhóm chính A và cả 3 nguyên tố này đều thuộc 3 chu kỳ liên tiếp. Tổng hạt p của A , B , C bằng 70. Gọi tên các nguyên tố A , B , C. Bài 36: Cho ion âm AB3 2- có tổng e bằng 32 trong A cũng như B có số p bằng số n . Gọi tên các nguyên tố A , B . Giải thích sự hình thành ion A và B . hoàn. (Đề thi đề nghị Olympic 30/4/2000 -lớp 11-Trường THPT Hùng Vương – TP Hồ Chí Minh) Bài 7: Hợp chất A tạo thành từ cation R+ và anion Q2-. Mỗi ion đều. liên tiếp. (Đề thi đề nghị Olympic 30/4/2000 -lớp 11-Trường THPT chuyên Trần Hưng Đạo-Bình Thuận) Bài 8: Khối lượng phân tử của 3 kim loại A, B, C (đều có hoá

Ngày đăng: 24/10/2013, 21:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan