LÝ THUYẾT về mối QUAN hệ GIỮA lạm PHÁT mục TIÊU và TĂNG TRƯỞNG KINH tế

7 850 5
LÝ THUYẾT về mối QUAN hệ GIỮA lạm PHÁT mục TIÊU và TĂNG TRƯỞNG KINH tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

khóa luận, luận văn, chuyên đề, tiểu luận, báo cáo, đề tài

omTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA KẾ TOÁN BÀI TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI 9 TÓM LƯỢC THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ GVHD: TRƯƠNG MINH TUẤN DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 2 Họ tên STT Chữ ký Nguyễn Thị Măng 73 Nguyễn Thị Y Nương 94 Ngô Thị Thanh Nhàn 87 Nguyễn Thị Ngân Giang 23 Trần Ngọc Tuyên Linh 65 TP.HCM 11/2012 LỜI MỞ ĐẦU Trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ, các Ngân hàng Trung ương cố gắng đặt ra cho mình một khuôn khổ điều hành chính sách tiền tệ phù hợp. Có nhiều cơ chế điều hành chính sách tiền tệ khác nhau được các Ngân hàng Trung ương xác lập tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi quốc gia. Rất khó có thể đánh giá rằng cơ chế điều hành chính sách tiền tệ này là tối ưu hơn cơ chế kia. Sự thay đổi về môi trường vận hành, cấu trúc thể chế nền kinh tế, kể cả môi trường kinh tế, tài chính quốc tế tạo ra những thách thức mới áp lực thúc đẩy Ngân hàng Trung ương tìm đến sự phù hợp hơn về cơ chế điều hành chính sách tiền tệ nhằm góp phần bảo đảm cho nền kinh tế tăng trưởng bền vững trong dài hạn. Lịch sử các nền kinh tế kinh nghiệm các nước cho thấy việc tìm kiếm một cơ chế điều hành chính sách tiền tệ tốt hơn dẫn đến việc áp dụng mô hình điều hành chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu (Inflation Targeting). Vì mục tiêu cuối cùng là duy trì tỷ lệ lạm phát thấp một cách thường xuyên nhằm tối đa hóa tốc độ phát triển kinh tế thực tế, các cơ quan quản tiền tệ thấy rằng mô hình này là ưu việt hơn so với các mô hình khác. thực tế cho thấy, trong thập kỷ qua, các quốc gia áp dụng cơ chế chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu đã có thể duy trì tỷ lệ lạm phát tương đối thấp ổn định, tăng trưởng kinh tế cao hơn, tỷ lệ thất nghiệp giảm đi mức sống của người dân được cải thiện đáng kể, đồng thời, khả năng ứng phó với khủng hoảng của các quốc gia áp dụng lạm phát mục tiêu cũng tốt hơn so với những nước không áp dụng cơ chế này. Trang 2 / 23 I. Khái quát về lạm phát mục tiêu: 1. Định nghĩa: Lạm phát mục tiêu (Inflation Targeting - IT): Theo IMF, Chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu là một bản thông báo ra công chúng về chỉ tiêu trung hạn của lạm phát cũng như uy tín của cơ quan thẩm quyền về tiền tệ để đạt mục tiêu này. Các yếu tố khác bao gồm phổ biến thông tin về các kế hoạch mục tiêu của nhà hoạch định chính sách tiền tệ tới công chúng thị trường, cũng như trách nhiệm giải trình của Ngân hàng Trung ương để đạt được các chỉ tiêu lạm phát của mình. Một chính sách tiền tệ để có thể vận hành tốt thì cần có cái “neo” danh nghĩa cho chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu cũng là một cái neo. Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao lại dùng lạm phát làm “neo”?. Bài nghiên cứu Exchange rate or inflation targeting in monetary policy? của tác giả Thórarinn G.Pétursson đã đưa ra một số giải cho việc này. Theo đó, khi điều hành chính sách tiền tệ dưới chế độ tỷ giá cố định đã bộc lộ nhiều hạn chế như: Chính sách tiền tệ luôn bị động, không đáp ứng được các cú sốc trong nước, mà thay vào đó là bị gắn chặt vào sự lên/xuống của đồng ngoại tệ mạnh khó có thể theo đuổi mục tiêu của mình, bên cạnh đó chịu áp lực của các luồng đầu cơ tấn công tiền tệ nếu Ngân hàng Trung ương không có đủ nguồn dự trữ quốc tếmức có thể chủ động can thiệp thị trường. Thứ hai, đó là thời kỳ “cung tiền”: Mặc dù khi thực hiện chính sách này có lợi hơn so với neo tỷ giá là tạo khả năng độc lập cao hơn cho Ngân hàng Trung ương trong điều hành chính sách tiền tệ. Nhưng vẫn có những bất cập khi thực hiện neo chính sách tiền tệ của với tổng lượng tiền (M 2 hay M 3 ), đó là:  Chưa cho phép đánh giá một cách rõ ràng sự tương tác giữa chỉ tiêu cung ứng tiền chỉ tiêu lạm phát.  Vấn đề mà công chúng quan tâm là sự ổn định giá cả chứ không phải tổng lượng tiền. Trang 3 / 23  Cần phải kiểm soát được việc cung ứng tổng phương tiện thanh toán cho nền kinh tế bao gồm cả chức năng tạo tiền của tổ chức tài chính trung gian.  Chính vì những do đó mà lạm phát mục tiêu ra đời để khắc phục những bất cập của neo danh nghĩa trước đó. 2. Điều kiện áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu: Theo Debelle các cộng sự (1998) để thực hiện chính sách này, các quốc gia cần có:  Sự độc lập nhất định của ngân hàng trung ương, ít nhất là trong việc chủ động sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ, Ngân hàng trung ương không chịu áp lực phải in tiền để mua trái phiếu chính phủ phát hành nữa;  Yêu cầu thứ 2 là sự chủ động của ngân hàng trung ương không phải thực thi các mục tiêu khác như tăng trưởng, việc làm, hay tỷ giá hối đoái. Đối với các nước thực hiện chế độ tỷ giá hối đoái cố định thì rõ ràng chính sách ITP hoàn toàn không khả thi. 3. Đối tượng đề ra lạm phát mục tiêu: Việc xác lập mục tiêu lạm phát thường tùy thuộc vào quy định của mỗi nước, có hai chủ thể thường tham gia vào việc ra quyết định này là ngân hàng trung ương chính phủ. Ví dụ, Luật NHTW Indonesia năm 2004 đã quy định, mục tiêu lạm phát do Chính phủ thiết lập trên cơ sở tham vấn NHTW Indonesia (BI). Trong khi đó, ở Thái Lan, hàng năm, MPC (Monetary Pocily Commitee) cùng với Bộ Tài chính thiết lập mục tiêu lạm phát trình Chính phủ phê duyệt trước khi kết thúc tháng 12. Khi đứng trước những trường hợp khẩn cấp mang tính rủi ro hệ thống, MPC được yêu cầu phải phối hợp chặt chẽ với Chính phủ nhằm đưa ra những ứng phó hợp lý. Tương tự, Ủy ban Phối hợp ngân sách phát triển (DBCC) ở Indonesia là cơ quan liên ngành chịu trách nhiệm thiết lập các mục tiêu kinh tế vĩ mô thường niên cho Chính phủ như tốc độ tăng trưởng, lạm phát - các biến số đầu vào cho việc lên dự toán thu chi tài trợ ngân sách. Thông qua DBCC, Chính phủ thiết lập mục tiêu lạm phát cho 2 năm tiếp theo. Trang 4 / 23 Mặc dù việc kết hợp giữa ngân hàng chính phủ là theo luật định của mỗi quốc gia, tuy nhiên nếu như hai chủ thể này cùng kết hợp một cách ăn ý hay là không có xung đột chính sách thì hiệu quả của các chính sách đề ra sẽ rất cao góp phần vào thành công của các chính sách đề ra. 4. Chỉ số lạm phát mà quốc gia sử dụng để xây dựng lạm phát mục tiêu: Để đo lường lạm phát thì các quốc gia thường sử dụng hai loại chỉ số là lạm phát tổng thể lạm phát căn bản. Trong đó: Chỉ số tổng thể hay là chỉ số giá tiêu dùng CPI, đo lường sự thay đổi của giá cả hàng hóa theo thời gian. Để tính được chỉ số này thì người ta tính của giá cả của kỳ báo cáo (kỳ t) so với kỳ cơ sở, người ta thường xây dựng một rổ hàng hóa xem mức biến động giá cả( số tiền cần bỏ ra để có giỏ hàng này) theo thời gian. CPI t = 100 x Chi phí để mua giỏ hàng hoá thời kỳ t Chi phí để mua giỏ hàng hoá kỳ cơ sở Thời kỳ gốc sẽ được thay đổi trong vòng 5 đến 7 năm tùy ở từng nước. Trên thực tế người ta có thể xác định quyền số (tỷ trọng) trong tính toán chỉ số giá tiêu dùng bằng cách điều tra để tính toán tỷ trọng chi tiêu của từng nhóm hàng hoá, dịch vụ so với tổng giá trị chi tiêu. Sau đó quyền số này được dùng để tính chỉ số giá tiêu dùng cho các thời kỳ sau. CPI thường được tính hàng tháng hàng năm. CPI còn được tính toán cho từng nhóm hàng hóa hoặc một số nhóm hàng hóa tùy theo mục đích sử dụng. Ngoài CPI người ta cũng tính toán chỉ số giá bán buôn là mức giá của giỏ hàng hóa do các doanh nghiệp mua vào, khác với CPI là giá do người tiêu dùng mua vào (giá bán lẻ). Đây là một chỉ số khá thông dụng được sử dụng nhiều. Ngoài ra, còn có một chỉ số khác là chỉ số cơ sở được tính là kết quả của lạm phát tổng thể sau khi bỏ ra một số mặt hàng mà giá cả của nó biến động nhất thời như lương thực - thực phẩm, năng lượng… “Việc lựa chọn lạm phát cơ Trang 5 / 23 bản trong điều hành không phải vì do giá cả của các hàng hóa bị loại trừ biến động mà vì nó vượt ra ngoài khả năng kiểm soát của NHTW. NHTW không thể làm gì trước sự tăng vọt của giá dầu ngoại trừ việc đẩy lãi suất lên cao tạo ra một cuộc suy thoái đủ sâu để kéo mặt bằng giá cả của nền kinh tế xuống” (Blinder, 1997). Việc lựa chọn sẽ sử dụng chỉ số lạm phát nào để theo đuổi mục tiêu thì phụ thuộc vào từng quốc gia vì hàng hóa cũng như sự phản ứng giá cả của mỗi quốc gia là khác nhau. 5. Các bước thực hiện lạm phát mục tiêu của một quốc gia: Cũng theo Debelle các cộng sự (1998), một quốc gia sau khi đạt được hai tiêu chí trên thì phải xây dựng một lộ trình thực hiện chính sách ITP:  Trước hết, Ngân hàng trung ương phải xác định một mức lạm phát mục tiêu cụ thể trong giai đoạn trước mắt (ví dụ 7% hay 8%) phải đưa ra một thông điệp rõ ràng minh bạch với thị trường rằng chúng tôi sẽ thực hiện để đạt được mục tiêu này trong thời gian nhất định.  Đồng thời, Ngân hàng trung ương sẽ đưa ra những công thức mô hình tính toán cụ thể để có cơ chế dự báo lạm phát các chính sách có thể phải điều chỉnh một khi mục tiêu của lạm phát không đạt được. Điểm cơ bản nhất của chính sách này chủ yếu là cơ chế giao thiệp của Ngân hàng trung ương với thị trường càng rõ ràng thì thị trường sẽ hiểu được cơ chế hoạt động, cơ chế điều hành chính sách của ngân hàng trung ương sẽ có những phản ứng phù hợp làm tăng hiệu ứng của các chính sách điều tiết của ngân hàng trung ương khi không đạt mục tiêu của lạm phát.  Như vậy có thể thấy điểm khác biệt chính giữa chính sách lạm phát mục tiêu với chính sách xử lạm phát khác chính là có một mô hình một cơ chế xử cụ thể định lượng được để dự báo lạm phát cũng như dự báo xu hướng lạm phát. Chính sách lạm phát mục tiêu là chính sách xác định lạm phát mục tiêu, Trang 6 / 23 xác định cơ chế dự báo, cơ chế điều tiết kinh tế để đạt mục tiêu đó với nhiều vấn đề mang tính toán kỹ thuật nhiều hơn. Như vậy lạm phát mục tiêu có thể khiến chính sách điều tiết kinh tế của Ngân hàng trung ương cứng nhắc hơn thiên về xu hướng kỹ trị nhiều hơn. Trong quá khứ, nhiều quốc gia đã áp dụng chính sách ITP khá thành công như New Zealand, Canada, Anh, Phần Lan, Thụy điển, Úc, Tây Ban nha. Ví dụ New Zealand là quốc gia khá thành công với lạm phát mục tiêu khi trong một thời gian dài những năm 2000 nước này xây dựng cơ chế để đạt lạm phát mục tiêu 2% họ đã khá thành công. II. Mối quan hệ giữa lạm phát tăng trưởng kinh tế: 1. Một số quan điểm về mối quan hệ giữa tăng trưởng lạm phát: a). Mối quan hệ giữa lạm phát, lãi suất tăng trưởng kinh tế: Đầu tiên là biểu đồ về mối quan hệ giữa lãi suất, lạm phát tăng trưởng kinh tế: (*)Trong đó, lãi suất chính thức là lãi suất chỉ đạo của NHTW công bố làm cơ sở tham khảo một cách chuẩn mực (Ví dụ như Federal Fund rate của Mỹ, Overnight rate của Anh) để các NHTM hình thành nên các mức lãi suất huy động cho vay đối với nền kinh tế, đồng thời các mức lãi suất này cũng là một chỉ báo về động thái điều hành CSTT của NHTW. Tại phần lớn các nước, tỷ lệ lãi suất chính thức – thường được gọi là lãi suất cơ bản, lãi suất chuẩn, sẽ phát huy vai trò truyền dẫn tác động của CSTT đến việc thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô (tăng trưởng, lạm phát,việc làm,….) Trang 7 / 23

Ngày đăng: 24/10/2013, 11:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan