Phải làm gì trong thế giới phẳng?

3 537 5
Phải làm gì trong thế giới phẳng?

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phải làm trong thế giới phẳng? Friedman gọi kỷ nguyên tòan cầu hóa hiện nay là “Toàn cần hóa 3.0”. Nó tạo ra một động lực mới cho phép các cá nhân trên khắp thế giới cộng tác và cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Trong điều kiện đó, ông cho rằng các nước đang phát triển muốn thành công phải biết nhìn lại mình để có thể đánh giá trung thực và đúng mức. Ông nói: “Một đất nước, cũng như người dân và giới lãnh đạo cần phải thẳng thắng với chính bản thân họ, phải nhìn nhận rõ ràng và chính xác đang ở đâu trong tương quan với các nước khác trong mới quan hệ với mười nhân tố làm phẳng. Họ cần phải tự hỏi: Đất nước của tôi có thể tiến đến đâu hoặc bị bỏ xa như thế nào trong quá trình làm phẳng của thế giới, và có thể thích ứng và khai thác nhưng lợi thế của hệ thống thế giới phẳng đến mức nào trong quá trình hợp tác và cạnh tranh?” Đây chính là những vấn nạn chủ chốt của những cộng đồng dân tộc đang có hoài bão tiến bộ, không chấp nhận tình trạng tụt hậu của đất nước. Đối với những vấn nạn này, Friedman đã cung cấp những lời giải thỏa đáng. Ông cho rằng một chiến lược phát triển quốc gia đúng đắn cần tập trung vào 3 yếu tố cơ bản để thực hiện được một sự đổi mới mà ông gọi là đổi mới theo chiều sâu. Thứ nhất, xây dựng một cơ sở hạ tầng tốt, từ băng thông internet đến điện thọai di động giá rẻ, sân bay và đường xá hiện đại,… một cơ chế hổ trợ và khuyến khích tích cực nhằm cho phép sự tiếp cận dễ dàng của công chúng với các phương tiện hạ tầng này để tạo nên sự kết nối ngày càng nhiều giữa các tổ chức và công dân của quốc gia với nền tảng thế giới phẳng. Xây dựng một cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt không phải là việc quá khó, nhưng thiết lập một cơ chế khuyến khích hỗ trợ người dân tiếp cận các kỹ thuật này một cách thông thoáng, cởi mở, với giá rẻ lại không phải là điều dễ dàng. Nó đòi hỏi các nhà lãnh đạo đất nước thấu hiểu và tin vào một thế giới phẳng và cho phép mọi sự diễn ra phù hợp với tiến trình đó. Thứ hai, xây dựng một nền giáo dục tiên tiến, ngang tầm với những tiêu chuẩn của thế giới nhằm đào tạo ngày càng nhiều người có tư duy sáng tạo, có kỹ năng đầy đủ để có thể làm việc trong hệ thống thế giới phẳng, tương tự trường hợp các chuyên viên kế toán ngừơi Ấn có thể khai thuế cho các doanh nghiệp Mỹ. Friedman nêu trường hợp thành công của Ireland trong việc tiến hành đổi mới ngành giáo dục của mình theo chiều sâu, đào tạo được một lực lượng đông đảo nhân tài trong nước đồng thời có chính sách thu hút nhân tài từ các nơi đó về Ireland. Nhờ vậy, đất nước này trở thành quốc gia giàu có nhất của Liên Minh châu Âu, chỉ sau Luxembourg. Thứ ba, tổ chứ quản trị vĩ mô tốt, từ việc xây dựng một hệ thống quản lý hành chính trong sạch, hiệu quả, một hệ thống pháp luật công bằng và dễ hiểu theo chuẩn mực thế giới, một chính sách tiền tệ và tài chính thích hợp, đúng đắn có thể hỗ trợ một cách hữu hiệu nhất cho các doanh nghiệp và công dân của mình, giúp họ làm việc với công suất cao nhất trong thế giới phẳng. Ông trích dẫn báo cáo của IFC (công ty tài chính Quốc tế thuộc ngân hàng Thế giới) so sánh cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp giữa các nước: “Mất hai ngày để mở một công ty ở Australia, 203 ngày ở Haiti và 215 ngày ở Cộng hòa Dân chủ Congo. Không mất tiền để mở một công ty mới ở Đan Mạch, nhưng ở Camouchia phải mất số tiền bằng năm lần thu nhập bình quân đầu người và ở Sierra Leone là hơn 13 lần. Hồng Kông, Singapore, Thái Lan và hơn 30 nền kinh tế khác không đòi hỏi công ty mới phải có vốn ban đầu. Ngược lại. luật pháp ở Syria yêu cầu vốn tương đương 56 lần thu nhập bình quân đầu người…”/ Friedman còn lưu ý một sai lầm thường mắc phải trong chiến lược phát triển kinh tế ở nhiều nước đang phát triển: vì mục tiêu giải quyết công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nhiều nước đã duy trì một khu vực doanh nghiệp quốc doanh lớn, sử dụng nhiều lao động nhưng làm việc với mức lương thấp và năng suất lao động kém. Hậu quả là đầu tư không hiệu quả, nợ nần chồng chất, nền kinh tế quốc gia bị hao hụt tài nguyên, hao tổn nội lực và mất đi năng lực cạnh tranh cần thiết. Friedman cho rằng giải quyết công ăn việc làm không phải là mục tiêu duy nhất nhắm tới và cũng không quá khó để họ đạt được, nhưng tăng năng suất và hiệu quả lao động và tăng cường lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và của quốc gia mới là mục tiêu thiết yếu có tính chất sinh tử hơn. Ông nhấn mạnh: “Thay vì bảo vệ công ăn việc làm trong các dây chuyền sản xuất với giá rẻ, nên chú trọng vào việc tạo ra các việc làm có giá trị gia tăng cao.” Cạnh tranh bằng nhân công giá rẻ không phải là một sự cạnh tranh tốt và cũng không phải là một chiến lược tốt trong lâu dài. Hiện nay, Trung Quốc đang lập ra một mức sàn cho toàn cầu không chỉ về lương thấp, mà cả về luật lao động lỏng lẻo và các tiêu chuẩn làm việc thấp. Đó là điều mà các nhà phân tích kinh tế gọi là “Giá Trung Quốc“ và điều đó đang trở thành một tiêu chuẩn ảo về lợi thế cạnh tranh đang làm lạc hướng các nước đang phát triển. “Điều đáng sợ là Trung Quốc không thu hút nhiều đầu tư toàn cầu chỉ bằng việc chạy đua với mọi người xuống mức đáy. Đây chỉ là một sách lược ngắn hạn. Trung Quốc cũng thực sự chú trọng đến việc cải tiến chất lượng và tăng năng suất“. Ở điểm này, họ đang bỏ xa các nước đang phát triển khác. Nền văn hóa dân tộc cũng là một yếu tố quan trọng quyết định sự thích ghi của quốc gia với xu thế đổi mới theo chiều sâu của mô hình thế giới phẳng. Friedman viện dẫn lập luận của nhà kinh tế học David Landes trong quyển The Wealth and Powerty of Nations (Sự giàu có và nghèo khó của những quốc gia) cho rằng nhân tố chủ chốt cho sự tiến bộ công nghiệp hóa của mỗi quốc gia là “tiềm năng văn hóa của đất nước, đặc biệt là khả năng đất nước đó tiếp nhận các giá trị lao động cần cù, tiết kiệm, trung thực, kiên trì và nhẫn nại, cũng như khả năng mở cửa đổi mới, tiếp thu công nghệ mới và bảo đảm quyền bình đẳng cho phụ nữ”. “Friedman cũng dẫn lời của Jerry Rao, người Ấn, Tổng giám đốc điều hành của MphasiS, cho rằng “các nền văn hóa mở và sẵn sàng thay đổi có lợi thế lớn trong thế giới này”. Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, đã có nhiều quốc gia chọn lựa sách lược mở cửa về kinh tế như đóng cửa về văn hóa để giữ cái mà họ cho rằng bản sắc văn hóa của dân tộc. Nhưng sự đóng cửa về mặt văn hóa, “thiếu tin tưởng vào những người lạ” lại luôn luôn trở thành một bức tường khó vượt (tạo ra một phí tổn lớn về thời gian và tiền bạc) trên con đường tiếp nhận đầu tư, tiếp thu công nghệ và hợp tác làm ăn với các nước khác. Điều đó rất nguy hiểm vì nó sẽ dẫn đến sự thất bại của quốc gia trong một thế giới phẳng. Trong bài viết về “Bản sắc và toàn cầu hóa“ (Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần số 160, 18/8/2006), giáo sư Cao Huy Thuần đã nhận định “Một nền văn hóa co cụm là một nền văn hóa yếu, biết trước mình sẽ thua”. Do đó, cách xử lý khôn ngoan hay không về văn hóa của mỗi cộng đồng dân tộc trong một thế giới phẳng sẽ quyết định trong tương lai vị trí của họ trên nấc thang thịnh vượng của toàn hành tinh. John Rose, Giám đốc điều hành công ty Rolls Royce nhận định rằng: ”Trong thế giới phẳng, chúng ta càng ít đề cập đến các quốc gia phát triển, đang phát triển và kém phát triển“ mà nói nhiều đến “các quốc gia thông minh, thông minh hơn và thông minh nhất”. Cuối cùng, chúng ta hãy nghe lời khuyên quan trọng của Friedman đối với Mexico, một nước đang mong muốn giành chiến thắng trong một thế giới phẳng. Ông nói đến ý chí vô hình và sự tự tin. Mexico muốn thành công phải tự tin, ông nhắc lại lời của Luis Rubio, Giám đốc Trung Tâm Nghiên cứu và Phát triển của Mexico: “Càng tự tin thì mặc cảm của bạn càng giảm”, còn “thiếu tự tin sẽ đưa một đất nước đến chỗ chỉ biết ngồi nhấm nháp quá khứ của mình”. Và ý chí mong muốn chiến thắng có ý nghĩa rất quyết định. “Nếu Mexico muốn phồn vinh phải có chiến lược đổi mới theo chiều sâu có khả năng đánh bại Trung Quốc ở bậc cao nhất, chứ không phải ở bậc thấp, vì Trung Quốc không chú trọng đến việc đánh bại Mexico bằng đánh bại Mỹ”. Phải luôn nhớ rằng “Trung Quốc không chỉ muốn làm giàu, Trung Quốc còn muốn hùng mạnh. Trung Quốc không chỉ muốn học cách làm ra chiếc ôtô của hãng GM (Generral Motors), Trung Quốc còn muốn trở thành GM và đánh bật GM ra khỏi thị trường“. Trên đây là những lời khuyên mà Friedman nói là dành cho Mexico, nhưng thật ra nó có giá trị với nhiều nước đang phát triển khác. . Phải làm gì trong thế giới phẳng? Friedman gọi kỷ nguyên tòan cầu hóa hiện nay là “Toàn cần. mười nhân tố làm phẳng. Họ cần phải tự hỏi: Đất nước của tôi có thể tiến đến đâu hoặc bị bỏ xa như thế nào trong quá trình làm phẳng của thế giới, và có

Ngày đăng: 20/10/2013, 14:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan