CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DẠNG SỐNG THỰC VẬT

4 1.1K 14
CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DẠNG SỐNG THỰC VẬT

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

13 Chương 2 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DẠNG SỐNG THỰC VẬT Thực vật trong quá trình sống phải thích nghi với môi trường sống, điều này nó thể hiện ra không chỉ qua tổ hợp thành phần loài mà còn qua tổ hợp về dạng sống của nó. Rõ ràng, hệ sinh thái là do các loài trong mối tương quan với các nhân tố sinh thái tạo nên. Vì vậy, nghiên cứu tổ hợp dạng sống của một vùng góp phần quan trọng đánh giá đặc điểm sinh thái vùng đó. Người đầu tiên đề cập đến khái ni ệm dạng sống của thực vật là Warming (1901). Từ đó đến nay đã tồn tại nhiều cây phân loại dạng sống, nguyên tắc để mô tả và phân chia dạng sống thực vật đó là tìm những phản ứng biểu hiện qua hình đáng bên ngoài của thực vật với môi trường sống, sự khác nhau chỉ là sử dụng bao nhiêu dấu hiệu để làm tiêu chuẩn phân chia. 2.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DẠNG S ỐNG THỰC VẬT Tất cả trang bị, các phương pháp điều tra, thu thập mẫu, xử lí mẫu ngoài thiên nhiên cơ bản giống như nghiên cứu thành phần loài. Để phục vụ cho mục đích phân loại dạng sống và đặc biệt là mức độ đi sâu mà có bổ sung cho phương pháp: - Với cây gỗ: Cần mô tả, vẽ (hay chụp ảnh) toàn bộ cây trướng thành, theo dõi sự biến đối qua bốn mùa, đặc bi ệt thời kì khô, rét trong năm. - Với cây bụi nhỏ, nửa bụi và cây thảo cần lấy cả phần dưới đất và lấy trọn vẹn một cá thể, trên cơ sở đó mô tả, chụp ảnh, đồng thời theo dõi phản ứng của từng loài với các trạng thái mùa. - Đồng thời với quá trình lấy mẫu, theo dõi sự biến đổi thực vật cần mô tả đặc điể m môi trường sống của nó theo cả 4 mùa. 2.2. PHÂN CHIA DẠNG SỐNG Căn cứ vào số mẫu vật thu được, những tư liệu ghi chép và mô tả ngoài thiên nhiên, hình vẽ, ảnh chụp và cả những tư liệu về sự biến động của các điều kiện môi trường qua các mùa trong năm, đặc biệt trên cơ sở nhu cầu của nhà nghiên cứu cần mức độ chi tiết nào, sẽ sử dụng hệ thống phân loại nào để xây dựng dạng sống. Từ những yêu cầu trên, nhà nghiên cứu phải xây dựng cho mình một bảng mẫu phiếu mô tả với hệ thống các tiêu chuẩn cần sử dụng. Sau đó tiến hành mô tả chính thức cho từng loài rồi sắp xếp nó vào các kiểu dạng sống - bảng dạng sống. 2.3. GIỚI THIỆU TÓM TẮT MỘT SỐ DẠNG "PHÂN LOẠI DẠNG SỐNG" - Bả ng phân loại dạng sống hiện được nhiều người dùng hơn cả là của Ratnkiaer (1934), sử dụng bảng này tương đối dễ làm, trong bảng phân loại này ông đã dùng vị trí chồi so với mặt đất và đặc điểm của nó trong thời kì khó khăn nhất cho sự sinh trưởng của thực vật làm cơ sở phân loại. Gồm các kiểu chính sau: 14 1. Chồi trên mặt đất (Phanerophytes), chồi tạo thành ở những cây này phải nằm trên độ cao nào đó (từ 25cm trở lên), thuộc vào nhóm này gồm các cây gỗ, cây bụi. 2. Chồi mặt đất (Chamaetophytes), chồi hình thành ở độ cao không lớn so với mặt đất (dưới 25cm). Thuộc nhóm này có cây bụi nhỏ, cây nửa bụi, những cây dạng gối, rêu sống trên mặt đất. 3. Cây chồi nửa ẩn (Hemicryptophytes), chồi được tạo thành nằm sát mặ t đất, thuộc nhóm này gồm nhiều cây thảo sống lâu năm. 4. Cây chồi ẩn (Cryptophytes), chồi được hình thành nằm dưới đất, thuộc nhóm thực vật địa sinh (cây thân hành, thân củ, thân rễ) hoặc cây mọc từ đáy ao hồ. 5. Cây một năm (Therophytes), trong mùa bất lợi nó tồn tại ở dạng hạt, thuộc nhóm cây một năm. Trên cơ sở 5 kiểu dạng sống trên Raunkiaer còn chia ra các nhóm, gồm tất cả 30 nhóm. Phân chia dạng s ống của Raunkiaer dựa trên những đặc điểm cơ bản của thực vật, nghĩa là dựa trên đặc điểm cấu tạo, phương thức sống của thực vật, đó là. kết quả tác động tổng hợp của các yếu tố môi trường tạo nên. Thuộc vào những đặc điểm này có hình dạng ngoài của thực vật, đặc điểm qua đông, sinh s ản . Bảng phân loại dạng sống của Xêrêbriacốp (1964) mang tính chất sinh thái học hơn của Raunkiaer. Trong bảng phân loại này, ngoài những dấu hiệu hình thái sinh thái Xêrêbriacốp sử dụng cả những dấu hiệu như ra quả nhiều lần hay một lần trong cả đời của cá thể, bao gồm các kiểu sau: Ngành A: Thực vật thân gỗ sống trên đất, bì sinh Kiểu 1. Cây gỗ Lớp 1: Cây gỗ hình thành tán với các cành dài Lớp phụ 1: Cây g ỗ hình thành tán trên mặt đất Lớp phụ 2: Cây gỗ hình thành tán, bán bí sinh (nhiệt đới) Lớp 2: Cây gỗ dạng hoa thị, hình thành trên những chồi rút ngắn, với lá dạng hoa thị (gặp ở nhiệt và á nhiệt đới) Lớp 3: Cây gỗ thân mọng nước không có lá (các loại xương rồng) Kiểu 2: Cây bụi Kiểu 3: Cây bụi nhỏ Ngành B: Cây bán mộc (nửa gỗ) Kiểu 4: Cây nửa bụi hay nửa bụi nhỏ Ngành C: Cây thảo Kiể u 5: Cây thuộc thảo đa trục Lớp 1: Cây thảo đa trục, sống lâu năm nhưng thân không mọng nước Lớp phụ 1: Hệ rễ cái phát triển 15 Lớp phụ 2: Hệ rễ chùm và thân rễ ngắn Lớp phụ 3: Cây thảo mọc thành búi dày Lớp phụ 4: Cây thảo có thân leo hay bò Lớp phụ 5: Cây thảo thân củ Lớp phụ 6: Cây thảo thân hành Lớp phụ 7: Cây thảo, rễ có khả năng tạo chồi Lớp 2: Cây thảo đa trục với các cành khí sinh mọng nước Lớp phụ 1: Thân mọng nước Lớp phụ 2: Lá mọng nước Lớ p 3: Cây thảo đa trục, kí sinh hay hoại sinh Lớp 4: Cây thảo đa trục, bì sinh Lớp 5: Cây leo thuộc thảo đa trục Kiểu 6: Cây thảo đơn trục. Trong bảng phân loại này không bao gồm những cây thuỷ sinh. Trong bảng phân loại Xêrêbriacốp còn chia ra các đơn vị nhỏ hơn và gọi là nhóm, nhóm phụ, tổ và các dạng đặc thù. Bảng phân loại dạng sống cây thuộc thảo đã được lập ra lần đầu tiên là Can non (1911), sau đó hàng lo ạt bảng đã được đưa ra. Với cây thảo, đặc điểm phần dưới đất đóng vai trò rất quan trọng trong phân chia dạng sống, nó biểu thị mức độ khắc nghiệt khác nhau của môi trường sống, là phần sống lâu năm của cây. Vì thế, sử dụng phần dưới đất để làm tiêu chuẩn phân chia dạng sống sẽ giúp cho ta đánh giá đúng hơn kiểu thảm, những đặc điểm đặc trưng của môi trường. Thí dụ: Thân rễ dài đặc trưng cho môi trường đất thuộc loại trung bình và tốt, đất khô cằn thì chủ yếu là nhóm mọc thành búi, cây một năm . Bảng phân loại dạng sống của thực vật trong đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam mà chúng tôi đã làm là dựa trên nguyên tắc phân loại của Golubép (1962). Sau đây là các kiểu dạng sống: Những dạng sống chính của thự c vật trong đồng cỏ Bắc Việt Nam: 1. Kiểu cây gỗ: Cây gỗ lớn hay nhỡ, hệ rễ cái phát triển. 2. Kiểu cây bụi: Cây thuộc mộc, phân cành mạnh, chiều cao tối đa 4,5m, rễ cái phát triển. 3. Kiểu cây bụi thân bò: Thân thuộc mộc nhỏ, thấp, hệ rễ cái phát triển. 4. Kiểu cây bụi nhỏ: Thân thuộc mộc nhỏ, thấp, hệ rễ cái kém phát triển nhưng rễ bên thường phát triển mạ nh. 5. Kiểu cây bụi nhỏ bò: Thân thuộc mộc, mảnh và dài, rễ chính kém phát triển, rễ bên phát triển mạnh. 16 6. Kiểu nửa bụi: Phần gốc thân khí sinh hoá gỗ và sống lâu năm, phần trên chết hằng năm, hệ rễ cái phát triển, rễ bên phát triển mạnh. 7. Kiểu thực vật có khả năng tạo chồi mới từ rễ. 8. Nhóm kiểu cây thảo hệ rễ cái, sống lâu năm. 8.1. Kiểu cây thảo sống lâu năm hệ rễ cái. 8.2. Kiểu cây thảo sống lâu năm hệ rễ cái có thân rễ phát triển. 9. Nhóm kiểu cây thảo hệ rễ chùm, sống lâu năm. 9.1. Kiểu cây thảo sống lâu năm hệ rê chùm. 9.2. Kiểu cây thảo thân bò, sống nhiều năm, hệ rễ chùm. 9.3. Kiểu cây thảo sống lâu năm tạo thành búi thưa. 9.4. Kiểu cây thảo sống lâu năm tạo búi dày. 9.5. Kiểu cây thảo sống lâu năm, thân rễ dài. 9.6. Kiểu cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài mọc bò. 10. Nhóm kiểu cây thảo sống một năm. 10.1. Kiểu cây thảo sống một năm hệ rễ cái. 10.2. Kiểu c(ây thảo sống một năm hệ rễ cái, thân bò. 10.3. Kiểu cây thảo sống một năm hệ rễ chùm. Những tiêu chuẩn được sử dụng trong bảng phân loại: - Phần trên mặt đất: Cấu tạo thân, hình dạng và kích thước của nó, hình thức tạo chồi. - Phần dưới đất: Kiểu hệ rễ, kiểu thân rễ, và kích th ước một số đặc điểm riêng biệt. - Chu kì sống của cá thể. . 13 Chương 2 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DẠNG SỐNG THỰC VẬT Thực vật trong quá trình sống phải thích nghi với môi trường sống, điều này nó thể. ệm dạng sống của thực vật là Warming (1901). Từ đó đến nay đã tồn tại nhiều cây phân loại dạng sống, nguyên tắc để mô tả và phân chia dạng sống thực vật

Ngày đăng: 23/10/2013, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan