PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT DÂU HẠ CHÂU Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

5 1.1K 10
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT DÂU HẠ CHÂU Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phân tích hiệu quả sản xuất dâu Hạ Châu huyện Phong Điền TP Cần Thơ. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT DÂU HẠ CHÂU HUYỆN PHONG ĐIỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ 4.1. GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA CÂY DÂU HẠ CHÂU. Trong những năm gần đây, cây dâu Hạ Châu được trồng khá phổ biến và đã trở thành cây trồng chủ lực, cây ăn trái đặc sản của Huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Diện tích trồng dâu trên toàn huyện (năm 2006) là 136 ha, hiện tại diện tích tăng lên 254,5 ha, bên cạnh đó giá trị kinh tế của cây dâu mang lại cũng rất cao, bình quân thu nhập từ 100 – 300 triệu đồng/ha/năm (theo Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Phong Điền, 2010). Cây dâu Hạ Châu cũng được ngành nông nghiệp huyện Phong Điền xem là một trong những cây trồng chủ lực để phát triển trong thời gian tới 4.1.1. Nguồn gốc dâu Hạ Châu. Dâu Hạ Châu thuộc loài Baccaurea ramiflora Lour, họ thầu dầu (Euphorbiaceac) bộ Euphorbiceac. Nhóm cây gỗ trung bình được lọc từ biến dị của các giống địa phương do quá trình canh tác, cây được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp hữu tính. Trước đây, do không có tên gọi chính thức nên thương lái và người dân thường gọi là dâu miền dưới. Do nhận thấy đây là những giống dâu mang những nét đặc trưng vùng sông nước Cửu Long nên theo gợi ý của các nhà khoa học Viện Cây ăn quả Miền Nam, cái tên Hạ Châu chính thức ra đời. Tương truyền, giống dâu này có bởi các thủy thủ của ta trao đổi hàng hóa với các tàu buôn nước ngoài, rồi lấy hạt về trồng Lái Thiêu. Nhưng ngày nay, loại dâu này Lái Thiêu dường như không có. Người có công chọn lọc, phát triển giống dâu hạ châu là ông Lê Quang Dực, vào năm 1958 do thấy loại dâu từ vùng Lái Thiêu tỉnh Bình Dương có phẩm chất vượt trội nên ông giữ lại hạt và nhân giống để trồng. Hiện nay ông Dực đã mất nhưng con ông là ông Lê Quang Minh vẫn giữ hơn chục cây dâu trên 50 tuổi, cho năng suất cao, hương vị trái vẫn đậm đà. Ông Lê Quang Minh chính là người đặc tên giống dâu hạ châu hiện tại. GVHD: Nguyễn Ngọc Lam 34 SVTH: Võ Nguyễn Bảo Châu Phân tích hiệu quả sản xuất dâu Hạ Châu huyện Phong Điền TP Cần Thơ. 4.1.2 Phân bố dâu Hạ Châu. 4.1.2.1. Trên thế giới. Loài Baccaurea ramifora (Burmese grape, họ Phyllanthaceae) được tìm thấy khắp nơi Châu Á, thường trồng nhiều nhất Ấn Độ và Malaysia. Dâu phát triển trong rừng cây xanh trên một vùng đất rộng. Trái thì được thu hoạch và sử dụng tại địa phương, ăn bằng trái, hầm nhừ để nấu rượu, hơn nữa nó còn sử dụng trị bệnh ngoài da. Vỏ, rễ và gỗ thường được thu lấy để chữa bệnh. Vỏ, rễ và gỗ được sấy khô và nghiền trước khi cho nước sôi vào. Trái có thể giữ tươi 4 – 5 ngày. Tầm quan trọng của trái thấp, chỉ sử dụng và bán tại địa phương. (http://en.wikipedia.org/wiki/Burmese grape). Đối với loài Baccaurea motleyana Hook. F.(Rambi) là loại cây địa phương và thường được trồng trên vùng đất thấp của Malaysia, phát triển hoang dại Bangha và Bome, đôi khi được trồng Java. Quả có một phần giống với bòn bon (langsat), nhưng nó có liên quan đến một họ khác là Euphorbiaceae, Rambi – Baccaurea motleynan Hook. F. được gọi là rambi Philippines, Maifarang Thái Lan. Nó được ưa chuộng như một số loại trái cây khác, được ăn sống, hầm nhừ, làm mức hoặc làm rượu. Gổ có chất lượng thấp, nhưng được sử dụng để làm cột trụ. Vỏ cây được phục vụ như một loại acid cho thuốc nhuộm và được tận dụng để giúp đở chứng viêm mắt (Morton, J, 1987). Một loại được biết ít hơn được gọi là Burmese grape như Baccaurea sapida Muell, Art., được gọi là Tempui Malaysia, tutqua Ấn Độ và Maifai Thái Lan. Cây phát triển hoang dại từ miền Nam Trung Quốc, Thái Lan và Campuchia đến Malacca và đôi khi được trồng miền Bắc Malaysia và Thái Lan. Baccaurea dulcis Muell, Art., tjoepa, toepa hoặc Ketoepa của miền Nam Sumatra thì được trồng khá rộng. Trái ngọt và phong phú chợ địa phương, đôi khi được trồng phía Tây Java (Morton, J. 1987). 4.1.2.2. Việt Nam. Theo Phạm Hoàng Hộ (2003) cây dâu (Baccaurea ramiflora) là cây ăn quả thứ yếu Việt Nam, dâu được trồng đến độ cao 1.300 m từ Miền Bắc vào đến Phú Quốc. Cây dâu ta còn gọi là dâu vàng hay dâu bòn bon được trồng tập trung Phong Điền (TP. Cần Thơ), Long Mỹ, Vị Thủy (Hậu Giang), Chợ Lách (Bến Tre) 2 GVHD: Nguyễn Ngọc Lam SVTH: Võ Nguyễn Bảo Châu 2 Phân tích hiệu quả sản xuất dâu Hạ Châu huyện Phong Điền TP Cần Thơ. và một số địa phương khác Đồng Bằng Sông Cửu Long (Lê Văn Bé và ctv. 2003). Theo Đoàn Nhân Ái và ctv (2007) Thừa Thiên Huế hiện có 3 giống dâu đang trồng phổ biến là dâu Tiên, dâu Đất và dâu Lá. Trong đó, dâu Tiên là cây đặc sản của Thừa Thiên Huế, tập trung xã Lộc Điền (Truồi) khoảng 0,5ha. Ngoài ra dâu Tiên cũng được trồng nhiều Kim Long, Hương Hồ, Hương Thọ, Hương Long, nhưng chất lượng không bằng dâu Tiên Truồi. Riêng với dâu Hạ Châu là đặc sản của huyện Phong Điền (TP. Cần Thơ), được hình thành qua quá trình tuyển chọn của nông dân từ giống địa phương, dâu Hạ Châu được trồng nhiều các xã Nhơn Ái, thị trấn Phong Điền, Nhơn Nghĩa, Mỹ Khánh, Trường Long. Hiện nay, dâu Hạ Châu được trồng phổ biến Đồng Bằng Sông Cửu Long, trong đó huyện Phong Điền – TP. Cần Thơ đang phát triển mạnh và hiện ngày càng mở rộng góp phần quan trọng vào phục vụ du lịch sinh thái tại địa phương. 4.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TRỒNG DÂU HẠ CHÂU CỦA NÔNG HỘ HUYỆN PHONG ĐIỀNTHÀNH PHỐ CẦN THƠ. 4.2.1 Các giống dâu được trồng tại Huyện Phong Điền. Bảng 4.1: Các giống dâu được trồng tại huyện Phong Điền năm 2010. STT Giống dâu Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) 1 Dâu Hạ Châu 245,5 5.090,0 2 Dâu bòn bon 19,7 177,3 3 Dâu da xanh Cái Bảo 21,2 212,0 4 Dâu xiêm 3,7 29,6 (Nguồn: Phòng Nông Nghiệp và PTNT huyện Phong Điền tháng 12/2010) Dâu được trồng khá lâu tại huyện Phong Điền nhưng hiện tại cơ bản còn 4 giống dâu được trồng tại phương như: Dâu Hạ Châu, dâu Bòn Bon, dâu xanh Cái 3 GVHD: Nguyễn Ngọc Lam SVTH: Võ Nguyễn Bảo Châu 3 Phân tích hiệu quả sản xuất dâu Hạ Châu huyện Phong Điền TP Cần Thơ. Bảo và dâu Xiêm. Diện tích của 3 giống dâu chủ lực chiếm 95,4% diện tích và chiếm 99,8% sản lượng. Còn riêng giống dâu Xiêm do diện tíchsản lượng thấp nên ít được nông dân chọn để trồng. Mặt khác kỹ thuật xử lý ra hoa cho dâu Xiêm đòi hỏi phức tạp hơn các giống dâu khác. (Phòng NN & PTNT huyện Phong Điền,12/2010). 4.2.2 Tình hình sản xuất dâu Hạ Châu Huyện Phong Điền. Dâu Hạ Châu được trồng Phong Điền tính đến nay cũng hơn 40 năm, diện tích phát triển trong những năm đầu tương đối chậm, cho đến những năm gần đây sau khi huyện Phong Điềnthành phố Cần Thơ được thành lập năm 2004 và dịch bệnh gây hại nặng trên diện tích cây có múi Phong Điền thì cây dâu Hạ Châu mới được chú ý nhiều và hiện tại được xem là cây chủ lực của địa phương. Thương hiệu dâu Hạ Châu được cục Sở Hữu Trí Tuệ công nhận là giống cây đặc sản của Phong Điền năm 2006. Từ đó đến nay diện tích dâu Hạ Châu tăng gần gấp đôi (năm 2006 diện tích 136 ha đến năm 2010 diện tích lên 254,5 ha) (bảng 4.2). Bảng 4.2: Diện tích dâu Hạ Châu huyện Phong Điền từ năm 2006 đến năm 2010. Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Hộ 276 318 398 427 469 Diện tích (ha) 136 174 206,2 230,4 254,5 Sản lượng (tấn) 2.040 2.430 3.330,0 3.877,2 4.379,5 (Nguồn: Phòng Nông Nghiệp và PTNT huyện Phong Điền năm 12/2010) 4.2.3. Phân bố dâu Hạ Châu. Kết quả điều tra 30 hộ trồng dâu Hạ Châu tại huyện Phong Điềnthành phố Cần Thơ cho thấy diện tích trồng dâu Hạ Châu tập trung nhiều nhất xã Nhơn Ái (chiếm 66,7%), kế đến thị trấn Phong Điền (chiếm 13,3%) và xã Mỹ Khánh (chiếm 10% ) xã Nhơn Nghĩa (chiếm 6,67%), xã Trường Long( chiếm 3.33%) (bảng 4.3). Trong đó thị trấn Phong Điền được coi là nơi xuất xứ của giống dâu 4 GVHD: Nguyễn Ngọc Lam SVTH: Võ Nguyễn Bảo Châu 4 Phân tích hiệu quả sản xuất dâu Hạ Châu huyện Phong Điền TP Cần Thơ. này cùng với xã Mỹ Khánh, còn xã Nhơn Ái là nơi có diện tích dâu Hạ Châu lớn nhất, nơi có diện tích trồng mới nhiều nhất là xã Trường Long. Bảng 4.3: Tỉ lệ (%) số hộ có trồng dâu Hạ Châu phân bố theo khu vực. STT Khu vực điều tra Số hộ Tỉ lệ (%) 1 Xã Nhơn Ái 20 66,7 2 Thị trấn Phong Điền 4 13,3 3 Xã Mỹ Khánh 3 10,0 4 Xã Nhơn Nghĩa 2 6,7 5 Xã Trường Long 1 3,3 Tổng cộng 30 100 (Nguồn: kết quả khảo sát 30 hộ tại vùng nghiên cứu, 2011) 4.2.4. Nguồn lực sản xuất của nông hộ 4.2.4.2. Nguồn lực lao động . Bảng 4.4: Nguồn lực lao động của nông hộ. Chỉ tiêu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Số nhân khẩu 2 6 3,59 Số lao động tham gia sản xuất 1 5 2,23 Lao động nữ 0 3 0,83 Lao động nam 0 5 1,15 (Nguồn: kết quả khảo sát 30 hộ tại vùng nghiên cứu, 2011) Qua quá trình phỏng vấn trực tiếp 30 nông hộ cho thấy trung bình một hộ gia đình có 4 người thì có khoảng 2 người tham gia sản xuất trong đó trung bình số lao động nam khoảng 1 người và số lao động nữ khoảng 1 người. Do đặc tính tương đối dễ trồng nên số lao động tham gia chăm sóc không nhiều. 4.2.4.3. Trình độ học vấn. Bảng 4.5: Trình độ học vấn của nông hộ. Chỉ tiêu Tần suất Tỷ trọng (%) Mù chữ 1 3,3 Cấp 1 10 33,3 5 GVHD: Nguyễn Ngọc Lam SVTH: Võ Nguyễn Bảo Châu 5 . Phân tích hiệu quả sản xuất dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền TP Cần Thơ. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT DÂU HẠ CHÂU Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ. giống dâu khác. (Phòng NN & PTNT huyện Phong Điền, 12/2010). 4.2.2 Tình hình sản xuất dâu Hạ Châu ở Huyện Phong Điền. Dâu Hạ Châu được trồng ở Phong Điền

Ngày đăng: 24/10/2013, 05:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 4.1: Các giống dâu được trồng tại huyện Phong Điền năm 2010. - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT DÂU HẠ CHÂU Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Bảng 4.1.

Các giống dâu được trồng tại huyện Phong Điền năm 2010 Xem tại trang 3 của tài liệu.
4.2.2 Tình hình sản xuất dâu Hạ Châu ở Huyện Phong Điền. - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT DÂU HẠ CHÂU Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

4.2.2.

Tình hình sản xuất dâu Hạ Châu ở Huyện Phong Điền Xem tại trang 4 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan