Cách xử trí chảy máu ờ lòng bàn tay

7 532 0
Cách xử trí chảy máu ờ lòng bàn tay

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cách xử trí chảy máu lòng bàn tay Lòng bàn tay thường bị đứt khi dùng dao, kéo…cắt một vật nào đó hay khi bị té. Thường chảy máu trầm trọng vì bàn tay giàu máu nuôi. Có nhiều gân và thần kinh tay, nên vết thương lòng bàn tay có thể đi kèm mất vận động hay mất cảm giác ngón tay. Xử trí chảy máu lòng bàn tay như thế nào? Giúp đỡ nạn nhân ngồi hoặc nằm xuống. Đè ép trực tiếp lên vết thương. Nâng tay cao lên. Nếu nạn nhân bị gặp nạn do té ngã, hãy chú ý nâng và giữ vững tay bị gãy và cổ tay trước khi nâng tay bệnh nhân lên. 1. Đặt miếng băng vô trùng hay gạc sạch vào lòng bàn tay nạn nhân và yêu cầu nạn nhân gấp chặt các ngón tay để giữ gạc chặt lại. Băng sao cho các ngón tay siết vừa đủ chặt vào miếng gạc. Không băng ngón cái. Nếu có dị vật cắm vào vết thương, thì băng xung quanh dị vật, băng đáy của dị vật trong tư thế bàn tay để tự nhiên. Nếu có tổn thương gân, các ngón tay không thể gấp chặt lại được, thì cũng băng vết thương tư thế bàn tay để tự nhiên. 2. Xử trí sốc: nếu cần thiết. Hãy giữ ấm cho nạn nhân, cho nạn nhân nghỉ và trấn an nạn nhân. 3. Nâng cẳng tay nạn nhân bằng cách dùng dây treo vòng qua cổ. Đưa hoặc chuyển nạn nhân đến bệnh viện. Dấu hiệu và triệu chứng của vỡ xương sọ, chấn động mạnh và chèn ép. - Vết trầy xước hốc mắt - Đau - Chỗ sưng hoặc chỗ lõm xương sọ - Dịch màu vàng rơm tiết ra từ cả hai tai. - Nạn nhân ngày càng lơ mơ và không đáp ứng trong một khoảng thời gian. - Nạn nhân có chậm trả lời những câu hỏi hay đáp ứng chậm với yêu cầu không? - Nạn nhân có khó tập trung suy nghĩ không? Chấn động : - Da tái nhợt. - Chóng mặt, mắt mờ và buồn nôn. - Đau đầu, đau hết đầu hay một phần. - Bất tỉnh. Chèn ép: - Nạn nhân ngày càng lơ mơ và không đáp ứng. - Da đỏ và khô. - Nói líu lưỡi, lúng túng. - Mất cử động bán phần hoặc toàn phần, thường nửa người. - Con ngươi một bên mở rộng hơn bên kia. - Thở mạnh gây ồn, thường xuất hiện muộn. Cách xử trí nạn nhân bị lạnh cóng Hạ thân nhiệt, một tình trạng xảy ra khi nhiệt độ cơ thể xuống thấp hơn mức bình thường do nhiệt độ hạ thấp của môi trường xung quanh và có thể gây tử vong. Nhiệt độ đông gây ra chết cóng, khi mô bị đông đá và bị huỷ hoại. Nguy cơ bị đông đá tăng lên khi có gió thổi. Các nguyên nhân gây ra hạ thân nhiệt Hạ thân nhiệt (nhiệt độ thấp) xảy ra khi nhiệt độ cơ thể xuống thấp hơn bình thường, và có thể dẫn đến tử vong. Thân nhiệt trung bình của một người lớn khoẻ mạnh là 36 -38 0 C (96,8 - 100 0 F). Xảy ra hạ thân nhiệt khi nhiệt độ trung tâm cơ thể xuống thấp hơn 35 0 C (95 0 F). Ít khi nạn nhân có thể sống sót nhưng không phải không có trường hợp nhiệt độ cơ thể thấp hơn 26 0 C (79 0 F). Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị hạ thân nhiệt, bao gồm: • Tuổi. Người cao tuổi có nhiều nguy cơ bị hạ thân nhiệt hơn: ít vận động kết hợp tình trạng tuần hoàn kém, giảm nhạy cảm với thời tiết lạnh và có nhiều nguy cơ té ngã hơn nên người cao tuổi có thể bị hạ thân nhiệt ngay nhiệt độ mà một người trưởng thành nhỏ tuổi hơn vẫn còn chịu được. Những trẻ quá nhỏ cũng có nguy cơ cao bởi vì cơ chế điều hoà thân nhiệt của chúng còn kém phát triển. Chúng có thể trông vẫn khoẻ mạnh nhưng da chúng lạnh và có những hành vi bất thường như nằm im hay bơ phờ. • Bị mưa hay gió lạnh. • Ngâm mình trong nước lạnh. • Thiếu thức ăn. • Rượu hay các loại thuốc. - Nếu một người bị hạ thân nhiệt, hãy thay quần áo ẩm ướt nếu cần thiết, quấn ấm người và cho ăn thức ăn giàu năng lượngvà thức uống nóng để đưa thân nhiệt về bình thường. - Quấn người trong chăn để giữ ấm và nâng thân nhiệt. Những dấu hiệu và triệu chứng của hạ thân nhiệt Dấu hiệu ban đầu: • Run rẩy. • Da tái và lạnh. • Môi trường lạnh. • Có một trong các yếu tố nguy cơ kể trên. Khi tình trạng nặng hơn: • Không còn rùng mình ngay cả khi cơ thể bị lạnh. • Gia tăng ngủ gà. • Hành vi phi lý và lẫn lộn. • Thở chậm, nông. • Mạch yếu, chậm. Xử trí Nếu nạn nhân bất tỉnh Mở thông đường thở và kiểm tra hô hấp. Sẵn sàng hồi sức nếu cần thiết. Hạ thân nhiệt làm chậm các hoạt động cơ thể lại trước khi tim ngừng đập, vì vậy chúng ta vẫn thường nghe các trường hợp hạ thân nhiệt được hồi sức thành công một khoảng thời gian sau khi tim đã ngừng đập. Nếu nạn nhân còn tỉnh táo 1. Nâng nhiệt độ môi trường. Nếu nạn nhân ngoài trời, hãy mang người này vào nhà hoặc chỗ trú . Nếu nạn nhân rong nhà, hãy làm ấm căn phòng nhưng đừng quá nóng (25 0 C/77 0 F). 2. Thay quần áo ướt bằng quần áo khô và ấm nếu có thể. 3. Cách tốt nhất để làm ấm lại một người trưởng thành khoẻ mạnh có thể là ngâm người nạn nhân vào một bồn tắm chứa nước ấm 40 0 C( 104 0 F). không được dùng cách này cho người già và trẻ em. 4. Quấn người lại và cho dùng thức ăn giàu năng lượng và thức uống ấm. Và nhớ rằng nhiệt có thể mất qua các chi nên cần trùm đầu, bàn taybàn chân. 5. Kiểm tra những tổn thương và tình trạng khác. Sự lẫn lộn do hạ thân nhiệt gây ra có thể che lấp những dấu hiệu và triệu chứng khác. Nếu vẫn không cải thiện, hoặc tình trạng tri giác xấu đi, hãy nhờ trợ giúp y tế. Người cao tuổi và trẻ em, là những đối tượng dễ bị tổn thương, luôn luôn cần được chăm sóc y tế nếu nghi ngờ có hạ thân nhiệt. Làm ấm nạn nhân từ từ. . Cách xử trí chảy máu ờ lòng bàn tay Lòng bàn tay thường bị đứt khi dùng dao, kéo…cắt một vật nào đó hay khi bị té. Thường chảy máu trầm trọng vì bàn tay. giàu máu nuôi. Có nhiều gân và thần kinh ở tay, nên vết thương ở lòng bàn tay có thể đi kèm mất vận động hay mất cảm giác ngón tay. Xử trí chảy máu lòng bàn

Ngày đăng: 23/10/2013, 21:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan