Ren ky nang doc cho hs Tieu hoc

19 908 9
Ren ky nang doc cho hs Tieu hoc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyªn ®Ò: RÌn luyÖn kü n¡ng ®äc cho häc sinh tiÓu häc I/ Những vấn đề chung về dạy Tập ĐọcTiểu học 1/ Khái niệm Đọc : Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó (ứng với các hình thức đọc thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh (ứng với dạy đọc thầm). (M.R.Lơpvôp cẩm nang dạy học tiếng Nga) 2/ ý nghĩa của việc dạy Tập đọcTiểu học: - Dạy đọc có một ý nghĩa to lớn ở Tiểu học. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản, đầu tiên đối với mỗi người đi học. - Đọc giúp trẻ em chiếm lĩnh một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập, là công cụ để học tập các bộ môn khác. - đọc tạo ra hứng thú, động cơ học tập và điều kiện để HS có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời. - Việc dạy đọc giúp HS hiểu biết hơn, BD ở các em lòng yêu quý cái thiện và cái đẹp. * Dạy đọc có ý nghĩa to lớn vì nó có cả các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. 3/ Các hình thức đọc: 2 hình thức a/ Đọc thành tiếng:(đọc đúng, nhanh, diễn cảm) Người đọc sử dụng thị giác và hoạt động TD của não để tiếp nhận văn bản, đồng thời sử dụng bộ máy phát âm để đọc lên thành tiếng làm cho người nghe có thể hiểu được nội dung của văn bản thông qua giọng đọc của mình. Kỹ thuật đọc thành tiếng gồm: -Đọc rõ tiếng, rõ lời, đúng chính âm. -Ngắt giọng đúng chỗ Ngữ điệu đọc phù hợp -Thể hiện nét mặt, điệu bộ trong khi đọc. -Tốc độ và âm lượng đọc. b/ Đọc thầm: Đọc thầm là hình thức đọc không thành tiếng, người đọc dùng mắt để nhận biết văn bản và vận dụng năng lực tư duy để thông hiểu và tiếp nhận nội dung thông tin của văn bản. Mục đích của đọc thầm là để thông hiểu và tiếp nhận văn bản Hình thức luyện đọc thành tiếng: - Đọc cá nhân (riêng lẻ hoặc nối tiếp từng đoạn) - Đọc đồng thanh (nhóm, tổ, lớp) khi cần thiết (VD: khắc sâu ấn tượng về nhịp điệu của đoạn văn, bài thơ; giúp HS dễ dàng ghi nhớ đoạn bài cần học thuộc lòng; thay đổi hoạt động, tạo không khí hào hứng cho lớp học ) - Đọc theo vai (phối hợp nhiều HS đọc cá nhân) II/ Biện pháp rèn kỹ năng đọc cho HS Tiểu học: 1/ Chuẩn bị đọc: GV hướng dẫn HS tâm thế đọc: - Khi ngồi đọc: Ngồi ngay ngắn, khoảng cách từ mắt đến sách khoảng 30- 35cm. Cổ và đầu thẳng, phải thở sâu và thở ra chậm để lấy hơi. - ở lớp, khi được cô giáo gọi đọc: HS phải bình tĩnh, tự tin, không hấp tấp đọc ngay. 2/ Rèn luyện kỹ năng đọc: 2.1/ Luyện đọc đúng: 2.1.1/ Luyện cho HS làm chủ tia mắt khi đọc: Phải luyện cho HS đọc không bỏ sót tiếng, không thêm tiếng, không lạc dòng. 2.1.2/ Luyện đọc đúng chữ cái và âm tiếng Việt: GV cần rèn luyện cho HS thể hiện chính xác các âm vị của Tiếng Việt như: - Đọc đúng các phụ âm đầu: có ý thức phân biệt được các cặp phụ âm: l/n, s/x, ch/tr, d/r/gi. - Đọc đúng các âm chính: có ý thức phân biệt để không đọc: ưu tiên -->iu tiên, chấm muối --> chấm múi, học hành -->hoọc hành. - Đọc đúng các âm cuối: không đọc luôn luôn-->luông luông; ngạt mũi-->ngạc mũi. - Đọc đúng các thanh: GV cần khắc phục các lỗi phát âm địa phương cho HS để tránh đọc: mỡ màng -->mở màng, rõ ràng -->rỏ ràng. Biện pháp: - GV tập cho HS biết quan sát mặt âm thanh lời nói của người khác và của bản thân mình để điều chỉnh đọc, nói cho tốt. - GV cần nắm các biện pháp chữa lỗi phụ âm gồm: + Biện pháp luyện theo mẫu: bằng phát âm mẫu của mình, GV đưa ra trước HS cách phát âm chuẩn các từ cần luyện, yêu cầu HS phát âm theo. + Chữa lỗi phát âm bằng biện pháp cấu âm: GV mô tả cách cấu âm của một âm thanh nào đó. 2.1.3/ Luyện kỹ năng biểu cảm thông qua ngữ điệu đọc: * Luyện kỹ năng đọc ngắt giọng: GV cần hướng dẫn HS - Khi viết ,các dấu câu có chức năng ngữ pháp khác nhau. Khi đọc, các chức năng ngữ pháp của câu được thể hiện bằng ngữ điệu đọc, việc ngắt hơi phải phù hợp với các dấu câu: nghỉ ít hơn ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu chấm (dùng dấu hiệu 1 gạch chéo để ghi vào vị trí ngắt nhịp ngắn- dấu phẩy; dấu hiệu 2gạch chéo để ghi vào vị trí ngắt nhịp dài hơn- dấu chấm ) VD: Ngày hôm nay/ nhân buổi tựu trường của các em/ tôi chỉ biết chúc các em một năm đầy kết quả tốt đẹp.// (Thư gửi các HS Hồ Chí Minh TV5T1) - Phải biết dựa vào nghĩa, vào quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, từ để ngắt hơi cho đúng. GV cần luyện để HS không đọc tách một từ ra làm hai. Ví dụ: Không đọc: Những chiếc / thuyền đậu san sát hoặc: Trường mới xây / trên nền ngôi trường lợp lá cũ . - Việc ngắt nghỉ hơi phải phù hợp với các ngữ điệu câu: lên giọng ở câu hỏi, hạ giọng ở cuối câu kể, thay đổi giọng cho phù hợp với tình cảm diễn đạt trong câu cảm. Câu cầu khiến cần nhấn giọng phù hợp để thấy rõ các nội dung cầu khiến khác nhau [...]... KT quan trọng hơn Sau khi cho HS đọc thầm, yêu cầu các em trả lời câu hỏi hoặc làm bài tập về nội dung, nghệ thuật của bài đọc để KT đánh giá chất lượng đọc thầm Ngoài việc rèn KN đọc cho HS trong các giờ Tập đọc và các giờ học khác của phân môn T.Việt GV cần quan tâm, chú ý rèn luyện KN đọc cho HS trong các giờ học của các phân môn trong chương trình Hoặc có thể tổ chức cho HS những chương trình ngoại... KN biểu cảm thông qua ngữ điệu đọc, thông qua các yếu tố ngoài ngôn ngữ, tạo điều kiện để HS có KN đọc tốt ở các lớp tiếp theo * Trong quá trình rèn luyện KN đọc cho HS GV cần lựa chọn những BP thích hợp với đối tượng HS, với từng loại văn bản để rèn KN đọc cho HS đạt hiệu quả cao; đặc biệt chú ý rèn luyện cho HS những KN đọc yếu ... khai giảng, ngoại khoá cần đọc âm lượng nào cho phù hợp - Tốc độ: không đọc nhanh quá, không đọc chậm quá GV cần rèn cho HS đọc nhanh (đọc lưu loát, trôi chảy) bằng các biện pháp sau: GV hướng dẫn HS làm chủ tốc độ bằng cách đọc mẫu để HS đọc theo tốc độ đã định Đơn vị để luyện đọc nhanh là từ, câu, đoạn, bài GV theo dõi và cầm càng giữ nhịp đọc của HS và điều chỉnh tốc độ đọc bằng các lệnh đọc... các sự kiện, con số 3/ Rèn KN đọc thầm: a/ Hướng dẫn HS đọc thầm: Trong quá trình luyện KN đọc thầm: GV căn cứ vào nội dung rèn luyện KN đọc hiểu để hướng dẫn HS luyện tập cho thích hợp trong giờ luyện đọc, cụ thể: - Đọc thầm để tìm hiểu bài theo yêu cầu đề ra (trả lời câu hỏi hoặc thực hiện bài tập ngắn trong SGK): GV cần giao nhiệm vụ cụ thể cho HS nhằm định hướng rõ việc đọc hiểu (đọc đoạn văn, khổ... ý hướng dẫn HS tìm, phát hiện những từ chủ chốt của câu, những câu chủ đề của các đoạn trong bài đọc cần nhấn giọng VD: Ngày hôm nay/ là ngày khai trường đầu tiên/ ở nư ớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt/ cái cảnh nhộn nhịp, tưng bừng của ngày tựu trường/ ở khắp các nơi (Thư gửi các HS HCM- TV5T1) * Rèn kỹ năng điều chỉnh âm lượng và tốc độ: GV cần rèn cho HSkỹ năng... ); từng bước hình thành cho HS thói quen tập trung chú ý khi đọc thầm để thu nhận thông tin, để nhập tâm và cảm thụ văn bản nghệ thuật - Đọc thầm (lướt) để nắm nội dung, tóm tắt ý hoặc chọn ý: GV cần từng bước đề ra nhiệm vụ hay yêu cầu từ dễ đến khó để HS làm quen dần với cách đọc thầm nhanh để phát hiện từ ngữ nào được nhắc lại nhiều lần trong đoạn văn Đọc thầm 1, 2 lượt và cho biết bài thơ bộc lộ... lượt và cho biết bài thơ bộc lộ tình cảm gì của tác giả (hoặc cho biết ý chính của từng đoạn trong bài văn?), đọc lướt toàn bài để tìm ra những hành động thể hiện rõ tính cách của nhân vật b/ Kiểm tra đọc thầm: GV cần thực hiện 1 trong 2 bước sau: - KT trực tiếp: HS đang đọc thầm, yêu cầu đọc to lên để xem các em đọc đến đâu hoặc yêu cầu HS giơ tay khi đọc hết đoạn nào đó - KT việc đọc hiểu: vì đích . Phải luyện cho HS đọc không bỏ sót tiếng, không thêm tiếng, không lạc dòng. 2.1.2/ Luyện đọc đúng chữ cái và âm tiếng Việt: GV cần rèn luyện cho HS thể hiện. phục các lỗi phát âm địa phương cho HS để tránh đọc: mỡ màng -->mở màng, rõ ràng -->rỏ ràng. Biện pháp: - GV tập cho HS biết quan sát mặt âm thanh

Ngày đăng: 24/10/2013, 02:11

Hình ảnh liên quan

3/ Các hình thức đọc: 2 hình thức - Ren ky nang doc cho hs Tieu hoc

3.

Các hình thức đọc: 2 hình thức Xem tại trang 4 của tài liệu.
Đọc thầm là hình thức đọc không thành tiếng, người đọc dùng mắt để nhận biết văn bản và vận  - Ren ky nang doc cho hs Tieu hoc

c.

thầm là hình thức đọc không thành tiếng, người đọc dùng mắt để nhận biết văn bản và vận Xem tại trang 5 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan