Những tác động của tình trạng đô la hóa đến nền kinh tế việt nam

24 847 0
Những tác động của tình trạng đô la hóa đến nền kinh tế việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

khóa luận, luận văn, chuyên đề, tiểu luận, báo cáo, đề tài

Những tác động của tình trạng đô la hóa đến nền kinh tế Việt Nam – Nhóm Dollarize PHẦN 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÔ LA HÓANHỮNG TÁC ĐỘNG CỦAĐẾN NỀN KINH TẾ 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÔ LA HÓA: 1.1.1 Quan niệm về đô la hóa: “Đô la hóa” có thể hiểu một cách thông thường trong một nền kinh tế khi ngoại tệ được sử dụng một cách rộng rãi thay thế cho đồng nội tệ trong toàn bộ hoặc trong một số chức năng tiền tệ, thì nền kinh tế đó bị coi đô la hóa toàn bộ hoặc một phần. Những nền kinh tế bị đô la hóa thì ngoại tệ được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động thanh toán, cất trữ và niêm yết giá hàng hóa dịch vụ. Ngoài đồng USD còn có các ngoại tệ mạnh khác trên thế giới như đồng Euro Châu Âu, đồng Mác Đức, đồng Yên Nhật .Trong một khoảng thời gian dài đồng USD được đánh giá đồng tiền được sử dụng rộng rãi nhất trong các giao dịch kinh tế quốc tế, vì vậy trong phạm vi tiểu luận này đô la hóa chỉ sự thay thế nội tệ cho USD. 1.1.2 Phân loại đô la hoá: có 3 loại 1.1.2.1 Đô la hóa không chính thức: (unofficial dollarization) Đô la hóa không chính thức trường hợp đồng đô la được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế, mặc dù không được quốc gia đó chính thức thừa nhận. Đô la hóa không chính thức một hình thức rất phổ biến, nó diễn ra ở đa số các thị trường phát triển và diễn ra không đồng đều giữa các quốc gia. Ở một số nước giá trị của đồng nội tệ biến động quá nhiều nên người ta thường sử dụng đô la để giao dịch mua bán, làm phương tiện cất trữ, tiết kiệm vì nó sẽ có ít rủi ro hơn. Khi đó tại các quốc gia đó diễn ra tình trạng đô la hóa không chính thức. 1.1.2.2. Đô la hóa bán chính thức: (semiofficial dollarization) Đô la hóa bán chính thức trường hợp một số nước có hệ thống lưu hành chính thức hai đồng tiền. Ở những nước này, đồng ngoại tệ đồng tiền lưu hành hợp pháp, thậm chí có thể chiếm ưu thế trong các khoản tiền gửi ngân hàng, nhưng đóng vai trò thứ cấp trong việc trả lương, thuế và những chi tiêu hàng ngày. Các nước này vẫn duy trì một ngân hàng trung ương để thực hiện chính sách tiền tệ của họ sao cho hữu hiệu nhất. 1.1.2.3. Đô la hóa chính thức: (official dollarization) Đô la hóa chính thức (hay còn gọi đô la hóa hoàn toàn) xảy ra khi đồng ngoại tệ đồng tiền hợp pháp duy nhất được lưu hành. Nghĩa đồng ngoại tệ được sử dụng trong tất cả các hoạt động của doanh nghiệp cũng như trong các khoản thanh toán của Chính phủ. Nếu đồng nội tệ còn tồn tại thì nó chỉ có vai trò thứ yếu và thường chỉ những đồng tiền xu hay các đồng tiền mệnh giá nhỏ. Thông thường các nước chỉ áp dụng đô la hóa chính thức sau khi đã thất bại trong việc thực thi các chương trình ổn định kinh tế. Đô la hóa chính thức không có nghĩa chỉ có một hoặc hai đồng ngoại tệ được lưu hành hợp pháp. Tuy nhiên các nước đô la hóa chính thức thường chỉ chọn một đồng ngoại tệ làm đồng tiền hợp pháp. 1 Những tác động của tình trạng đô la hóa đến nền kinh tế Việt Nam – Nhóm Dollarize 1.1.3 Phương pháp đo lường mức độ đô la hóa: Để đo lường mức độ đô la hóa của một nền kinh tế, các chuyên gia IMF đưa ra cách đánh giá dựa vào công thức sau : Trong đó M2 bao gồm: tiền mặt trong lưu thông, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, và tiền gửi ngoại tệ. Theo IMF, nước có tỷ lệ đô la hóa cao: tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ chiếm trên 30% tổng khối lượng tiền tệ mở rộng (M2) ; nước có tỷ lệ đô la hóa cao vừa phải: tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ chiếm trên 16.4% tổng khối lượng tiền tệ mở rộng (M2). Tuy nhiên, việc xác định mức độ đô la hóa của một nền kinh tế sẽ khó chính xác trong trường hợp tồn tại một lượng ngoại tệ nằm ngoài hệ thống ngân hàng được dân chúng cất giữ và thanh toán trong xã hội (đô la hoá trong xã hội); đặc biệt tại các nước đang phát triển và đang chuyển đổi khi mà tình trạng buôn lậu còn lớn chưa kiểm soát được, bộ máy hải quan còn non kém và tuỳ tiện, luật pháp không nghiêm, tình trạng tham nhũng đáng lo ngại. Do đó, hầu như không có phương pháp thống kê chính xác các nguồn đô la Mỹ chuyển từ nước ngoài vào trong nước qua con đường tư nhân như: thu nhập từ buôn lậu hay buôn bán tiểu ngạch, kiều hối, quà biếu và quà tặng bằng đô la Mỹ, cá nhân mang trực tiếp theo mình khi xuất cảnh có khai báo (trên mức quy định) và không khai báo (không tự giác khai báo và dưới mức phải khai báo), các nguồn thu bằng đô la Mỹ ở trong nước như: dịch vụ du lịch với khách nước ngoài . Bởi vậy, chủ yếu phải dựa vào quan sát, thông tin dư luận, nhìn nhận các giao dịch thanh toán trong dân cư, nhất các giao dịch có giá trị lớn như mua bán bất động sản, mua xe máy… 1.1.4 Các nguyên nhân của đô la hóa: Theo thống kê, các quốc gia có nền kinh tế đô la hóa chính thức đều những quốc gia nhỏ cả về quy mô dân số cũng như diện tích. Đối với những quốc gia này, đô la hóa chính thức nền kinh tế có thể xuất phát từ ý muốn chủ quan của các nhà lãnh đạo. Theo họ, việc chấp nhận một ngoại tệ mạnh tiền tệ chính thức góp phần làm cho nền kinh tế ổn định hơn, lạm phát thấp hơn, tăng trưởng ở mức cao và họ chấp nhận đánh đỏi chủ quyền về tiền tệ để đạt được sự ổn định này, vì suy cho cùng mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Cho nên tình trạng đô la hóa có thể xuất phát từ một số nguồn gốc sau đây: Thứ nhất, hiện tượng đô la hóa có xuất phát điểm từ cơ chế tiền tệ thế giới. Một số quốc gia phát triển có loại tiền tệ mạnh, đặc biệt có thể kể đến đó đồng đô la Mỹ. Loại tiền tệ này được sử dụng trong các hoạt động thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế, nó đóng vai trò của “tiền tệ thế giới”. Tuy nhiên ngoài đô la Mỹ thì còn có một số các đồng tiền của các nước phát triển khác cũng được quốc tế hóa như: bảng Anh, yên Nhật, Euro…nhưng các đồng tiền này tham giao vào giao lưu kinh tế quốc tế không lớn, chỉ có đồng đô la Mỹ chiếm tỷ trọng cao nhất (khoảng 70% kim ngạch giao dịch thương mại thế giới). Thứ hai, tỷ lệ lạm phát cao, giá trị của đồng nội tệ giảm cũng dẫn đến tình trạng đô la hóa. Khi đồng tiền trong nước mất giá, người dân phải tìm các công cụ dự trữ giá trị khác như ngoại tệ mạnh hay vàng để giảm rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên ngoại tệ mạnh không 2 Những tác động của tình trạng đô la hóa đến nền kinh tế Việt Nam – Nhóm Dollarize chỉ làm chức năng phương tiện cất trữ giá trị mà nó còn dần dần cạnh tranh với đồng nội tệ trong chức năng phương tiện thanh toán. Đô la hóa diễn ra khá phổ biến ở các quốc gia chậm phát triển. Thứ ba, trình độ phát triển kinh tế, trình độ dân trí và tâm lý người dân ở các nước khác nhau nên mức độ đô la hóa cũng khác nhau. Những yếu tố nói trên ở mức độ càng thấp thì mức độ đô la hóa càng cao, nước đó càng phụ thuộc vào đồng ngoại tệ mạnh. Thứ tư, do quá trình quốc tế hóa giao lưu thương mại và đầu tư nên các nước xuất hiện nhu cầu sử dụng một đơn vị tiền tệ thế giới để giao dịch. 1.2 Những tác động của tình trạng đô la hóa đến nền kinh tế: 1.2.1 Tác động tích cực : Lợi ích lớn nhất của đô la hóa có lẽ nó mang lại sự ổn định kinh tế, tỉ lệ lạm phát cao sẽ được kiềm chế xuống mức kiểm soát được. Với các nước đô la hóa chính thức, do có một lượng lớn đô la Mỹ trong hệ thống ngân hàng nên ngân hàng trung ương sẽ không còn khả năng phát hành thêm tiền và gây ra lạm phát. Đồng thời ngân sách nhà nước do không thể phát hành thêm tiền để bù đắp thâm hụt nên việc sử dụng ngân sách sẽ mang tính tích cực hơn. Đô la Mỹ đồng tiền đáng tin cậy trên thế giới, cho nên đô la hóa sẽ giảm thiểu các rủi ro về khả năng mất giá tiền tệ, loại bỏ rủi ro cán cân thanh toán và đồng thời sẽ giúp hạ lãi suất khuyến khích tự do thương mại và đầu tư quốc tế. Đô la hóa sẽ giúp thu hút đầu tư nước ngoài một khi họ biết giá trị tài sản quy ra tiền của họ sẽ không thay đổi, những điều này sẽ đưa đến tốc độ phát triển nhanh và đầu tư tăng. Ở các nước có hiện tượng đô la hóa chính thức thì chi phí giao dịch sẽ được hạ thấp vì các chi phí như chênh lệch tỷ giá mua và bán khi chuyển đổi từ đồng tiền này sang đồng tiền khác được xóa bỏ. Hạn chế việc vay nợ nước ngoài và tăng cường khả năng cho vay của ngân hàng cũng như khả năng hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này bởi vì ngân hàng huy động được một lượng lớn ngoại tệ thu được từ tiền gửi của người dân vào hệ thống khi mà lãi suất ngoại tệ hấp dẫn. Từ nguồn ngoại tệ đó NHTM cho các doanh nghiệp vay nên hạn chế được việc phải đi vay nợ nước ngoài. Thu hẹp chênh lệch tỷ giá trên hai thị trường chính thức và phi chính thức. Tỷ giá chính thức càng gần với thị trường thi chính thức thì sẽ tạo động cơ để chuyển các hoạt động từ thị trường phi chính thức (bất hợp pháp) sang thị trường chính thức (thị trường hợp pháp). 1.2.2 Tác động tiêu cực: Ảnh hưởng đến việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô. Một nền kinh tế có tỷ trọng ngoại tệ lớn sẽ làm cho các chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt chính sách tiền tệ bị mất đi tính độc lập mà lại chịu nhiều ảnh hưởng bởi diễn biến kinh tế quốc tế, nhất khi xảy ra các cuộc khủng hoảng kinh tế. Tuy đô la hóa mang lại sự ổn định cho cả nước, nó cũng đồng thời làm cho nền kinh tế dễ bị tổn thương và nhạy cảm ơn với những thay đổi liên quan đến giá trị của đồng đô la cho dù sự dao động ấy bắt nguồn từ các thay đổi trong nội bộ nền kinh tế Mỹ. 3 Những tác động của tình trạng đô la hóa đến nền kinh tế Việt Nam – Nhóm Dollarize Quốc gia thực hiện đô la hóa sẽ không thể đối phó với các cú sốc kinh tế, ví dụ như dao động của giá dầu trên thị trường thế giới, bằng cách thay đổi tỉ giá hối đoái. Đô la hóa sẽ vô hiệu hóa cách sử dụng chính sách tỉ giá hối đoái. Ngoài việc đánh mất khả năng in tiền, một trong những biện pháp tài chính cực kỳ quan trọng, nước thực hiện đô la hóa sẽ mất ưu quyền tiền tệ. Về cơ bản ưu quyền tiền tệ lợi nhuận thu được từ việc phát hành tiền. Đây một hình thức kinh doanh rất có lãi. Chính phủ Mỹ thu được khoảng 25 tỷ USD một năm từ ưu quyền tiền tệ, và khi người dân các nước khác giữ tờ USD trong tay thì họ đã góp phần làm giàu cho Bộ Tài chính Mỹ. Một hạn chế nữa của đô la hóa nỗi lo sợ tiền giả (ngay cả Mỹ cũng khó phân biệt được tiền giả khi mà công nghệ làm tiền giả hiện nay ngày càng tinh vi và các máy móc có khi còn khó có thể phát hiện ra được). Đô la hóa chính thức sẽ làm mất đi chức năng của ngân hàng trung ương người cho vay cuối cùng của các ngân hàng. Trong các nước đang phát triển chưa bị đô la hóa hoàn toàn, mặc dù các ngân hàng có vốn tự có thấp, song người dân vẫn tin tưởng vào sự an toàn đối với các khoản tiền gửi của họ tại các ngân hàng. Nguyên nhân do có sự bảo lãnh ngầm của Nhà nước với các khoản tiền này. Điều này chỉ có thể làm được đối với đồng tiền nội tệ, chứ không thể áp dụng được đối với đô la Mỹ. Đối với các nước đô la hóa hoàn toàn, khu vực ngân hàng sẽ trở nên bất ổn hơn trong trường hợp ngân hàng thương mại bị phá sản và sẽ phải đóng cửa khi chức năng người cho vay cuối cùng của ngân hàng trung ương đã bị mất. Qua phân tích những lý luận chung về đô la hoá và ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế chúng ta đã có một cái nhìn khá tổng quát về hiện tượng đô la hoánhững nguồn gốc gây nên hiện tượng này. Vậy đô la hoáViệt Nam do đâu, thực trạng và mức độ của nó như thế nào, nó tác động như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam? Chúng ta sẽ làm sáng tỏ những câu trả lời này ở phần 2. 4 Những tác động của tình trạng đô la hóa đến nền kinh tế Việt Nam – Nhóm Dollarize PHẦN 2 : THỰC TRẠNG TÌNH TRẠNG ĐÔ LA HÓA TẠI VIỆT NAM 2.1 Thực trạng vấn đề đôla hóaViệt Nam Hiện tượng nền kinh tế Việt Nam sử dụng rộng rãi đồng đô la Mỹ trong giao dịch buôn bán . bắt đầu được chú ý đến từ năm 1988 khi các ngân hàng được phép nhận tiền gửi bằng đồng đô la. Đến năm 1992, tình trạng đô la hoá đã tăng lên mạnh với hơn 41% lượng tiền gửi vào các ngân hàng bằng đô la USD. Trước tình trạng này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cố gắng đảo ngược quá trình đô la hoá nền kinh tế và đã khá thành công khi giảm mạnh mức tiền gửi bằng USD vào các ngân hàng xuống còn 20% vào năm 1996. Nhưng tiếp theo đó cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã khiến cho đồng tiền Việt Nam giảm giá trị, và Việt Nam lại tiếp tục chịu sức ép của tình trạng đô la hoá. Đến cuối năm 2001, tỷ lệ đồng USD được gửi vào các ngân hàng tăng lên đến 31,7%. Tỷ lệ này có xu hướng giảm đáng kể trong những năm tiếp theo, đến năm 2003 còn 23,6% và đến năm 2007 19,9%. Đây xu hướng tích cực, cho thấy tình trạng đô la hoá tài sản nợ trong hệ thống ngân hàng thương mại đang được kiềm chế một cách có hiệu quả. Người dân đã có niềm tin vào đồng tiền nội địa nhiều hơn. Tuy nhiên, năm 2008 lạm phát tăng cao cùng với cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho người dân mất niềm tin vào đồng nội tệ đã khiến cho tình trạng đôla hóa này lại trên đà tăng mạnh trở lại. Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ FCD/M2 ở Việt Nam từ năm 2003 đến 2010 Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Tổng hợp Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng phương tiện thanh toán (M2) đến ngày 20/5/2011 chỉ tăng 1,59% so với tháng cuối năm 2010. Đây con số cực kì khiêm tốn so với kế hoạch tăng tổng phương tiện thanh toán cho cả năm 2011 15- 5 Những tác động của tình trạng đô la hóa đến nền kinh tế Việt Nam – Nhóm Dollarize 16%. Trong khi đó, huy động vốn ngoại tệ lại tăng 18,28% so với cuối năm 2010, do đó, tỷ lệ FCD/M2 tính đến 20/5/2011 20,17%. Trong vài năm trở lại đây, tỷ lệ FCD/M2 dao động quanh mức 23%, đây mức độ có thể chấp nhận được theo quan điểm của IMF. Tuy nhiên, trong khi tỷ lệ này ở các nước trong khu vực thấp hơn rất nhiều, như: Indonesia, Thái Lan, Malaysia .chỉ khoảng 7-10%. Mặt khác, chỉ tiêu này mới chỉ phản ánh được lượng ngoại tệ được gửi tại các NHTM mà chưa phản ánh được lượng ngoại tệ trôi nổi trên thị trường và lượng ngoại tệ được cất trữ tại các hộ gia đình. Vì vậy có thể nói những con số này mới mang tính tương đối và nó chưa phản ánh chính xác tình trạng đô la hóaViệt Nam hiện nay. Những năm qua, lượng tiền gửi tuyệt đối bằng USD tại các NHTM ở nước ta đã không ngừng tăng lên. Trong đó có thể nói đến đó ở hệ thống ngân hàng tại 2 thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Với nguồn vốn ngoại tệ rất lớn, các ngân hàng thường có 2 cách lựa chọn. Lựa chọn thứ nhất đem gửi ở ngân hàng nước ngoài để kiếm lời bằng chênh lệch lãi suất do các nước đó có lãi suất gửi USD cao hơn trong nước hoặc thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ quốc tế. Cách thứ hai đầu tư và cho các doanh nghiệp trong nước vay. Cách thứ nhất buộc các ngân hàng phải có một lượng USD tương đối lớn, tuy nhiên nó đem lại hiệu quả kinh tế không cao không những thế lại luôn tiềm ẩn những rủi ro do giá USD trên thị trường thế giới luôn biến động khó lường. Điển hình việc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã từng có giai đoạn bị thua lỗ hàng chục triệu USD do kinh doanh ngoại tệ. Chính vì vậy mà các ngân hàng thường thực hiện theo cách thứ 2: đầu tư cho vay trong nước, và chính điều này đã làm gia tăng các giao dịch, thanh toán bằng USD trên nhiều loại thị trường. Điều này không những đẩy nhanh quá trình đô la hóa mà còn mang lại nhiều rủi ro cho doanh nghiệp vay vốn bằng USD vì họ kinh doanh bằng VND nhưng phải trả nợ ngân hàng bằng USD và tất nhiên sẽ phải gánh chịu rủi ro về tỷ giá. 6 Những tác động của tình trạng đô la hóa đến nền kinh tế Việt Nam – Nhóm Dollarize Biểu đồ 2.2 : Khối lượng tiền gửi bằng ngoại tệ giai đoạn 2003 – 2010 Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Tổng hợp Qua biểu đồ 2.2 ta thấy khối lượng tiền gửi USD tăng qua các năm, tăng từ 6.220 triệu USD năm 2003 lên 25.734 triệu USD vào năm 2010, và đến 20/05/2011 30.438 triệu USD. Tốc độ tăng trung bình từ năm 2003 đến năm 2010 23%/năm. Song song với xu hướng biến đổi của cơ cấu tiền gửi, tỷ trọng dư nợ cho vay bằng ngoại tệ so với tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng thương mại cũng biến đổi phức tạp qua các năm. Biểu đồ 2.3 : Tỷ lệ dư nợ cho vay bằng ngoại tệ trên tổng dư nợ cho vay Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Tổng hợp Biểu đồ 2.4: Diễn biến tiền gửi ngoại tệ và dư nợ cho vay ngoại tệ 7 Những tác động của tình trạng đô la hóa đến nền kinh tế Việt Nam – Nhóm Dollarize Nguồn: Tổng hợp từ Ngân hàng Nhà nước Như vậy tỷ lệ dư nợ cho vay bằng ngoại tệ trên tổng dư nợ cho vay của các NHTM trong các năm 2003-2010 chiếm tỷ trọng trung bình khoảng 21%. Trong suốt giai đoạn 2003 – 2010, hầu hết các năm đều có dư nợ ngoại tệ nhỏ hơn tiền gửi bằng ngoại tệ, riêng năm 2007 nhu cầu vay ngoại tệ lại lớn hơn lượng tiền gửi bằng ngoại tệ (1.454 tỷ VND). Có thể nói Việt Nam một nền kinh tế bị đôla hóa một phần, tuy nhiên mức độ chính xác của đôla hóa số liệu rất khó xác định do việc giao dịch bằng USD trên thị trường phi chính thức việc mà Nhà nước không hoàn toàn kiểm soát được. Một lĩnh vực đôla hóa tương đối mạnh đó kinh doanh qua mạng, buôn bán các sản phẩm nhập khẩu đặc biệt đồ điện tử. Ta có thể thấy việc niêm yết bằng cả VND lẫn USD ở hầu như 100% các trang web bán đồ điện tử như: máy vi tính, các thiết bị gia dụng nhập ngoại…Mặc dù hai loại giá được đặt song song nhưng việc thanh toán thực tế thì luôn được thực hiện bằng USD, nếu khách hàng thanh toán bằng VND thì giá của hàng hóa sẽ dựa trên tỷ giá hối đoái giữa VND và USD ngày thực hiện giao dịch. Những hàng hóa này thường những hàng hóa mà doanh nghiệp Việt Nam phải nhập khẩu toàn bộ hoặc nhập khẩu từng linh kiện, nên giá của chúng phụ thuộc hoàn toàn vào USD. Vì vậy để tránh rủi ro tỷ giá cho mình, các công ty buộc phải niêm yết giá bằng USD. Ngoài ra, doanh nghiệp niêm yết giá bằng USD còn để tăng tính “sành điệu”, “thương mại điện tử”. Điều này rất đáng lo ngại vì kinh doanh qua mạng đang xu hướng kinh doanh chủ yếu trong tương lai. Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, tất yếu các quan hệ hợp tác làm ăn, buôn bán với nước ngoài ngày càng tăng lên, cũng theo đó 8 Những tác động của tình trạng đô la hóa đến nền kinh tế Việt Nam – Nhóm Dollarize lượng ngoại tệ chảy vào Việt Nam ngày càng nhiều về số lượng và theo nhiều kênh khác nhau. - Thứ nhất nguồn kiều hối (chưa kể kiều hối chuyển lậu, ngoại tệ người Việt Nam nhập cảnh không khai báo…) chuyển về Việt nam mỗi năm một tăng với mức tăng bình quân trên 10% mỗi năm. Biểu đồ 2.5 : Lượng kiều hối chuyển về Việt Nam trong giai đoạn 2003 -2010 Đơn vị: Triệu USD Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam Từ biểu đồ 2.5 có thể thấy lượng kiều hối chuyển qua con đường chính thức vào Việt Nam có xu hướng năm sau liên tục tăng so với năm trước. Tuy nhiên bên cạnh luồng kiều hối vào Việt Nam theo con đường chính thức thì một bộ phận lớn kiều hối chảy vào Việt Nam theo con đường phi chính thức, gọi “kiều hối lậu”. Kiều hối lậu chuyển vào Việt Nam chủ yếu bằng tiền mặt USD do Việt kiều chuyển trực tiếp về nước mà không qua hệ thống ngân hàng. Trên thực tế người nhận kiều hối lậu rất ít khi gửi, bán ngoại tệ cho ngân hàng mà chủ yếu nắm giữ ngoại tệ tiền mặt hoặc bán trên thị trường ngầm. Theo ước tính, nguồn kiều hối lậu hàng năm không dưới 1 tỷ USD tạo nên nguồn USD trôi nổi khá lớn trên thị trường ngầm nằm ngoài sự kiểm soát của Nhà nước. Bên cạnh đó, đối với nguồn kiều hối chính thức, cơ chế quản lý ngoại hối cho phép việc chi trả bằng tiền mặt cho người thụ hưởng trong nước cũng nguyên nhân tạo nên lượng ngoại tệ trôi nổi trên thị trường ngầm. Các khoản kiều hối sau khi đi qua hệ thống ngân hàng nếu không được khuyến khích chuyển thành nội tệ sẽ phát tán trong dân cư dưới hình thức ngoại tệ và làm tăng khả năng đôla hóa nền kinh tế. 9 Những tác động của tình trạng đô la hóa đến nền kinh tế Việt Nam – Nhóm Dollarize - Thứ hai, lượng khách quốc tế đến Việt Nam cũng tăng nhanh, năm 2003 mới 2,43 triệu lượt người; năm 2007 tăng lên 4,27 triệu lượt người; đến năm 2010 đạt 5 triệu lượt người. Lượng khách này mang theo một số lượng lớn ngoại tệ, và chi tiêu bằng ngoại tệ tiền mặt tại các cửa hàng kinh doanh ngoại tệ làm tăng nguy cơ đô la hóa. Biểu đồ 2.6: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam Nguồn: Tổng cục Thống kê - Thứ ba, thu nhập bằng đô la Mỹ trong các tầng lớp dân cư ngày càng được mở rộng và tăng lên. Đó thu nhập của những người Việt Nam làm việc cho các công ty nước ngoài và các tổ chức quốc tếViệt Nam; tiền cho người nước ngoài thuê nhà và kinh doanh du lịch; khách quốc tế đến và chi tiêu đô la bằng tiền mặt ở Việt Nam; người nước ngoài sinh sống và làm việc ở Việt Nam tiêu dùng; tiền của người Việt Nam định cư ở nước ngoài gửi về; tiền của những người đi xuất khẩu lao động, đi học tập, hội thảo, làm việc ngắn ngày mang về. - Thứ tư, tiền viện trợ không hoàn lại, tiền của các tổ chức tài chính, tổ chức từ thiện quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài. - Thứ năm, ngoại tệ từ các hoạt động buôn lậu và một số nguồn ngoại tệ qua các hoạt động kinh tế ngầm khác. Đây kênh ngoại tệ chuyển vào nước ta mà nhà nước không thể kiểm soát được, có thể gây lũng đoạn nền kinh tế, đó chưa kể tới nền kinh tế nước ta nền kinh tế tiền mặt, các tổ chức phi pháp nước ngoài có thể bơm USD vào nền kinh tế Việt Nam cho các hoạt động rửa tiền. - Thứ sáu, hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục tăng trưởng khá, cũng thu hút một lượng lớn ngoại tệ vào nền kinh tế. • Đầu tư trực tiếp nước ngoài: Việt Nam luôn coi việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài một nhiệm vụ quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế đất 10 . năng đ la hóa nền kinh tế. 9 Những tác động của tình trạng đô la hóa đến nền kinh tế Việt Nam – Nhóm Dollarize - Thứ hai, lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Những tác động của tình trạng đô la hóa đến nền kinh tế Việt Nam – Nhóm Dollarize PHẦN 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÔ LA HÓA VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN

Ngày đăng: 24/10/2013, 11:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan