Đâu là nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà lãnh đạo?

4 1.2K 7
Đâu là nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà lãnh đạo?

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đâu nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà lãnh đạo? Người lãnh đạo có một vai trò quan trọng trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp và có ảnh hưởng trực tiếp đến đội ngũ nhân viên. Nhân viên có thể soi vào vị tướng tài để noi theo, cũng có thể không phục nếu vị tướng đó không có điểm gì nổi bật. Vậy nhà lãnh đạo cần phải làm gì để nhân viên phải tâm phục khẩu phục, vừa khích lệ được nhiệt huyết của từng cá nhân? Mạng tuyển dụng xin đưa ra 3 lời khuyên sau 1.Đánh giá nhân viên Đánh giá năng lực nhân viên công việc nhạy cảm và quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Việc nhận ra năng lực của từng nhân viên có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của họ như: chế độ lương bổng, chế độ thưởng phạt, chế độ đào tạo bồi dưỡng… Có nhiều phương pháp để đánh giá nhân viên, bạn có thể căn cứ vào kết quả công việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng của nhân viên để nhận biết những tiến bộ trong công việc cũng như những hạn chế của họ. Để làm được điều này, bạn phải yêu cầu nhân viên có bản mô tả công việc cụ thể theo ngày hoặc theo tuần. Bản mô tả này cũng dễ dàng cung cấp cho bạn kết quả làm việc của nhân viên, nhân viên nào có trách nhiệm với công việc? nhân viên nào đang tụt dốc? Từ việc căn cứ vào bản mô tả công việc, lãnh đạo tiến hành buổi gặp mặt trực tiếp trên tinh thần xây dựng, đối thoại với cấp dưới của mình chỉ ra điểm mạnh cho nhân viên phát huy và điểm thiếu sót để nhân viên khắc phục. Như thế nhân viên của bạn sẽ rất phấn khởi và hăng say hơn với công việc. |Phương thức đánh giá kỹ năng làm việc của của nhân viên đã được tập đoàn Sony ứng dụng một cách có hiệu quả. Sony sẵn sàng trả mức lương tương xứng với khả năng làm việc của mỗi nhân viên, thường xuyên tổ chức khóa học đào tạo nâng cao chuyên môn. Một việc làm vô cùng quan trọng của Sony : đánh giá kết quả công việc của nhân viên. Nhân viên nào làm tốt công việc sẽ được thông báo sớm nhất và được công nhận thành tích, ngược lại nhân viên nào làm chưa tốt, Sony sẽ giải thích rõ vấn đề để họ có cơ hội sửa sai. Cách làm việc này của Sony vừa khuyến khích được tinh thần làm việc của nhân viên vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho tập đoàn. 2.Công nhận thành tích Công nhận thành tích công việc quan trọng thứ hai sau phần đánh giá nhân viên. Điều này rất dễ hiều, bởi lẽ mỗi cá nhân sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao đều mong nhận được lời khen ngợi, cảm ơn từ cấp trên. Đây nhu cầu tinh thần chính đáng của mỗi người. Song tiếc rằng, trên thực tế, thông qua các cuộc điều tra, số lượng nhân viên được công nhận thành tích tại các doanh nghiệp, công ty trong nước lại không nhiều. Nhiều nhà lãnh đạo quên rằng, hôm nay bạn công nhận thành tích của một người tức đã khuyến khích một hành động tương tự được lặp lại hoặc lặp lại một cách xuất sắc hơn vào những ngày tiếp theo. Việc làm này tưởng chừng rất nhỏ nhưng lại có một ý nghĩa lớn về mặt tinh thần cho cấp dưới của bạn. Khi nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, lãnh đạo hoàn toàn có thể gửi mail, viết thư công nhận thành tích đó, hoặc tuyên dương trước tập thể. Hành động này có thể ví như “một mũi tên bắn trúng hai đích”. Ngoài sự khích lệ nhân viên đạt thành tích, bạn cũng đã tạo một cuộc thi đua cho những nhân viên còn lại. Nhiều công ty nước ngoài đã áp dụng biện pháp này trong chiến lược dùng người của họ. Một công ty thực phẩm ở Connecticut đã tặng bằng khen niêm yết tên công nhân có kết quả lao động tốt cho toàn công ty biết. Một công ty bảo vệ sức khỏe ở Capecoral, Florida đã kì công hơn khi quyết định tặng 5000 công nhân mỗi người một móc khóa đặc biệt nhân dịp công ty được bầu một trong số 100 hệ thống bảo vệ sức khỏe tốt nhất tại Hoa Kỳ. Ngay sau đó, công ty đã nhận được một kết quả đáng ngạc nhiên, công nhân của họ rất hào hứng làm việc và không ngừng bày tỏ lòng biết ơn tới ban lãnh đạo đã bỏ thời gian quan tâm đến từng nhân viên. 3.Giảm sức ép để tạo động lực cho nhân viên Lãnh đạo một nghệ thuật kích thích con tim, khối óc của những người bình thường để đạt được những kết quả phi thường. Một nhà lãnh đạo có tài không chỉ biết đánh giá năng lực, công nhận thành tích mà còn biết giảm sức ép để tạo động lực cho nhân viên của mình. Vậy khi nào bạn cần giảm sức ép cho nhân viên? Đó khi: - Nhân viên đang thực hiện công việc phức tạp mang áp lực lớn - Nhân viên phải làm quen với công việc mới - Khi nhân viên hoàn thành những công việc mang tính sáng tạo - Khi nhân viên thay mặt công ty khai thác kênh tiêu thụ mới… Trong những trường hợp trên, nhân viên làm việc bằng trí tuệ chứ không đơn thuần bằng kinh nghiệm. Điều đó không có nghĩa người lãnh đạo vứt bỏ quyền giám sát, đôn đốc của mình. Trái lại, khi nhân viên làm những công việc có yêu cầu cao thì càng cần được ủng hộ, chỉ bảo nhiều hơn. Khi đó người lãnh đạo có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây để tạo hiệu quả cao: |- Tin tưởng vào khả năng làm việc và những nhận định, đánh giá của nhân viên - Cùng nhân viên định ra những mục tiêu cụ thể - Hỗ trợ nhân viên đưa ra thời hạn hoàn thành công việc - Hỗ trợ nhân viên thực sự bằng vật chất, phương tiện - Đối thoại cùng bàn bạc chứ không ra chỉ thị… Bích Hợp - Tổng hợp . Đâu là nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà lãnh đạo? Người lãnh đạo có một vai trò quan trọng trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp và. Một việc làm vô cùng quan trọng của Sony là : đánh giá kết quả công việc của nhân viên. Nhân viên nào làm tốt công việc sẽ được thông báo sớm nhất và được

Ngày đăng: 20/10/2013, 14:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan