NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

26 590 0
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NHỮNG VẤN ĐỀ BẢN VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ. 1.1. KHÁI NIỆM, QUY TRÌNH THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ. 1.1.1. Khái niệm. Mọi khoản chi trả phát sinh giữa các chủ thể thanh toán của các nước được diễn ra thông qua một quy trình xử lý kỹ thuật các chứng từ thanh toán, được gọi là phương thức thanh toán. Phương thức thanh toán là điều kiện quan trọng và tính tổng hợp nhất trong các điều kiện thanh toán quốc tế. Phương thức thanh toán quốc tế trong ngoại thương lại càng quan trọng và phức tạp. Trong buôn bán, người ta thể chọn lựa nhiều phương thức thanh toán khác nhau để thu tiền về, hoặc để trả tiền, nhưng xét cho cùng việc lựa chọn phương thức nào cũng phải xuất phát từ yêu cầu của người bán là thu tiền nhanh, đúng, đủ và từ yêu cầu của người mua là nhập hàng đúng số lượng, chất lượng và đúng hạn. Trong thanh toán quốc tế, thể kể tới nhiều phương thức thanh toán khác nhau như: - Phương thức chuyển tiền (Rimittance) - Phương thức nhờ thu (Collection of payment) - Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary credit) Bằng ngôn ngữ luật, định nghĩa về Tín dụng chứng từ được nêu tại Điều 2, UCP 500, như sau: “Tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, theo đó một ngân hàng (NHPH) hành động theo yêu cầu và theo các chỉ thị của một khách hàng (người mở L/C) hoặc trên danh nghĩa chính mình, i. Phải trả tiền cho hoặc trả tiền theo lệnh của một bên thứ ba (người hưởng lợi), hoặc chấp nhận và trả tiền hối phiếu do người hưởng lợi ký phát, hoặc ii. Uỷ quyền cho một ngân hàng khác trả tiền, hoặc chấp nhận và trả tiền các hối phiếu, hoặc iii. Uỷ quyền cho một ngân hàng khác chiết khấu, đối với chứng từ quy định được xuất trình và tuân thủ các điều kiện của Tín dụng”. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từphương thức thanh toán được áp dụng phổ biến nhất hiện nay trong thương mại quốc tế. 1.1.2. Các thành phần tham gia thanh toán tín dụng chứng từ: Trong quá trình thực hiện thanh toán tín dụng chứng từ, thông thường các thành phần tham gia như sau: a) Người xin mở L/C (Appicant for L/C): Là người nhập khẩu hay người yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành một L/C và trách nhiệm pháp lý về việc trả tiền của ngân hàng cho người bán theo L/C này. b) Người thụ hưởng L/C (Beneficiary):.Theo quy định của L/C, là người được hưởng số tiền thanh toán hay sở hữu hối phiếu đã chấp nhận thanh toán. c) Ngân hàng phát hành (Issuing Bank): Là ngân hàng, theo yêu cầu của người mua, phát hành một L/C cho người bán hưởng. NHPH thường được hai bên mua bán thoả thuận và quy định trong hợp đồng mua bán. Nếu không sự thoả thuận trước, thì nhà nhập khẩu được phép tự chọn NHPH. d) Ngân hàng thông báo (Advising Bank): Là ngân hàng được NHPH yêu cầu thông báo L/C cho người hưởng. Ngân hàng thông báo thể là ngân hàng đại lý hoặc là chi nhánh của ngân hàng phát hành ở nước người xuất khẩu. Ngoài các thành phần tham gia thanh toán trên, trong thực tế tuỳ thuộc vào từng loại thư tín dụng thế xuất hiện thêm một số ngân hàng khác: - Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): Trong trường hợp nhà xuất khẩu muốn sự bảo đảm chắc chắn của L/C, thì một ngân hàng thể đứng ra xác nhận L/C theo yêu cầu của NHPH. Thông thường, NHXN là một ngân hàng lớn uy tín và trong nhiều trường hợp NHTB được đề nghị là NHXN. Muốn được xác nhận, NHPH phải trả phí xác nhận rất cao và thường phải đặt cọc trước, mức đặt cọc thể tới 100% trị giá của L/C. - Ngân hàng được chỉ định (Norminated Bank): là NHXN hoặc bất cứ ngân hàng nào khác được NHPH uỷ nhiệm. Tuỳ theo từng loại thư tín dụng mà ngân hàng này thể thực hiện một trong các nghiệp vụ sau: Ngân hàng thông báo(Advising Bank) Ngân hàng thông báo(Advising Bank)Ngân hàng thông báo(Advising Bank) Người thụ hưởng(Beneficiary) Người yêu cầu mở tín dụng thư(Applicant) + Ngân hàng chỉ định thanh toán (Norminated Paying Bank) + Ngân hàng chỉ định chấp nhận (Norminated Accepting Bank) + Ngân hàng chỉ định chiết khấu (Norminated Negotiating Bank) - Ngân hàng bồi hoàn (Reimbursing Bank): là ngân hàng được NHPH uỷ nhiệm thực hiện thanh toán giá trị tín dụng thư cho ngân hàng được chỉ định thanh toán hoặc chiết khấu. Ngân hàng bồi hoàn thường tham gia trong trường hợp giữa NHPH và ngân hàng được chỉ định không quan hệ tài khoản trực tiếp với nhau. 1.1.3. Quy trình nghiệp vụ trong thanh toán tín dụng chứng từ. Thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ quy trình công nghệ khá phức tạp, gồm nhiều khâu xử lý nghiệp vụ, kể cả từ phía nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu và các ngân hàng liên quan. thể tóm tắt quy trình thanh toán như sau: SƠ ĐỒ 1.1. QUY TRÌNH THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ. (8) (7) (2) (3) (5) (6) (1) (9) (10) (4) Hợp đồng Chú thích: Trước hết người nhập khẩu và người xuất khẩu phải ký hợp đồng thương mại, trong đó lựa chọn điều khoản thanh toán tín dụng chứng từ. (1) Người nhập khẩu căn cứ vào hợp đồng thương mại, viết đơn đề nghị mở tín dụng thư cho người xuất khẩu hưởng, gửi tới ngân hàng phục vụ mình. (2) Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu căn cứ vào đơn xin mở tín dụng, nếu đáp ứng các yêu cầu, ngân hàng sẽ phát hành thư tín dụng và thông qua ngân hàng phục vụ người xuất khẩu để thông báo tới người thụ hưởng. (3) Ngân hàng thông báo khi nhận được thư tín dụng sẽ khẩn trương thông báo, chuyển giao thư tín dụng này cho người xuất khẩu. (4) Người xuất khẩu nếu chấp nhận nội dung thư tín dụng đã mở thì tiến hành giao hàng theo điều kiện hợp đồng. (5) Sau khi đã hoàn thành việc giao hàng người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo thư tín dụng, gửi tới ngân hàng phục vụ mình đề nghị thanh toán. (6) Ngân hàng này được chỉ định là ngân hàng thanh toán, tiến hành kiểm tra bộ chứng từ nếu thấy phù hợp với các điều khoản trong thư tín dụng thì tiến hành thanh toán cho người xuất khẩu (trả tiền ngay, hoặc chấp nhận, hoặc chiết khấu). (7) Sau khi đã thanh toán, ngân hàng chuyển bộ chứng từ sang ngân hàng phát hành và đòi tiền. (8) Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ, nếu đáp ứng những điều kiện của thư tín dụng thì hoàn lại tiền cho ngân hàng đã thanh toán. (9) Ngân hàng phát hành báo cho người nhập khẩu biết bộ chứng từ đã đến, đề nghị họ làm thủ tục thanh toán. (10) Người nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu phù hợp thì tiến hành trả tiền (hoặc chấp nhận), ngân hàng sẽ trao chứng từ để họ đi nhận hàng. Trong trường hợp người nhập khẩu không thanh toán, thì ngân hàng cũng không trao chứng từ cho họ. Qua quy trình thanh toán nêu trên cho chúng ta thấy rằng: phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một phương thức thanh toán rất chặt chẽ về mặt thủ tục, Hơn thế nữa, trong phương thức thanh toán này, ngân hàng mở L/C không chỉ là một trung gian trong thanh toán, mà còn là người nhiệm vụ trả tiền nhà xuất khẩu trong thời gian hiệu lực của L/C, với số tiền tối đa bằng số tiền của L/C nếu nhà xuất khẩu trình được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với L/C. Vì vậy, đây là phương thức thanh toán bảo đảm chắc chắn quyền lợi cho nhà xuất khẩu. Tuy nhiên, xét về phía nhà nhập khẩu, thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ sẽ làm cho nhà nhập khẩu bị đọng vốn trong trường hợp phải ký quỹ mở L/C. Nếu thời gian hiệu lực của L/C càng dài, số tiền của L/C càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn của nhà nhập khẩu càng giảm đi. Đây chính là một trong những vấn đề mà nhà nhập khẩu cần quan tâm khi xác định loại L/C và thời hạn hiệu lực của L/C để giảm bớt những thiệt hại cho nhà nhập khẩu. 1.1.4. Lợi ích và rủi ro đối với các bên tham gia. 1.1.4.1. Đối với người nhập khẩu. a. Lợi ích: 1. Người nhập khẩu sẽ nhận được các chứng từ về hàng hoá do mình quy định như NHPH ghi rõ trong L/C. Những chứng từ đó là bằng chứng của việc người mua được trao quyền sở hữu hàng hóa. 2. Người nhập khẩu được đảm bảo rằng sẽ chỉ bị ghi nợ tài khoản số tiền L/C khi tất cả các chỉ định trong L/C được thực hiện đúng. 3. Đảm bảo hàng hóa phù hợp với bộ chứng từ theo các điều kiện và điều khoản đã ký kết trong hợp đồng ngoại thương. 4. Vì sự bảo đảm về thanh toán, người nhập khẩu thể thương lượng để đạt được giá cả tốt hơn và mở rộng được quan hệ khách hàng cũng như quy mô kinh doanh. b. Rủi ro: 1. Không sự bảo đảm nào cho nhà nhập khẩu rằng hàng hoá sẽ đúng như đơn đặt hàng hay không bị hư hại gì. Trong trường hợp này, nhà nhập khẩu vẫn phải hoàn trả đầy đủ tiền đã thanh toán cho NHPH. 2. Những thay đổi trong hợp đồng ngoại thương giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu phải tiến hành làm thủ tục sửa đổi, bổ sung L/C làm kéo dài thời gian giao dịch, tăng chi phí. 3. NHXN hay một NHCĐ khác thể mắc sai lầm khi đã thanh toán cho một bộ chứng từ sai sót, sau đó ghi nợ NHPH. Nếu ngân hàng mắc sai lầm lại do người nhập khẩu chỉ định, thì NHPH quyền truy hoàn số tiền đã bị ghi nợ. 4. Nhà nhập khẩu chưa nhận được bộ chứng từ cho đến khi hàng đã cập cảng. 5. Nếu không quy định “bộ vận đơn đầy đủ” thì một người khác thể lấy được hàng hoá khi chỉ cần xuất trình một phần của bộ vận đơn, trong khi người trả tiền hàng hoá lại là nhà nhập khẩu. 6. Người bán thể không giao hàng khi giá cả thị trường biến động bất lợi cho họ, điều này thể dẫn đến tình trạng đình trệ sản xuất, làm giảm lợi nhuận của người người mua. 1.1.4.2. Đối với người xuất khẩu. a. Lợi ích: 1. Là người hưởng lợi của thư tín dụng, người xuất khẩu được bảo đảm rằng khi xuất trình chứng từ phù hợp với các điều khoản của thư tín dụng, người xuất khẩu sẽ nhận được tiền thanh toán. 2. Tình trạng tài chính của người mua được thay thế bằng cam kết của NHPH là sẽ trả tiền, chấp nhận hoặc chiết khấu trên sở chứng từ xuất trình phù hợp với các điều khoản của L/C. 3. Đối với L/C xác nhận, thì NHXN và NHPH cam kết bảo đảm rằng việc “thanh toán/chiết khấu/chấp nhận” quy địng trong L/C được thực hiện theo nguyên tắc không truy đòi người thụ hưởng. b. Rủi ro: 1. Những thay đổi trong hợp đồng ngoại thương giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu phải tiến hành làm thủ tục sửa đổi, bổ sung L/C. 2. Nếu nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọi khoản thanh toán/chấp nhận thể đều bị từ chối, và nhà xuất khẩu phải tự xử lý hàng hoá như dỡ hàng, lưu kho… 3. Trong trường hợp L/C không xác nhận, nếu NHPH mất khả năng thanh toán, thì dù bộ chứng từ xuất trình là hoàn hảo thì cũng không được thanh toán. 4. Nếu nhà xuất khẩu nhận được một L/C trực tiếp từ NHPH (không gửi thông qua NHTB), thì đó thể là một L/C giả. 1.1.4.2. Đối với NHPH. a. Lợi ích: 1. Thu phí từ phát hành L/C và các khoản phí khác liên quan đến giao dịch L/C; các khoản thu nhập liên quan đến chuyển đổi tiền tệ. 2. Thông qua việc cung cấp dịch vụ thanh toán giúp khách hàng phát triển kinh doanh, thì các hoạt động khác của ngân hàng cũng phát triển theo. 3. Tăng cường mối quan hệ với các ngân hàng đại lý, làm tăng tiềm năng kinh doanh đối ứng giữa các ngân hàng với nhau. b. Rủi ro: 1. NHPH phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo quy định của L/C ngay cả trong trường hợp nhà nhập khẩu chủ tâm không hoàn trả hoặc không khả năng hoàn trả. Do đó rủi ro tín dụng đối với NHPH là rất hiện hữu. 2. Liệu ngân hàng thu lại được một phần hay toàn bộ số tiền đã thanh toán từ việc bán hàng nếu nhà nhập khẩu bị phá sản. 3. Khi L/C không xác nhận, NHCĐ thể yêu cầu NHPH chấp nhận thanh toán cho người thụ hưởng mà chưa nhìn thấy bộ chứng từ. Trong trường hợp này, nếu không sự chấp nhận trước của người nhập khẩu về việc hoàn trả, thì NHPH sẽ gặp rủi ro khi bộ chứng từ sai sót, nên nhà nhập khẩu không chấp nhận, do đó ngân hàng sẽ không truy hoàn được tiền từ nhà nhập khẩu. 4. Nếu NHPH chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn, mà không sự kiểm tra một cách thích đáng bộ chứng từ, để bộ chứng từ lỗi, nhà nhập khẩu không chấp nhận, thì không thể đòi tiền nhà nhập khẩu được. 1.1.4.3. Đối với các ngân hàng thông báo/chỉ định/xác nhận. a. Lợi ích: 1. Thu phí từ việc thông báo/thanh toán/xác nhận L/C và các khoản thu nhập khác liên quan đến chuyển đổi tiền tệ. 2. Thông qua việc cung cấp dịch vụ thanh toán giúp khách hàng phát triển kinh doanh, thì các hoạt động khác của ngân hàng cũng phát triển theo. Ví dụ, mở rộng được các khoản tín dụng xuất khẩu, chiết khấu bộ chứng từ… 3. Tăng cường mối quan hệ với các ngân hàng đại lý, làm tăng tiềm năng kinh doanh đối ứng giữa các ngân hàng với nhau. b. Bất lợi: 1. Đối với NHTB: NHTB chịu trách nhiệm phải sự “quan tâm hợp lý” để bảo đảm rằng L/C là chân thật, bao gồm cả việc xác minh chữ ký, khoá mã, mẫu điện trước khi gửi thông báo cho nhà xuất khẩu. 2. Đối với NHCĐ: Trừ khi là NHXĐ, các NHCĐ không một trách nhiệm nào phải thanh toán cho người xuất khẩu trước khi nhận được tiền từ NHPH. Tuy nhiên, trong thực tế, trên sở bộ chứng từ xuất trình, các NHCĐ thường ứng trước cho nhà xuất khẩu với điều kiện truy đòi (with recourse) để trợ giúp nhà xuất khẩu, do đó, ngân hàng này phải tự chịu rủi ro tính dụng đối với NHPH hoặc nhà xuất khẩu. 3. Đối với NHXN: - Nếu bộ chứng từ là hoàn hảo, thì NHXN phải trả tiền cho người xuất khẩu bất luận là truy hoàn được tiền từ NHPH hay không. Như vậy, NHXN chịu rủi ro tín dụng đối với NHPH, cũng như rủi ro chính trị và rủi ro chế (hạn chế ngoại hối) của nước NHPH. - Nếu NHXĐ trả tiền hay chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn, mà không sự kiểm tra một cách thích đáng bộ chứng từ, để bộ chứng từ lỗi, NHPH không chấp nhận, thì không thể đòi tiền NHPH. Trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, Ngân hàng vừa là trung gian thanh toán tiền hàng giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu, vừa là người đảm bảo thanh toán cho hai bên mua và bán. Người bán nhận được sự đảm bảo thanh toán từ ngân hàng mở L/C hoặc ngân hàng xác nhận, đảm bảo thu được tiền hàng khi xuất trình chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản và điều kiện của L/C. Người mua được ngân hàng mở L/C, ngân hàng xác nhận dùng uy tín và tài chính của ngân hàng để cam kết thanh toán cho người bán yên tâm giao hàng. Tuy nhiên đây không phải là phương thức tuyệt đối an toàn cho người bán hay người mua, mà thực tế phát sinh cũng dẫn đến những bất lợi, rủi ro ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các bên tham gia. Chính vì vậy, nhà nhập khẩu và xuất khẩu cần phải những biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu những rủi ro này. Các biện pháp phòng ngừa được dùng cho nhà xuất khẩu (nếu điều kiện): - Yêu cầu người mua mở thư tín dụng không huỷ ngang và thu xếp để thư tín dụng được ngân hàng thông báo xác nhận. Ngân hàng xác nhận như thường lệ chiết khấu/chấp nhận/thanh toán, nhưng bản là giải toả nỗi lo của nhà xuất khẩu khỏi những rủi ro về: + Sự đổ bể của ngân hàng mở thư tín dụng + Việc quản lý ngoại hối cấm chuyển ngoại tệ Là thư tín dụng không huỷ ngang, thư tín dụng không thể huỷ bỏ hoặc sửa đổi nếu không được sự đồng ý của tất cả các bên tham gia. - Bảo đảm rằng các điều khoản của hợp đồng được bao gồm trong thư tín dụng. Điều này cần thiết phải được kiểm tra cẩn thận khi nhà xuất khẩu nhận được thư tín dụng do NHTB gửi cho. Nếu như các điều khoản trên đúng như theo thoả thuận thì nhà xuất khẩu phải thông báo cho người mua ngay lập tức và yêu cầu sửa đổi thư tín dụng. Các biện pháp phòng ngừa được dùng cho nhà nhập khẩu (nếu điều kiện): - được báo cáo tốt về trạng thái của người cung cấp như danh tiếng, khả năng tài chính và năng lực để sản xuất hàng hoá yêu cầu. - được mẫu hàng hoá. - Thêm vào điều khoản của thư tín dụng rằng người cung cấp phải giao hàng phù hợp với hợp đồng mua bán, nghĩa là “hàng hó được giao phù hợp với hoá đơn tạm số … ngày …”. - Đưa ra sự đảm bảo thêm vào bằng cách yêu cầu các chứng từ như giấy chứng nhận kiểm định hoàn hảo do một công ty độc lập phát hành. Công ty này xác nhận chất lượng/tiêu chuẩn nhất định của hàng hoá/đóng gói… 1.2. UCP ICC - VĂN BẢN ĐIỀU CHỈNH THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ. Nhằm thống nhất thực hành về nghiệp vụ tín dụng chứng từ trên phạm vi toàn cầu, phòng Thương Mại Quốc Tế (International Chamber of Commerce – ICC) cho ra đời bản điều lệ về quy tắc thực hành và thống nhất về tín dụng chứng từ lần đầu tiên vào năm 1933 (tại Viene – Áo). UCP là văn kiện tập hợp toàn bộ những qui tắc và định nghĩa quốc tế thống nhất về tín dụng chứng từ, được hơn 165 quốc gia công nhận (đặc biệt Mỹ và Canada coi UCP là một bộ luật cấu thành luật pháp quốc gia). Để phù hợp với trình độ phát triển của ngoại thương và công nghệ thông tin, UCP đã được tu chỉnh nhiều lần, lần tu chỉnh gần đây nhất là năm 2006 với kết quả là bản UCP 600 ra đời và hiệu lực từ ngày 1-7-2007. Tuy vậy, các bản UCP ra đời sau không bác bỏ các UCP ra đời trước đó, nên toàn bộ 7 bản UCP vẫn còn giá trị hiệu lực trong thanh toán quốc tế. Do vậy, các bên tham gia trong một quy trình thanh toán quốc tế cụ thể nào đó thể thỏa thuận với nhau chọn bất kỳ bản nào và nhất thiết phải ghi nhận trong hợp đồng ngoại thương và L/C. Cần lưu ý rằng, UCP là một văn bản quy phạm tuỳ ý, nghĩa là muốn sử dụng thì các bên phải dẫn chiếu vào trong hợp đồng và L/C, các bên cũng thể những thoả thuận khác nhưng phải ghi rõ trong L/C. Trong trường hợp UCP mâu thuẫn với luật pháp quốc gia thì ngoại trừ Mỹ và Colombia, các quốc gia còn lại sử dụng luật pháp quốc gia để xử lý tranh chấp. Tại Việt Nam các ngân hàng và các tổ chức xuất nhập khẩu đều cam kết thực hiện UCP 500 của ICC. 1.3. THƯ TÍN DỤNG - MỘT CÔNG CỤ QUAN TRỌNG TRONG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ. 1.3.1. Khái niệm. Thư tín dụng là một văn bản do Ngân hàng phát hành mở ra, trên sơ yêu cầu của người nhập khẩu; trong đó ngân hàng này cam kết trả tiền cho người thụ hưởng, nếu họ [...]... list/Specification); Giấy chứng nhận trọng lượng, chất lượng hàng hóa; Chứng nhận giám định 1.5 CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 1.5.1 Khái niệm Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ được đánh giá thông qua hiệu quả của phương thức đem lại cho các bên tham gia 1.5.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ: Tín dụng chứng từ là một phương thức của thanh toán quốc tế; Vì vậy... trình đầy đủ bộ chứng từ thanh toán phù hợp với nội dung của thư tín dụng Như vậy L/C là một bộ phận quan trọng của thanh toán tín dụng chứng từ, nếu không thư tín dụng chứng từ thì cũng không thể phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 1.3.2 Tính chất của L/C L/C là sự bảo lãnh thanh toán điều kiện bởi một ngân hàng cho một người thụ hưởng khi người này xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với... phần, chuyển tải được phép hay không) - Các chứng từ phải xuất trình khi thanh toán: Tuỳ theo từng loại tín dụng, quy định các chứng từ cụ thể trong bộ chứng từ, số lượng từng loại, yêu cầu về việc ký phát từng loại chứng từ Thông thường bộ chứng từ gồm những chứng từ chủ yếu sau: + Hối phiếu thương mại + + Hoá dơn thương mại đã ký + Vận đơn đường biển + Bảng kê đóng gói chi tiết + - Hoá dơn thương... Trong đơn đề nghị mở thư tín dụng người nhập khẩu phải nêu rõ loại thư tín dụng cần mở Dựa trên sở này ngân hàng sẽ phát hành đúng loại thư tín dụng đó Bởi mỗi loại thư tín dụng đều những nội dung tính chất khác nhau, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan cũng khác nhau - Tên, địa chỉ của những thành phần liên quan đến L/C : Tuỳ từng loại thư tín dụng, các thành phần tham gia thanh toán cũng... của thư tín dụng liên quan đến một số thời hạn sau: + Ngày giao hàng phải nằm trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng và không được trùng với ngày cuối cùng hết hiệu lực của tín dụng + Ngày xuất trình chứng từ thanh toán: Ngày xuất trình chứng từ cũng nằm trong hiệu lực của tín dụng + Ngày phát hành thư tín dụng phải trước ngày giao hàng một thời gian hợp lý + Ngày hết hiệu lực của thư tín dụng phải... Thư tín dụng dự phòng không mang tính chất là phương thức thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu, mà chỉ tính chất là phương thức đảm bảo cho việc giao hàng, thực hiện hợp đồng 1.3.4.10 Thư tín dụng thanh toán dần (Defered payment L/C) Là loại L/C không thể huỷ bỏ, trong đó ngân hàng mở L/C hay ngân hàng xác nhận L/C cam kết với người hưởng lợi sẽ thanh toán dần dần toàn bộ số tiền của L/C trong những. .. hóa Loại tín dụng này thường được sử dụng như một phương tiện cấp vốn cho bên bán trước khi giao hàng Do đó nó giá trị đối với những người môi giới và những người buôn bán Trong các lĩnh vực thương mại đòi hỏi một hình thức cấp vốn trước và ở đó người mua sẽ sẵn sàng những chuyển nhượng theo tính chất này 1.4 BỘ CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ Từ bản chất giao dịch L/C cho thấy, mặc... giao Đây là một nguyên tắc hết sức bản trong giao dịch L/C theo UCP 500 mà các bên đều phải hiểu rõ Do các bên tham gia giao dịch bằng L/C chỉ căn cứ vào chứng từ, nên việc nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán phù hợp với L/C là yêu cầu tối quan trọng để phương thức L/C trở thành một công cụ thanh toán, chứ không phải công cụ từ chối thanh toánchứng từ trong thương mại quốc tế là rất đa... liên quan Áp dụng loại thư tín dụng này làm cho người bán được đảm bảo chắc chắn hơn trong thanh toán, còn đối với người mua thì sự linh hoạt kém hơn vì thư tín dụng này chỉ thể sửa đổi, hoặc hủy bỏ nếu tất cả các bên liên quan đồng ý Thư tín dụng không thể huỷ ngang là loại thư tín dụng được áp dụng rộng rãi nhất trong thanh toán quốc tế Nếu không ghi chú đặc biệt về loại thư tín dụng muốn mở,... với nhau, không liên quan đến NHPH 1.3.3 Nội dung bản của L/C: - Số hiệu thư tín dụng (Credit number): Để tạo điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi thông tin giữa các bên liên quan, trên mỗi thư tín dụng đều số hiệu riêng Số hiệu này còn được sử dụng để ghi vào các chứng từ thanh toán - Địa điểm phát hành thư tín dụng: Là nơi NHPH mở thư tín dụng để cam kết trả tiền cho người thụ hưởng Địa điểm . NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ. 1.1. KHÁI NIỆM, QUY TRÌNH THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ. 1.1.1. Khái niệm đối với chứng từ quy định được xuất trình và tuân thủ các điều kiện của Tín dụng . Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán được

Ngày đăng: 21/10/2013, 22:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan