Tiền tệ ngân hàng - tiền tệ

72 2.2K 6
Tiền tệ ngân hàng - tiền tệ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiền tệ ngân hàng - tiền tệ

Chương I Đại cương tiền tệCâu 1 : Trình bày nguồn gốc ra đời của tiền tệ theo quan điểm của Marx. Giai đọan nào trong quá trình phát triển của các hình thái giá trị là bước thay đổi về chất dẫn tới sự ra đời của tiền tệ ?I. Trình bày nguồn gốc ra đời của tiền tệ theo quan điểm của Marx Để xem xét nguồn gốc ra đời của tiền tệ, Marx bắt đầu bằng việc nghiên cứu sự phát triển của các hình thái giá trị. 1. Hình thái giản đơn ( ngẫu nhiên ) - Đây là hình thái giá trị đầu tiên, xuất hiện vào giai đoạn cuối của chế độ công xã nguyên thủy, khi trình độ sản xuất trong các công xã đã bắt đầu phát triển, là tiền đề nảy sinh sự trao đổi giữa các công xã. Quan hệ trao đổi mới chỉ mang tính chất ngẫu nhiên, cá biệt và giản đơn mà thôi. - Phương trình trao đổi : x hàng hóa A = y hàng hóa B - Đặc trưng của hình thái này : + Giá trị của 1 hàng hóa chỉ có thể biểu hiện thông qua 1 hàng hóa khác một cách ngẫu nhiên mà thôi. + Trao đổi rất giản đơn và mang tính trực tiếp vật này lấy vật khác (v-v), nên việc trao đổi chỉ có thể thực hiện khi nào thỏa mãn các điều kiện về : giá trị, giá trị sử dụng, thời gian và không gian. + Vật ngang giá dùng để biểu hiện giá trị hàng hóa mang tính giản đơn. 2. Hình thái mở rộng ( đầy đủ ) - Trình độ sản xuất ngày càng phát triển hơn, tạo khả năng ngày càng trao đổi lớn hơn. - Mặt khác : nhu cầu trao đổi ngày càng mở rộng do sự tan rã của chế độ công xã nguyên thủy, sự hình thành chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và phân công lao động xã hội lớn lần thứ nhất. - Tất cả những yếu tố đó là tiền đề cho sự phát triển của trao đổi hàng hóa làm cho trao đổi hàng hóa trở thành nhu cầu và đã được mở rộng hơn. - Phương trình trao đổi : x hàng hóa A = y hàng hóa B z hàng hóa C u hàng hóa D - Đặc trưng : + Giá trị của 1 hàng hóa được biểu hiện ở nhiều hàng hóa khác nhau. + Trao đổi hàng hóa đã trở thành nhu cầu và phức tạp hơn nhưng vẫn là trao đổi trực tiếp vật này lấy vật khác, nghĩa là quá trình mua đồng thời là quá trình bán. + Vật ngang giá dùng để biểu hiện giá trị hàng hóa mang tính đặc thù và riêng biệt. 3. Hình thái giá trị chung - Sản xuất và trao đổi hàng hóa ngày càng phát triển, làm cho chuỗi hàng hóa đóng vai trò làm vật ngang giá ngày càng dài vô tận và chồng chéo lên nhau. Do đó quan hệ trao đổi rất khó khăn và phức tạp. - Trình độ phân công lao động xã hội ngày càng cao làm cho sản xuất và đời sống bị lệ thuộc vào trao đổi. Do đó nhau cầu trao đổi ngày càng trở nên bức thiết hơn. - Vì vậy : Trao đổi trực tiếp vật - vật không phù hợp nữa, phải thay thế bằng hình thức trao đổi hoàn thiện hơn. Trao đổi gián tiếp thông qua hàng hóa trung gian. - Phương trình trao đổi : y hàng hóa B họăc z hàng hóa C hoặc = x hàng hóa A u hàng hóa D - Đặc trưng : + Một cách giản đơn + Một cách thống nhất 4. Hình thái tiền tệ : - Sự phát triển sản xuất và phân công lao động xã hội lớn lần thứ 2 dẫn tới sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển không giới hạn trong phạm vi quốc gia, mà còn mở rộng phạm vi quốc tế, dẫn tới quan hệ trao đổi trở thành nhu cầu thường xuyên và cấp bách hơn. - Do đó đòi hỏi : + Vật ngang giá chung phải thống nhất vào 1 hàng hóa duy nhất trong phạm vi quốc gia, quốc tế. + Vật ngang giá chung phải đáp ứng điều kiện : • Có giá trị cao. • Thuần nhất về chất, dễ chia nhỏ, dễ gộp lại, ít bị hao mòn. • Không bị các phản ứng hóa học làm hư hỏng. - Hàng hóa được làm vật ngang giá độc quyền để biểu hiện và đo lường giá trị của hàng hóa trong phạm vi quốc gia và phạm vi quốc tế phải là vàng vì chỉ là vàng mới là thứ kim loại duy nhất thỏa mản các điều kiện trên đây - nó có tên gọi là tiền tệ. - Phương trình trao đổi : x hàng hóa A y hàng hóa B = u gr vàng z hàng hóa C - Kết luận : Tiền tệ là sản phẩm tất nhiên của nền sản xuất hàng hóa.II. Giai đọan nào trong quá trình phát triển của các hình thái giá trị là bước thay đổi về chất dẫn tới sự ra đời của tiền tệ Giai đoạn giá trị của 1 hàng hóa được biểu hiện thông qua 1 hàng hóa thời gian của hình thái giá trị chung là bước nhảy vọt về chất dẫn đến sự ra đời của tiền tệ.Câu 2 : Phân tích bản chất của tiền tệ theo quan điểm của Marx : “Tiền tệhàng hóa đặc biệt”. Trong điều kiện lưu thông giấy bạc NH, bản chất này được biểu hiện như thế nào ?I. Bản chất của tiền tệ : 1. Khái niệm : Tiền tệ là 1 hàng hóa đặc biệt, độc quyền giữ vai trò làm vật ngang giá chung để phục vụ cho quá trình lưu thông hàng hóa. 2. Bản chất của tiền tệ theo quan điểm của Marx: 2.1 Tiền tệhàng hóa vì tiền tệ có nguồn gốc hàng hóa - Do quá trình phát triển của sản xuất hàng hóa đã nẩy sinh ra tiền tệtiền tệ thực chất cũng chỉ là 1 loại hàng hóa, tách ra khỏi thế giới hàng hóa mà thôi. - Trong quá trình chọn lọc tự phát, đã có nhiều hàng hóa được chọn làm vật ngang giá, tuy nhiên, do có đầy đủ những thuộc tính tự nhiên phù hợp với vai trò này, vàng (bạc) được tiễn lực làm tiền tệ. - Trước khi trở thành tiền tệ vàng (bạc) cũng đều là hàng hóa. - Tiền tệ mang đầy đủ thuộc tính của hàng hóa : + Xét từ hình thái tiền thực ( bạc hoặc vàng) mang đầy đủ 2 thuộc tính của hàng hóa đó là giá trị và giá trị sử dụng. + Xét từ hình thái dấu hiệu giá trị : khi sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển, tiền tệ được thay thế bằng các dấu hiệu giá trị, mặc dầu không có giá trị nội tại, song nó không tồn tại độc lập, mà chỉ tồn tại trong lưu thông với tư cách là đại biểu của tiền thực mà thôi. 2.2 Tiền tệhàng hóa đặc biệt - Vì nó có giá trị sử dụng đặc biệt, đó là giá trị sử dụng xã hội, tiền là thước đo giá trị và phương tiện lưu thông cho cả thế giới hàng hóa, cho đến nay chưa có hàng hóa nào thay thế được vàng. - Marx đã viết : “ Giá trị sử dụng của hàng hóa bắt đầu từ lúc nó rút ra khỏi lưu thông, còn giá trị sử dụng của tiền tệ với tư cách là phương tiện lưu thông lại chính là sự lưu thông của nó. - Tất cả các hàng hóa đều có nhu cầu biểu hiện giá trị của mình ở tiền tệ và các hàng hóa này có thể thỏa mãn được 1 hoặc 1 vài nhu cầu nào đó của con người. - Tiền tệ (vàng) : Trực tiếp biểu hiện giá trị các hàng hóa. Vì tiền tệ có thể trao đổi trực tiếp được mọi hàng hóa trong bất kì điều kiện nào, cho nên tiền tệ có thể thỏa mãn được các nhu cầu của con người.Câu 3 : Phân lọai hình thái tiền tệ theo quan điểm của Marx ? Tại sao trong lịch sử phát triển của tiền tệ, vàng đã từng được coi là hàng hóa lý tưởng phù hợp với vai trò tiền tệ ?I. Phân lọai hình thái tiền tệ theo quan điểm của Marx : 1. Hóa tệ : Bản thân là 1 hàng hóa - hàng hóa đặc biệt. Được 1 nhóm người hay 1 quần thể, xã hội thừa nhận làm vật ngang giá chung. Có 2 lọai : - Hóa tệ không kim : là những hàng hóa bìng thường không phải là kim lọai được sử dụng làm tiền tệ như : vỏ ốc, vỏ sò, da thú … Bất lợi là dễ hư hỏng, khó phân chia hoặc khó gộp lại. - Hóa tệ bằng kim : là sử dụng kim loại làm vật ngang giá như : kẽm, chì, đồng, bạc, vàng hoặc dưới dạng tiền thoi, tiền đúc, tiền nén. 2. Chỉ tệ ( hay tín tệ ) Bản thân nó lưu thông được không phải do giá trị của bản thân mà do sự tín nhiệm và quy ước của xã hội đối với nó. Có 2 lọai : - Tiền kim lọai (coin) là tiền được làm bằng các kim lọai kém giá như : chì, nhôm, kẽm …Thông thường giá trị danh nghĩa (mệnh giá) của tín tệ kim loại cao hơn giá trị thực của nó rất nhiều - Tiền giấy : là tiền được làm bằng giấy do ngân hàng trung ương của các nước độc quyền phát hành. Có 2 loại : + Tiền giấy khả hoán : là tiền giấy được tự do chuyển đổi ra vàng với bất kỳ khối lượng nào theo đúng tiêu chuẩn giá cả. + Tiền giấy bất khả hoán : là tiền giấy không được tự do chuyển đổi ra vàng. Tiền giấy bất khả hóan không được chuyển đổi ra vàng hay bạc, nên dễ bị mất giá, lưu thông không ổn định, dễ có lạm phát và thiểu phát. 3. Bút tệ : là loại tiền tệ vô hình được tạo lập qua các bút tóan, nó tồn tại trên sổ sách kế toán của ngân hàng nên còn gọi là tiền ngân hàng. 4. Các phương tiện điện tử : tồn tại dưới dạng thẻ phổ biến như : Visa card, Credit card … - Chức năng phương tiện biểu hiện giá cả hàng hóa, trên cơ sở đó tính giá thành sản phẩm và xây dựng giá bán. - Chức năng phương tiện trao đổi được sử dụng để làm phương tiện mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ và các khoản khác có thể là tiền mặt, tiền chuyển khoản. - Chức năng phương tiện dự trữ giá trị : được sử dụng để tích lũy, để dành, tiết kiệm bằng nhiều cách: gửi tiết kiệm, dự trữ các tài sàn tài chính, các giấy tờ có giá trị khác, …. mục đích là nhắm đến khả năng sinh lời của đồng tiền.II. Vàng được xem là hàng hóa lý tưởng vì : 1. Tương đối quý hiếm nên được ưa chuộng. 2. Dễ chia nhỏ, dễ gộp lại, nên ít hao mòn về giá trị. 3. Dễ bảo quản, ít hư hỏng. 4. Dễ mang theo. 5. Dễ nhận biết chuyên chở. 6. Có thể đại diện cho 1 khối lượng hàng hóa lớn. 7. Tính đồng nhất cao, thuận lợi cho việc đo lường.Câu 4 : Thế nào là tiền thực, dấu hiệu giá trị ? Phân tích những lợi thế của việc ứng dụng những hình thái tiền tệ trên.I. Tiền thực : 1. Định nghĩa : Tiền thực là hình thái tiền tệ có đầy đủ giá trị nội tại, lưu thông được là nhờ giá trị của chính bản thân.2. Lợi thế :- Được mọi người chấp nhận do quí hiếm, không gỉ sét - Có giá trị cao, thuần nhất về chất. - Dể chia nhỏ gộp lại. - Không bị lạm phát. - Dễ nhận biết, lưu trữ, cất giữ.3. Bất lợi : - Tốn chi phí đúc tiền . - Khi cần chi trả với số lượng lớn, không đủ vàng để lưu thông . - Khó vận chuyển khi đi xa, có rủi ro cướp lớn và hao hụt trong quá trình vận chuyển.Việc quản lý lưu thông tiền đúc không hiệu quả nên dễ dẫn đến hiện tượng tiền không đủ giá, biến chất. II. Dấu hiệu giá trị 1. Định nghĩa : Dấu hiệu giá trị là hình thái tiền tệ lưu thông được không phải nhờ giá trị của bản thân, mà nhờ sự quy ước, tín nhiệm của xã hội đối với chính nó.VD: tờ 1000 và 10000 tuy có cùng chi phí sản xuất nhưng đem lại giá trị khác nhau khi sử dụng.Có hai loại tiền: tiền giấy khả hóan (được đổi ra vàng) và tiền giấy bất khả hóan (không thể đổi ra vàng) 2. Lợi thế : - Gọn nhẹ dễ mang theo làm phương tiện thanh toán. - Dễ thực hiện chức năng cất trữ dưới hình thức giá trị . - Chi phí làm ra thấp. - Khắc phục được tình trạng thiếu phương tiện lưu thông. 3. Bất lợi : - Dễ hư rách. - Thường chỉ có giá trị tại quốc gia phát hành. - Thường biến động bởi nhiều yếu tố : cung cầu tiền tệ. - Dễ bị lạm phát.Câu 5 : Phân biệt hóa tệ và tín tệ ? Tại sao trong quá trình phát triển của hóa tệ, vàng được coi là hàng hóa lý tưởng nhất phù hợp với vai trò của tiền tệ ?Hóa tệ Tín tệ1. Có nguồn gốc từ hàng hóa.2. Tiền tệ trực tiếp sinh ra từ sản xuất và lưu thông hàng hóa.3. Phổ biến, có giá trị sử dụng và có giá trị sử dụng đối với người nhận nó nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người4. Có 2 lọai :- Hóa tệ không kim : là những hàng hóa bình thường không phải là kim lọai được sử dụng để làm tiền tệ như : vỏ ốc, vỏ sò, da thú. Bất lợi là dễ hư hỏng, khó phân chia, hoặc khó gộp lại- Hóa tệ bằng kim : là sử dụng kim lọai làm vật ngang giá như : kẽm, chì, đồng, bạc, vàng hoặc tiền thoi, tiền đúc, nén.1. Không có nguồn gốc từ hàng hóa. 2. Tín tệ ra đời để thay thế cho vàng thực hiện 1 số chức năng của tiền tệ.3. Được lưu thông trên cơ sở tín nhiệm của công chúng đối với cơ quan phát hành ra chúng (ngânhàng)4. Có 2 lọai :- Tiền kim lọai : là tiền được làm bằng các kim lọai kém giá như : chì, nhôm, kẽm, . Thông thường giá trị danh nghĩa của tín tệ kim lọai cao hơn giá trị thực của nó rất nhiều.- Tiền giấy : là tiền được làm bằng giấy do ngân hàng trung ương các nước độc quyền phát hành. Có 2 lọai : + Tiền giấy khả hóan : là tiền giấy được tự do chuyển đổi ra vàng với bất kì khối lượng nào theo đúng tiêu chuẩn giá cả. + Tiền giấy bất khả hóan : là tiền giấy không được tự do chuyển đổi ra vàng. Tiền giấy bất khả hoán không được đổi lấy vàng hay bạc, nên dễ bị mất giá, lưu thông không ổn định, dễ có lạm phát và thiểu phát.II. Vàng được xem là hàng hóa lý tưởng vì : 1. Tương đối quý hiếm nên được ưa chuộng. 2. Dễ chia nhỏ, dễ gộp lại nên ít hao mòn về giá trị . 3. Dễ bảo quản, ít hư hỏng. 4. Dễ mang theo. 5. Dễ nhận biết chuyên chở. 6. Có thể đại diện cho 1 khối lượng hàng hóa lớn. 7. Tính đồng nhất cao, thuận lợi cho việc đo lường.Câu 6 : Bút tệ là gì ? Trình bày những lợi thế trong việc lưu thông tiền tệ dưới hình thái bút tệ.I. Bút tệ : Là loại tiền tệ vô hình, phi vật chất được tạo lập qua các bút tóan, nó tồn tại trên các sổ sách kế tóan của ngân hàng nên còn gọi là tiền ngân hàng.II. Lợi thế : - Giảm đáng kể chi phí in và lưu thông tiền mặt. - Tạo điều kiện thuận lợi và nhanh chóng để các chủ thể tham gia thanh tóan qua ngân hàng. - Bảo đảm an tòan trong sử dụng đồng tiền, hạn chế hiện tượng tiêu cực như việc mất cắp hay hư hao. - Có thể cân đối cung - cấu chủ động hơn, là công cụ phát triển tổng số lượng tiền tệ, thích ứng với các nhu cầu giao dịch. - Tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng trong việc quản lý và điều tiết lượng tiền cung ứng.Câu 7 : Phân biệt sự khác nhau giữa chức năng thước đo giá trị và chức năng phương tiện lưu thông của tiền tệ. Với các chức năng trên, tiền tệ có tác dụng như thế nào đối với lưu thông hàng hóa ?I. Sự khác nhau giữa chức năng thước đo giá trị và chức năng phương tiện lưu thông của tiền tệChức năng thước đo giá trị - Tiền đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa. - Tiền không vận động. - Không cần sử dụng tiền mặt. - Không phải trả tiền.Chức năng phương tiện lưu thông- Tiền là trung gian trong quá trình trao đổi hàng hóa và vận động gắn liền với sự vận động của hàng hóa.- Nhất thiết phải là tiền mặt.- Có thể sử dụng tiền thực hoặc giá trị. - Phải trả tiền ngay.II. Tác dụng của tiền tệ khi thực hiện 2 chức năng trên - Tiền trở thành vật đại biểu chung cho của cải xã hội. - Tiết kiệm thời gian và chi phí trong trao đổi hàng hóa so với quá trình trao đổi trực tiếp, góp phần thúc đẩy tính hiệu quả của nền kinh tế. - Thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa và phân công lao động xã hội.Câu 8 : Phân biệt sự khác nhau giữa chức năng phương tiện lưu thông và phương tiện thanh tóan của tiền tệ. Với các chức năng trên, tiền tệ có tác dụng như thế nào đối với lưu thông hàng hóa?I. Sự khác nhau giữa CN phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán của tiền tệCN Phương tiện lưu thôngKhác nhau : - Sự vận động của tiền tệ gắn liền với sự vận động của hàng hóa. - Trung gian trong trao đổi hàng hóa. - Phải là tiền mặt. - Phải trả tiền ngay. - Không sử dụng bút tệ.CN Phương tiện thanh toán- Sự vận động của tiền tệ tách rời hoặc độc lập tương đối so với sự vận động của hàng hóa. - Ngòai ra còn chi trả dịch vụ và để giải trừ các khỏan nợ.- Không nhất thiết phải là tiền mặt.- Không trả tiền ngay, có thể ứng trước hoặc trả sau.- Có thể sử dụng bút tệ.Giống nhau : - Là trung gian trong trao đổi, mua bán hàng hóa ( H-T-H ) - Có thể sử dụng tiền thực hoặc giá trị cũng được.II. Tác dụng đối với lưu thông hàng hóa : Tiết kiệm được thới gian và chi phí phải chi trong quá trình trao đổi hàng hóa so với quá trình trao đổi hàng hóa trực tiếp, làm cho quá trình lưu thông hàng hóa dễ dàng hơn, nhanh hơn. → Với chức năng trên, tiền tệ tách mua và bán thành 2 quá trình khác nhau : có thể mua ngay nhưng bán sau, mua ở chỗ này, bán ở chỗ khác.Câu 9 : Sự khác nhau giữa chức năng phương tiện lưu thông và chức năng phương tiện tích lũy của tiền tệ. Với chức năng trên, tiền tệ có tác dụng như thế nào đối với lưu thông hàng hóa?I. Sự khác nhau giữa chức năng phương tiện lưu thông và chức năng phương tiện tích lũy của tiền tệPhương tiện lưu thôngKhác nhau: - Tiền làm trung gian trong trao đổi hàng hóa. - Tiền vận động gắn liền với hàng hóa. - Nhất thiết phải là tiền mặt. Phương tiện tích lũy- Tiền tách khỏi lưu thông hàng hóa.- Tiền nằm im (tách rời hàng hóa ) để dự trữ, chuẩn bị cho chức năng trao đổi trong tương lai.- Có thể là tiền mặt hoặc các hình thức không bằng tiền mặt.Giống nhau : Có thể sử dụng tiền thực hoặc các dấu hiệu giá trị.II. Tác dụng đối với lưu thông hàng hóa : Tiết kiệm được thời gian và chi phí phải chi trong quá trình trao đổi hàng hóa so với quá trình trao đổi hàng hóa trực tiếp, làm cho quá trình lưu thông hàng hóa dễ dàng hơn, nhanh hơn. → Với chức năng trên, tiền tệ tách mua và bán thành 2 quá trình khác nhau : có thể mua ngay nhưng bán sau, mua ở chỗ này bán ở chỗ khác.Câu 10 : Trình bày nội dung và mối quan hệ giữa các hức năng của tiền tệ theo quan điểm của Marx. Từ đó nêu rõ vai trò của tiền tệ đối với nền kinh tế.I. Nội dung và mối quan hệ giữa các chức năng của tiền tệ theo quan điểm của Marx : 1. Chức năng thước đo giá trị : 1.1 Nội dung : - Tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị khi tiền tệ đo lường và biểu hiện giá trị của các hàng hóa khác. - Giá trị của hàng hóa được biểu hiện bằng tiền tệ gọi là giá cả. 1.2 Đặc điểm : - Phải quy định gía cả cho đồng tiền : tiêu chuẩn giá cả là đơn vị tiền tệ của 1 nước, do Nhà nước quy định dùng để đo lường và biểu hiện giá cả của tất cả các hàng hóa. Bao gồm 2 yếu tố : + Tên gọi của đơn vị tiền tệ. + Hàm kim lượng quy định cho 1 đơn vị tiền tệ. - Phải là tiền thực : tiền có đầy đủ giá trị nội tại. - Không nhất thiết phải là tiền mặt, mà chỉ cần tiền trong ý niệm mà thôi. 1.3 Tác dụng : Các hàng hóa với những giá trị sử dụng khác được quy về cùng 1 đơn vị là tiền tệ thông qua giá cả tạo nên sự dễ dàng và thuận tiện khi so sánh giá trị giữa chúng. 2. Chức năng phương tiện lưu thông : 2.1 Nội dung : Tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện lưu thông khi tiền tệ làm môi giới cho quá trình trao đổi hàng hóa, sự vận động của tiền tệ gắn liền sự vận động của hàng hóa, phục vụ cho sự chuyển dịch chuyển sở hữu hàng hóa từ chủ thể này sang chủ thể khác. Biểu hiện thông qua công thức chuyển hóa : H-T-H’ 2.2 Đăc điểm : - Nhất thiết phải là tiền mặt. - Không nhất thiết phải là tiền thực mà có thể là các dấu hiệu giá trị. 2.3 Tác dụng : - Tiết kiệm thời gian phải chi cho quá trình mua bán hàng hóa do đó làm giảm chi phí giao dịch so với quá trình trao đổi hàng hóa trực tiếp. - Thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa và phân công lao động xã hội. - Qua đó sự xuất hiện của tiền tệ như là trung gian trong trao đổi góp phần thúc đẩy tính hiệu quả của nền kinh tế. 2.4 Quy luật này được viết tác dưới dạng công thức : k = H/V k : khối lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông trong 1 thời gian (kc) H : Tổng giá cả hàng hóa lưu thông trong 1 thời gian H = h x g Trong đó : h : là khối lượng hàng hóa lưu thôngg : là đơn giá hàng hóa bình quân V: là vòng quay bình quân của tiền tệ trong 1 thời gian 2.5 Yêu cầu của quy luật lưu thông tiền tệ : - kt : khối lượng tiền thực tế lưu thông trong 1 thời gian - kc : khối lượng tiền cần thiết lưu thông trong 1 thời gian 3. Chức năng phương tiện cất trữ : 3.1 Nội dung : Tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện cất trữ khi tiền tệ tạm thời trở về trạng thái nằm im để dự trữ, thực hiện các hức năng trao đổi trong tương lai. 3.2 Đặc điểm : - Có thể là tiền thực, có thể là các dấu hiệu giá trị có sức mua ổn định ( gọi là tích lũy ) - Có thể là tiền mặt hoặc các hình thức không bằng tiền mặt. 3.3 Tác dụng : Tạo nên phương tiện tích lũy an toàn với tích lỏng cao, không phải là phương tiện tích lũy giá trị hấp dẫn nhất trong điều kiện kinh tế thị trường vì chi phí cơ hội mà người tích lũy phải trả. 4. Chức năng phương tiện thanh toán : 4.1 Nội dung : Khi sự vận động của tiền tệ tách rời hoặc độc lập tương đối so với sự vận động của hàng hóa, phục vụ cho quan hệ mua bán hàng hóa, thực hiện các khoản dịch vụ và sd để giải trừ các khoản nợ. 4.2 Đặc điểm : - Có thể là tiền mặt hoặc không dùng tiền mặt. - Có thể là tiền thực hoặc các dấu hiệu giá trị. 4.3 Tác dụng : - Thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, từ đó tiết kiệm được những chi phí về lưu thông tiền mặt. - Mở rộng hoạt động tín dụng, tạo điều kiện sử dụng vốn hiệu quả. 5. Chức năng tiền tệ thế giới : 5.1 Nội dung : - Khi tiền tệ đóng vai trò là vật ngang giá chung, thực hiện các chức năng nó trên phạm vi thế giới. Biểu hiện : + Tiền tệ là thước đo chung. + Tiền tệ là phương tiện để mua chung. + Tiền tệ là phương tiện dự trữ và thanh toán quốc tế. + Tiền tệ là phương tiện di chuyển tài sản giữa các nước. 5.2 Đặc điểm : - Theo quan điểm của Mac : khi tiền tệ thực hiện chức năng tiền tệ thế giới, tiền tệ phải là tiền thực. Tiền vàng trở về dạng nguyên thể của nó là thoi nén nguyên chất. - Thực tế hiện nay : Trong quan hệ thanh toán quốc tế không chỉ sử dụng tiền thực (vàng) mà còn có thể sử dụng những đồng tiền pháp định. Đó là những ngọai tệ mạnh như : USD, GBP, DEM .II. Mối quan hệ giữa các chức năng của tiền tệ theo quan điểm của Marx : Giữa các chức năng của tiền tệ có mối qh thống nhất, tác động, và chuyển hóa lẫn nhau, trong đó : - Chức năng thước đo giá trị và chức năng phuơng tiện lưu thông là 2 chức năng quan trọng nhất có mối quan hệ chặt chẽ thống nhất và không thể tách rời nhau : khi tiền thực hiện chức năng thước đo giá trị, tiền mới đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa, nghĩa là lao động xã hội kết tinh trong hàng hóa mới chỉ được biểu hiện. Khi tiền thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, khi đó giá trị của hàng hóa mới hoàn toàn được thực hiện trọn vẹn, nghĩa là tính chất lao động xã hội của hàng hóa mới được chứng minh hoàn toàn đầy đủ. - Tiền tệ thực hiện cả 2 chức năng thước đo giá trị và phương tiện lưu thông trở thành phương tiện trực tiếp đại biểu cho giá trị và phương tiện lưu thông thì mới trở thành vật trực tiếp đại biểu cho giá trị, cho của cải xã hội, do đó mới thực hiện được chức năng phương tiện cất trữ. Chương II Tín dụngCâu 16 : Trình bày khái niệm và bản chất của tín dụng. Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu vấn đề này ? I. Khái niệm và bản chất của tín dụng : 1. Khái niệm : Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời 1 lượng giá trị hay từ tay người này sang tay người khác để sau 1 thời gian hoàn trả lại 1 lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Hay nói cách khác, tín dụng là quan hệ vay nợ xảy ra giữa 2 chủ thể, trong đó chủ thể này duyệt giao 1 giá trị gốc tín dụng cho 1 chủ thể khác sử dụng trong 1 khoảng thời gian nhất định trên nguyên tắc phải có sự hoàn trả. 2. Bản chất của tín dụng : - Tín dụng là quá trình vận động của giá trị vốn tín dụng từ chủ thể này sang chủ thể khác rồi sau 1 thời gian lại vận động về nơi xuất phát. - Để hiểu rõ bản chất tín dụng chúng ta phải xem xét 1 mốc liên hệ ktế trong quá trình vận động của nó, thể hiện qua 3 giai đoạn sau : a. Giai đoạn phân phối vốn tín dụng : Vốn tiền tệ hoặc hàng hóa được chủ thể cho vay chuyển sang chủ thể đi vay trên cơ sở tin tưởng, tin cậy vào chủ thể vay vốn ở ý muốn trả nợ, khả năng trả nợ. b. Giai đoạn sử dụng vốn tín dụng : Sau khi nhận được vốn tín dụng, chủ thể đi vay được quyền sử dụng giá trị đó trong một khoảng thời gian đã thỏa thuận vào mục đích nhất định. Tuy nhiên, quyền sở hữu giá trị vốn tín dụng vẫn thuộc về chủ thể cho vay. c. Giai đoạn hoàn trả vốn tín dụng : - Đây là giai đoạn kết thúc một vòng tuần hoàn của tín dụng. Sau khi kết thúc thời gian sử dụng vốn tín dụng, chủ thể vay vốn chuyển trả chủ thể cho vay giá trị vốn gốc và một phần giá trị tăng thêm, gọi là lợi tức tín dụng. - Sự hoàn trả của tín dụng là đặc trưng thuộc về bản chất vận động của tín dụng, là dấu hiệu phân biệt phạm trù tín dụng với các phạm trù khác : T-T’  Tóm lại, bản chất của tín dụng thể hiện qua các nội dung cơ bản : - Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng vốn trên cơ sở của sự tin tưởng, tín nhiệm. - Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng vốn trên cơ sở hoàn trả. - Tín dụng là sự vận động của tư bản cho vayII. Ý nghĩa thực hiện của việc nghiên cứu : - Giúp phân loại tín dụng và xem xét quan hệ tín dụng dưới những góc độ khác nhau, đồng thời cũng giải thích tại sao quan hệ tín dụng lại có thể thỏa mãn nhu cầu đa dạng của các chủ thế thiếu vốn và thừa vốn. - Các loại tín dụng ( TDTM, TDNN, TDNH, TDDN) phải được tổ chức thành hệ thống và có mối quan hệ hỗ trợ nhau nhằm đảm bảo hiệu quả của sự dẫn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu. - Thông qua chức năng phân loại vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong phạm vi toàn xã hội, tín dụng được sử dụng như kênh truyền tải tín dụng của nhà nước đối với các mục tiêu vĩ mô là công cụ có hiệu quả để thực hiện các mục tiêu, chính sách trong từng thời kỳ.Câu 17 : Tại sao nói : “ tín dụng là sự vận động của tư bản cho vay”. Hãy giải thích luận điểm của Mac. “tư bản cho vay là loại tư bản sùng bái nhất và ăn bám nhất”.I. Tín dụng là sự vận động của tư bản cho vay vì : - Như chúng ta đã biết tín dụng là : + Sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang người khác. + Sự chuyển giao này mang tính chất tạm thời. + Khi hoàn lại lượng giá trị đã chuyển giao cho người sở hữu phải kèm theo một lượng giá trị dôi thêm gọi là lợi tức. - Trên cơ sở khách quan cho sự ra đời và phân tích quan hệ tín dụng là mâu thuẫn vốn có của quá trình tuần hoàn vốn tiền tệ trong xã hội, cùng một lúc có chủ thể kinh tế tạm thời dư thừa một khoản vốn tiền tệ, trong khi các chủ thể kinh tế khác lại có nhu cầu bổ sung vốn. Tình trạng này xảy ra thường xuyên trong quá trình vận động của các chủ thể kinh tế trong xã hội, xuất phát từ sự không ăn khớp giữa thu nhập và chi tiêu về thời gian cũng như khối lượng - Sư không trùng khớp giữa thu nhập và sự chi tiêu của hộ gia đình đã buộc các chủ thể phải thực hiện hành vi vay mượn để giải quyết có hiệu quả sự thiếu trùng hợp này. - Sự không trùng khớp giữa thu và chi ngân sách nhà nước dẫn đến tín dụng rất cần thiết Như vậy, tín dụng đã thực hiện việc di chuyển các khoản vốn tạm thời nhàn rỗi đến những nơi phát sinh nhu cầu. Suy ra, tín dụng là sự vận động của tư bản cho vay.II. Giải thích luận điểm của Mac “ tư bản cho vay là tư bản sùng bái nhất, ăn bám nhất” - Tư bản cho vay là loại tư bản sùng bán nhất vì tư bản cho vay chính là vốn tiền tệ, mà tiền tệ có thể đổi trực tiếp ra bất cứ cái gì, nó có thể dễ dàng chuyển hóa thành mọi giá trị sử dụng mà người sở hữu nó muốn nên nó rất được ưa chuộng. Hơn nữa từ tiền có thể đẻ ra T’>T mà không phải qua sảm xuất kinh doanh. - Tư bản cho vay là loại ăn bám bởi vì thông qua việc cho vay đã được lợi tức chứ không phải thông qua sảm xuất kinh doanh. Từ tư bản ban đầu là T thông qua việc cho vay nhận được số tư bản là T’>T, nhà tư bản cho vay được hưởng lợi từ cho vay không phải làm gì, lợi tức nhận được là một phần của các nhà tư bản hoạt động tách ra, như vậy tư bản cho vay ăn bám tư bản hoạt động.Câu 18 : Phân tích cơ sở khách quan hình thành và phát triển tín dụng . Từ đó nêu rõ vai trò của tín dụng đối với nền kinh tế?I. Phân tích cơ sở khách quan hình thành và phát triển tín dụng 1. Xuất phát từ đặc điểm chu chuyển vốn tiền tệ trong nền kinh tế ( là điều kiện cần ) - Các doanh nghiệp : trong vòng tuần hòan vốn ( trong chu kì sản xuất kinh doanh ) T - H - sản xuất - H’ - T’ + Giai đọan đầu của chu kì sản xuất kinh doanh : doanh nghiệp thường thiếu vốn để mua trang thiết bị, nguyên vật liệu, thuê nhân công …. + Giai đọan sản xuất: doanh nghiệp ổn địng vốn. + Giai đọan sau : doanh nghiệp đã sản xuất ra được sản phẩm và tiêu thụ trên thị trường, có thu nhập bằng tiền tệ nhưng chưa sử dụng hết, nên giai đọannày doanh nghiệp tạm thời thừa vốn. - Các hộ gia đình và cá nhân: do sự không htống nhất giữa thu nhậpvà chi tiêu cả về số lượng và về thời gian. Ví dụ : Chưa làm ra tiền mà sài rồi. - Có thu nhập hôm nay nhưng chưa có thời giansài hoặc ngược lại, dẫn đến hiện tượng tạm thời thừa tiền và tạm thời thiều tiền để chi tiêu. - Nhà nước : do sự lệch pha giữa các khỏan thu và chi ngân sách Nhà nước, Nhà nước thường bị bội chi vì chi thì thường xuyên mà thu thì định kì vào cuối tháng hoặc cuối năm. 2. Xuất phát từ nhu cầu đầu tư và sinh lợi của các chủ thể trong nền kinh tế (điều kiện đủ ) - Người thừa vốn muốn cho vay ( muốn kiềm lợi nhuận từ những đồng tiền nhàn rỗi ) và người thiếu vốn muốn vay (để mở rộng sản xuất kinh doanh, kiềm được nhiều lợi nhuận hơn so với khả năng vốn hiện có của mình ) - Hai bên chỉ có thể gặp nhau trong điều kiện kinh tế, xã hội thuận lợi như: mức lãi suất phù hợp, rủi ro thấp…)III. Vai trò của tín dụng đối với nền kinh tế : 1. Tín dụng góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất mở rộng - Tín dụng điều hòa vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu từ đó góp phần duy trì, thúc đẩy quá trình mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh được thường xuyên liên tục. - Tín dụng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, kích thích quá trình tiết kiệm và gia tăng vốn đầu tư. 2. Tín dụng là kênh truyền tải tác động của Nhà nước đến các mục tiêu vĩ mô như : ổn định giá trị tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm. Thông qua việc điều chỉnh khối lượng tiền tệ tín dụng cung ứng cho nền kinh tế cũng như thay đổi thời hạn, điều kiện tín dụng để điều chỉnh quan hệ cung cầu tiền tệ hoặc làm thay đổi quy mô, hướng vận động của nguồn vốn tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế đã định trước. Tín dụng là công cụ thực hiện các chính sách xã hội của Nhà nước thông qua việc : nới lỏng các điều kiện tiếp cận vốn tín dụng, ưu đãi về mặt lãi suất, thời hạn tín dụng cho các đối tượng cần hưởng chính sách xã hội, Nhà nước co 1thể nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện các chính sách xã hội Tạo điều kiện để mổ rộng và phát triển quan hệ kinh tế đối ngọai : thông qua việc cung cấp tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, thu hút vốn tín dụng nước ngoài ….Tín dụng góp phần thúc đẩy việc mở rộng và phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Câu 19 : Trình bày khái niệm và đặc điểm của tín dụng thương mại. Từ đó nêu rõ ưu điểm và hạn chế của tín dụng thương mại.I. Trình bày khkái niệm và đặc điểm của tín dụng thương mại 1. Khái niệm : tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp với nhau trên cơ sở mua bán chụi hàng hóa. 2. Đặc điểm của tín dụng thương mại : - Là các doanh nghiệp trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh - Được cấp bằng hàng hóa - Có thời hạn ngắn là chủ yếu - Công cụ là thương phiếu - Mang tính chất trực tiếp - Mục đích là phục vụ cho nhu cầu sản xuất và lưu thông hàng hóa vì mục tiêu lợi nhuận.II. Ưu điểm và hạn chế của tín dụng thương mại 1. Ưu điểm : Tín dụng thương mại được cấp giữa các doanh nghiệp quen biết, uy tín với nhau nên thủ tục nhanh gọn, đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu thụ hàng hóa ( đỡ tốn thoời gian), đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh . 2. Hạn chế : - Phạm vi hạn chế: chỉ xảy ra trong phạm vi hạn chế giữa các doanh nghiệp ( quen biết , tín nhiệm lẫn nhau ) - Quy mô nhỏ: chỉ giới hạn trong khả năng vốn hàng hóa mà doanh nghiệp trực tiếp sản xuất kinh doanh có. Nếu doanh nghiệp vay vốn có nhu cầu cao hơn thì doanh nghiệp cho vay không thể đáp ứng được. [...]... dụng ngân hàng Tín dụng Nhà nước - Chủ thể : Giữa các doanh - Giữa ngân hàng và các chủ - Giữa Nhà nước và các chủ thể nghiệp với nhau thể trong nền kinh tế trong nền kinh tế - Đối tượng : hàng hóa - Tiền tệ hoặc tài sản - Tiền tệ hoặc hiện vật - Công cụ : thương phiếu - Hợp đồng tín dụng, sổ tiền - Trái phiếu, tín phiếu kho bạc gởi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi - Thời hạn : ngắn hạn - Ngắn - trung -. .. nguồn vốn huy động, ngân hàng có thể áp dụng những giải pháp nào ? I Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng thương mại 1 Vốn tự có -Vốn điều lệ - Các quỹ dự trữ - Các quỹ khác 2 Vốn huy động -Tiền gửi có kì hạn - Tiền gửi không kì hạn - Huy động khác : chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu 3 Vốn đi vay - Vay của ngân hàng thương mại ( các ngân hàng khác ) - Vay của ngân hàng nước ngoài - Vay của ngân hàng trung ương... có 1 Nghiệp vụ ngân quỹ : - Tiền mặt tại ngân quỹ : ngân hàng phải duy trì 1 lượng tiền mặt dự trữ tại quỹ của ngân hàng để đáp ứng nhu cầu chi trả tiền mặt hay nhu cầu vì sinh lợi nhưng bắt buộc phải dự trữ - Tiền gửi tại ngân hàng trung ương : tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi thanh tóan - Tiền gửi tại các ngân hàng khác - Tiền mặt đang trong quá ttrình thu hồi 2 Nghiệp vụ tín dụng : - Cho vay nắn... tiếp sản xuất kinh doanh với nhau - Đối tượng : hàng hóa - Công cụ : thương phiếu Tín dụng ngân hàng - Giữa ngân hàng và các chủ thể trong nền kinh tế - Tiền tệ hoặc tài sản - Hợp đồng : sổ tiền gởi tiết kiệm, công cụ tiền gởi - Thời hạn : chủ yếu là ngắn hạn - Ngắn - trung - dài hạn - Tính chất : trực tiếp - Gián tiếp - Mục đích : phục vụ sản xuất kinh doanh của - Mục đích : phục vụ choi mục đích... - Độc quyền phát hành tiền -ngân hàng của các ngân hàng -ngân hàng của Chính phủ - Chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và các hoạt động ngân hàng 4 Vai trò - Vừa đi vay, vừa cho vay với các chủ thể kinh tế - Là một hệ thống ngân hàng trực thuộc NHTW hay không trực thuộc NHTW - Đóng vai trò chủ nợ và người cho vay cuối cùng với các NHTM - Chỉ có duy nhất một NHTW để quản lý hoạt động các ngân. .. của cung tiền tệ M1 : Tiền hẹp ( tiền giao dịch ) C : Tổng tiền mặt nằm ngoài hệ thống ngân hàng gồm: - Tiền giấy do ngân hàng trung ương phát hành - Tiền kim loại lẻ do ngân hàng trung ương hoặc kho bạc Nhà nước phát hành D : Tổng tiền gửi không kì hạn của các chủ thể trong nền kinh tế gửi vào ngân hàng M1 = C+D M2 : Tiền rộng M2 = M1 + Tiền gửi có kì hạn + Tiền gửi tiết kiệm = M + T M3 : Tiền mở rộng... phát hành tiền của ngân hàng trung ương và khả năng tạo tiền của hệ thống ngân hàng thương mại - Có 2 quá trình : + Cung ứng tiềngiấy, tiền kim lọai + Cung ứng tiền gửi - Ngân hàng trung ương phát hành tiền giấy hoặc tiền kim lọai ( tiền này gọi là tiền trung ương”, “ tiền cơ bản”, hay tiền cơ sở” ) thông qua các kênh : + Kênh cho vay đối với ngân sách Nhà nước + Kênh cho vay đối với các ngân hàng, các... thế của hệ thống ngân hàng 2 cấp so với hệ thống ngân hàng 1 cấp : 1 Hệ thống ngân hàng 1 cấp Ngân hàng Nhà nước VN không thể kinh doanh theo đúng nghĩa của nó, đồng thời cũng không làm tròn chức năng quản lí Nhà nước về các họat động tiền tệ ngân hàng 2 Hệ thống ngân hàng 2 cấp - Phân định rõ ràng 2 chức năng : quản lí Nhà nước và kinh doanh của hệ thống ngân hàng - Thông qua các ngân hàng trung gian... giữa hệ thống ngân hàng 1 cấp và hệ thống ngân hàng 2 cấp ở VN Phân tích những lợi thế của hệ thống ngân hàng 2 cấp so với hệ thống ngân hàng 1 cấp ? I Phân biệt sự khác nhau giữa hệ thống ngân hàng 1 cấp và hệ thống ngân hàng 2 cấp : Hệ thống ngân hàng 1 cấp Hệ thống ngân hàng 2 cấp (195 1-1 988) (1988 đến nay) 1 Khái niệm : - Là 1 ngân hàng độc quyền, ngân hàng thuộc sở hữu của Nhà nước là duy nhất,... 4 Tính chất : - Phù hợp với yêu cầu cơ chế kế hoạch hóa tập trung mang nặng tính bao cấp - - Ngân hàng Nhà nước VN: quản lí Nhà nước về tiền tệvà các họat động ngân hàng Nhân hàng thương mại: thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ và tín dụng ngân hàng Không thống nhất nhưng các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng chụi sự quảnlí của ngân hàng trung ương - Phù hợp với nền kinh tế hàng hóa nhiều . ngân hàng và các chủ thể trong nền kinh tế - Tiền tệ hoặc tài sản- Hợp đồng : sổ tiền gởi tiết kiệm, công cụ tiền gởi- Ngắn - trung - dài hạn- Gián tiếp-. về tiền tệvà các họat động ngân hàng - Nhân hàng thương mại: thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ và tín dụng ngân hàng. - Không thống nhất nhưng các ngân

Ngày đăng: 31/10/2012, 11:14

Hình ảnh liên quan

Dấu hiệu giá trị là hình thái tiềntệ lưu thông được không phải nhờ giá trị của bản thân, mà nhờ sự quy ước, tín nhiệm của xã hội đối với chính nó - Tiền tệ ngân hàng - tiền tệ

u.

hiệu giá trị là hình thái tiềntệ lưu thông được không phải nhờ giá trị của bản thân, mà nhờ sự quy ước, tín nhiệm của xã hội đối với chính nó Xem tại trang 4 của tài liệu.
nước. Tại sao tất cả các hình thức tín dụng trên đều có thể đồng thời tồntại và phát triển? - Tiền tệ ngân hàng - tiền tệ

n.

ước. Tại sao tất cả các hình thức tín dụng trên đều có thể đồng thời tồntại và phát triển? Xem tại trang 15 của tài liệu.
3. Mô hình họat động: - Quảnlí thống nhất từ trung ương đến địa phương - Tiền tệ ngân hàng - tiền tệ

3..

Mô hình họat động: - Quảnlí thống nhất từ trung ương đến địa phương Xem tại trang 17 của tài liệu.
II. Liên hệ với tình hình sử dụng các công cụ chính sách tiềntệ của ngânhàng nhà nước Việt Na m: - Tiền tệ ngân hàng - tiền tệ

i.

ên hệ với tình hình sử dụng các công cụ chính sách tiềntệ của ngânhàng nhà nước Việt Na m: Xem tại trang 59 của tài liệu.
- Thị trường tài chính là con hình dẫn truyền vốn từ những chủ thể thặng dư tiết kiệm sang các chủ thể thiếu hụt tiết kiệm - Tiền tệ ngân hàng - tiền tệ

h.

ị trường tài chính là con hình dẫn truyền vốn từ những chủ thể thặng dư tiết kiệm sang các chủ thể thiếu hụt tiết kiệm Xem tại trang 61 của tài liệu.
1.3 Hình thức : - Tiền tệ ngân hàng - tiền tệ

1.3.

Hình thức : Xem tại trang 69 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan