SỰ CẦN THIẾT PHẢI GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TRẺ

35 835 0
SỰ CẦN THIẾT PHẢI GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TRẺ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỰ CẦN THIẾT PHẢI GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TRẺ I. Vai trò của lực lượng lao động trẻ đối với sự nghiệp phát triển đất nước 1. Một số quan niệm về lực lượng lao động trẻ Nguồn lao động Ở một không gian và thời gian xác định, xét về khả năng có thể sử dụng theo Bộ Luật lao động thì nguồn nhân lực có ý nghĩa tương đương với Nguồn lao động: - Theo từ điển thuật ngữ trong lĩnh vực lao động của Liên Xô (Moscow 1997 – Bản Tiếng Nga) thì nguồn lao động là toàn bộ những người lao động dưới dạng tích cực (đang tham gia lao động) và tiềm tang (có khả năng lao động nhưng chưa tham gia lao động); - Theo từ điển thuật ngữ lao động Pháp (1977 – 1985 – Bản Tiếng Pháp) thì nguồn lao động không gồm những người lao động có khả năng lao động nhưng không có nhu cầu làm việc.Theo quan điểm này, phạm vi dân số được tính vào nguồn lao động theo nghĩa hẹp hơn so với quan điểm nêu trong từ điển thuật ngữ về lao động của Liên Xô cũ. - Theo giáo trình kinh tế lao động của trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nôị thì nguồn lao động là toàn bộ dân số trong độ tuổi lao động trừ những người trong độ tuổi này hoàn toàn mất khả năng lao động. Với quan điểm này, nguồn lao động sẽ không bao gồm dân số ngoài tuổi lao động đang thực tế làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân. Mặc dù đều giới hạn độ tuổi lao động theo luật định của mỗi nước nhưng thuật ngữ nguồn lao động và dân số trong đột tuổi lao động được phân biệt với nhau bởi quy mô: quy mô dân số trong độ tuổi lao động lớn hơn quy mô nguồn lao động do nguồn lao động chỉ bao gồm những người có khả năng lao động trong khi dân số trong độ tuổi lao động còn bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi lao động nhưng không có khả năng lao động như tàn tật, mất sực lao động bẩm sinh hoặc do các nguyên nhân khác như: chiến tranh, tai nạn giao thông, tai nạn lao động… Lực lượng lao động Theo quan niệm của Tổ chức lao động Quốc tế ( ILO ) thì lực lượng lao động là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định thực tế đang có việc làm và những người thất nghiệp. ( Dân số đang làm việc trong tuổi + người thất nghiệp) Trong những chính sách hướng dẫn nghiệp vụ chỉ tiêu xã hội ở Việt Nam của Tổng Cục Thống Kê quy định Lực lượng lao động là những người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm hoặc không có việc làm ( biểu thị dân số hoạt động kinh tế ) Các quan niệm nêu trên chỉ làm rõ phần nào về mặt định tính hoặc định lượng của chỉ tiêu lực lượng lao động, không thể dùng làm căn cứ để đánh giá thống kê về quy mô lực lượng lao động bởi trong đó còn có một số yếu tố chưa xác định Khái niệm về lực lượng lao động được sử dụng trong các cuộc điều tra lao độngviệc làm hằng năm từ 1996 đến nay đã nêu ra : Lực lượng lao động ( tương đương với khái niệm dân số hoạt động kinh tế ) gồm toàn bộ những người từ đủ 15 tuổi trở lên đang có việc làm hoặc tìm việc làm nhưng có nhu cầu làm việc Dân số Có việc làm Thất nghiệp Trong độ tuổi lao động Ngoài độ tuổi lao động Hoạt động kinh tế Không hoạt động kinh tế Ngoài ra, khái niệm lực lượng lao động trong độ tuổi lao động cũng được sử dụng một cách phổ biến. Lực lượng này còn được gọi là dân số hoạt động kinh tế trong độ tuổi lao động, bao gồm những người trong độ tuổi lao động ( nam từ đủ 15 tuổi đến hết tuổi 60, nữ đủ 15 tuổi đến hết 55 tuổi ), đang có việc làm hoặc không có việc làm ( thất nghiệp) nhưng có nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm việc. Hai khái niệm này cơ bản thống nhất với khái niệm của TLO và quy định hiện hành của Tổng cục Thống kê, và chỉ cụ thể hơn nhóm thứ hai của lực lượng lao động là những người thất nghiệp, chứ không nói chung chung là không có việc làm ( không có việc làm = thất nghiệp + nội trợ, sinh viên…). Nó được sử dụng làm căn cứ khi tính toán thống kê cho lưc lượng lao động của Việt Nam ngày nay. Phân biệt lực lượng lao động và nguồn lao động: Lực lượng lao động tuy là một bộ phận của nguồn lao động nhưng không đồng nhất với nguồn lao động ở chỗ, lực lượng lao động không bao gồm dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng không tham gia hoạt động kinh tế như: đang đi học ( học sinh, sinh viên ), đang làm việc nội trợ cho gia đình mình hoặc chưa có nhu cầu làm việc. Ngoài các đặc trưng về nhân khẩu, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, lực lượng lao động còn bao hàm các đặc trưng về trình độ, cơ cấu kỹ năng, nghề nghiệp, cấu trúc đào tạo, tác phong kỷ luật lao động, đạo đực làm nghề, sự hiểu biết về pháp luật, khả năng đáp ứng được yêu cầu phát triển theo hướng Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước theo định hướng XHCN, khả năng hội nhập với thị trường lao động trong khu vực và trên thế giới. Sơ đồ cơ cấu lao động Lực lượng lao động trẻ Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII đã khẳng định: “ Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không… phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên… Nghị quyết đại hồi đoàn: Bổ sung thêm, nghị quyết mới hơn của đại hội X Trong sự phát triển của xã hội, thanh niên nói riêng và bộ phận dân số trẻ nói chung được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau: dưới góc độ tâm lý học, sinh lý học, triết học, kinh tế học, xã hội học, dân số học và các ngành khoa học khác. Mỗi một ngành khoa học nghiên cứu khoa học về bộ phận dân số này đều có cách tiếp cận riêng, tùy thuộc nội dung và góc độ nghiên cứu. Để có một quan niệm đúng về lứa tuổi này, cần nghiên cứu tổng hợp trên nhiều khía cạnh, có tính đến những quy luật bên trong sự phát triển Về thể chất và tinh thần. Bộ phận dân số này được tính từ đủ 15 tuổi đến 34 tuổi. Ở lứa tuổi này, con người phát triển nhanh về thể chất, sinh lý, tâm lý, đó là tuổi trưởng thành về đạo đức, nhân cách và văn hóa, là tuổi khẳng định cá tính sáng tạo, nhiều ý tưởng, ước mơ, hoài bão khát vọng và tràn đầy nhiệt huyết. Bước ngoặt trong lứa tuổi này được đánh dầu bằng những mốc lớn: tốt nghiệp phổ thông, đại học, cao đẳng hoặc một trường dạy nghề bước vào cuộc đời lao động, xây dựng tình bạn tình yêu, lập gia đình, đón nhận nghĩa vụ xã hội trong tư thế và tư cách công dân của mình. Bộ phận dân số trẻ của một đất nước, một dân tộc sống và hành động như thế nào thì đó là tấm gương phản chiếu bộ mặt tinh thần và sức sống của dân tộc, đất nước đó. Tóm lại, có thể hiểu lực lượng lao động trẻ là một nhóm người thuộc lực lượng lao động, với độ tuổi nằm trong giới hạn từ 15 đến 34 tuổi được gắn với mọi giai cấp dân tộc, mọi tầng lớp kinh tế xã hội và tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội và đặc điểm của từng quốc gia dân tộc. Đây là lực lượng lao động có lợi thế về sự phát triển mạnh mẽ của thể chất tinh thần, trí tuệ và phẩm chất nhân cách của một công dân hình thành thế giới quan và lý tưởng đạo đực cuộc sống, là những người nhanh nhạy với cái mới dễ dàng tiếp thu và chấp nhận cái mới cũng chính là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi những chuyển biến của sự phát triển kinh tế xã hội. 2. Các bộ phận cấu thành (phân loại) Có nhiều cách để phân loại lực lượng lao động trẻ thành các nhóm khác nhau. Sau đây là một vài cách phân loại chủ yếu : - Theo giới: Lực lượng lao động trẻ gồm hai bộ phận nam giới và nữ giới - Theo khu vực: Gồm hai bộ phận là lực lượng lao động trẻ ở thành thị và lực lượng lao động trẻ ở nông thôn - Theo vùng lãnh thổ Nước ta: Có 8 vùng lãnh thổ chính. Tương ứng với các lực lượng lao động trẻ ở mỗi vùng đó + Đồng bằng sông Hồng + Đông Bắc + Tây Bắc + Bắc Trung Bộ + Duyên hải Nam Trung Bộ + Tây Nguyên + Đông Nam Bộ + Đồng bằng sông Cửu Long - Theo tuổi: + Từ 15 đến dưới 18 tuổi: Lực lượng lao động trẻ chưa thành niên. + Từ đủ 18 đến 34 tuổi: Lực lượng lao động trẻ thành niên - Theo trình độ chuyên môn, kỹ thuật, gồm 3 nhóm: + Lực lượng lao động trẻ đã qua đào tạo. + Lao động trẻ sau khi tốt nghiệp phổ thông không tiếp tục học trung học chuyên nghiệp hoặc là cao đẳng , đại học. + Lao động trẻ thất nghiệp, mất việc làm. Trong đó, cách làm phân loại theo giới và theo khu vực được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất 3. Vai trò của lực lượng lao động trẻ đối với sự nghiệp phát triển đất nước Ngày nay, hầu hết các nhà khoa học đề thừa nhận: để tăng trưởng kinh tế nói chung đều phải đảm bảo bốn nhân tố cơ bản: nguồn lao động, tài nguyên thiên nhiên, vốn và khoa học công nghệ. Song lý luận và thực tiễn đều chứng minh rằng, nguồn lao động là nhân tố tái tạo, sử dụng các nguồn lực còn lại. Lao động là một yếu tố đầu vào của quá trình kinh tế. Chi phí lao động. mức tiền công, số người có việc làm biểu hiện sự cấu thành của nguồn lao động trong hàng hóa và dịch vụ, nó trở thành nhân tố phản ánh sự tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa, là bộ phận của dân số, nguồn lao động đã tham gia và tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ xã hội. Như vậy với tư cách là nguồn lực, lao động trực tiếp tạo ra cung của nền kinh tế, với tư cách là bộ phận dân số thực hiện quá trình tiêu dùng, người lao động trở thành nhân tố tạo ra cầu của nền kinh tế. Đây cũng chính la sự khác biệt cơ bản của người lao động và các nguồn lực khác, người lao động vừa tạo cung, vừa tạo cầu cho nền kinh tế, vừa trực tiếp điều tiết quan hệ đó gắn với các thể chế xã hội do con người tạo nên. Người lao động vừa có nhu cầu tự thân để phát triển với yêu cầu ngày càng cao và phong phú, vừa là chủ thể sáng tạo ra công nghệ, điều chỉnh cơ bản kinh tế để thỏa mãn các nhu cầu đó. Có thể nói con người là nhân tố có vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế Đặt trong bối cảnh hội nhập của Việt Nam, các quan hệ đối ngoại được tiếp tục mở rộng, vị thế quốc tế của nước ta không ngừng được nâng cao. Quan điểm chỉ đạo của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế là giữ vững định hướng XHCN, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, Xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, hội nhập kinh tế quốc tế là công việc của toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Việt nam là một đất nước có dân số trẻ, khoảng % trong tổng số… triệu dân dưới 35 tuổi. Một đất nước có nguồn lực trẻ là một lợi thế quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững của một quốc gia. Vì thế, lớp người trẻ được đặt vào vị trí trung tâm, là động lực chính của phát triển. Mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam đến năm 2010 của Chính phủ đã nêu rõ: “ Giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo thế hệ thanh niên Việt Nam phát triển toàn diện, trở thành nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao và có vai trò xung kích sáng rạo của thanh niên trong sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Lực lượng lao động trẻ ở Việt Nam không chỉ là lực lượng lao động chính , mà còn là nhân tố quyết định cho xu hướng phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập ngày nay. Vì thế, hiện đại hóa nền kinh tế phải gắn liền với việc hiện đại hóa nguồn nhân lực trẻ để chuẩn bị tốt cho quá trình hội nhập. II. Một số vấn đề về việc làm 1. Những đặc điểm chung Khái niệm việc làm. Có ý kiến cho rằng, việc làm là một phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất hoặc những phương tiện để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần của xã hội. Như vậy, theo quan điểm này, khi và chỉ khi có sự phù hợp về số lượng của hai yếu tố “sức lao động” và “ tư liệu sản xuất” thì ở đó có việc làm. Với cách hiểu như vậy thì khái niệm việc làm chưa thật toàn diện, đó chỉ là điều kiện cần, còn điều kiện đủ chính là “ môi trường ( điều kiện ) lao động”. Nếu điều kiện lao động không đảm bảo thì quá trình lao động cũng không thể diễn ra được. Vì vậy, trong điều 13 Bộ luật lao động của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã nêu rõ: “Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”. Các hoạt động được xác định là việc làm bao gồm: làm các công việc được trả công dưới dạng tiền hoặc là hiện vật, công việc tự làm thu lợi nhuận cho bản thân hoặc tạo thu nhập cho gia đình mình nhưng không được trả công cho công việc đó. Việc làm tồn tại dưới ba hình thức chính: - Một là, làm các công việc được trả công dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vật hoặc để đổi công - Hai là các công việc tự làm để thu lợi nhuận cho bản thân. - Ba là, làm các công việc nhằm tạo thu nhập ( bằng tiền hoặc bằng hiện vật) cho gia đình mình nhưng không hưởng tiền lương (tiền công). Bao gồm sản xuất nông nghiệp, hoạt động kinh tế phát triển nông nghiệp do chủ hộ hoặc một thành viên khác trong gia đình có quyền sử dụng, sở hữu hoặc quản lý. Người có việc làm. Người có việc làm là người đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân mà trong tuần lễ liền kề trước điểm điều tra (gọi là tuần lễ tham khảo) có thời gian làm việc không ít hơn mức chuẩn quy định cho người được coi là có việc làm. Ở nhiều nước, mức chuẩn này là 11 giờ, ở Việt Nam mức chuẩn được sử dụng nhiều trong lao động, việc làm từ năm 1996 đến nay là 8 giờ. Riêng với những người trogn tuần lễ tham khảo không làm viêc vì lý do bất khả kháng hoặc do thai sản, nghỉ ốm, nghỉ phép, nghỉ hẹ, hoặc là đi học có hưởng lương, nhưng trước đó họ đã có một công việc nào đó với thời gian thực tế làm việc không ít hơn mức chuẩn quy định cho người được coi là có việc làm và họ sẽ tiếp tục trở lại làm việc bình thường sau thời gian tạm nghỉ việc, vẫn được tính là người có việc làm. [...]... lao động Ngắn hạn Nguồn lao động 2 Đặc điểm về việc làm của lực lượng lao động trẻ Vấn đề việc làm vốn là một vấn đề phực tạp, đặc biệt là vấn đề việc làm cho lực lượng lao động trẻ, bởi lực lượng lao động trẻ có những đặc điểm riêng biệt đặc thù cho lứa tuổi lao động trẻ Trong những năm vừa qua (2001 – 2008 ), bộ phận dân số trẻ, mà đặc biệt là bộ phận thanh niên tham gia hoạt động kinh tế thường xuyên... 80,7%, với lực lượng lao động trẻ là 78,3%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 34,75%, của lực lượng lao động trẻ là 32,4%; tỷ lệ lao động nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 52,20%, trong đó có đến 48,7% là lao động trẻ; lao động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm 19,20%, trong đó lao động trẻ chiếm 16,5%,; lao động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ là 28,6%, trong đó có 22,7% là lao động trẻ Như... cấu lao động chia theo tình trạng việc làm Lực lượng lao động Lao động có Đủ việc làm việc làm Lao động Thiếu việclàm Thất nghiệp thất nghiệp Thất nghiệp dài hạn ngắn hạn Thất nghiệp được đo lường thông qua chỉ tiêu tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ này được xác định bằng tỷ số phần trăm giữa số người thất nghiệp và tổng lực lượng lao động UR = U/ LF (%) U: Số người thất nghiệp LF: Tổng số lực lượng lao động. .. vào năm 2010, tăng lao động công nghiệp và xây dựng lên ít nhất là 24 – 28% và tăng lao động thương mại – dịch vụ lên ít nhất 26 – 27% Theo kết quả điều tra lao độngviệc làm năm 2007, tỷ lệ lao động chưa có việc làm ở thành thị trong tổng số lao động trong độ tuổi lao động (tỷ lệ thất nghiệp) là 4,91%, trong đó, lực lượng lao động trẻ chiếm 3,5 %, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông... tố ảnh hưởng đến vấn đề giải quyết việc làm Việc làm là kết quả thu được của quá trình tạo việc làm, một quá trình đòi hỏi sự tham gia của Nhà nước – với vai trò quản lý trong lĩnh vực tìm việc làm để tạo ra môi trường thuận lợi cho sự kết hợp giữa hai yếu tố sức lao động của bản thân người lao động và tư liệu sản xuất của người sử dụng lao động Vì thế, vấn đề giải quyết việc làm bị ảnh hưởng của cả... trường lao động hoàn thiện và đảm bảo tiếp cận tốt nhất cho người lao động 3 Quy mô và sự phân bố dân số - nguồn nhân lực Lao độngviệc làm là hai mặt của một vấn đề sử dụng nguồn lực con người Xây dựng chiến lược việc làm không thể không tính đến tình hình cung lao động Bài toán cân đối cung – cầu lao động luôn là trọng tâm của mọi chiến lược việc làm Chỉ có thông qua cân đối cung – cầu lao động. .. 2010, Việt Nam sẽ tiếp tục phải nỗ lực rất nhiều để giải quyết việc làm nhằm đạt các mục tiêu thiên niên kỷ đã cam kết với quốc tế và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2006 – 2010) đã được Quốc hội thông qua Nằm trong mục tiêu chung về giải quyết việc làm, mục tiêu giải quyết việc làm cho lao động trẻ cũng đang được tập trung các nguồn lực để thực hiện bởi lực lượng này được coi là “niềm... Đang làm công việc nội trợ cho gia đình mình - Già cả , ốm đau kéo dài - Tàn tật, không có khả năng lao động - Lý do khác Sơ đồ phân loại dân số và Nguồn lao động Tổng dân số Dân số trong độ tuổi lao động Dân số hoạt động kinh tế Có việc làm Đủ việc làm Thiếu việc làm Thất nghiệp Dài hạn Dân số ngoài độ tuổi LĐ Dân số không hoạt động kinh tế Người có khả năng lao động Người mất khả năng lao động Ngắn... không đáng kể, nguyên nhân là do lượng người được đi học ngày càng tăng, phần lớn trong số đó lao động trong các hộ gia đình không hưởng lương ( chiếm 55,3 % tổng số lực lượng lao động trẻ) ; 17,7 % lao động trẻ làm việc hưởng lương khu vực ngoài Nhà nước, chỉ có 9% số lao động trẻ làm việc trong khu vực Nhà nước và 1% vủa bộ phận này là chủ doanh nghiệp tư nhân Số lao động trẻ được đào tạo nghề chiếm tỷ... lệ lao động chưa có việc làm ở thành thị xuống dưới 5% trong tổng số lao động trong độ tuổi lao động vào năm 2010 Trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam rất coi trọng đến việc giải quyết việc làm Chính phủ đã xây dựng Chiến lược việc làm giai đoạn 2000 – 2010, xây dựng Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xóa đói Giảm nghèo và Giải quyết việc làm giai đoạn 2001 – 2005 và Chương trình Mục tiêu Quốc gia Việc . SỰ CẦN THIẾT PHẢI GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TRẺ I. Vai trò của lực lượng lao động trẻ đối với sự nghiệp phát triển. hạn Lực lượng lao động Lao động có việc làm Lao động thất nghiệp Thiếu việclàmĐủ việc làm Thất nghiệp dài hạn Cơ cấu lao động chia theo tình trạng việc làm

Ngày đăng: 20/10/2013, 18:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Dự báo tăng dân số trong tuổi lao động đến năm 2015 - SỰ CẦN THIẾT PHẢI GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TRẺ

Bảng 1.

Dự báo tăng dân số trong tuổi lao động đến năm 2015 Xem tại trang 20 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan